Nguyễn Cát Tường Và Áo Dài Việt Nam - Khang Phạm
Apr 1, 2021 5:18:33 GMT -6
Post by sheen on Apr 1, 2021 5:18:33 GMT -6
Trường tôi là ngôi trường Trung học công lập dành cho nữ sinh duy nhất của thị xã Qui Nhơn nên vấn đề đồng phục là điều bắt buộc. Trường qui định 2 ngày để mặc đồng phục khác nhau, hầu hết các ngày là áo dài trắng với quần trắng, ngoại trừ ngày nào có giờ thể dục thì hôm đó học sinh phải mặc quần Tây đen hoặc xanh đậm với áo trắng. Thêm 1 ngoại lệ nhưng cũng nằm trong màu sắc căn bản là màu trắng đó là học sinh năm đầu tiên của bậc trung học tức là lớp 6 (đệ thất) được mặc đầm trắng hay áo dài trắng, chắc cho đỡ luộm thuộm vì chúng tôi nhiều đứa nhỏ con lắm, rất vướng víu với 2 tà áo dài và cái cổ cao bó chặt cho nên suốt năm học đệ thất tôi chưa làm quen với chiếc áo dài, đợi đến sang năm đệ lục thì không còn lựa chọn nào khác nữa nên chiếc áo dài đã theo tôi cho hết thời trung học, rồi nó cũng biến cải theo phong trào như áo dài tay raglan, rồi áo dài mini .... tà áo ngắn dưới đầu gối với eo cao và đi kèm theo chiếc quần ống rộng, làm cho bầy nữ sinh chúng tôi thướt tha, tung tăng tà áo bay trông đẹp vô ngần.
Để nói về xuất xứ chiếc áo dài Việt Nam ngày nay thì đã có nhiều tài liệu biên khảo và làm rõ lắm rồi, ở đây tôi chỉ muốn nói lên 1 điều là khi học Việt Văn nghe các thầy cô giảng dạy đề cập đến nhóm "Phong hóa ,Ngày nay" gồm 1 số nhà văn với những tác phẩm nổi tiếng đã được đem vào giảng dạy trong chương trình học thì chúng tôi lại biết thêm trong đó có họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và cái tên Le Mur cũng từ chữ "Tường" mà ra. Ông là một họa sĩ nổi tiếng lúc đó mà ngày nay chỉ còn một ít tranh ảnh lưu lại và là người có công biến cải từ chiếc áo Tứ thân sang thành chiếc áo dài đẹp đẽ và sang trọng, cho dù từ đó đến nay có những cải biến nho nhỏ như cổ áo, tay áo ... thì nó vẫn là chiếc áo hoàn hảo nhất cho đến ngày nay.
Tôi có đi lạc đề không nhỉ? đang từ bộ đồng phục của trường tôi bây giờ lại lan man đến người có công tạo ra chiếc áo dài Việt Nam. Có lẽ lạc đề thật nhưng tôi nghĩ cũng nên lắm bởi vì ông không xa lạ gì chính là bố chồng của chị Cả tôi,với cơ duyên như thế nên tôi đã có trong tay 1 ít tài liệu và hình ảnh của tác giả chiếc áo dài Việt Nam nói riêng và đồng phục của trường tôi nói chung từ anh rể tôi cho mượn, nên mạo muội viết lên đây để chúng ta cùng hiểu thêm ít nhiều về ông.
Để nói về xuất xứ chiếc áo dài Việt Nam ngày nay thì đã có nhiều tài liệu biên khảo và làm rõ lắm rồi, ở đây tôi chỉ muốn nói lên 1 điều là khi học Việt Văn nghe các thầy cô giảng dạy đề cập đến nhóm "Phong hóa ,Ngày nay" gồm 1 số nhà văn với những tác phẩm nổi tiếng đã được đem vào giảng dạy trong chương trình học thì chúng tôi lại biết thêm trong đó có họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và cái tên Le Mur cũng từ chữ "Tường" mà ra. Ông là một họa sĩ nổi tiếng lúc đó mà ngày nay chỉ còn một ít tranh ảnh lưu lại và là người có công biến cải từ chiếc áo Tứ thân sang thành chiếc áo dài đẹp đẽ và sang trọng, cho dù từ đó đến nay có những cải biến nho nhỏ như cổ áo, tay áo ... thì nó vẫn là chiếc áo hoàn hảo nhất cho đến ngày nay.
Tôi có đi lạc đề không nhỉ? đang từ bộ đồng phục của trường tôi bây giờ lại lan man đến người có công tạo ra chiếc áo dài Việt Nam. Có lẽ lạc đề thật nhưng tôi nghĩ cũng nên lắm bởi vì ông không xa lạ gì chính là bố chồng của chị Cả tôi,với cơ duyên như thế nên tôi đã có trong tay 1 ít tài liệu và hình ảnh của tác giả chiếc áo dài Việt Nam nói riêng và đồng phục của trường tôi nói chung từ anh rể tôi cho mượn, nên mạo muội viết lên đây để chúng ta cùng hiểu thêm ít nhiều về ông.
Là họa sĩ nổi tiếng và có những tư tưởng táo bạo khi muốn biến cải chiếc áo tứ thân cho gọn ghẽ và thích hợp hơn với phụ nữ Việt Nam ông đã có những bài viết đăng trên báo Phong Hóa, rồi Ngày nay và đã tạo nên được 1 phong trào hưởng ứng mặc áo Le Mur rầm rộ thời bấy giờ lẫn không ít chỉ trích. Nhưng với sự tồn tại của chiếc áo dài đủ chứng tỏ ông là người rất có công trong việc biến cải này.
Một trong số ít họa phẩm của Nguyễn cát Tường còn lưu lại
Tôi xin chép lại bài viết đã đăng cách nay 75 năm, lần đầu trên tờ Phong hóa 23-2-1934 (tài liệu trong số báo xuân Bính Tuất 2006 của tạp chí Thế Kỷ 21 có đăng lại bài viết này và 1 số bài mới viết của các con Nguyễn Cát Tường viết về cha mình). Còn bản anh rể cho mượn mà tôi post lên đây thì trên tuần báo Ngày nay số 14 ngày13 tháng Mười một, 1936. Chắc các bạn học còn nhớ tờ Ngày nay là hậu thân của tờ Phong hóa sau khi tờ báo này bị đình bản. Tài liệu về ông thì còn lại rất khiêm nhường, ngay cả các con cũng không nhớ nhiều về bố mình.
Y - Phục Phụ Nữ
Mới nghe đầu đề ta chớ vội cho là một vấn đề nhỏ mọn không đáng bàn, một vấn đề thuộc về vật chất. Chính ra vật chất vẫn có mật thiết với tinh thần mà nó lại cùng tinh thần phân biệt rõ ràng loài người với giống vật. Người ta khác giống vật là bởi trí khôn và bởi cả quần áo.
Các nhà đạo đức thường nói: quần áo chỉ là những vật để che thân thể ta cho khỏi gió, mưa, nắng, lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì.
Muốn theo đúng như thế, soàng ra ta cũng phải là một bực thánh hiền. Nhưng khốn nỗi, chúng ta chỉ là chúng ta, nghĩa là những người thường, sống chết có hạn, đầy rấy những lòng tham muốn, những tính xấu xa ... tính ưa đẹp lại là một.
Ngoài sự tiện lợi, ta còn ưa thêm cái đẹp cái sang. Chẳng phải chúng ta bây giờ mới thế, các cụ tổ ta ngày xưa cũng đã vậy rồi, trừ các cụ "tổ khỉ" là không kể, cái đó đã cố nhiên vì ... các cụ còn là khỉ, chưa biết diện.
Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của nước họ ta cũng đủ hiểu.
Y phục của người các nước Âu Mỹ không những rất gọn gàng, hợp với khí hậu xứ họ, mà kiểu mẫu lại rất nhiều và rất đẹp. Như thế đủ tỏ ra rằng họ có một trình độ trí thức rất cao, một nền văn minh rất rõ rệt và luôn luôn rất tiến bộ.
Đoái nhìn lại nước nhà, tôi không khỏi có điều chán nản. Trừ y phục của bọn con trai chúng tôi phần nhiều phỏng theo kiểu mẫu của người Âu Mỹ, còn y phục của các bạn gái, tôi xem thấy có nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ chi là mỹ thuật.
Tuy rằng vài năm gần đây, y phục của các bạn gái có một vài phần sửa đổi, song sự sửa đổi đó chẳng qua chỉ ở mấy cái mầu sặc sỡ, mấy thứ hàng lạ nước ngoài. rút cục lại, đâu vẫn hoàn đấy. Công sửa đổi cũng bằng thừa.
Phụ nữ đời nay có khác phụ nữ ngày xưa họa chăng ở chỗ không đội nón thúng quai thao, không đi dép cong hay giầy "mõm nhái" như họ. Còn thì vẫn kiểu áo lóc sóc ấy, vẫn cái quần đen ngòm lụng thụng ấy. Hoặc giả cũng có người ưa mặc quần trắng, song tiếc rằng số đó rất ít. Có khi không phải họ sợ mặc quần trắng sạch sẽ quá, chỉ tại họ sợ cái dư luận "quáng gà" của người mình. Hơi trông thấy bóng một cô mặc quần trắng đi qua là y như có kẻ bất bình nói mát ... nào là tân thời, nào là lố lăng, thôi thì đủ thứ ... Nhưng nghĩ cho kỹ, những kẻ đó bất bình cũng phải ... vì sao các cô dám không theo họ ở bẩn? Vì sao các cô lại tự tiện bỏ quần đen, nó là cái quốc hồn quốc túy của họ? Vả quần đen có bẩn cũng chẳng ai thấy, mà lại đỡ tốn công giặt. Rõ dại vô cùng.
Nhưng nói là nói vậy, nếu các bạn gái không sợ ở sạch, tôi sẽ khuyên nên mặc hẳn quần trắng. Cái quần trắng cũng như cái đường ngôi lệch, đôi giầy cao gót, e nó chẳng hề tiêu biểu cho sự lãng mạn dâm ô.
Nếu các bạn cũng lại đồng ý như tôi "Sống thời buổi nào, theo thời buổi ấy" mà muốn lựa gió xoay chiều, tôi xin đánh bạo khuyên thêm các bạn nên sửa sang lại bộ áo.
Sửa sang không phải là công việc dễ. Vẫn biết rằng mỗi bước tiến là một bước hay, mỗi điều mới là một điều lạ, song bước vội hay ngã, mà mới quá có thể làm ta chướng mắt. Vậy sửa đổi ta phải sửa đổi dần, tỉ như người trèo thang phải trèo từng bậc.
Bộ áo của các bạn gái rồi đây phải ra thế nào?
Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân mình mỗi bạn, sau nữa, nó phải gọn gàng dản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật và lịch sự. Nhưng dù thế nào nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi lầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tầu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn ... mà cả nước Lô Lô nữa, nếu có cũng là một nước.
Các bạn thử để ý nhận xem, cái áo hiện thời của các bạn có điều gì bất tiện và thừa không?
Muốn để các bạn khỏi mất thì giờ vô ích tôi xin thưa: Chính cái cổ là thừa và hai ống tay bất tiện.
Cúc cổ chẳng bao giờ cài thì cái cổ để làm gì, tôi xin hỏi? Để che cổ ư? Thì nó nhỏ xíu, che thế nào đủ, vả lại áo các phụ nữ nước lạnh bên Âu Mỹ chẳng cần cổ, nữa là xứ ta khí hậu rất là nóng, còn hai ống tay thì ... các bạn cứ thử co tay lại vuốt mái tóc mà xem. Có phải nó chật quá không?... nó khó chịu và bất tiện lắm không? Mà người không dám co tay vào, ruỗi tay ra, thì mất hết vẻ tự nhiên, mềm mại, yểu điệu của trời đất phú riêng cho các phụ nữ không?
Không những thế, các kiểu áo của các bạn nó lại càng kỳ dị lắm nữa. Nếu các nhà mỹ thuật bên Âu Mỹ qua xứ ta, chẳng may lần đầu mà được thấy những bộ áo của các bạn, tôi dám chắc họ phải ngạc nhiên mà buột mồm kêu: "Ố là là ..." (nếu họ là người Pháp). Phải, họ lấy làm lạ là phải, vì phụ nữ nhà Nam sống trong thế kỷ thứ hai mươi này còn giữ những bộ quần áo lôi thôi, lốc thốc như thế ư?
Y - Phục Phụ Nữ
Mới nghe đầu đề ta chớ vội cho là một vấn đề nhỏ mọn không đáng bàn, một vấn đề thuộc về vật chất. Chính ra vật chất vẫn có mật thiết với tinh thần mà nó lại cùng tinh thần phân biệt rõ ràng loài người với giống vật. Người ta khác giống vật là bởi trí khôn và bởi cả quần áo.
Các nhà đạo đức thường nói: quần áo chỉ là những vật để che thân thể ta cho khỏi gió, mưa, nắng, lạnh, ta chẳng nên để ý đến cái đẹp, cái sang của nó làm gì.
Muốn theo đúng như thế, soàng ra ta cũng phải là một bực thánh hiền. Nhưng khốn nỗi, chúng ta chỉ là chúng ta, nghĩa là những người thường, sống chết có hạn, đầy rấy những lòng tham muốn, những tính xấu xa ... tính ưa đẹp lại là một.
Ngoài sự tiện lợi, ta còn ưa thêm cái đẹp cái sang. Chẳng phải chúng ta bây giờ mới thế, các cụ tổ ta ngày xưa cũng đã vậy rồi, trừ các cụ "tổ khỉ" là không kể, cái đó đã cố nhiên vì ... các cụ còn là khỉ, chưa biết diện.
Theo ý tôi, quần áo tuy dùng để che thân thể, song nó có thể là tấm gương phản chiếu ra ngoài cái trình độ trí thức của một nước. Muốn biết nước nào có tiến bộ, có mỹ thuật hay không, cứ xem y phục của nước họ ta cũng đủ hiểu.
Y phục của người các nước Âu Mỹ không những rất gọn gàng, hợp với khí hậu xứ họ, mà kiểu mẫu lại rất nhiều và rất đẹp. Như thế đủ tỏ ra rằng họ có một trình độ trí thức rất cao, một nền văn minh rất rõ rệt và luôn luôn rất tiến bộ.
Đoái nhìn lại nước nhà, tôi không khỏi có điều chán nản. Trừ y phục của bọn con trai chúng tôi phần nhiều phỏng theo kiểu mẫu của người Âu Mỹ, còn y phục của các bạn gái, tôi xem thấy có nhiều điều bất tiện mà lại không có vẻ chi là mỹ thuật.
Tuy rằng vài năm gần đây, y phục của các bạn gái có một vài phần sửa đổi, song sự sửa đổi đó chẳng qua chỉ ở mấy cái mầu sặc sỡ, mấy thứ hàng lạ nước ngoài. rút cục lại, đâu vẫn hoàn đấy. Công sửa đổi cũng bằng thừa.
Phụ nữ đời nay có khác phụ nữ ngày xưa họa chăng ở chỗ không đội nón thúng quai thao, không đi dép cong hay giầy "mõm nhái" như họ. Còn thì vẫn kiểu áo lóc sóc ấy, vẫn cái quần đen ngòm lụng thụng ấy. Hoặc giả cũng có người ưa mặc quần trắng, song tiếc rằng số đó rất ít. Có khi không phải họ sợ mặc quần trắng sạch sẽ quá, chỉ tại họ sợ cái dư luận "quáng gà" của người mình. Hơi trông thấy bóng một cô mặc quần trắng đi qua là y như có kẻ bất bình nói mát ... nào là tân thời, nào là lố lăng, thôi thì đủ thứ ... Nhưng nghĩ cho kỹ, những kẻ đó bất bình cũng phải ... vì sao các cô dám không theo họ ở bẩn? Vì sao các cô lại tự tiện bỏ quần đen, nó là cái quốc hồn quốc túy của họ? Vả quần đen có bẩn cũng chẳng ai thấy, mà lại đỡ tốn công giặt. Rõ dại vô cùng.
Nhưng nói là nói vậy, nếu các bạn gái không sợ ở sạch, tôi sẽ khuyên nên mặc hẳn quần trắng. Cái quần trắng cũng như cái đường ngôi lệch, đôi giầy cao gót, e nó chẳng hề tiêu biểu cho sự lãng mạn dâm ô.
Nếu các bạn cũng lại đồng ý như tôi "Sống thời buổi nào, theo thời buổi ấy" mà muốn lựa gió xoay chiều, tôi xin đánh bạo khuyên thêm các bạn nên sửa sang lại bộ áo.
Sửa sang không phải là công việc dễ. Vẫn biết rằng mỗi bước tiến là một bước hay, mỗi điều mới là một điều lạ, song bước vội hay ngã, mà mới quá có thể làm ta chướng mắt. Vậy sửa đổi ta phải sửa đổi dần, tỉ như người trèo thang phải trèo từng bậc.
Bộ áo của các bạn gái rồi đây phải ra thế nào?
Trước hết, nó phải hợp với khí hậu xứ ta, với thời tiết các mùa, với công việc, với khuôn khổ, với mực thước của thân mình mỗi bạn, sau nữa, nó phải gọn gàng dản dị, mạnh mẽ và có vẻ mỹ thuật và lịch sự. Nhưng dù thế nào nó cũng phải có cái tính cách riêng của nước nhà mới được. Các bạn là phụ nữ Việt Nam, vậy áo của các bạn phải có một vẻ riêng để người khác khỏi lầm các bạn với phụ nữ nước ngoài, như nước Tầu, nước Pháp, nước Nhật Bản chẳng hạn ... mà cả nước Lô Lô nữa, nếu có cũng là một nước.
Các bạn thử để ý nhận xem, cái áo hiện thời của các bạn có điều gì bất tiện và thừa không?
Muốn để các bạn khỏi mất thì giờ vô ích tôi xin thưa: Chính cái cổ là thừa và hai ống tay bất tiện.
Cúc cổ chẳng bao giờ cài thì cái cổ để làm gì, tôi xin hỏi? Để che cổ ư? Thì nó nhỏ xíu, che thế nào đủ, vả lại áo các phụ nữ nước lạnh bên Âu Mỹ chẳng cần cổ, nữa là xứ ta khí hậu rất là nóng, còn hai ống tay thì ... các bạn cứ thử co tay lại vuốt mái tóc mà xem. Có phải nó chật quá không?... nó khó chịu và bất tiện lắm không? Mà người không dám co tay vào, ruỗi tay ra, thì mất hết vẻ tự nhiên, mềm mại, yểu điệu của trời đất phú riêng cho các phụ nữ không?
Không những thế, các kiểu áo của các bạn nó lại càng kỳ dị lắm nữa. Nếu các nhà mỹ thuật bên Âu Mỹ qua xứ ta, chẳng may lần đầu mà được thấy những bộ áo của các bạn, tôi dám chắc họ phải ngạc nhiên mà buột mồm kêu: "Ố là là ..." (nếu họ là người Pháp). Phải, họ lấy làm lạ là phải, vì phụ nữ nhà Nam sống trong thế kỷ thứ hai mươi này còn giữ những bộ quần áo lôi thôi, lốc thốc như thế ư?
Trời sinh ra người, vốn sẵn dành cho các hình dáng riêng, chỗ nở, chỗ thắt hợp với đủ phương diện mỹ thuật, chứ chẳng phải là trơn tuột như cái hộp kẹo siu hay ống bột "Nét lê". Sau nữa, kiểu mẫu phải tùy theo từng người mà thêm bớt. Ví dụ như áo người gầy phải nhiều nếp chếp thêm, mà áo người mập mạp phải cho lẳn thì trông mới mất vẻ khẳng khiu hay sồ sề. Muốn các bạn hiểu được những sự sửa sang hay thêm bớt đó, thì từ kỳ sau tôi sẽ lần lượt phô bầy những kiểu mẫu tôi đã nghĩ được.
Tôi mong rằng rồi đây các bạn gái sẽ mạnh bạo mà tiến bước, gác bỏ ra ngoài nhiều điều bình phẩm vô giá trị. Vẫn biết rằng: người ta phải cần dư luận nhưng dư luận "quáng gà" ta có quyền vứt bỏ. Điều gì hay, ta theo, dở ta bỏ, miễn là ta không làm điều gì quá lắm, rởm đời, có thể tổn hại đến hạnh phúc, hại đến danh dự của ta và của cả nước.
Le Mur
Đây là bài viết cho ta thấy rõ cái tư tưởng, quan niệm thay đổi lối ăn mặc của phụ nữ Việt Nam để cho mọi người có 1 chút khái niệm tại tao phải đổi mới, và sau đó là các bài về sửa đổi như thế nào? một loạt các kỹ thuật may cắt để cho ra những chiếc áo gọn gàng, đẹp đẽ và phù hợp với phụ nữ hơn.
MỘT KIỂU ÁO
Le Mur
Đây là bài viết cho ta thấy rõ cái tư tưởng, quan niệm thay đổi lối ăn mặc của phụ nữ Việt Nam để cho mọi người có 1 chút khái niệm tại tao phải đổi mới, và sau đó là các bài về sửa đổi như thế nào? một loạt các kỹ thuật may cắt để cho ra những chiếc áo gọn gàng, đẹp đẽ và phù hợp với phụ nữ hơn.
MỘT KIỂU ÁO
Tôi hãy tạm cho 1 kiểu áo mới ra mắt các bạn. Mới thoạt trông chắc có người cho là lạ. Song của đáng tội, nó cũng hơi lạ thật. Nó lạ vì nó mới, nó gọn gàng - nếu tôi không dám bảo là đẹp - nói tóm lại là vì nó khác với kiểu mẫu hiện thời của các bạn. Cái đó đã cố - nhiên nếu để làm - suy xét, hẳn ai cũng công - nhận như vậy. Sửa - sang mà lại không mới, không khác kiểu - mẫu cũ thì chẳng còn ai dám sửa - sang cho "to chuyện".
Vậy kiểu áo này tuy có đôi vẻ khác thường, xin các bạn cứ yên lòng. Không những nó có 1 tính cách riêng, nó lại còn tỏ cho người ngoài biết rằng: nước ta đã đến thời - kỳ biết cải cách và cũng có riêng một bộ y - phục hợp thời. Ngòai ra nó lại còn đúng với phép vệ - sinh, thâu gồm các vẻ mỹ - thuật và thêm giúp dáng - điệu của "phái đẹp".
Sở - dĩ tôi cho hơi chật ở chỗ bụng là vì tôi muốn phân - biệt rõ ràng phần ngực với phần bụng. Trái hẳn với ý tưởng của một vài nhà đạo - đức Việt Nam, người Tây Âu đều cho bộ ngực cần nhất cho nhan sắc phụ - nữ. Một người con gái đẹp mà "không có ngực", nghĩa là ngực lép - kẹp như chiếc đồng - hồ Oméga - thì không thể nào gọi là một người đẹp hoàn - toàn được... Có người khi trông thấy một thiếu - phụ có bộ ngực nở - nang thường ra chiều mai - mỉa, vì họ cho thế là chướng, là lẳng - lơ. Đối với người đó nếu ta đem ý - tưởng Âu - Tây, tinh - thần mỹ - thuật ra giảng, chắc họ không khi nào chịu hiểu. Họ có biết đâu rằng chính người mình cũng hay dùng câu: thắt đáy lưng ong để tả một người con gái đẹp. (Một số báo sau, tôi sẽ có bài nói về cách luyện bộ ngực cho được nở - nang).
Từ bụng trở xuống, ta nên thu hẹp lại cho mất vẻ lòa - xòa. Nhưng có một điều tôi muốn các bạn để ý theo hơn hết là nên bỏ hẳn chiếc vạt con và cho chùng thêm các vạt chính. Ngoài hai việc lau tay và hỉ mũi ta để vạt con không những không có ích gì thêm nữa mà nó lại còn bất tiện, vì về mùa rét ta mặc hai ba áo kép một lúc thì những vạt con ấy chồng chất lên nhau sẽ làm cho ta khó chịu và trông người sẽ thành một bên phồng cộm, còn một bên lép kẹp. Còn các vạt chính, tôi khuyên nên cho dài chút nữa, không phải để đối trọi với những chiếc Pardessus de ville của phần nhiều công - tử âu - trang, mà chỉ vì tôi nghiệm ra rằngphụ - nữ các nước cũng cho áo có hơi chùng- nhưng đừng lụng thụng - thì mới tôn được vẻ đẹp.
Ta cứ để ý xem áo phụ - nữ các nước văn - minh như Pháp, Đức, Nhật cho đến các dân tộc mà ta cho là ít tiến - hóa, sống trong các núi thẳm rừng xanh, các cô Mường Hòa Bình, Thái ở Phong - Thổ , ta sẽ thấy rõ. Dù họ không đồng ý nhau hẳn ở những thứ hàng, kiểu may, họ cũng giống nhau được ở chỗ cho vạt chùng là đẹp ......
QUẦN PHỤ NỮ
Trong bụng vẫn đinh ninh: thế nào kỳ này cũng quyết hiến các bạn một vài kiểu áo. Nhưng ... một ý tưởng vụt qua làm tôi bàng hoàng sực nghĩ tới một thứ mà đáng nhẽ ta phải nói ngay từ đầu, vì nó là phần đầu, phần chính, phần cốt yếu trong bộ y phục. Nó là ... nói ra sợ chẳng ai tin, nó là cái quần phải, chính cái quần. Một người, bất kỳ người nào, nếu bảo họ cởi áo này, bỏ áo kia, họ còn nghe, chứ nếu bắt họ làm theo ông Táo, chưa chắc họ chịu. Vậy thì trời sinh ra thế, làm gì cũng phải có đầu đuôi tử tế mới được. Công việc tôi đã trót thiếu đầu, lẽ tất nhiên tôi phải thêm vào cho đủ.
Từ cổ sơ đến giờ, cái quần của phụ-nữ nước ta mới được có vài phần sửa đổi. Song sự sửa đổi đó, không những nó mới trong buổi phôi thai, chưa được mấy người hưởng ứng, nó lại chỉ ở một sự rất tầm thường và nhỏ mọn, nghĩa là nó chỉ ở như sự thay đổi cái màu. Phụ-nữ ta mới được ít người biết bỏ cái màu đen di truyền, nó âm thầm buồn tẻ mà may bằng những thứ hàng màu trắng. Chị em dùng các thứ hàng ấy để may quần là điều rất có lý, mà có lý nhất nữa là hợp cách vệ-sinh. Tuy thế, còn một điều chị em vẫn chưa để ý tới. Đó là lối cắt kiểu may. Lối cắt hiện thời của chị em tôi xem còn hơi chút lụng thụng, chính vì thế bề mỹ thuật mới có phần giảm kém. Ống quần cần phải may rộng để cho mát đã đành, còn như từ đùi đến cạp mà may rộng quá, thì thật không nên. Bảo rằng chỗ đó phải cho khá rộng để phòng khi thai nghén cũng có lẽ. Song ta cũng nên biết rằng không bao giờ được làm gì quá sự cần dùng. Sự quá làm thường khi vô ích.
Vậy quần áo của bạn gái tôi thiết tưởng nên thay đổi theo cách sau này: Từ cạp đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân mình, như thế, những vẻ đẹp thên nhiên của từng người mới lộ ra được. Còn từ đầu gối trở xuống dến chân, hai ống quầnlại phải may rộng dần ra để khi đi, đứng, cái dáng điệu của các bạn được tăng thêm vẻ nhẹ nhàng. Còn trên cạp thì có hai lối: lối thứ nhất (trong hai hình tròn may bổ tựa như quần tây, nhưng hai miếng hai bên phải rộng và dài hơn để có thể buộc khép vào với nhau được. Rải rút ta sẽ thay vào hai cái rải cùng thứ vải may quần dính vào hai đầu cạp, rồi thắt chéo sang hai bên cạnh sườn. Nếu muốn cẩn - thận hơn chút nữa, ta có thể thêm mấy cái khuy bấm ở bên cạnh mép (chỗ quần mổ) cài vào với nhau. Lối thứ hai thì cũng như cạp quần thường, nhưng có một điều nên để ý là đừng may rộng quá.
Trong bụng vẫn đinh ninh: thế nào kỳ này cũng quyết hiến các bạn một vài kiểu áo. Nhưng ... một ý tưởng vụt qua làm tôi bàng hoàng sực nghĩ tới một thứ mà đáng nhẽ ta phải nói ngay từ đầu, vì nó là phần đầu, phần chính, phần cốt yếu trong bộ y phục. Nó là ... nói ra sợ chẳng ai tin, nó là cái quần phải, chính cái quần. Một người, bất kỳ người nào, nếu bảo họ cởi áo này, bỏ áo kia, họ còn nghe, chứ nếu bắt họ làm theo ông Táo, chưa chắc họ chịu. Vậy thì trời sinh ra thế, làm gì cũng phải có đầu đuôi tử tế mới được. Công việc tôi đã trót thiếu đầu, lẽ tất nhiên tôi phải thêm vào cho đủ.
Từ cổ sơ đến giờ, cái quần của phụ-nữ nước ta mới được có vài phần sửa đổi. Song sự sửa đổi đó, không những nó mới trong buổi phôi thai, chưa được mấy người hưởng ứng, nó lại chỉ ở một sự rất tầm thường và nhỏ mọn, nghĩa là nó chỉ ở như sự thay đổi cái màu. Phụ-nữ ta mới được ít người biết bỏ cái màu đen di truyền, nó âm thầm buồn tẻ mà may bằng những thứ hàng màu trắng. Chị em dùng các thứ hàng ấy để may quần là điều rất có lý, mà có lý nhất nữa là hợp cách vệ-sinh. Tuy thế, còn một điều chị em vẫn chưa để ý tới. Đó là lối cắt kiểu may. Lối cắt hiện thời của chị em tôi xem còn hơi chút lụng thụng, chính vì thế bề mỹ thuật mới có phần giảm kém. Ống quần cần phải may rộng để cho mát đã đành, còn như từ đùi đến cạp mà may rộng quá, thì thật không nên. Bảo rằng chỗ đó phải cho khá rộng để phòng khi thai nghén cũng có lẽ. Song ta cũng nên biết rằng không bao giờ được làm gì quá sự cần dùng. Sự quá làm thường khi vô ích.
Vậy quần áo của bạn gái tôi thiết tưởng nên thay đổi theo cách sau này: Từ cạp đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân mình, như thế, những vẻ đẹp thên nhiên của từng người mới lộ ra được. Còn từ đầu gối trở xuống dến chân, hai ống quầnlại phải may rộng dần ra để khi đi, đứng, cái dáng điệu của các bạn được tăng thêm vẻ nhẹ nhàng. Còn trên cạp thì có hai lối: lối thứ nhất (trong hai hình tròn may bổ tựa như quần tây, nhưng hai miếng hai bên phải rộng và dài hơn để có thể buộc khép vào với nhau được. Rải rút ta sẽ thay vào hai cái rải cùng thứ vải may quần dính vào hai đầu cạp, rồi thắt chéo sang hai bên cạnh sườn. Nếu muốn cẩn - thận hơn chút nữa, ta có thể thêm mấy cái khuy bấm ở bên cạnh mép (chỗ quần mổ) cài vào với nhau. Lối thứ hai thì cũng như cạp quần thường, nhưng có một điều nên để ý là đừng may rộng quá.
Người bên trái bà Tôn Thất Bình (nhủ danh Phạm Thị Giá con gái Phạm Quỳnh) người bên phải bà Nguyễn Cát Tường năm 1950
Người đội mũ: bà Le Mur Nguyễn Cát Tường (nhủ danh Nguyễn Thị Nội)
Le Mur Nguyễn Cát Tường (cuối cùng bên phải)
Nguyễn Cát Tường
Bà Cát Tường và các con 1950
Bà Nguyễn Cát Tường và 3 con trai (Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Trọng Hiền, Nguyễn Quốc Hưng) tại Đà Lạt
Tiếc thay cuộc đời và sự nghiệp của ông quá ngắn ngủi 1911-1946 - ông đã bị Việt Minh bắt và đem đi thủ tiêu, người gặp mặt lần cuối cùng là tài tử Đoàn Châu Mậu khi đến thăm ông tại trại tù Sơn La 17-12-1946 từ đó về sau, gia đình đã cố gắng dò la tin tức nhưng không còn một chút dấu vết. Với hơn 10 năm hoạt động nhưng ông đã đem hết tâm huyết và nhiệt tình của tuổi trẻ để làm một việc là thay đổi lại y phục của phụ nữ, để trở thành chiếc áo được ca tụng, được lừng danh khắp thế giới như một nét văn hóa của Việt Nam.
Khang Phạm
Khang Phạm