Welcome to Biden’s America
Jan 30, 2021 12:44:00 GMT -6
Post by meiji on Jan 30, 2021 12:44:00 GMT -6
3 CHỮ R CỦA NƯỚC MỸ
Hôm nay các chỉ số thị trường chứng khoán giảm trung bình 2%, gần 10 ngày sau khi ông Biden, tổng thống đảng Dân chủ chấp chính. Giới đầu tư đang nói về 3 chữ R chuẩn bị phá vỡ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ — vốn đạt được sau 8 năm cầm quyền của ông Obama và 4 năm cầm quyền của ông Trump — và đưa thị trường tài chính và nền kinh tế vào cơn hỗn loạn.
.
3 chữ R đó là rate, regulation, và redistribution. Rate ở đây chỉ inflation rate, tức là mức lạm phát. Regulation chỉ các quy định được ban hành bởi chính quyền đảng Dân chủ của ông Biden. Và Redistribution ám chỉ việc phân phối lại tài sản thông qua thuế đánh lên người giàu.
.
Mức lạm phát dự đoán sẽ tăng vì chính phủ đảng Dân chủ sẽ phát tiền cho người dân và chi tiêu vô tội vạ. Các quy định cùng lúc được ban ra làm khó khăn cho giới doanh nghiệp kinh doanh. Và cuối cùng thuế má nhiều quá khiến người giàu không muốn đầu tư, mở rộng cơ sở làm ăn.
.
Ba cái R đó được dự đoán sẽ đẩy nền kinh tế đi vào khủng hoảng. Hiện giờ một số dự đoán là thị trường chứng khoán sẽ sụp 10% trong những ngày kế tiếp. Mà thị trường sụp, giới đầu tư không bỏ tiền ra nữa, thì người nghèo chỉ còn nằm chờ phiếu thực phẩm. Phiếu thực phẩm thực ra chỉ có thể cứu đói chứ chẳng ai mong cả đời nằm chờ tem phiếu thực phẩm cả. Ai cũng muốn đi làm, lãnh lương, tự chi tiêu cho mình.
.
Cho nên phe cánh tả lúc nào cũng huênh hoang là ta đây giúp dân nghèo bằng cách đánh thuế nhà giàu để đem tiền chia cho nhà nghèo. Nhưng thực ra, đánh thuế quá nhiều nhà giàu giống như đem con gà đi cắt cổ vậy. Không có con gà thì không bao giờ có quả trứng. Không có những người giàu, những người thực sự tài năng, khởi đầu và dẫn dắt những công ty tạo ra vô số việc làm cho nền kinh tế, thì nền kinh tế đó chỉ có chết. Và người nghèo là người lãnh nhận thiệt hại lớn hơn.
.
Việc đánh kinh tế tư sản ở miền Nam trước 1975 là một ví dụ. Khi giới tư sản chết rồi thì giới vô sản chỉ còn nước ăn cám — chuyện ăn cám bạn có thể đọc thấy trong tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của nhà văn Phùng Gia Lộc — còn người khá hơn một chút thì ăn bo bo, khoai mì mốc. Đây là những chuyện kinh hoàng mà thế hệ ngày nay ít ai tưởng tượng nổi rằng các thế hệ trước chúng ta đã từng có một thời như thế.
.
Trong số 1% người giàu nhất nước Mỹ thì hết khoảng 70% là những người khởi nghiệp. 60% những tỉ phú Mỹ là những người tự gầy dựng nên sự nghiệp của mình. 10% người giàu nhất nước Mỹ nắm 70% tài sản quốc gia, trong khi 50% người nghèo nhất hầu như không nắm tài sản gì đáng kể. Nói như vậy để thấy rằng việc nắm tài sản và chi phối nước Mỹ chỉ bởi nhóm 10% giàu nhất của quốc gia. Nhóm này cũng là nhóm đóng thuế nhiều nhất cho quốc gia, là những con ngỗng đẻ trứng vàng. Và nếu nhìn sang các quốc gia tư bản khác, các tỉ lệ này cũng không khác biệt bao nhiêu.
.
Giấc mơ Mỹ đối với những tài năng hiện nay là giấc mơ khởi nghiệp, làm giàu, trở thành những tỉ phú. Nó khác xa với giấc mơ Mỹ năm xưa của những người chạy trốn các áp bức chính trị, tôn giáo, đi tìm sự tự do và cuộc sống an bình ở nước Mỹ. Đó là lý do mà các doanh gia khởi nghiệp, những người nuôi những ý tưởng, những quỹ đầu tư, những nhà quản lý tài sản…đều cố gắng có mặt ở thị trường Mỹ, để hưởng một phần chiếc bánh của sự phồn vinh.
.
Và sự phồn vinh đó có được nhờ ở một thời gian dài chính quyền thực hiện những chính sách trọng thương, tức thúc đẩy việc khởi nghiệp và kinh doanh của các doanh nhân. Mà hai điều kiện tối thiểu nhất của chính sách trọng thương đó là thuế thấp và thủ tục đơn giản.
.
Dĩ nhiên, chính phủ đảng Dân chủ của Hoa Kỳ sẽ không đuổi bỏ những doanh nhân như cách chính phủ cộng sản Việt Nam đã làm sau năm 1975, nhưng việc dần tăng thuế kinh doanh, thuế thu nhập và các loại thuế khác để chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng sẽ khiến giới nhà giàu bắt đầu nghĩ tới một chọn lựa khác và giới nhập cư tài năng người nước ngoài cũng sẽ nghĩ đến một phương án khác.
.
Ở đây cũng cần phải nói thêm một chút về triết lý của việc đánh thuế. Thuế là một cách đóng góp của người dân giúp nhà nước có ngân khoản đặng chi tiêu vào các việc công cộng phục vụ lợi ích quốc gia chung chẳng hạn như bảo vệ quốc phòng, xây dựng đường xá, an ninh trật tự…
.
Một mức thuế thấp, vừa đủ để chi tiêu cho các công việc chung sẽ khiến những người đóng thuế cảm thấy thoải mái và tự tin vào vai trò của mình trong việc đóng góp vào đất nước.
.
Tuy vậy, khi mà chính quyền phình to hơn, thuế dần trở nên là một công cụ nhằm để phân phối tài sản — lúc này thuế là một công cụ hợp pháp của một chính quyền nhằm tước đi phần tài sản có được từ kinh doanh hoặc tiết kiệm mà đáng lý ra những người nắm giữ tài sản phải được hưởng.
.
Một chính quyền như vậy dĩ nhiên là được bầu lên từ những người không có tài sản gì đáng kể, và mong muốn của họ là lấy của nhà giàu thông qua thuế để chi tiêu cho các phúc lợi ngày càng tăng lên của giới mình.
.
Một chính quyền dân tuý, bằng mọi giá chạy theo nguyện vọng của những người bầu cho mình để tăng thuế, sẽ trong ngắn hạn thoả mãn nhóm cử tri bầu cho mình.
.
Nhưng về dài hạn, một mức thuế quá nặng sẽ khiến cho nền kinh tế mất đi động lực khi doanh nhân không còn hào hứng để triển khai các dự án mới, những người trẻ không còn ý chí khởi nghiệp lập thân. Làm chi cho khổ để rồi cuối cùng phải đóng thuế hết?
.
Và một khi phúc lợi được ban ra, khó mà thu hồi lại được nếu không gặp phải những chống đối. Nền kinh tế do vậy mà loay hoay trong sự trĩu nặng của nợ nần, thâm hụt ngân sách, và sự trì trệ.
.
Nước Pháp cho ta thấy một ví dụ điển hình của việc thuế tăng cao và chi tiêu phúc lợi cực dồi dào. Tổng tiền thuế thu được trên tổng thu nhập quốc dân (GDP) chiếm tỉ lệ 46% — mức cao nhất trên thế giới — và mức nợ công tăng liên tục trong suốt 30 năm nay, từ chỗ dưới 40% GDP đã tăng lên gần 120% GDP. Mức doanh thu từ thuế chiếm 46% GDP tức là trung bình hễ quốc gia làm ra một đồng thì hết gần một nửa phải nộp cho chính phủ để chi tiêu, thậm chí không đủ và phải vay thêm.
.
Để so sánh thì chúng ta có thể nhìn Singapore và Hồng Công. Hai vùng này cũng giàu có không kém gì Pháp, tuy vậy, với một chính sách phúc lợi vừa phải, họ có thể duy trì được một chính quyền hiệu quả chỉ với mức tổng doanh thu thuế trên GDP là 14%, tức chưa đến một phần ba mức thu thuế của Pháp.
.
Một hậu quả của thuế cao ở Pháp đó là giới doanh nhân chẳng muốn làm việc hết mình; người thường thì chẳng mấy ai muốn đi khởi nghiệp; nhân tài kinh doanh thì lần lượt rũ áo ra đi; còn những tài năng nước ngoài chỉ xem đây là một nơi để du lịch. Hậu quả là nợ công càng lúc càng tăng mà kinh tế thì không nhìn thấy tương lai của sự khởi sắc. Vì một khi những tiêu chuẩn phúc lợi dồi dào được ban ra, khó mà cắt bỏ được nếu chính trị gia không muốn đánh đổi sự nghiệp chính trị của mình.
.
Nước Pháp với một nền khoa học tiên tiến, văn hoá giàu có, đáng là một cường quốc trên thế giới, từ từ lụn bại trên cái bóng của mình với nợ nần và kinh tế trì trệ.
.
Nước Mỹ không phải là nước Pháp vì những giá trị truyền thống (conservative) với nhà nước nhỏ, thuế thấp, sự tự do trong chọn lựa an sinh xã hội, vẫn còn nhiều. Tuy vậy, với những nỗ lực của các lực lượng cánh tả mang xu hướng xã hội chủ nghĩa, tương lai của nước Mỹ hướng về một mô thức của nước Pháp có lẽ không còn bao xa.
.
Nền kinh tế tư bản bảo thủ nó sẽ chia dân số thành hai hạng, người giàu và người nghèo. Nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ chỉ có một hạng, đó là tất cả đều nghèo, hoặc chỉ vừa đủ sống, như nhau.
Nguyễn Huy Vũ
30.1.2021
Hôm nay các chỉ số thị trường chứng khoán giảm trung bình 2%, gần 10 ngày sau khi ông Biden, tổng thống đảng Dân chủ chấp chính. Giới đầu tư đang nói về 3 chữ R chuẩn bị phá vỡ sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ — vốn đạt được sau 8 năm cầm quyền của ông Obama và 4 năm cầm quyền của ông Trump — và đưa thị trường tài chính và nền kinh tế vào cơn hỗn loạn.
.
3 chữ R đó là rate, regulation, và redistribution. Rate ở đây chỉ inflation rate, tức là mức lạm phát. Regulation chỉ các quy định được ban hành bởi chính quyền đảng Dân chủ của ông Biden. Và Redistribution ám chỉ việc phân phối lại tài sản thông qua thuế đánh lên người giàu.
.
Mức lạm phát dự đoán sẽ tăng vì chính phủ đảng Dân chủ sẽ phát tiền cho người dân và chi tiêu vô tội vạ. Các quy định cùng lúc được ban ra làm khó khăn cho giới doanh nghiệp kinh doanh. Và cuối cùng thuế má nhiều quá khiến người giàu không muốn đầu tư, mở rộng cơ sở làm ăn.
.
Ba cái R đó được dự đoán sẽ đẩy nền kinh tế đi vào khủng hoảng. Hiện giờ một số dự đoán là thị trường chứng khoán sẽ sụp 10% trong những ngày kế tiếp. Mà thị trường sụp, giới đầu tư không bỏ tiền ra nữa, thì người nghèo chỉ còn nằm chờ phiếu thực phẩm. Phiếu thực phẩm thực ra chỉ có thể cứu đói chứ chẳng ai mong cả đời nằm chờ tem phiếu thực phẩm cả. Ai cũng muốn đi làm, lãnh lương, tự chi tiêu cho mình.
.
Cho nên phe cánh tả lúc nào cũng huênh hoang là ta đây giúp dân nghèo bằng cách đánh thuế nhà giàu để đem tiền chia cho nhà nghèo. Nhưng thực ra, đánh thuế quá nhiều nhà giàu giống như đem con gà đi cắt cổ vậy. Không có con gà thì không bao giờ có quả trứng. Không có những người giàu, những người thực sự tài năng, khởi đầu và dẫn dắt những công ty tạo ra vô số việc làm cho nền kinh tế, thì nền kinh tế đó chỉ có chết. Và người nghèo là người lãnh nhận thiệt hại lớn hơn.
.
Việc đánh kinh tế tư sản ở miền Nam trước 1975 là một ví dụ. Khi giới tư sản chết rồi thì giới vô sản chỉ còn nước ăn cám — chuyện ăn cám bạn có thể đọc thấy trong tác phẩm “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của nhà văn Phùng Gia Lộc — còn người khá hơn một chút thì ăn bo bo, khoai mì mốc. Đây là những chuyện kinh hoàng mà thế hệ ngày nay ít ai tưởng tượng nổi rằng các thế hệ trước chúng ta đã từng có một thời như thế.
.
Trong số 1% người giàu nhất nước Mỹ thì hết khoảng 70% là những người khởi nghiệp. 60% những tỉ phú Mỹ là những người tự gầy dựng nên sự nghiệp của mình. 10% người giàu nhất nước Mỹ nắm 70% tài sản quốc gia, trong khi 50% người nghèo nhất hầu như không nắm tài sản gì đáng kể. Nói như vậy để thấy rằng việc nắm tài sản và chi phối nước Mỹ chỉ bởi nhóm 10% giàu nhất của quốc gia. Nhóm này cũng là nhóm đóng thuế nhiều nhất cho quốc gia, là những con ngỗng đẻ trứng vàng. Và nếu nhìn sang các quốc gia tư bản khác, các tỉ lệ này cũng không khác biệt bao nhiêu.
.
Giấc mơ Mỹ đối với những tài năng hiện nay là giấc mơ khởi nghiệp, làm giàu, trở thành những tỉ phú. Nó khác xa với giấc mơ Mỹ năm xưa của những người chạy trốn các áp bức chính trị, tôn giáo, đi tìm sự tự do và cuộc sống an bình ở nước Mỹ. Đó là lý do mà các doanh gia khởi nghiệp, những người nuôi những ý tưởng, những quỹ đầu tư, những nhà quản lý tài sản…đều cố gắng có mặt ở thị trường Mỹ, để hưởng một phần chiếc bánh của sự phồn vinh.
.
Và sự phồn vinh đó có được nhờ ở một thời gian dài chính quyền thực hiện những chính sách trọng thương, tức thúc đẩy việc khởi nghiệp và kinh doanh của các doanh nhân. Mà hai điều kiện tối thiểu nhất của chính sách trọng thương đó là thuế thấp và thủ tục đơn giản.
.
Dĩ nhiên, chính phủ đảng Dân chủ của Hoa Kỳ sẽ không đuổi bỏ những doanh nhân như cách chính phủ cộng sản Việt Nam đã làm sau năm 1975, nhưng việc dần tăng thuế kinh doanh, thuế thu nhập và các loại thuế khác để chi tiêu cho các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng sẽ khiến giới nhà giàu bắt đầu nghĩ tới một chọn lựa khác và giới nhập cư tài năng người nước ngoài cũng sẽ nghĩ đến một phương án khác.
.
Ở đây cũng cần phải nói thêm một chút về triết lý của việc đánh thuế. Thuế là một cách đóng góp của người dân giúp nhà nước có ngân khoản đặng chi tiêu vào các việc công cộng phục vụ lợi ích quốc gia chung chẳng hạn như bảo vệ quốc phòng, xây dựng đường xá, an ninh trật tự…
.
Một mức thuế thấp, vừa đủ để chi tiêu cho các công việc chung sẽ khiến những người đóng thuế cảm thấy thoải mái và tự tin vào vai trò của mình trong việc đóng góp vào đất nước.
.
Tuy vậy, khi mà chính quyền phình to hơn, thuế dần trở nên là một công cụ nhằm để phân phối tài sản — lúc này thuế là một công cụ hợp pháp của một chính quyền nhằm tước đi phần tài sản có được từ kinh doanh hoặc tiết kiệm mà đáng lý ra những người nắm giữ tài sản phải được hưởng.
.
Một chính quyền như vậy dĩ nhiên là được bầu lên từ những người không có tài sản gì đáng kể, và mong muốn của họ là lấy của nhà giàu thông qua thuế để chi tiêu cho các phúc lợi ngày càng tăng lên của giới mình.
.
Một chính quyền dân tuý, bằng mọi giá chạy theo nguyện vọng của những người bầu cho mình để tăng thuế, sẽ trong ngắn hạn thoả mãn nhóm cử tri bầu cho mình.
.
Nhưng về dài hạn, một mức thuế quá nặng sẽ khiến cho nền kinh tế mất đi động lực khi doanh nhân không còn hào hứng để triển khai các dự án mới, những người trẻ không còn ý chí khởi nghiệp lập thân. Làm chi cho khổ để rồi cuối cùng phải đóng thuế hết?
.
Và một khi phúc lợi được ban ra, khó mà thu hồi lại được nếu không gặp phải những chống đối. Nền kinh tế do vậy mà loay hoay trong sự trĩu nặng của nợ nần, thâm hụt ngân sách, và sự trì trệ.
.
Nước Pháp cho ta thấy một ví dụ điển hình của việc thuế tăng cao và chi tiêu phúc lợi cực dồi dào. Tổng tiền thuế thu được trên tổng thu nhập quốc dân (GDP) chiếm tỉ lệ 46% — mức cao nhất trên thế giới — và mức nợ công tăng liên tục trong suốt 30 năm nay, từ chỗ dưới 40% GDP đã tăng lên gần 120% GDP. Mức doanh thu từ thuế chiếm 46% GDP tức là trung bình hễ quốc gia làm ra một đồng thì hết gần một nửa phải nộp cho chính phủ để chi tiêu, thậm chí không đủ và phải vay thêm.
.
Để so sánh thì chúng ta có thể nhìn Singapore và Hồng Công. Hai vùng này cũng giàu có không kém gì Pháp, tuy vậy, với một chính sách phúc lợi vừa phải, họ có thể duy trì được một chính quyền hiệu quả chỉ với mức tổng doanh thu thuế trên GDP là 14%, tức chưa đến một phần ba mức thu thuế của Pháp.
.
Một hậu quả của thuế cao ở Pháp đó là giới doanh nhân chẳng muốn làm việc hết mình; người thường thì chẳng mấy ai muốn đi khởi nghiệp; nhân tài kinh doanh thì lần lượt rũ áo ra đi; còn những tài năng nước ngoài chỉ xem đây là một nơi để du lịch. Hậu quả là nợ công càng lúc càng tăng mà kinh tế thì không nhìn thấy tương lai của sự khởi sắc. Vì một khi những tiêu chuẩn phúc lợi dồi dào được ban ra, khó mà cắt bỏ được nếu chính trị gia không muốn đánh đổi sự nghiệp chính trị của mình.
.
Nước Pháp với một nền khoa học tiên tiến, văn hoá giàu có, đáng là một cường quốc trên thế giới, từ từ lụn bại trên cái bóng của mình với nợ nần và kinh tế trì trệ.
.
Nước Mỹ không phải là nước Pháp vì những giá trị truyền thống (conservative) với nhà nước nhỏ, thuế thấp, sự tự do trong chọn lựa an sinh xã hội, vẫn còn nhiều. Tuy vậy, với những nỗ lực của các lực lượng cánh tả mang xu hướng xã hội chủ nghĩa, tương lai của nước Mỹ hướng về một mô thức của nước Pháp có lẽ không còn bao xa.
.
Nền kinh tế tư bản bảo thủ nó sẽ chia dân số thành hai hạng, người giàu và người nghèo. Nhưng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nó sẽ chỉ có một hạng, đó là tất cả đều nghèo, hoặc chỉ vừa đủ sống, như nhau.
Nguyễn Huy Vũ
30.1.2021