Cụ bà sống chục năm ở nghĩa địa vì: ‘Ở với con rất khó lòng’
Dec 13, 2021 14:03:25 GMT -6
Post by phongvien007 on Dec 13, 2021 14:03:25 GMT -6
Cụ bà sống hàng chục năm ở nghĩa địa vì: ‘Ở với con rất khó lòng’
Tường Vy
12 tháng 12, 2021
Một mình sống giữa nghĩa địa, với 9 ngôi mộ hàng chục năm qua, bà Nguyễn Thị Bửu (ngụ TP. Tân An, tỉnh Long An) chưa từng sợ hãi – Ảnh: soha.vn
Gọi là nhà, nhưng đó chỉ là những tấm vách đơn sơ, mái tôn ọp ẹp… mà bà được mạnh thường quân góp tặng. Hàng chục năm qua, bất kể mưa gió, bà vẫn sống trong căn nhà lọt thỏm giữa nghĩa địa này, nằm gối đầu lên chiếc phản sờn cũ. Bà Bửu mở đầu câu chuyện.
“Tôi có con đó, năm đứa lận, đều đã dựng vợ gả chồng. Ngoài ra, tôi còn nuôi một đứa cháu ngoại nữa. Nó vừa mới đi nghĩa vụ quân sự về, nó đã thuê trọ và đi làm nơi khác rồi”,
Ngôi nhà bà Bửu nằm phía sau những ngôi mộ – Ảnh: soha.vn
Bài báo không nói lý do chồng bà chết trong chiến tranh là gì. Có phải ông là bộ đội rồi bị tử thương trên chiến trường miền Nam không. Nếu đúng thế thì chính quyền ngày nay tệ quá, sao không chăm lo cho gia đình tử sĩ của họ cho chu đáo, mà cứ chỉ chờ đến ngày thương binh liệt sĩ, làm ba chuyện tào lao là xem như “trả nghĩa liệt sĩ” xong rồi.
Mấy chục năm trước, hồi còn trẻ, còn khỏe, bà Bửu làm cỏ mướn cho bà gia đình bà Triều (thành phố Tân An, tỉnh Long An) có cái nghĩa địa gia đình này. Tổ tiên, ông bà, bà Triều đều được chôn cất ở đó.
Một ngày đẹp trời, bà chủ đó nói với bà Bửu: “Hay chị dựng chòi ở đây đi, tôi cho chị mượn một miếng đất ở gần gò mả để sinh sống”.
Bà Bửu vẫn giữ thói quen ăn trầu – Ảnh: soha.vn
Bà Bửu thuộc lớp già thế hệ trước, trước nữa nên vẫn có thói quen nhai trầu. Mỗi ngày, bà rong ruổi khắp các con đường, ngõ nhỏ… để nhặt phế liệu kiếm sống. Có lẽ nhờ đi bộ mỗi ngày, tốt hơn tập thể dụng trong gym, nên bà Bửu khỏe, tinh thần cũng rất minh mẫn.
Khi được ai đó cho bánh kẹo, trái cây, cơm… bà dành để làm thức ăn sống qua ngày. Đa số vật dụng trong nhà bà vẫn là nhặt được từ bãi phế liệu, khi thì được người khác tặng. Thỉnh thoảng, con bà Bửu vẫn ghé thăm mẹ.
“Tôi chưa bao giờ thấy buồn, ngày nào tôi cũng vái Phật trời phù hộ cho mình, cho những đứa con”, bà nói.
Trong ngôi nhà ọp ẹp, vật quý giá nhất của bà Bửu đó chính là di ảnh của người mẹ đã khuất. “Người ta hỏi tôi sống với ai, tôi nói sống với má”, bà tâm sự.
Bà Bửu bên di ảnh của má – Ảnh: soha.vn
Dù ở giữa nghĩa địa nhưng bà Bửu chưa từng sợ hãi. Bà nói chỉ cần mình lương thiện, đừng chọc phá gì ai, kể cả những người đã khuất thì cứ bình tâm sống thôi. Lo gì cho mệt!
Bà Triều nói bả thương bà Bửu lắm, cùng một kiếp đàn bà, nhưng mỗi người mỗi cảnh, thôi thì giúp nhau một chút. Bà nói:
Hằng ngày, bà Bửu đi nhặt ve chai, được xấp vải nào thì luôn hỏi tôi rằng có cần không, bà ấy cho. Con đường được đắp cát, lót xốp là do tôi làm. Bà ấy đã lớn tuổi rồi, tuy còn khỏe nhưng tai không còn nghe rõ nữa, phải nói thật lớn thì mới nghe. Làm lụng được bao nhiêu tiền, bà đều dành cho con, cho cháu. Đối với bà ấy, đó là niềm yêu thương lớn nhất cuộc đời. Nhiều hôm trái gió trở trời, tôi cũng lo lắng cho bà Bửu lắm. Gần đây, bà ấy có điện thoại nên cần gì sẽ gọi”.
Vài năm gần đây, hàng xóm đã làm cho bà con đường dẫn vào nhà để tiện đi lại – Ảnh: soha.vn
Trong cuộc chuyện trò với những người ghé thăm, bà Bửu nhiều lần bật khóc khi nói về đứa cháu trai: “Có lần vì về nhà thăm tôi bệnh mà lên đơn vị muộn, nó bị phạt hít đất. Tôi nghe mà thương vô cùng. Nó ở với tôi từ nhỏ, cũng mến tay mến chân, nói không nhớ sao được. Giờ đây nó đã trưởng thành, khôn lớn, chuẩn bị xây dựng cuộc sống mới sau khi rời khỏi quân ngũ rồi…”
Hàng chục năm qua, có những lần bão táp, mưa như trút nước, hay có những đêm một mình giữa nghĩa địa giá lạnh, bà Bửu chưa một lần thở than hay sợ hãi. Bởi với bà, việc sống một mình là để không phiền hà con cháu, và để có một cuộc đời như mình mong muốn.
Một ngày nào đó nếu bà nằm xuống, chắc cũng chỉ nhờ bà con chòm xóm mỗi người lo một chút là xong. Bà Triều chắc cũng không hẹp hòi gì cho bà một miếng đất nhỏ, để bà được an nghỉ cùng tổ tiên, dòng họ của mình. (Viết theo Soha)
Tường Vy
12 tháng 12, 2021
Gọi là nhà, nhưng đó chỉ là những tấm vách đơn sơ, mái tôn ọp ẹp… mà bà được mạnh thường quân góp tặng. Hàng chục năm qua, bất kể mưa gió, bà vẫn sống trong căn nhà lọt thỏm giữa nghĩa địa này, nằm gối đầu lên chiếc phản sờn cũ. Bà Bửu mở đầu câu chuyện.
“Tôi có con đó, năm đứa lận, đều đã dựng vợ gả chồng. Ngoài ra, tôi còn nuôi một đứa cháu ngoại nữa. Nó vừa mới đi nghĩa vụ quân sự về, nó đã thuê trọ và đi làm nơi khác rồi”,
Chồng mất trong chiến tranh, bà Bửu một tay nuôi con đến khi các con đều lập gia đình, trưởng thành. Bà nói: “Nhiều người không biết cứ trách con tôi không lo cho mẹ. Nhưng thực tế, tôi không thích ở với ai cả. Mình sống với con gái thì nhà còn con rể, mình sống với con trai thì có con dâu. Ở với con rất khó lòng. Tôi đã lớn tuổi rồi, sống một mình tôi thấy thoải mái hơn, muốn ăn lúc nào thì ăn, muốn ngủ lúc nào thì ngủ. Tôi mong muốn ở nơi đây đến khi qua đời”.
Bài báo không nói lý do chồng bà chết trong chiến tranh là gì. Có phải ông là bộ đội rồi bị tử thương trên chiến trường miền Nam không. Nếu đúng thế thì chính quyền ngày nay tệ quá, sao không chăm lo cho gia đình tử sĩ của họ cho chu đáo, mà cứ chỉ chờ đến ngày thương binh liệt sĩ, làm ba chuyện tào lao là xem như “trả nghĩa liệt sĩ” xong rồi.
Mấy chục năm trước, hồi còn trẻ, còn khỏe, bà Bửu làm cỏ mướn cho bà gia đình bà Triều (thành phố Tân An, tỉnh Long An) có cái nghĩa địa gia đình này. Tổ tiên, ông bà, bà Triều đều được chôn cất ở đó.
Một ngày đẹp trời, bà chủ đó nói với bà Bửu: “Hay chị dựng chòi ở đây đi, tôi cho chị mượn một miếng đất ở gần gò mả để sinh sống”.
Thế là bà Bửu sống chung với những ngôi mộ kể từ đó.
Bà Bửu thuộc lớp già thế hệ trước, trước nữa nên vẫn có thói quen nhai trầu. Mỗi ngày, bà rong ruổi khắp các con đường, ngõ nhỏ… để nhặt phế liệu kiếm sống. Có lẽ nhờ đi bộ mỗi ngày, tốt hơn tập thể dụng trong gym, nên bà Bửu khỏe, tinh thần cũng rất minh mẫn.
Khi được ai đó cho bánh kẹo, trái cây, cơm… bà dành để làm thức ăn sống qua ngày. Đa số vật dụng trong nhà bà vẫn là nhặt được từ bãi phế liệu, khi thì được người khác tặng. Thỉnh thoảng, con bà Bửu vẫn ghé thăm mẹ.
“Tôi chưa bao giờ thấy buồn, ngày nào tôi cũng vái Phật trời phù hộ cho mình, cho những đứa con”, bà nói.
Trong ngôi nhà ọp ẹp, vật quý giá nhất của bà Bửu đó chính là di ảnh của người mẹ đã khuất. “Người ta hỏi tôi sống với ai, tôi nói sống với má”, bà tâm sự.
Xem cách bà ôm di ảnh người mẹ thì biết, bà thương má bà lắm. Chắc mỗi ngày hai má con đều tâm sự với nhau.
Dù ở giữa nghĩa địa nhưng bà Bửu chưa từng sợ hãi. Bà nói chỉ cần mình lương thiện, đừng chọc phá gì ai, kể cả những người đã khuất thì cứ bình tâm sống thôi. Lo gì cho mệt!
Bà Triều nói bả thương bà Bửu lắm, cùng một kiếp đàn bà, nhưng mỗi người mỗi cảnh, thôi thì giúp nhau một chút. Bà nói:
Hằng ngày, bà Bửu đi nhặt ve chai, được xấp vải nào thì luôn hỏi tôi rằng có cần không, bà ấy cho. Con đường được đắp cát, lót xốp là do tôi làm. Bà ấy đã lớn tuổi rồi, tuy còn khỏe nhưng tai không còn nghe rõ nữa, phải nói thật lớn thì mới nghe. Làm lụng được bao nhiêu tiền, bà đều dành cho con, cho cháu. Đối với bà ấy, đó là niềm yêu thương lớn nhất cuộc đời. Nhiều hôm trái gió trở trời, tôi cũng lo lắng cho bà Bửu lắm. Gần đây, bà ấy có điện thoại nên cần gì sẽ gọi”.
Ngày qua ngày, bà Bửu sống bằng tình thương của bà con lối xóm. Nhiều đêm nằm ngủ, bà mơ thấy chồng về, nghe những tiếng gọi xung quanh. Bà cho đó là những âm vang của người đã khuất nên không trả lời lại.
Trong cuộc chuyện trò với những người ghé thăm, bà Bửu nhiều lần bật khóc khi nói về đứa cháu trai: “Có lần vì về nhà thăm tôi bệnh mà lên đơn vị muộn, nó bị phạt hít đất. Tôi nghe mà thương vô cùng. Nó ở với tôi từ nhỏ, cũng mến tay mến chân, nói không nhớ sao được. Giờ đây nó đã trưởng thành, khôn lớn, chuẩn bị xây dựng cuộc sống mới sau khi rời khỏi quân ngũ rồi…”
Hàng chục năm qua, có những lần bão táp, mưa như trút nước, hay có những đêm một mình giữa nghĩa địa giá lạnh, bà Bửu chưa một lần thở than hay sợ hãi. Bởi với bà, việc sống một mình là để không phiền hà con cháu, và để có một cuộc đời như mình mong muốn.
Một ngày nào đó nếu bà nằm xuống, chắc cũng chỉ nhờ bà con chòm xóm mỗi người lo một chút là xong. Bà Triều chắc cũng không hẹp hòi gì cho bà một miếng đất nhỏ, để bà được an nghỉ cùng tổ tiên, dòng họ của mình. (Viết theo Soha)