Ông Lái Đò
Apr 15, 2021 15:08:29 GMT -6
Post by phongvien007 on Apr 15, 2021 15:08:29 GMT -6
Nhạc sĩ Hiếu Nghĩa tác giả bài nhạc Ông Lái Đò
2016-01-15: Trong nỗ lực tìm về những nhạc sỹ đã góp phần hình thành nền tân nhạc Việt Nam nhưng ít được người đời sau nhắc đến, [dongnhacxua.com] bắt gặp nhạc sỹ Hiếu Nghĩa, tác giả của hai bản “Ông lái đò” và “Chàng đi theo nước”. Thông tin về ông rất ít, kể cả năm sinh, năm mất. Chúng tôi đã cố công tìm hiểu rất nhiều trên internet nhưng vỏn vẹn cũng chỉ biết được: ông là nhạc sỹ trong Nam, tham gia kháng chiến chống Pháp và cũng mất đi trong chiến tranh.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở miền Nam có (ít nhất) một nhạc sĩ đã hy sinh, nhạc sĩ Hiếu Nghĩa.
Tới bây giờ chưa có thống kê nào về nhạc sĩ Hiếu Nghĩa, không rõ ông để lại bao nhiêu bài. Vì trong thời kháng chiến, có những bài được phổ biến tại hậu phương, người trong thành (các vùng tề) không biết và ngay tại các vùng hậu phương không phải nơi nào cũng biết, vì nhiều lý do. Giao thông khó khăn, thành phần giai cấp tác giả, tác giả đã bỏ về thành rồi, trường hợp Phạm Duy chẳng hạn, đều là những lý do hạn chế sự phổ biến các tác phẩm, hoặc giả nếu là những tác phẩm đã được phổ biến rồi, người ta sẽ tìm cách thu hẹp lại bằng biện pháp cấm lưu trữ, trình diễn…
Đến nay, nhạc sĩ Hiếu Nghĩa chỉ có 2 bài thực sự được nhiều người biết là “Chàng Ði Theo Nước”
Chiều xuân ấy chàng bước chân đi
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về
Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông
Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình
Và “Ông Lái Ðò” (tên khác “Hình Ảnh Hai Cuộc Ðời”). Bài “Ông Lái Ðò” là một trong những bài được coi là đánh dấu cho những sáng tác thời kháng chiến, còn được gọi là nhạc lãng mạn cách mạng (sau năm 1954 ở trong Nam người ta bắt đầu gọi bằng cái tên “tiền chiến”, một cái sai mà tơi tận bây giờ, không riêng ở hải ngoại, trong nước cũng gọi nhạc lãng mạn cách mạng là “nhạc tiền chiến”).
Về hình thức “Ông Lái Ðò” hoàn toàn mới lạ vì trước đó chưa có một ca khúc nào được viết như thế, không hoàn toàn là một bài thơ phổ nhạc, như một truyện kể, một vở kịch nhỏ, có đủ những nút thắt mở, được viết để trình diễn xen kẽ giữa “ngâm” (hoặc “kể”) và “hát”.
“Ông Lái Ðò” thích hợp để biểu diễn ở các sân khấu bất chợt: một sân đình, một góc chợ, một trường học, một nơi nghỉ chân trên dọc đường hành quân chẳng hạn. Người trình diễn có thể mở đầu bằng cách ngâm hay đọc đoạn thơ này:
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về
Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông
Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình
Và “Ông Lái Ðò” (tên khác “Hình Ảnh Hai Cuộc Ðời”). Bài “Ông Lái Ðò” là một trong những bài được coi là đánh dấu cho những sáng tác thời kháng chiến, còn được gọi là nhạc lãng mạn cách mạng (sau năm 1954 ở trong Nam người ta bắt đầu gọi bằng cái tên “tiền chiến”, một cái sai mà tơi tận bây giờ, không riêng ở hải ngoại, trong nước cũng gọi nhạc lãng mạn cách mạng là “nhạc tiền chiến”).
Về hình thức “Ông Lái Ðò” hoàn toàn mới lạ vì trước đó chưa có một ca khúc nào được viết như thế, không hoàn toàn là một bài thơ phổ nhạc, như một truyện kể, một vở kịch nhỏ, có đủ những nút thắt mở, được viết để trình diễn xen kẽ giữa “ngâm” (hoặc “kể”) và “hát”.
“Ông Lái Ðò” thích hợp để biểu diễn ở các sân khấu bất chợt: một sân đình, một góc chợ, một trường học, một nơi nghỉ chân trên dọc đường hành quân chẳng hạn. Người trình diễn có thể mở đầu bằng cách ngâm hay đọc đoạn thơ này:
Ông Lái Ðò
Chậm, kể lể
[2/4 Dm]
(nói theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir” thật êm)
Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông
(bắt đầu vào nhạc và hát)
Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Ðời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu
Ngâm (hoặc đọc theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir”)
Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì thấy lại ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
(hát theo nhạc trở lại)
Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn run mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây hồn nặng trĩu bên lòng
Ngâm (nói theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir” thật êm)
Họ về đây bụi vương mình trên nếp áo
Ðường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn ảo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi
(hát theo nhạc trở lại)
Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông…
Nhạc si Hiếu Nghĩa là người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam, ông sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1940, rồi chiến tranh cũng mang ông đi mất.
Chậm, kể lể
[2/4 Dm]
(nói theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir” thật êm)
Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông
(bắt đầu vào nhạc và hát)
Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Ðời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu
Ngâm (hoặc đọc theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir”)
Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì thấy lại ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
(hát theo nhạc trở lại)
Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn run mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây hồn nặng trĩu bên lòng
Ngâm (nói theo giọng thơ mới trong cung “Rê unir” thật êm)
Họ về đây bụi vương mình trên nếp áo
Ðường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn ảo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi
(hát theo nhạc trở lại)
Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông…
Nhạc si Hiếu Nghĩa là người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam, ông sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1940, rồi chiến tranh cũng mang ông đi mất.