Tử vô kỳ
Jul 29, 2022 17:11:58 GMT -6
Post by phongvien007 on Jul 29, 2022 17:11:58 GMT -6
Tử vô kỳ
Cha tôi người miền Trung. Anh em tôi chả biết Trung là đâu. Cha nói vào cái năm nào đó, khó quá nên cha dẫn má bỏ xứ vào miền Đông lập nghiệp.
Má lại nói rằng cha bướng lắm. Ông giận gia đình... thề rằng không khá không về. Tha phương và sống đời bán sức thì... sau hai mươi năm ông chỉ có anh em tôi là tài sản.
Năm ấy cha bệnh tưởng chết. Ông Hùng - chủ trọ - là bạn và cùng một xứ với cha, thường đi đi về về nên rất rành xứ sở. Ông nói với tôi, em trai em gái của cha tức cô chú của tôi nhờ giải tỏa đền bù nên hơn cả khá.
Chú tôi nhờ khu vườn của ông bà nội để lại nên trừ đền bù gần tỉ bạc còn được những ba lô thổ trong tái định cư. Ông khuyên tôi nên về quê vì đất đai ông bà để lại, không di chúc thì cha cũng có một chút. Lấy cái chút đó về lo bệnh cho cha.
Nghe tôi nói, má lửng lơ:
- Được... cha mày về lâu rồi...
Thuở ấy thợ hồ như tôi ngày năm chục ngàn, phụ như cha chỉ ba chục. Hai cha con với mâm xôi của má, tiền bán vé số của hai đứa em mà có tháng không tiền trả nhà trọ. Khốn khó, nghe cô chú mình giàu ai chả náo nức. Trong một bữa ăn, không kìm được, tôi đem chuyện ra hỏi thì cha trả lời:
- Của làm ra là của trong nhà, của ông bà là của ngoài sân, của phù vân nó có chân nó chạy. Sống ở trên đời phải tự thân vận động. Biết bao người khốn khổ hơn mình mà vẫn đứng được. Nhờ vả làm chi cho hèn người.
Cha không nói nữa, nhưng tôi không cam tâm. Tôi âm mưu về thăm quê nội một lần cho biết. Tôi nghĩ một giọt máu đào hơn ao nước lã. Cha tôi là trưởng nam, vậy tôi là đích tôn của cả họ. Gì chứ quê tôi ba cái danh xưng này quý hóa lắm. Chú tôi chỉ có hai con vịt trời và bà thím đã triệt sản sau hai lần vượt cạn bị chi đó.
Tôi về, nếu có thể, ông chú giúp cho vài chục triệu mua miếng đất để có chỗ chui ra chui vô không thuê không trọ thì hay xiết bao. Chú có bạc tỉ, cháu nhờ trăm triệu tôi nghĩ cũng không khó lắm. Với niềm hi vọng to như biển, tôi lên xe đò và chỉ mười tiếng đồng hồ là có mặt ở nhà cô - em gái của cha.
Cô và dượng ưu ái lắm. Tuy nhiên nhìn phớt qua gia cảnh, tôi chắc rằng cô dượng chỉ hơn gia đình tôi cái nhà. Dượng lún bên bàn rượu. Ông chỉ gật đầu khi tôi chào rồi uống tiếp. Đang với cô chưa hết câu chuyện thì chú tôi qua. Ông nhìn tôi rồi hỏi:
- Mày con lớn ông Hai hả?
- Dạ... con chào chú. Con mới xuống xe nên chưa kịp qua chú.
- Khỏi. Cha mày khỏe chứ?
- Dạ... cha con cũng khỏe.
Tôi chưa kịp than nghèo kể khổ thì chú một thôi một hồi về cha. Nào đồ bất hiếu không ngó ngàng đến cha mẹ. Cha chết anh chết cũng biệt tích mù khơi. Tao tưởng cha mày chết luôn rồi chớ.
ADVERTISING
This ad will end in 12
Hết cha, ông chĩa mũi dùi qua má. Rằng má cũng là thứ không biết điều... đúng là ngưu mã một giuộc. Tôi nghe mà giận muốn tràn đê. May mà chú ruột chứ người dưng thì... Nhìn chú, tôi chợt nhớ tới lời lửng lơ của má "được... cha mày về lâu rồi..." và hiểu ra vì sao cha bỏ xứ ra đi.
Chú về rồi, bà cô rằng:
- Sau giải tỏa đền bù chú thím mày đổi tánh. Nhìn đâu cũng thấy người đến nhờ cậy. Chú Út tưởng mày về thăm dò của đền bù nên chận vậy đó. Cũng cái tính này nên xưa kia cha mày bỏ xứ ra đi... Cô đây còn sợ nói gì ai. Con đừng buồn, đừng giận. Lát chiều theo cô qua nhà chú thắp cây nhang tưởng nhớ ông bà nội...
Tôi về và thề không bao giờ trở lại. Rồi bĩ cực cũng qua. Cha tậu trăm mét đất cất cái nhà lá. Cao tốc chạy qua chúng tôi được đền bù chút đỉnh và có một lô trong tái định cư. Cha bán nửa lô và dùng tiền đó cất một căn kể cũng tươm. Chúng tôi tậu được tivi, tủ lạnh, đứa nào cũng có xe đẹp để đi làm.
Hôm đó đang cơm trưa thì một người đàn ông xuất hiện trước nhà. Tôi hỏi:
- Có gì không chú ơi?
- Mày không nhận ra chú à?
Tôi ngơ ngác. Cái ông ốm nhom ốm nhách này là ai vậy kìa:
- Tao. Huy đây. Chú của mày nè.
Cả nhà tôi ùa ra. Trời đất ơi... ông chú mập ú uy phong ngày nào mà sao ra như ri? Cha tôi hỏi và chú trả lời rằng vợ chồng ly dị. Hai đứa con gái theo mẹ ráo. Buồn quá chú nhậu nhẹt cho quên sầu. Hôm đó chạy xe và té một phát, từ đó suy luôn. Của cải sau ly dị giờ tiêu hết vô bệnh tật rồi.
- Sao chú biết tôi ở đây mà đến? - cha hỏi.
- Ông Hùng về thăm quê và em hỏi thăm. Nay đi khám bệnh trong Sài Gòn nên ghé chơi vài bữa rồi về.
Đêm ấy chú lên cơn đau tim và chết tại nhà tôi. Cha điện thoại cho bà cô và thông báo với vợ con chú chuyện chôn cất. Nhưng bà thím lạnh lùng bảo chôn hay thiêu là tùy. Ly dị xong thím không quan hệ chi nữa. Mấy đứa con gái vai em tôi còn quá nhỏ để biết phải làm gì. Cha phải lên xã xin mua đất để an táng.
Lúc hạ chú xuống huyệt, cha tôi nói:
Cha tôi người miền Trung. Anh em tôi chả biết Trung là đâu. Cha nói vào cái năm nào đó, khó quá nên cha dẫn má bỏ xứ vào miền Đông lập nghiệp.
Má lại nói rằng cha bướng lắm. Ông giận gia đình... thề rằng không khá không về. Tha phương và sống đời bán sức thì... sau hai mươi năm ông chỉ có anh em tôi là tài sản.
Năm ấy cha bệnh tưởng chết. Ông Hùng - chủ trọ - là bạn và cùng một xứ với cha, thường đi đi về về nên rất rành xứ sở. Ông nói với tôi, em trai em gái của cha tức cô chú của tôi nhờ giải tỏa đền bù nên hơn cả khá.
Chú tôi nhờ khu vườn của ông bà nội để lại nên trừ đền bù gần tỉ bạc còn được những ba lô thổ trong tái định cư. Ông khuyên tôi nên về quê vì đất đai ông bà để lại, không di chúc thì cha cũng có một chút. Lấy cái chút đó về lo bệnh cho cha.
Nghe tôi nói, má lửng lơ:
- Được... cha mày về lâu rồi...
Thuở ấy thợ hồ như tôi ngày năm chục ngàn, phụ như cha chỉ ba chục. Hai cha con với mâm xôi của má, tiền bán vé số của hai đứa em mà có tháng không tiền trả nhà trọ. Khốn khó, nghe cô chú mình giàu ai chả náo nức. Trong một bữa ăn, không kìm được, tôi đem chuyện ra hỏi thì cha trả lời:
- Của làm ra là của trong nhà, của ông bà là của ngoài sân, của phù vân nó có chân nó chạy. Sống ở trên đời phải tự thân vận động. Biết bao người khốn khổ hơn mình mà vẫn đứng được. Nhờ vả làm chi cho hèn người.
Cha không nói nữa, nhưng tôi không cam tâm. Tôi âm mưu về thăm quê nội một lần cho biết. Tôi nghĩ một giọt máu đào hơn ao nước lã. Cha tôi là trưởng nam, vậy tôi là đích tôn của cả họ. Gì chứ quê tôi ba cái danh xưng này quý hóa lắm. Chú tôi chỉ có hai con vịt trời và bà thím đã triệt sản sau hai lần vượt cạn bị chi đó.
Tôi về, nếu có thể, ông chú giúp cho vài chục triệu mua miếng đất để có chỗ chui ra chui vô không thuê không trọ thì hay xiết bao. Chú có bạc tỉ, cháu nhờ trăm triệu tôi nghĩ cũng không khó lắm. Với niềm hi vọng to như biển, tôi lên xe đò và chỉ mười tiếng đồng hồ là có mặt ở nhà cô - em gái của cha.
Cô và dượng ưu ái lắm. Tuy nhiên nhìn phớt qua gia cảnh, tôi chắc rằng cô dượng chỉ hơn gia đình tôi cái nhà. Dượng lún bên bàn rượu. Ông chỉ gật đầu khi tôi chào rồi uống tiếp. Đang với cô chưa hết câu chuyện thì chú tôi qua. Ông nhìn tôi rồi hỏi:
- Mày con lớn ông Hai hả?
- Dạ... con chào chú. Con mới xuống xe nên chưa kịp qua chú.
- Khỏi. Cha mày khỏe chứ?
- Dạ... cha con cũng khỏe.
Tôi chưa kịp than nghèo kể khổ thì chú một thôi một hồi về cha. Nào đồ bất hiếu không ngó ngàng đến cha mẹ. Cha chết anh chết cũng biệt tích mù khơi. Tao tưởng cha mày chết luôn rồi chớ.
ADVERTISING
This ad will end in 12
Hết cha, ông chĩa mũi dùi qua má. Rằng má cũng là thứ không biết điều... đúng là ngưu mã một giuộc. Tôi nghe mà giận muốn tràn đê. May mà chú ruột chứ người dưng thì... Nhìn chú, tôi chợt nhớ tới lời lửng lơ của má "được... cha mày về lâu rồi..." và hiểu ra vì sao cha bỏ xứ ra đi.
Chú về rồi, bà cô rằng:
- Sau giải tỏa đền bù chú thím mày đổi tánh. Nhìn đâu cũng thấy người đến nhờ cậy. Chú Út tưởng mày về thăm dò của đền bù nên chận vậy đó. Cũng cái tính này nên xưa kia cha mày bỏ xứ ra đi... Cô đây còn sợ nói gì ai. Con đừng buồn, đừng giận. Lát chiều theo cô qua nhà chú thắp cây nhang tưởng nhớ ông bà nội...
Tôi về và thề không bao giờ trở lại. Rồi bĩ cực cũng qua. Cha tậu trăm mét đất cất cái nhà lá. Cao tốc chạy qua chúng tôi được đền bù chút đỉnh và có một lô trong tái định cư. Cha bán nửa lô và dùng tiền đó cất một căn kể cũng tươm. Chúng tôi tậu được tivi, tủ lạnh, đứa nào cũng có xe đẹp để đi làm.
Hôm đó đang cơm trưa thì một người đàn ông xuất hiện trước nhà. Tôi hỏi:
- Có gì không chú ơi?
- Mày không nhận ra chú à?
Tôi ngơ ngác. Cái ông ốm nhom ốm nhách này là ai vậy kìa:
- Tao. Huy đây. Chú của mày nè.
Cả nhà tôi ùa ra. Trời đất ơi... ông chú mập ú uy phong ngày nào mà sao ra như ri? Cha tôi hỏi và chú trả lời rằng vợ chồng ly dị. Hai đứa con gái theo mẹ ráo. Buồn quá chú nhậu nhẹt cho quên sầu. Hôm đó chạy xe và té một phát, từ đó suy luôn. Của cải sau ly dị giờ tiêu hết vô bệnh tật rồi.
- Sao chú biết tôi ở đây mà đến? - cha hỏi.
- Ông Hùng về thăm quê và em hỏi thăm. Nay đi khám bệnh trong Sài Gòn nên ghé chơi vài bữa rồi về.
Đêm ấy chú lên cơn đau tim và chết tại nhà tôi. Cha điện thoại cho bà cô và thông báo với vợ con chú chuyện chôn cất. Nhưng bà thím lạnh lùng bảo chôn hay thiêu là tùy. Ly dị xong thím không quan hệ chi nữa. Mấy đứa con gái vai em tôi còn quá nhỏ để biết phải làm gì. Cha phải lên xã xin mua đất để an táng.
Lúc hạ chú xuống huyệt, cha tôi nói:
- Chỗ chết còn không chọn được nói gì chỗ sinh.
Nguyen Tri