Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Oct 2, 2021 14:45:30 GMT -6
Post by phongvien007 on Oct 2, 2021 14:45:30 GMT -6
Những ngày cuối đời của Hàn Mặc Tử
Sinh thời, nhà thơ tài hoa mắc phải một chứng bệnh khốc hại (bệnh phong) mà cho tới nay người đời vẫn cứ đinh ninh rằng Hàn Mặc Tử sớm phải lìa xa cõi thế cũng vì chứng nan y này.
Rất ít người biết được rằng, từ sau khi được người anh rể (chồng của chị Lễ), một viên chức làm việc trong ngành xét nghiệm phát hiện bị mắc bệnh phong. Suốt bốn năm trời chạy chữa và dưỡng bệnh ấy, dẫu rằng có rất nhiều người bạn, người tình trong mộng đến bên cạnh Hàn Mặc Tử. Vậy mà “vết thương tâm” trong nhà thơ vẫn cứ mỏi mòn.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Hạnh phúc thay còn có một người, đó là ông Phạm Hành (em con chú ruột của Hàn Mặc Tử). Vì quá thương anh sớm lâm trọng bệnh mà ông bỏ học để theo chăm sóc, phục vụ chu tất trong những ngày nhà thơ chống chọi tuyệt vọng với căn bệnh. Là anh em chú bác ruột, nhưng người mang họ Nguyễn (Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (SN 1912, tại làng Lệ Mỹ, nay thuộc TP Đồng Hới, Quảng Bình), người lại mang họ Phạm, là do ông nội của nhà thơ và ông Hành là ông Phạm Bồi (người gốc Thanh Hóa), vì có liên quan đến phong trào Cần Vương chống Pháp, nên sau khi thất bại, ông Bồi phải trốn vào đất Thừa Thiên.
Khi sinh ra thân phụ của Hàn Mặc Tử, ông Phạm Bồi đã cải họ thành họ Nguyễn và đặt tên con là Nguyễn Văn Toản nhằm tránh những rắc rối về lý lịch sau này. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, khi sinh ra thân phụ của ông Hành thì ông Phạm Bồi vẫn giữ nguyên họ Phạm để đặt tên cho con.
Ông Phạm Hành SN 1924, tại làng Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Lớn lên, do những run rủi của phận người, bước chân ông đã dạt trôi đến vùng đất ở phía nam cầu Mỹ Chánh, thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và sống luôn ở đó cho đến bây giờ.
Thời điểm tôi cùng nhà báo Nguyễn Hoàn ở Báo Quảng Trị (nay Nguyễn Hoàn là Phó Giám đốc Sở TTTT Quảng Trị) tìm đến được nhà ông Hành. Ngôi nhà nhỏ bé và tuềnh toàng, nằm khuất sau lối đi nhỏ cỏ mọc um tùm, hoang vắng. Vườn nhà tuy rộng nhưng cũng chỉ có mấy gốc chè, vài cây mít... Gia sản đáng giá nhất có chăng chỉ là một cỗ hậu sự do mấy người con đi xây dựng vùng kinh tế mới tận miền Đông Nam Bộ gom góp chuẩn bị sẵn cho ngày ra đi của ông và một kho ký ức về nhà thơ tài danh Hàn Mặc Tử.
Sau khi cha mất sớm, Nguyễn Trọng Trí (bút danh Hàn Mạc Tử) được mẹ đưa vào Quy Nhơn sống với người anh ruột. Năm 1928, Trí được mẹ cho ra Huế học. Năm 1930, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ do một thi xã tổ chức với bút hiệu là Lệ Thanh và Phong Trần. Năm 1932, ông làm công chức ở Sở Đạc điền Quy Nhơn dưới quyền của Thương tá Hoàng Phùng (thân sinh của bà Hoàng Thị Kim Cúc - tình đơn phương của Hàn Mặc Tử). Năm 1934, Trí theo Thúc Tề vào Sài Gòn ôm mộng viết báo, làm thơ, lấy bút hiệu là Hàn Mặc Tử.
Năm 1936, thấy mình nhuốm bệnh, Hàn Mặc Tử đã từ giã những người bạn cùng ôm mộng làm thơ, viết báo của mình, từ giã Sài Gòn hoa lệ để quay trở lại Quy Nhơn và xuất bản tập thơ đầu tay “Gái Quê”... Năm đó, ông Hành chừng 12, 13 tuổi gì đó, sống bên cạnh Hàn Mặc Tử, ngày ngày giúp nhà thơ thay quần áo rồi gói ghém mang đến tiệm gửi giặt, lo bưng cơm, rót nước, đặc biệt là lo dán tem lên bì thư rồi đạp xe đi bỏ vào những thùng thư mà Nha Bưu điện đặt rải rác dọc đường phố Quy Nhơn. Ông Hành nhớ là hầu như ngày nào anh Trí cũng bảo ông đạp xe đi gửi thư cả, có ngày tới 3, 4 lá...
Ông Hành kể: “Hồi đó, anh Trí chỉ mới bị mấy cái mụn đỏ đỏ ở trên mặt thôi, chứ chưa phải là phong hủi chi hết. Khi bệnh còn nhẹ, sáng nào anh Trí cũng tập thể dục sớm, thường là anh kéo dây, khi khỏe thì anh kéo một lúc 6 sợi dây cao su, lúc nào mệt thì anh chỉ kéo 2, 3 sợi thôi. Rồi cả ngày anh viết thơ, rồi dạo lui, dạo tới ngâm thơ một mình như người điên... (cười). Anh Trí có kiểu viết thơ lạ lắm, khi mô cũng nằm ngửa, rồi kê tờ giấy trong lòng bàn tay mà viết. Chữ của anh Trí thì cứ chữ này dính với chữ kia kéo thành dây nhìn ngồ ngộ. Hỏi thì anh nói viết như rứa cho mau.
Thân hình anh Trí không to mà cũng không nhỏ lắm, đầu tóc khi mô cũng bờm xờm như đội mũ bê-rê. Trưa trưa, chiều chiều là anh bắc ghế mây ra trước sân ngồi nhìn phong cảnh ngoài con đường Khải Định. Tính tình hiền từ như con gái, và rất ít khi nghe anh Trí nói chuyện ở nhà. Về sau, khi bệnh tình hành hạ, anh Trí hầu như không thích giao du với mọi người nữa”.
Ông Hành nhớ lại, hồi đó có một cô gái nói giọng Bắc Kỳ sang trọng lắm, ngày nào cũng thuê xe kéo tay đảo lui đảo tới vài vòng trước nhà để xin gặp anh Trí, nhưng anh cứ trốn lỳ trong buồng từ chối không gặp. Riết rồi cô con gái năn nỉ quá, anh mới chịu cho gặp, nhưng với một điều kiện là cô gái kia phải bịt mắt khi đối diện với nhà thơ. May thay, bà Nguyễn Thị Duy, mẹ của Hàn Mặc Tử biết chuyện và đã cho cô gái cởi khăn bịt mắt ra.
Ngày tháng cứ dần trôi, bệnh tình của Hàn Mặc Tử mỗi lúc càng thêm bi đát, và rồi căn nhà nằm bên đường Khải Định cũng không đủ sức để níu giữ thân phận nghiệt ngã của nhà thơ. Thời đó, quan niệm của người đời về bệnh phong là kinh khủng lắm, nên gia đình đành thuê một căn nhà nhỏ nằm ven bãi biển Gềnh Ráng, cạnh một đồn lính Tây của hai chị em người đàn bà góa để nhà thơ trú ngụ.
Ông Hành cũng khăn gói đi theo phục dịch anh mình, tiếng thì đi ở riêng nhưng cơm nước hằng ngày ông Hành vẫn về nhà mang đến. Ông Hành cứ nhớ mãi, hồi đó anh Trí chỉ thích ăn cơm với cá liệt kho khô vì loài cá này không độc. Lâu lâu anh Trí mới được ăn một bữa thịt vì mẹ anh cho rằng bệnh phong rất kỵ với hơi của thịt mỡ.
Hai anh em ở trong cái nhà thuê lụp xụp bên mé biển đó được chừng 5 tháng thì bệnh nặng ra. Hàn Mặc Tử được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Quy Nhơn, nằm được vài hôm, đến ngày 20-9-1940 thì hai anh em phải dắt díu nhau đến trú ngụ ở Bệnh viện Phong Quy Hòa. Ở đó, thời bấy giờ được xem là nơi tột cùng đau khổ của nhân gian...
Ông Phạm Hành - em con chú ruột của nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Chiều 11-11-1940, khi ông Hành đạp xe từ Quy Nhơn lên tới Quy Hòa, trên tay vẫn đang cầm gói thức ăn cho anh Trí thì những người ở bệnh viện đã khâm liệm xong xuôi. Ông Hành nghẹn ngào kể lại: “Tui vẫn còn nhớ như in ngày mới vô Quy Hòa anh Trí cứ dặn dò, em nhớ đừng nhổ nước miếng xuống nền nhà nghe chưa, nếu em nhổ là anh bị phạt ăn cơm lạt và nhổ cỏ đó”.
Để hâm nóng pho ký ức về Hàn Mặc Tử của ông Hành, tôi phải kéo dòng hồi tưởng trong ông chầm chậm lại. “Bây giờ ông có còn thuộc thơ của anh Trí viết không?”. “Có chớ, hồi trai trẻ thì thuộc nhiều, chừ già rồi cũng quên hết...”, nói xong ông ngồi ngâm khe khẽ: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi/ Hoa lá ngây tình không muốn động/ Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi/ Trong khóm vi lau rào rạt mãi/ Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?/ Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe”.
Mấy mươi năm đã qua đi, buổi chiều nay ngồi để nhắc nhớ lại chuyện của người thiên cổ, ký ức về người anh tài hoa mệnh bạc cứ như đong đầy, nặng trĩu làm cho ông Hành vốn đã già yếu lại càng già đi. Gió heo may rườn rượt kéo về cùng những cơn rét đậm, linh cảm cho chúng tôi biết dường như thời gian không còn nhiều nữa cho pho ký ức sống về Hàn Mặc Tử hiếm hoi này.
Chia tay tôi trong buổi chiều mưa lất phất, ông Hành còn nhắc: “Mai về Đà Nẵng cố gắng tìm đến thánh viện Phao Lồ, nằm trên đường Yên Bái, ở đó có bà Công Tằng Tôn Nữ Phương Khanh là con gái của chị Lễ và là cháu gọi nhà thơ Hàn Mặc Tử bằng cậu ruột. May ra người này có biết thêm một chút gì về những ngày tháng cuối cùng của anh Trí...”.
Về Đà Nẵng, chúng tôi đã tìm gặp bà Phương Khanh, hiện đang là nữ tu ở thánh viện Phao Lồ, nhưng bà Khanh bảo rằng: “Khi cậu Trí mất tôi còn nhỏ lắm, lớn lên thì vào tu trong dòng, chỉ nghe mẹ tôi kể lại rằng ngày đó, gia đình bà ngoại tôi đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm phương cứu chữa cho cậu Trí, nghe ai bảo làm gì cũng làm, kể cả việc mài vàng ròng cho cậu Trí uống. Có lẽ vì cậu Trí được cho uống quá nhiều bột vàng ròng nên sinh ra bị bệnh đường ruột. Theo bà Khanh thì Hàn Mặc Tử qua đời là vì bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ) chứ không phải thủ phạm cướp đi sinh mạng của nhà thơ tài hoa nước Việt là trực khuẩn Hansen!?
Nhận định về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Phương Khanh xem ra rất có lý khi đem đối chiếu với những tư liệu mà người bạn cùng nằm Bệnh viện Phong Quy Hòa với Hàn Mặc Tử là ông Nguyễn Văn Xê đã kể lại trong hồi ký của mình và được trích đăng trên Tạp chí Sông Hương số 28, ra ngày 11-12-1987 như sau: Ngày 20-9-1940, có tiếng phanh ôtô trước nhà thương nam làm bệnh nhân người nhìn qua cửa sổ, kẻ lẹ chân chạy ra gần chiếc xe. Mẹ Juetta lẹ làng chạy ra cửa tiếp hồ sơ từ tay người y tá đứng tuổi rồi đỡ bệnh nhân xuống. Đến giường số 3, mẹ dừng lại, nhìn hồ sơ và nhẹ nhàng nói: “Trí, đây là chỗ của con”.
3 giờ chiều hôm ấy, ông Xê bắt chuyện với Hàn Mặc Tử: “Tôi là Xê, người Huế, vào trại đã hai năm, hiện đang giúp việc cho các mẹ. Tôi còn nhỏ lắm, mới 21 tuổi thôi, xin anh Trí hãy gọi bằng em cho thân mật”, Hàn Mặc Tử lắc đầu: “Anh Xê đừng quan tâm chuyện tuổi tác, tôi cũng mới hai mươi tám”. Hàn Mặc Tử nói với ông Nguyễn Văn Xê: “Khắp các tiệm thuốc bắc và các ông bà thầy thuốc nam ở Bình Định, tôi đến chữa không sót một người, mà càng ngày thân thể càng ra thế này”.
Hàn Mặc Tử vào Quy Hòa được ba tuần. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tụy của các nữ tu dòng thánh Francois Dassise, mà đặc biệt là mẹ Juetta phụ trách nhà thương nam là người lo lắng cho Hàn Mặc Tử nhất nên bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Từ tuần lễ thứ tư, sinh hoạt của ông đều đều: 5 giờ sáng dậy đi nhà thờ đọc kinh và rất sốt sắng chầu lễ, rước lễ; 7 giờ cùng anh em bệnh nhân ăn điểm tâm cháo trắng với đường đen; 8 giờ băng bó, uống thuốc hoặc chuyện trò với anh em đồng bệnh; 11 giờ ăn cơm trưa rồi nghỉ ngơi; 14 giờ 30 đi nhà thờ đọc kinh lần hạt; đến 17 giờ đi ăn cơm chiều.
Sang tuần thứ năm, Hàn Mặc Tử được mẹ Juetta chích thuốc trị bệnh thời đó do bác sĩ Gour vile, Giám đốc Bệnh viện Quy Nhơn bào chế với tên Huile de Cholmoogra để chích ven mỗi lần 1/2cc cộng với thuốc trị công phạt ác tính là Essene Teberentine nên bệnh có vẻ giảm, do đó thường thấy Hàn Mặc Tử bách bộ lui tới ở hành lang nhà thương nam hoặc ở vườn hoa ngồi suy tư trên ghế đá với tập giấy kẹp ở nách, cầm cây bút chì nhỏ mòn cùn. Hàn Mặc Tử sinh hoạt bình thường cho đến buổi trưa 30-10-1940, sau khi đi đọc kinh lần hạt ở nhà thờ về.
Cả buổi trưa cho đến tối ngày hôm đó, ông Xê bận việc đến sáng hôm sau mới hay Hàn Mặc Tử đi kiết bị kiệt sức nên không thể đến nhà thờ. Khi ông Xê đến thăm thì thấy Hàn Mặc Tử phờ phạc, xanh xao nhiều lắm nên ông đề nghị mẹ Juetta cho ông vào trong phòng liệt nằm cho tiện. Rồi suốt hơn một tuần lễ từ 30-10 đến 7-11-1940 thì bệnh kiết lị của Hàn Mặc Tử vẫn không thuyên giảm mà có phần tăng thêm nên người ông khô đét, gầy guộc, xanh xao đến thảm não.
Đêm 8-11-1940, Hàn Mặc Tử đi tiêu rất nhiều lần, mỗi lần đi có một chút chất nhầy và vài giọt máu nên ông Xê thấy Hàn Mặc Tử mệt lả đến đi không nổi, ông phải dìu đi tiêu, rồi về giường nằm.
Đêm càng về khuya thì sức ông Xê càng mệt nên đã ngủ quên chắn cả lối đi, không ngờ trong lúc ấy Hàn Mặc Tử tuột xuống giường đi không nổi nên đã lấy một cái âu ngồi lên đó mà đi tiêu. Khi ông Xê giật mình thức giấc thì thấy Hàn Mặc Tử ngồi trong xó tối sau chiếc tủ con ôm bụng nhăn nhó nói: “Anh Xê ơi, đỡ tôi lên với”.
Ông Xê đến đỡ Hàn Mặc Tử lên giường nằm rồi mới nói: “Sao anh không thức tôi dậy”, thi sĩ trả lời vô cùng mệt nhọc: “Tôi thấy anh cũng mệt nên để anh nghỉ một chút”.
Sáng 9-11-1940, sau khi khám bệnh, mẹ Juetta bưng chén thuốc cho Hàn Mặc Tử uống xong, nói: “Chiều nay có xe đi mời cha tuyên úy vào xức dầu cho con”, ông gật đầu và nói tiếng “dạ” rất nhỏ. Sáng 10-11-1940 lúc 6 giờ 45, cha cho Hàn Mặc Tử được chịu phép xức dầu và rước lễ lần cuối. Đêm 10-11, ông Xê trực, hai mẹ Juetta và soeur Julienne có đến thăm Hàn Mặc Tử ba lần và lần thứ ba khoảng 3h thì soeur Julienne cho biết từ đó đến sáng Hàn Mặc Tử sẽ chết.
Thời gian của đêm đó như chùng xuống, ông Xê nhìn Hàn Mặc Tử ngoài những lúc đau bụng đi tiêu, thì khi quỳ cũng như ngồi hoặc nằm, Hàn Mặc Tử đều đọc kinh cho đến ngày 11-11-1940 lúc 5 giờ 45 phút sáng thì ông nhẹ nhàng tắt thở.
Ông Phạm Hành nay đã không còn nữa, nhưng may mắn thay những gì chúng tôi ghi lại được từ ký ức của ông về người anh con bác ruột của mình, thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử sẽ mãi mãi là những tư liệu vô cùng quý báu cho những ai yêu quý Hàn Mặc Tử và cho nền văn học nước nhà.
Quốc Anh
13:10 26/08/2016
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ kiệt xuất của thời kỳ hiện đại, một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam giữa thời hoàng kim của phong trào Thơ mới. Với tài năng xuất chúng của mình, với nỗi đớn đau của định mệnh vô cùng nghiệt ngã. Ông đã hoàn tất sứ mệnh với cuộc đời, để lại cho đời một di sản vô cùng quý báu với nhiều câu thơ kỳ diệu có thể xếp vào hàng hay nhất của thi ca Việt Nam.
Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh 22 tháng 9 năm 1912 tại Quãng Bình - mất 11 tháng 11 năm 1940 (28 tuổi) tại Quy Nhơn. Hàn Mạc Tử theo đạo Thiên Chúa .
Sinh thời, nhà thơ tài hoa mắc phải một chứng bệnh khốc hại (bệnh phong) mà cho tới nay người đời vẫn cứ đinh ninh rằng Hàn Mặc Tử sớm phải lìa xa cõi thế cũng vì chứng nan y này.
Rất ít người biết được rằng, từ sau khi được người anh rể (chồng của chị Lễ), một viên chức làm việc trong ngành xét nghiệm phát hiện bị mắc bệnh phong. Suốt bốn năm trời chạy chữa và dưỡng bệnh ấy, dẫu rằng có rất nhiều người bạn, người tình trong mộng đến bên cạnh Hàn Mặc Tử. Vậy mà “vết thương tâm” trong nhà thơ vẫn cứ mỏi mòn.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Hạnh phúc thay còn có một người, đó là ông Phạm Hành (em con chú ruột của Hàn Mặc Tử). Vì quá thương anh sớm lâm trọng bệnh mà ông bỏ học để theo chăm sóc, phục vụ chu tất trong những ngày nhà thơ chống chọi tuyệt vọng với căn bệnh. Là anh em chú bác ruột, nhưng người mang họ Nguyễn (Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí (SN 1912, tại làng Lệ Mỹ, nay thuộc TP Đồng Hới, Quảng Bình), người lại mang họ Phạm, là do ông nội của nhà thơ và ông Hành là ông Phạm Bồi (người gốc Thanh Hóa), vì có liên quan đến phong trào Cần Vương chống Pháp, nên sau khi thất bại, ông Bồi phải trốn vào đất Thừa Thiên.
Khi sinh ra thân phụ của Hàn Mặc Tử, ông Phạm Bồi đã cải họ thành họ Nguyễn và đặt tên con là Nguyễn Văn Toản nhằm tránh những rắc rối về lý lịch sau này. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì, khi sinh ra thân phụ của ông Hành thì ông Phạm Bồi vẫn giữ nguyên họ Phạm để đặt tên cho con.
Ông Phạm Hành SN 1924, tại làng Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên-Huế). Lớn lên, do những run rủi của phận người, bước chân ông đã dạt trôi đến vùng đất ở phía nam cầu Mỹ Chánh, thuộc xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và sống luôn ở đó cho đến bây giờ.
Thời điểm tôi cùng nhà báo Nguyễn Hoàn ở Báo Quảng Trị (nay Nguyễn Hoàn là Phó Giám đốc Sở TTTT Quảng Trị) tìm đến được nhà ông Hành. Ngôi nhà nhỏ bé và tuềnh toàng, nằm khuất sau lối đi nhỏ cỏ mọc um tùm, hoang vắng. Vườn nhà tuy rộng nhưng cũng chỉ có mấy gốc chè, vài cây mít... Gia sản đáng giá nhất có chăng chỉ là một cỗ hậu sự do mấy người con đi xây dựng vùng kinh tế mới tận miền Đông Nam Bộ gom góp chuẩn bị sẵn cho ngày ra đi của ông và một kho ký ức về nhà thơ tài danh Hàn Mặc Tử.
Sau khi cha mất sớm, Nguyễn Trọng Trí (bút danh Hàn Mạc Tử) được mẹ đưa vào Quy Nhơn sống với người anh ruột. Năm 1928, Trí được mẹ cho ra Huế học. Năm 1930, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ do một thi xã tổ chức với bút hiệu là Lệ Thanh và Phong Trần. Năm 1932, ông làm công chức ở Sở Đạc điền Quy Nhơn dưới quyền của Thương tá Hoàng Phùng (thân sinh của bà Hoàng Thị Kim Cúc - tình đơn phương của Hàn Mặc Tử). Năm 1934, Trí theo Thúc Tề vào Sài Gòn ôm mộng viết báo, làm thơ, lấy bút hiệu là Hàn Mặc Tử.
Năm 1936, thấy mình nhuốm bệnh, Hàn Mặc Tử đã từ giã những người bạn cùng ôm mộng làm thơ, viết báo của mình, từ giã Sài Gòn hoa lệ để quay trở lại Quy Nhơn và xuất bản tập thơ đầu tay “Gái Quê”... Năm đó, ông Hành chừng 12, 13 tuổi gì đó, sống bên cạnh Hàn Mặc Tử, ngày ngày giúp nhà thơ thay quần áo rồi gói ghém mang đến tiệm gửi giặt, lo bưng cơm, rót nước, đặc biệt là lo dán tem lên bì thư rồi đạp xe đi bỏ vào những thùng thư mà Nha Bưu điện đặt rải rác dọc đường phố Quy Nhơn. Ông Hành nhớ là hầu như ngày nào anh Trí cũng bảo ông đạp xe đi gửi thư cả, có ngày tới 3, 4 lá...
Ông Hành kể: “Hồi đó, anh Trí chỉ mới bị mấy cái mụn đỏ đỏ ở trên mặt thôi, chứ chưa phải là phong hủi chi hết. Khi bệnh còn nhẹ, sáng nào anh Trí cũng tập thể dục sớm, thường là anh kéo dây, khi khỏe thì anh kéo một lúc 6 sợi dây cao su, lúc nào mệt thì anh chỉ kéo 2, 3 sợi thôi. Rồi cả ngày anh viết thơ, rồi dạo lui, dạo tới ngâm thơ một mình như người điên... (cười). Anh Trí có kiểu viết thơ lạ lắm, khi mô cũng nằm ngửa, rồi kê tờ giấy trong lòng bàn tay mà viết. Chữ của anh Trí thì cứ chữ này dính với chữ kia kéo thành dây nhìn ngồ ngộ. Hỏi thì anh nói viết như rứa cho mau.
Thân hình anh Trí không to mà cũng không nhỏ lắm, đầu tóc khi mô cũng bờm xờm như đội mũ bê-rê. Trưa trưa, chiều chiều là anh bắc ghế mây ra trước sân ngồi nhìn phong cảnh ngoài con đường Khải Định. Tính tình hiền từ như con gái, và rất ít khi nghe anh Trí nói chuyện ở nhà. Về sau, khi bệnh tình hành hạ, anh Trí hầu như không thích giao du với mọi người nữa”.
Ông Hành nhớ lại, hồi đó có một cô gái nói giọng Bắc Kỳ sang trọng lắm, ngày nào cũng thuê xe kéo tay đảo lui đảo tới vài vòng trước nhà để xin gặp anh Trí, nhưng anh cứ trốn lỳ trong buồng từ chối không gặp. Riết rồi cô con gái năn nỉ quá, anh mới chịu cho gặp, nhưng với một điều kiện là cô gái kia phải bịt mắt khi đối diện với nhà thơ. May thay, bà Nguyễn Thị Duy, mẹ của Hàn Mặc Tử biết chuyện và đã cho cô gái cởi khăn bịt mắt ra.
Ngày tháng cứ dần trôi, bệnh tình của Hàn Mặc Tử mỗi lúc càng thêm bi đát, và rồi căn nhà nằm bên đường Khải Định cũng không đủ sức để níu giữ thân phận nghiệt ngã của nhà thơ. Thời đó, quan niệm của người đời về bệnh phong là kinh khủng lắm, nên gia đình đành thuê một căn nhà nhỏ nằm ven bãi biển Gềnh Ráng, cạnh một đồn lính Tây của hai chị em người đàn bà góa để nhà thơ trú ngụ.
Ông Hành cũng khăn gói đi theo phục dịch anh mình, tiếng thì đi ở riêng nhưng cơm nước hằng ngày ông Hành vẫn về nhà mang đến. Ông Hành cứ nhớ mãi, hồi đó anh Trí chỉ thích ăn cơm với cá liệt kho khô vì loài cá này không độc. Lâu lâu anh Trí mới được ăn một bữa thịt vì mẹ anh cho rằng bệnh phong rất kỵ với hơi của thịt mỡ.
Hai anh em ở trong cái nhà thuê lụp xụp bên mé biển đó được chừng 5 tháng thì bệnh nặng ra. Hàn Mặc Tử được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Quy Nhơn, nằm được vài hôm, đến ngày 20-9-1940 thì hai anh em phải dắt díu nhau đến trú ngụ ở Bệnh viện Phong Quy Hòa. Ở đó, thời bấy giờ được xem là nơi tột cùng đau khổ của nhân gian...
Ông Hành nhớ rất rõ rằng, khi vào Bệnh viện Phong Quy Hòa, tay của anh Trí đã hơi cứng nên viết lách rất khó khăn, trên mặt thì nổi nhiều mụn đỏ mọng như sắp nứt. Khi mới đến, anh Trí được phát bộ áo quần bệnh, mang số 1134 và xếp cho nằm trong phòng tập thể. Sau đó một thời gian thì được xếp nằm riêng. Theo ký ức của ông Hành thì từ khi được xếp ra ở riêng chưa đến chục ngày thì anh Trí trút hơi thở cuối cùng, từ giã cõi dương gian để về với Chúa.
Chiều 11-11-1940, khi ông Hành đạp xe từ Quy Nhơn lên tới Quy Hòa, trên tay vẫn đang cầm gói thức ăn cho anh Trí thì những người ở bệnh viện đã khâm liệm xong xuôi. Ông Hành nghẹn ngào kể lại: “Tui vẫn còn nhớ như in ngày mới vô Quy Hòa anh Trí cứ dặn dò, em nhớ đừng nhổ nước miếng xuống nền nhà nghe chưa, nếu em nhổ là anh bị phạt ăn cơm lạt và nhổ cỏ đó”.
Để hâm nóng pho ký ức về Hàn Mặc Tử của ông Hành, tôi phải kéo dòng hồi tưởng trong ông chầm chậm lại. “Bây giờ ông có còn thuộc thơ của anh Trí viết không?”. “Có chớ, hồi trai trẻ thì thuộc nhiều, chừ già rồi cũng quên hết...”, nói xong ông ngồi ngâm khe khẽ: “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ Đợi gió đông về để lả lơi/ Hoa lá ngây tình không muốn động/ Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi/ Trong khóm vi lau rào rạt mãi/ Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?/ Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm/ Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe”.
Mấy mươi năm đã qua đi, buổi chiều nay ngồi để nhắc nhớ lại chuyện của người thiên cổ, ký ức về người anh tài hoa mệnh bạc cứ như đong đầy, nặng trĩu làm cho ông Hành vốn đã già yếu lại càng già đi. Gió heo may rườn rượt kéo về cùng những cơn rét đậm, linh cảm cho chúng tôi biết dường như thời gian không còn nhiều nữa cho pho ký ức sống về Hàn Mặc Tử hiếm hoi này.
Chia tay tôi trong buổi chiều mưa lất phất, ông Hành còn nhắc: “Mai về Đà Nẵng cố gắng tìm đến thánh viện Phao Lồ, nằm trên đường Yên Bái, ở đó có bà Công Tằng Tôn Nữ Phương Khanh là con gái của chị Lễ và là cháu gọi nhà thơ Hàn Mặc Tử bằng cậu ruột. May ra người này có biết thêm một chút gì về những ngày tháng cuối cùng của anh Trí...”.
Về Đà Nẵng, chúng tôi đã tìm gặp bà Phương Khanh, hiện đang là nữ tu ở thánh viện Phao Lồ, nhưng bà Khanh bảo rằng: “Khi cậu Trí mất tôi còn nhỏ lắm, lớn lên thì vào tu trong dòng, chỉ nghe mẹ tôi kể lại rằng ngày đó, gia đình bà ngoại tôi đã chạy đôn chạy đáo khắp nơi để tìm phương cứu chữa cho cậu Trí, nghe ai bảo làm gì cũng làm, kể cả việc mài vàng ròng cho cậu Trí uống. Có lẽ vì cậu Trí được cho uống quá nhiều bột vàng ròng nên sinh ra bị bệnh đường ruột. Theo bà Khanh thì Hàn Mặc Tử qua đời là vì bệnh đường ruột (bệnh kiết lỵ) chứ không phải thủ phạm cướp đi sinh mạng của nhà thơ tài hoa nước Việt là trực khuẩn Hansen!?
Nhận định về nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà Phương Khanh xem ra rất có lý khi đem đối chiếu với những tư liệu mà người bạn cùng nằm Bệnh viện Phong Quy Hòa với Hàn Mặc Tử là ông Nguyễn Văn Xê đã kể lại trong hồi ký của mình và được trích đăng trên Tạp chí Sông Hương số 28, ra ngày 11-12-1987 như sau: Ngày 20-9-1940, có tiếng phanh ôtô trước nhà thương nam làm bệnh nhân người nhìn qua cửa sổ, kẻ lẹ chân chạy ra gần chiếc xe. Mẹ Juetta lẹ làng chạy ra cửa tiếp hồ sơ từ tay người y tá đứng tuổi rồi đỡ bệnh nhân xuống. Đến giường số 3, mẹ dừng lại, nhìn hồ sơ và nhẹ nhàng nói: “Trí, đây là chỗ của con”.
3 giờ chiều hôm ấy, ông Xê bắt chuyện với Hàn Mặc Tử: “Tôi là Xê, người Huế, vào trại đã hai năm, hiện đang giúp việc cho các mẹ. Tôi còn nhỏ lắm, mới 21 tuổi thôi, xin anh Trí hãy gọi bằng em cho thân mật”, Hàn Mặc Tử lắc đầu: “Anh Xê đừng quan tâm chuyện tuổi tác, tôi cũng mới hai mươi tám”. Hàn Mặc Tử nói với ông Nguyễn Văn Xê: “Khắp các tiệm thuốc bắc và các ông bà thầy thuốc nam ở Bình Định, tôi đến chữa không sót một người, mà càng ngày thân thể càng ra thế này”.
Hàn Mặc Tử vào Quy Hòa được ba tuần. Nhờ sự chăm sóc chu đáo, tận tụy của các nữ tu dòng thánh Francois Dassise, mà đặc biệt là mẹ Juetta phụ trách nhà thương nam là người lo lắng cho Hàn Mặc Tử nhất nên bệnh tình thuyên giảm rõ rệt.
Từ tuần lễ thứ tư, sinh hoạt của ông đều đều: 5 giờ sáng dậy đi nhà thờ đọc kinh và rất sốt sắng chầu lễ, rước lễ; 7 giờ cùng anh em bệnh nhân ăn điểm tâm cháo trắng với đường đen; 8 giờ băng bó, uống thuốc hoặc chuyện trò với anh em đồng bệnh; 11 giờ ăn cơm trưa rồi nghỉ ngơi; 14 giờ 30 đi nhà thờ đọc kinh lần hạt; đến 17 giờ đi ăn cơm chiều.
Sang tuần thứ năm, Hàn Mặc Tử được mẹ Juetta chích thuốc trị bệnh thời đó do bác sĩ Gour vile, Giám đốc Bệnh viện Quy Nhơn bào chế với tên Huile de Cholmoogra để chích ven mỗi lần 1/2cc cộng với thuốc trị công phạt ác tính là Essene Teberentine nên bệnh có vẻ giảm, do đó thường thấy Hàn Mặc Tử bách bộ lui tới ở hành lang nhà thương nam hoặc ở vườn hoa ngồi suy tư trên ghế đá với tập giấy kẹp ở nách, cầm cây bút chì nhỏ mòn cùn. Hàn Mặc Tử sinh hoạt bình thường cho đến buổi trưa 30-10-1940, sau khi đi đọc kinh lần hạt ở nhà thờ về.
Cả buổi trưa cho đến tối ngày hôm đó, ông Xê bận việc đến sáng hôm sau mới hay Hàn Mặc Tử đi kiết bị kiệt sức nên không thể đến nhà thờ. Khi ông Xê đến thăm thì thấy Hàn Mặc Tử phờ phạc, xanh xao nhiều lắm nên ông đề nghị mẹ Juetta cho ông vào trong phòng liệt nằm cho tiện. Rồi suốt hơn một tuần lễ từ 30-10 đến 7-11-1940 thì bệnh kiết lị của Hàn Mặc Tử vẫn không thuyên giảm mà có phần tăng thêm nên người ông khô đét, gầy guộc, xanh xao đến thảm não.
Đêm 8-11-1940, Hàn Mặc Tử đi tiêu rất nhiều lần, mỗi lần đi có một chút chất nhầy và vài giọt máu nên ông Xê thấy Hàn Mặc Tử mệt lả đến đi không nổi, ông phải dìu đi tiêu, rồi về giường nằm.
Đêm càng về khuya thì sức ông Xê càng mệt nên đã ngủ quên chắn cả lối đi, không ngờ trong lúc ấy Hàn Mặc Tử tuột xuống giường đi không nổi nên đã lấy một cái âu ngồi lên đó mà đi tiêu. Khi ông Xê giật mình thức giấc thì thấy Hàn Mặc Tử ngồi trong xó tối sau chiếc tủ con ôm bụng nhăn nhó nói: “Anh Xê ơi, đỡ tôi lên với”.
Ông Xê đến đỡ Hàn Mặc Tử lên giường nằm rồi mới nói: “Sao anh không thức tôi dậy”, thi sĩ trả lời vô cùng mệt nhọc: “Tôi thấy anh cũng mệt nên để anh nghỉ một chút”.
Sáng 9-11-1940, sau khi khám bệnh, mẹ Juetta bưng chén thuốc cho Hàn Mặc Tử uống xong, nói: “Chiều nay có xe đi mời cha tuyên úy vào xức dầu cho con”, ông gật đầu và nói tiếng “dạ” rất nhỏ. Sáng 10-11-1940 lúc 6 giờ 45, cha cho Hàn Mặc Tử được chịu phép xức dầu và rước lễ lần cuối. Đêm 10-11, ông Xê trực, hai mẹ Juetta và soeur Julienne có đến thăm Hàn Mặc Tử ba lần và lần thứ ba khoảng 3h thì soeur Julienne cho biết từ đó đến sáng Hàn Mặc Tử sẽ chết.
Thời gian của đêm đó như chùng xuống, ông Xê nhìn Hàn Mặc Tử ngoài những lúc đau bụng đi tiêu, thì khi quỳ cũng như ngồi hoặc nằm, Hàn Mặc Tử đều đọc kinh cho đến ngày 11-11-1940 lúc 5 giờ 45 phút sáng thì ông nhẹ nhàng tắt thở.
Ông Phạm Hành nay đã không còn nữa, nhưng may mắn thay những gì chúng tôi ghi lại được từ ký ức của ông về người anh con bác ruột của mình, thi sĩ tài hoa Hàn Mặc Tử sẽ mãi mãi là những tư liệu vô cùng quý báu cho những ai yêu quý Hàn Mặc Tử và cho nền văn học nước nhà.
Quốc Anh