Cuộc chiến săn việc phân biệt nam nữ ở Nhật Bản
Jan 25, 2021 17:28:18 GMT -6
Post by phongvien007 on Jan 25, 2021 17:28:18 GMT -6
Cuộc chiến săn việc phân biệt nam nữ ở Nhật Bản
24/01/21 17:42 GMT+7
Nam mặc áo sơ mi trắng, nữ diện váy, đi giày cao gót là các quy tắc bất thành văn khi sinh viên đến xin việc ở Nhật. Dù không thích, nhiều người vẫn phải tuân theo vì sợ trượt.
Zing trích dịch bài đăng trên BBC, phản ánh câu chuyện sinh viên Nhật Bản đối mặt với nhiều điều kiện khắt khe khi đi xin việc. Họ phải mặc kiểu quần áo được quy định riêng cho nam và nữ, nếu không có nguy cơ bị đánh trượt.
Tại Nhật Bản, quy trình tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp vốn rất khốc liệt và căng thẳng. Ngay cả trang phục, phụ kiện diện trên người cũng đòi hỏi yêu cầu khắt khe.
Yumi Mizuno, một thông dịch viên 30 tuổi, nhớ lại quãng thời gian cách đây 10 năm. Năm 2011, cô là một trong hàng nghìn sinh viên vừa ra trường, lao vào cuộc chiến tìm việc làm mang tên shukatsu ở Nhật.
Shukatsu là hoạt động tuyển dụng của các tập đoàn, công ty được tổ chức hàng năm dưới sự đồng thuận của chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học ở Nhật Bản dành cho sinh viên.
Trong những ngày tham gia shukatsu, sinh viên mặc những bộ đồ công sở, luôn phải cố gắng biểu hiện tích cực để có thể "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng là những tập đoàn, công ty hàng đầu tại Nhật. Ảnh: Stock.
Các ứng viên sẽ đến gặp bộ phận tuyển dụng trong bộ quần áo được mặc định sẵn. Nam mặc vest, áo sơ mi trắng, đeo cà vạt sẫm màu, còn nữ mặc chân váy đi kèm áo khoác dài đến thắt lưng.
Hình mẫu đi phỏng vấn việc làm này đã có từ những năm 1950 ở Nhật. Nhưng với Mizuno, sự “đóng khuôn giới tính” này là không thể chấp nhận. Cô lên tiếng phản đối.
Mặc sai trang phục là tự đánh trượt
Vì sự cạnh tranh cho vị trí việc làm rất gay gắt, nên nhiều dịch vụ ra đời chỉ nhằm giúp các ứng viên đảm bảo thành công trong quá trình shukatsu.
Nhà tuyển dụng, các công ty may mặc cung cấp từng chi tiết hướng dẫn bộ quần áo sinh viên có thể mặc, kiểu tóc có thể để và cách họ nên ngồi trong một cuộc phỏng vấn.
“Họ chỉ hướng dẫn trang phục dựa trên phân biệt giới tính cho nam và nữ. Còn cuộc chiến tìm việc làm rất đáng sợ, bởi vì ở Nhật Bản, chúng tôi được dạy để kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học”, Mizuno kể lại.
Nhà tuyển dụng, các công ty may mặc cung cấp từng chi tiết hướng dẫn bộ quần áo sinh viên có thể mặc, kiểu tóc có thể để và cách họ nên ngồi trong một cuộc phỏng vấn. Ảnh: BBC.
Shukatsu bắt đầu vào tháng 4 hàng năm. Tháng 8-10 là thời gian tuyển dụng nhiều nhất. Những người không tìm được việc sẽ phải chờ đến năm sau, cạnh tranh với lớp mới tốt nghiệp.
“Với thực tế đó, không có gì lạ khi các giáo sư, thầy cô cho phép sinh viên năm cuối tập trung tìm việc thay vì đến lớp”, tiến sĩ Kumiko Kawashima, chuyên gia về văn hóa làm việc của Nhật Bản tại Đại học Macquarie (Australia), giải thích.
Bản thân Mizuno không thích diện đồ nữ tính. Cô từng đến gặp nhà tuyển dụng trong diện mạo đi giày đế bằng, áo vest, quần tây và cà vạt - bộ đồng phục điển hình của ứng viên nam. Song, cảm giác sẽ bị đánh điểm thấp khiến cô sợ sệt.
“Tôi thấy không thể mạo hiểm được. Tôi vào nhà vệ sinh, tháo cà vạt, trang điểm, đổi sang giày cao gót. Ngay cả thế, tôi vẫn sợ vì xách theo chiếc cặp vốn dành cho con trai”, cô kể lại.
Không lâu sau đó, cô bỏ dở shukatsu. "Tôi nghĩ đang đánh mất bản thân mình. Tôi nhốt mình trong căn hộ suốt 3 tháng sau đó”, Mizuno kể.
Tiến sĩ Kawashima nói rằng cô ấy không ngạc nhiên về câu chuyện đó.
“Phép xã giao tại Nhật dạy cách giới thiệu bản thân chỉ có nam hoặc nữ, không có giới tính nào ở giữa hết. Sinh viên có rất ít lựa chọn ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn đó để không tự đẩy mình vào nguy cơ thất nghiệp”, nữ tiến sĩ cho hay.
Shukatsu là mùa tuyển dụng lớn nhất tại Nhật Bản bắt đầu vào tháng 3, 4 hàng năm. Ảnh: Reuters.
"Công ty không có người như bạn"
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy xã hội Nhật Bản đang dần phá bỏ những quy định tồn tại lâu.
Cuộc khảo sát gần đây của hãng thông tấn Kyodo cho thấy hơn 600 trường học trên cả nước đã nới lỏng các quy định về đồng phục phân biệt giới tính, cho phép học sinh ăn mặc theo bản dạng giới của họ.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Japan Airlines ngừng gọi hành khách là "quý bà và quý ông" trong các thông báo bằng tiếng Anh, thay vào đó là "tất cả hành khách" và "mọi người" để trung lập về giới tính.
Năm 2019, nữ diễn viên khởi xướng phong trào trực tuyến tên #KuToo (ghép từ #MeToo và kutsu - “giày” trong tiếng Nhật) sau khi cô buộc phải đi giày cao gót mỗi ngày khi làm việc tại nhà tang lễ.
"Tôi hy vọng chiến dịch này sẽ thay đổi chuẩn mực xã hội để không bị coi là hành vi xấu khi phụ nữ đi giày bệt như nam giới", Ishikawa nói với các phóng viên vào thời điểm phong trào mới ra đời.
Lấy cảm hứng từ #KuToo, Mizuno cùng một nhóm khác bắt đầu chiến dịch có tên #StopShukatsuSexism (tạm dịch: ngăn những hành vi phân biệt giới khi tuyển dụng).
Khi ngày càng nhiều người trẻ phản đối các quy định ăn mặc cũ kỹ, nhiều công ty Nhật Bản phải thay đổi theo số đông. Ảnh: Japan Times.
Chiến dịch kêu gọi nhà tuyển dụng và các công ty quần áo tiếp cận nhiều đối tượng đa dạng hơn với sản phẩm của họ.
"Chỉ một câu trên hướng dẫn của họ đã có thể thay đổi cách nhìn của mọi người. Ví dụ như 'Đây chỉ là gợi ý, bạn hoàn toàn có thể chọn những bộ đồ khác'”, cô nói.
Kento Hoshi (26 tuổi) hiểu cảm giác bị coi là khác biệt như thế nào. Năm 14 tuổi, Hoshi bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì là người đồng tính.
Nhưng chính kinh nghiệm của một người bạn chuyển giới đã thôi thúc anh cố gắng thay đổi cách thức hoạt động của tuyển dụng ở Nhật Bản.
“Công ty bạn tôi ứng tuyển viết về các hoạt động hòa nhập. Vì vậy, cô ấy sẽ được chấp nhận. Nhưng khi giới thiệu mình là người chuyển giới, cô ấy đã bị yêu cầu rời đi. Người phỏng vấn nói rằng công ty không có người như vậy”, Hoshi kể lại.
Từ đó, anh quyết định thành lập một trang web để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ở nhiều công ty khác nhau. Trang web đó sau đó đã phát triển thành cơ quan tuyển dụng đầu tiên của Nhật Bản nhắm đến cộng đồng LGBT mang tên Job Rainbow.
“Nếu những người đa dạng giới tính không thể có việc làm, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Nhật Bản. Tôi muốn biến nó thành mối quan hệ đôi bên cũng có lợi”, chàng trai bày tỏ.
Mặt khác, tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số tại xứ hoa anh đào đang khiến việc tìm kiếm tài năng trẻ càng khó khăn hơn và các doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau để nguồn nhân lực mới.
Năm 2018, Keidanren - liên đoàn đại diện cho nhiều công ty lớn nhất Nhật Bản - thông báo đến tháng 3/2021, hệ thống shukatsu sẽ không còn chạy theo thời gian biểu hàng năm nữa, một động thái nhằm giúp các công ty trong nước cạnh tranh với các nhà tuyển dụng nước ngoài.
Tuy nhiên, chưa có bất kỳ động thái chính thức nào để khuyến khích ứng viên được ăn mặc theo ý thích của mình.
Nỗ lực của Yumi Mizuno đã thu thập được hơn 13.000 chữ ký ủng hộ lời kêu gọi các công ty công nhận sự đa dạng hơn về các lựa chọn quần áo.
“Tôi muốn các ứng viên được diện tất cả loại vest khác nhau, không phân biệt giới tính. Khi đó, người chuyển giới, người đồng tính sẽ không nghĩ mình sai, bị gạt ra ngoài lề”, Mizuno bày tỏ.
Hiền Thy
24/01/21 17:42 GMT+7
Nam mặc áo sơ mi trắng, nữ diện váy, đi giày cao gót là các quy tắc bất thành văn khi sinh viên đến xin việc ở Nhật. Dù không thích, nhiều người vẫn phải tuân theo vì sợ trượt.
Zing trích dịch bài đăng trên BBC, phản ánh câu chuyện sinh viên Nhật Bản đối mặt với nhiều điều kiện khắt khe khi đi xin việc. Họ phải mặc kiểu quần áo được quy định riêng cho nam và nữ, nếu không có nguy cơ bị đánh trượt.
Tại Nhật Bản, quy trình tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp vốn rất khốc liệt và căng thẳng. Ngay cả trang phục, phụ kiện diện trên người cũng đòi hỏi yêu cầu khắt khe.
Yumi Mizuno, một thông dịch viên 30 tuổi, nhớ lại quãng thời gian cách đây 10 năm. Năm 2011, cô là một trong hàng nghìn sinh viên vừa ra trường, lao vào cuộc chiến tìm việc làm mang tên shukatsu ở Nhật.
Shukatsu là hoạt động tuyển dụng của các tập đoàn, công ty được tổ chức hàng năm dưới sự đồng thuận của chính phủ, doanh nghiệp và trường đại học ở Nhật Bản dành cho sinh viên.
Các ứng viên sẽ đến gặp bộ phận tuyển dụng trong bộ quần áo được mặc định sẵn. Nam mặc vest, áo sơ mi trắng, đeo cà vạt sẫm màu, còn nữ mặc chân váy đi kèm áo khoác dài đến thắt lưng.
Hình mẫu đi phỏng vấn việc làm này đã có từ những năm 1950 ở Nhật. Nhưng với Mizuno, sự “đóng khuôn giới tính” này là không thể chấp nhận. Cô lên tiếng phản đối.
Mặc sai trang phục là tự đánh trượt
Vì sự cạnh tranh cho vị trí việc làm rất gay gắt, nên nhiều dịch vụ ra đời chỉ nhằm giúp các ứng viên đảm bảo thành công trong quá trình shukatsu.
Nhà tuyển dụng, các công ty may mặc cung cấp từng chi tiết hướng dẫn bộ quần áo sinh viên có thể mặc, kiểu tóc có thể để và cách họ nên ngồi trong một cuộc phỏng vấn.
“Họ chỉ hướng dẫn trang phục dựa trên phân biệt giới tính cho nam và nữ. Còn cuộc chiến tìm việc làm rất đáng sợ, bởi vì ở Nhật Bản, chúng tôi được dạy để kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp đại học”, Mizuno kể lại.
Shukatsu bắt đầu vào tháng 4 hàng năm. Tháng 8-10 là thời gian tuyển dụng nhiều nhất. Những người không tìm được việc sẽ phải chờ đến năm sau, cạnh tranh với lớp mới tốt nghiệp.
“Với thực tế đó, không có gì lạ khi các giáo sư, thầy cô cho phép sinh viên năm cuối tập trung tìm việc thay vì đến lớp”, tiến sĩ Kumiko Kawashima, chuyên gia về văn hóa làm việc của Nhật Bản tại Đại học Macquarie (Australia), giải thích.
Bản thân Mizuno không thích diện đồ nữ tính. Cô từng đến gặp nhà tuyển dụng trong diện mạo đi giày đế bằng, áo vest, quần tây và cà vạt - bộ đồng phục điển hình của ứng viên nam. Song, cảm giác sẽ bị đánh điểm thấp khiến cô sợ sệt.
“Tôi thấy không thể mạo hiểm được. Tôi vào nhà vệ sinh, tháo cà vạt, trang điểm, đổi sang giày cao gót. Ngay cả thế, tôi vẫn sợ vì xách theo chiếc cặp vốn dành cho con trai”, cô kể lại.
Không lâu sau đó, cô bỏ dở shukatsu. "Tôi nghĩ đang đánh mất bản thân mình. Tôi nhốt mình trong căn hộ suốt 3 tháng sau đó”, Mizuno kể.
Tiến sĩ Kawashima nói rằng cô ấy không ngạc nhiên về câu chuyện đó.
“Phép xã giao tại Nhật dạy cách giới thiệu bản thân chỉ có nam hoặc nữ, không có giới tính nào ở giữa hết. Sinh viên có rất ít lựa chọn ngoài việc tuân theo tiêu chuẩn đó để không tự đẩy mình vào nguy cơ thất nghiệp”, nữ tiến sĩ cho hay.
"Công ty không có người như bạn"
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy xã hội Nhật Bản đang dần phá bỏ những quy định tồn tại lâu.
Cuộc khảo sát gần đây của hãng thông tấn Kyodo cho thấy hơn 600 trường học trên cả nước đã nới lỏng các quy định về đồng phục phân biệt giới tính, cho phép học sinh ăn mặc theo bản dạng giới của họ.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, Japan Airlines ngừng gọi hành khách là "quý bà và quý ông" trong các thông báo bằng tiếng Anh, thay vào đó là "tất cả hành khách" và "mọi người" để trung lập về giới tính.
Năm 2019, nữ diễn viên khởi xướng phong trào trực tuyến tên #KuToo (ghép từ #MeToo và kutsu - “giày” trong tiếng Nhật) sau khi cô buộc phải đi giày cao gót mỗi ngày khi làm việc tại nhà tang lễ.
"Tôi hy vọng chiến dịch này sẽ thay đổi chuẩn mực xã hội để không bị coi là hành vi xấu khi phụ nữ đi giày bệt như nam giới", Ishikawa nói với các phóng viên vào thời điểm phong trào mới ra đời.
Lấy cảm hứng từ #KuToo, Mizuno cùng một nhóm khác bắt đầu chiến dịch có tên #StopShukatsuSexism (tạm dịch: ngăn những hành vi phân biệt giới khi tuyển dụng).
Chiến dịch kêu gọi nhà tuyển dụng và các công ty quần áo tiếp cận nhiều đối tượng đa dạng hơn với sản phẩm của họ.
"Chỉ một câu trên hướng dẫn của họ đã có thể thay đổi cách nhìn của mọi người. Ví dụ như 'Đây chỉ là gợi ý, bạn hoàn toàn có thể chọn những bộ đồ khác'”, cô nói.
Kento Hoshi (26 tuổi) hiểu cảm giác bị coi là khác biệt như thế nào. Năm 14 tuổi, Hoshi bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì là người đồng tính.
Nhưng chính kinh nghiệm của một người bạn chuyển giới đã thôi thúc anh cố gắng thay đổi cách thức hoạt động của tuyển dụng ở Nhật Bản.
“Công ty bạn tôi ứng tuyển viết về các hoạt động hòa nhập. Vì vậy, cô ấy sẽ được chấp nhận. Nhưng khi giới thiệu mình là người chuyển giới, cô ấy đã bị yêu cầu rời đi. Người phỏng vấn nói rằng công ty không có người như vậy”, Hoshi kể lại.
Từ đó, anh quyết định thành lập một trang web để mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ở nhiều công ty khác nhau. Trang web đó sau đó đã phát triển thành cơ quan tuyển dụng đầu tiên của Nhật Bản nhắm đến cộng đồng LGBT mang tên Job Rainbow.
“Nếu những người đa dạng giới tính không thể có việc làm, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Nhật Bản. Tôi muốn biến nó thành mối quan hệ đôi bên cũng có lợi”, chàng trai bày tỏ.
Mặt khác, tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số tại xứ hoa anh đào đang khiến việc tìm kiếm tài năng trẻ càng khó khăn hơn và các doanh nghiệp phải cạnh tranh lẫn nhau để nguồn nhân lực mới.
Năm 2018, Keidanren - liên đoàn đại diện cho nhiều công ty lớn nhất Nhật Bản - thông báo đến tháng 3/2021, hệ thống shukatsu sẽ không còn chạy theo thời gian biểu hàng năm nữa, một động thái nhằm giúp các công ty trong nước cạnh tranh với các nhà tuyển dụng nước ngoài.
Tuy nhiên, chưa có bất kỳ động thái chính thức nào để khuyến khích ứng viên được ăn mặc theo ý thích của mình.
Nỗ lực của Yumi Mizuno đã thu thập được hơn 13.000 chữ ký ủng hộ lời kêu gọi các công ty công nhận sự đa dạng hơn về các lựa chọn quần áo.
“Tôi muốn các ứng viên được diện tất cả loại vest khác nhau, không phân biệt giới tính. Khi đó, người chuyển giới, người đồng tính sẽ không nghĩ mình sai, bị gạt ra ngoài lề”, Mizuno bày tỏ.
Hiền Thy