Cô bé bán mía ghim đêm Giáng Sinh
Dec 24, 2021 15:29:55 GMT -6
Post by guest1221 on Dec 24, 2021 15:29:55 GMT -6
Tôi không hiểu cô bé đó bây giờ ra sao, còn sống hay đã chết. Điều tôi biết chắc chắn là những đứa trẻ Việt Nam xấu số như cô có rất nhiều, nhất là sau năm 1975, khi cuộc chiến chấm dứt, đất nước rơi vào tay một bọn chỉ biết một điều là sâu dân, mọt nước.
Cuối năm 1977, sau khi đươc Việt Công thả về từ một trại học tập U Minh, tôi bị cưỡng bách trở lại Cần Thơ tuy gia đình tôi ở Sài Gòn. Căn nhà mà tôi mua để ở tại lộ 20 đã bị một tên cán bộ chiếm mất. Tứ cố vô thân, tôi không còn cách nào hơn là vào nhà anh bạn dược sĩ HLV đã được về trước để ngủ nhờ. Sau một vài ngày, anh bạn tôi nhờ người quen, kiếm được cho tôi một việc làm tạm tại trạm y tế phường Cái Khế. Tôi không có chỗ ở, nên họ cho tôi vào ở tập thể với những nhân viên của trạm y tế này.
Nói là nhân viên cho nó sang trọng chứ thực sự chỉ có tôi và vài người nữa, một cô nữ hộ sinh tên Hồng Hoa, có chồng đi học tập chưa đưọc về, một anh thầy thuốc nam, một cựu y tá kiêm nghề giết heo và một cựu trung sĩ y tá của quân đội ta ngày trước. Mấy người này đều có gia đình, nhà cửa ở Cần Thơ nên họ không ở tập thể. Trái lại hằng đêm có những cán bộ việt cộng không làm việc gì tại trạm y tế nhưng có dịp ghé qua Cần Thơ công tác, được bà phường trưởng Bẩy Thịnh cho đến ở một vài đêm, sau đó lại biến mất, ẩn hiện bất thường. Vì chẳng dính dáng gì đến mình, tôi cũng chẳng cần chú ý.
Khu vực Bến Xe Mới Cần Thơ là một khu vực phức tạp. Có những căn hẻm lầy lội, dơ bẩn, cống rãnh hôi thối. Nơi đây là chỗ chú ẩn của tầng lớp nghèo hèn nhất của Tây Đô. Những gái điếm, những ả hớt tóc ôm, bia ôm ngày trước. Những căn nhà ổ chuột không một chút tiện nghi trong đó chui rúc những bà mẹ, những trẻ mồ côi. Đêm đêm, những người bạn hàng cần đi những chuyến xe đò về Sài Gòn hay xuống Long Xuyên, Sóc Trăng sang hôm sau để buôn bán gì đó ngủ lê lết nhiều khi trông tội vô cùng. Cả thành phố chỉ thấy nghèo nàn với những người không dám mang mang giày, chân người nào cũng mang dép nhựa, dép râu, áo bỏ ngoài quần. Thỉnh thoảng, trong đêm tối, thấy tiếng gấu ó, chưởi thề, và tiếng những tên công an trong trạm công an phường gần đó nạt nộ, mà bọn dân nghèo vì đã quá nghèo, chẳng sợ hãi gì.
Phường Cái Khế ngoài trạm Y Tế còn có các phòng khác như Phòng Vật Tư chuyên bán mấy món hàng vật dụng cần thiết trong đời sống hàng ngày, cửa hàng ăn uống với các nhân viên hồi đó bán cơm, bia, vớ vẩn, phòng kế hoạch. . . v. v. Nhân viên phường chẳng là bao nên chúng tôi liên lạc với nhau rất thân thiết. Chúng tôi họp thành một nhóm anh em kết nghĩa để đùm bọc lẫn nhau. Đa số những nhân viên này đều hoặc gốc ngụy, hoăc chẳng biết cộng sản là gì, chui vào phường để làm chỗ dựa mà thôi, vì lương bổng chết đói, làm gì đủ ăn. Đã vậy, lâu lâu lại có một bà cán bộ, không biết thật hay cán bộ 30, bắt mua những cuốn sổ tiết kiệm theo kế hoạch kinh tế của phường. Nín thở qua sông, tôi cũng làm bộ hưởng ứng đóng góp tuy để có thể sống còn, lâu lâu phải bán nhưng chiếc nhẫn vàng 1 chỉ, 2 chỉ lấy tiền độ nhựt. Những chiếc nhẫn này là do mẹ tôi gửi xuống cho đứa con hoạn nạn.
Đó là thời gian kỳ cục nhất của đời tôi, làm cán bộ việt cộng.
Ở tập thể có cái lợi của nó. Lúc đó tôi đã bần cố nông đến hết cỡ rồi nên có thể nói là cùi không sợ lở, vì không thể lở thêm nữa, mà bọn Việt Cộng lại rất đễ dãi trong vấn đề đạo đức. Làm gì cũng được miễn là đừng nói chính trị và đụng đến “bác”.
Việc làm tại Trạm Y Tế phường coi như không làm bác sĩ vì chẳng có thuốc men gì hết, vài viên thuốc đen thui, chẳng biết lấy ở đâu ra, vài cái lá quỷ lá quái trị bách bệnh. Vậy mà những người dân nghèo chẳng có chỗ nào đi đành phải đến xin giúp đỡ. Tôi còn nhớ có những người bị xuất huyết vì ung thư tử cung, những người ho ra máu, tôi chẳng giúp ích được gì hơn là khuyên họ đến bệnh viện đa khoa. Chẳng hiểu tại bệnh viện họ làm ăn ra sao hay vì bọn người này không có tiền lo lót, ít lâu sau lại thấy họ trở lại, thân thể ngày một tiều tụy đi.
Trong số những người hay trở đi trở lại đó, tôi còn nhớ có một người đàn bà, trên giấy tờ chưa tới năm mươi, nhưng nhìn như bà lão 70. Bà này ho ra máu. Tôi nhớ rõ bà vì bà này có một đứa con gái khoảng 12, 13 tuổi gì đó. Bà mẹ ngồi bán những điếu thuốc lá lẻ, thứ thuốc mà người ta vấn lấy, rồi cho vào bọc ny lông, gọi bậy bạ là capstan, mélia. . . v. v, thỉnh thoảng có những điếu thuốc quốc doanh như Vàm Cỏ, Tam Đảo gì đó. Đứa con thì hay lê lết bán bán những món quà vặt như trái ổi, trái cóc, hay vài xâu mía ghim, vài vòng bông hoa lài.
Đứa con gái bé quắt đó tên Hiền rất hay đến trạm Y Tế, hoặc để xin thuốc cho mẹ, hoặc để bán hàng cho mấy đứa chúng tôi. Thấy quá tội nghiệp cho 2 mẹ con nó, chúng tôi, nhất là cô Hồng Hoa, hay giúp đỡ nó vì cô cũng có một đứa con gái trạc tuổi nó.
Về phần tôi, sau mỗi bữa ăn đạm bạc, với một chút rau, hay vài con cá kèo, thường mua của nó vài xâu mía ghim để tráng miệng.
Thời gian qua lẹ. Tôi bắt đầu làm ở phường Cái Khế khoảng đầu tháng 6 năm 1977 mà tháng 12 đến lúc nào không biết. Thời trước 75, vào dịp Lễ Giáng Sinh, luân luôn vang dội những bản nhạc bất hủ như Silent Night, Petit Papa Noel, Đêm Thánh Vô Cùng. . . v. v làm mọi người rạo rực và mua tặng nhau những món quà, tấm thiệp Noel để gửi cho nhau.
Mùa Noel năm đó, Cần Thơ buồn như một thành phố chết.
Buổi chiều ngày 24 tháng 12, mọi người đều đã về nhà. Còn ở lại trong trạm, chỉ còn mình tôi. Tôi ngồi buồn nghĩ đến những Noel trước đây, khi tôi còn là sinh viên, và khi tôi chưa mất nước. Tôi nghẹn ngào nhớ lại những buổi chiều chen chúc nơi đường Lê Lợi để mua những gói chocolat, hay những tấm thiệp khi mở ra có tiếng nhạc của các bài hát quen thuộc. Tôi nghẹn ngào khi nhớ tới các buổi khiêu vũ gia đình, các khuân mặt bạn bè lúc đó đang may mắn ở tại Paris, hay New York, California. . . Nhìn xuống thân mình, thật chẳng giống ai.
Trong lúc đang buồn bã đó, thì tôi bỗng thấy con bé Hiền đi vào trạm với một ít xâu mía trên tay dù lúc đó đã 10 giờ đêm. Tôi hỏi nó:
- Giờ này con còn đi bán hay sao. Đêm Giáng Sinh sao không ở nhà với mẹ?
- Chú mua dùm cháu. Mẹ cháu lại ho ra máu. Vào nhà thương, họ không cho nhập viện. Nhà cháu không còn gì. Cháu cũng không có tiền mua đồ ăn cho mẹ cháu, chú mua giúp cháu nghe chú. Cô Hồng Hoa thương cháu nhưng cô cũng nghèo, chỉ có thể cho cháu một số tiền nhỏ đủ mua mấy xâu mía này để đem đi bán. Cháu bán ở bến Ninh Kiều suốt buổi tối này mà không hết. Mẹ cháu ở nhà không biết ăn uống ra sao. Chú mua hết cho cháu để cháu có thể về nghe chú.
Nhìn đứa bé, tôi chợt thấy thương cảm vô cùng. Trong khi ở các nước giầu có, và ngay cả Sài Gòn trước đây, đêm Giáng Sinh là đêm những em bé đó được nhận những gói quà treo trên những cây Noel rực rỡ ánh đèn. Vậy mà đêm nay con bé này cực khổ kiếm tiền nuôi mẹ. Tôi nói với con bé:
- Thôi để chú mua hết cho cháu, mà chú cũng không thể ăn hết những xâu mía này.
Tôi lục túi quần, lấy hết những đồng tiền còn lại trong túi đưa cho nó:
- Cháu cầm lấy hết đi để lo cho mẹ.
Mắt đứa bé sáng lên vì vui mừng. Món tiền không đáng gì nhưng với nó rất lớn. Nó cầm tiền rồi nói với tôi:
- Cám ơn chú. Cháu sẽ mua cơm mang về cho mẹ cháu.
Nói rồi cháu tất tả chạy đi.
Tôi thấy hơi vui vì nếu không giúp được mẹ nó điều gì trong cương vị y sĩ, thì ít nhất tôi cũng đã giúp họ một chút trong cương vị con người. Tôi tưởng tượng rằng tối hôm nay, đêm Giáng Sinh, với số tiền tôi cho, hai mẹ con nó sẽ có được một lễ Giáng Sinh vui vẻ.
Ngày 26 tháng 12 năm 1977, khi tôi thức dậy sau một đêm khó ngủ, với những cơn ác mộng chập chờn, đang sửa soạn để đánh răng, rửa mặt để làm việc, thì tôi thấy Hồng Hoa đi vào.
- Hôm nay sao cô đi làm sớm thế.
Tôi không thấy tiếng trả lời vui vẻ như mọi ngày, tôi ngạc nhiên nhìn lên thì thấy mắt Hồng Hoa đỏ hoe. Tôi hỏi :
- Có chuyện buồn gì thế.
- Mẹ con Hiền chết rồi. Hôm qua, lúc nó mang cơm về cho mẹ, thì mẹ nó thổ huyết, rồi sau đó chết ngay, chưa kịp ăn miếng cơm nào. Tội nghiệp con bé, mồ côi cha từ nhỏ. Nay mẹ nó chết rồi, thấy thương quá. Nếu khá giả, em đã đem nó về nuôi, nhưng trong hoàn cảnh này, em không đủ sức.
Tôi lặng người. Tôi biết rằng mẹ con bé không thể sống lâu. Trước sau gì bà ta cũng chết vì ho lao mà không có thuốc men, nhưng chết bất đắc kỳ tử trong một đêm Noel, thật quá thê thảm. Nhưng cũng như Hồng Hoa, tôi không biết làm sao để giúp Hiền. Chính thân mình còn lo chưa xong, phải ăn ở trong cái trạm y tế này, ở tập thể, chẳng còn gì riêng tư!!
Tôi đã muốn ở lại làm ở phường Cái Khế cho đến mãn đời, vì lúc đó việc vượt biên đối với tôi gần như không tưởng. Ở phường Cái Khế, tôi không thể nào hành nghề y, nhưng ở đó, tôi đã tìm được tình người, giữa những kẻ thất thế bại trận và những kẻ nghèo đói khốn cùng của xã hội Việt Nam sau 75. Rất tiếc, sang năm 1978, tôi được thuyên chuyển về trường Trung Học Y Tế tỉnh Hậu Giang và phải khăn gói gió đưa về Vị Thanh (Chương Thiện). Ở đây, tôi cũng ở tập thể. Mỗi bữa cơm, mang một đôi đũa và một cái chén xuống nhà bếp ăn những bữa ăn không cách nào nuốt nổi. Trong số những người được đưa về Vị Thanh với chúng tôi, có anh dược sĩ Chiểu sau đó đã tự tử cùng với vợ và hai đứa con sau một lần vượt biên thất bại. Vợ anh và hai đứa con, hai bé gái rất dễ thương, chết hết. Riêng anh Chiểu không chết, không biết tại sao. Anh được đưa về Cần Thơ, may mắn được đưa vào đúng trại của một bác sĩ quen biết từ trước 75. Ông này tạo điều kiện để anh trốn khỏi bệnh viện sau đó. Số phận anh bạn dược sĩ này không biết ngày nay ra sao.
Tôi cũng không hiểu cô bé bán mía ghim tên Hiền ở Cần Thơ sau Giáng Sinh 1977 trôi dạt về đâu. Tôi cũng mất liên lạc với những người đã cùng tôi một thời hoạn nạn và kết nghĩa anh em, công nhân viên phường Cái Khế, lạc loài năm bẩy đứa. Việc tôi vượt biên tháng 5 năm 1978 cũng là may mắn hy hữu, do một người bạn cho đi không lấy tiền bạc gì.
Tôi xa Cần Thơ từ đó, tính đến nay cũng đã trên 30 năm.
Tôi đã thề không bao giờ trở lại Việt Nam chừng nào chế độ chưa đổi thay. Những kỷ niệm về Giáng Sinh năm 1977 của tôi tại Cần Thơ vì lý do đó coi như là Giáng Sinh sau cùng của tôi tại Cần Thơ nếu như lời tiên đoán của bạn tôi, thi sĩ Nguyễn Đức Liêm thành sự thực. Nói về Cộng Sản, nhà thơ đã viết: Nó sẽ chết, nhưng mình chết trước nó. Tôi lại vừa nhận được tin một đàn anh của tôi, bác sĩ Trần Ngươn Phiêu mới từ giã cõi đời. Anh chỉ lớn hơn tôi một giáp mà thôi. Một con giáp nữa, có đủ để CS biến mất hay chưa ?? !!!
Trần Mộng Lâm
Cuối năm 1977, sau khi đươc Việt Công thả về từ một trại học tập U Minh, tôi bị cưỡng bách trở lại Cần Thơ tuy gia đình tôi ở Sài Gòn. Căn nhà mà tôi mua để ở tại lộ 20 đã bị một tên cán bộ chiếm mất. Tứ cố vô thân, tôi không còn cách nào hơn là vào nhà anh bạn dược sĩ HLV đã được về trước để ngủ nhờ. Sau một vài ngày, anh bạn tôi nhờ người quen, kiếm được cho tôi một việc làm tạm tại trạm y tế phường Cái Khế. Tôi không có chỗ ở, nên họ cho tôi vào ở tập thể với những nhân viên của trạm y tế này.
Nói là nhân viên cho nó sang trọng chứ thực sự chỉ có tôi và vài người nữa, một cô nữ hộ sinh tên Hồng Hoa, có chồng đi học tập chưa đưọc về, một anh thầy thuốc nam, một cựu y tá kiêm nghề giết heo và một cựu trung sĩ y tá của quân đội ta ngày trước. Mấy người này đều có gia đình, nhà cửa ở Cần Thơ nên họ không ở tập thể. Trái lại hằng đêm có những cán bộ việt cộng không làm việc gì tại trạm y tế nhưng có dịp ghé qua Cần Thơ công tác, được bà phường trưởng Bẩy Thịnh cho đến ở một vài đêm, sau đó lại biến mất, ẩn hiện bất thường. Vì chẳng dính dáng gì đến mình, tôi cũng chẳng cần chú ý.
Khu vực Bến Xe Mới Cần Thơ là một khu vực phức tạp. Có những căn hẻm lầy lội, dơ bẩn, cống rãnh hôi thối. Nơi đây là chỗ chú ẩn của tầng lớp nghèo hèn nhất của Tây Đô. Những gái điếm, những ả hớt tóc ôm, bia ôm ngày trước. Những căn nhà ổ chuột không một chút tiện nghi trong đó chui rúc những bà mẹ, những trẻ mồ côi. Đêm đêm, những người bạn hàng cần đi những chuyến xe đò về Sài Gòn hay xuống Long Xuyên, Sóc Trăng sang hôm sau để buôn bán gì đó ngủ lê lết nhiều khi trông tội vô cùng. Cả thành phố chỉ thấy nghèo nàn với những người không dám mang mang giày, chân người nào cũng mang dép nhựa, dép râu, áo bỏ ngoài quần. Thỉnh thoảng, trong đêm tối, thấy tiếng gấu ó, chưởi thề, và tiếng những tên công an trong trạm công an phường gần đó nạt nộ, mà bọn dân nghèo vì đã quá nghèo, chẳng sợ hãi gì.
Phường Cái Khế ngoài trạm Y Tế còn có các phòng khác như Phòng Vật Tư chuyên bán mấy món hàng vật dụng cần thiết trong đời sống hàng ngày, cửa hàng ăn uống với các nhân viên hồi đó bán cơm, bia, vớ vẩn, phòng kế hoạch. . . v. v. Nhân viên phường chẳng là bao nên chúng tôi liên lạc với nhau rất thân thiết. Chúng tôi họp thành một nhóm anh em kết nghĩa để đùm bọc lẫn nhau. Đa số những nhân viên này đều hoặc gốc ngụy, hoăc chẳng biết cộng sản là gì, chui vào phường để làm chỗ dựa mà thôi, vì lương bổng chết đói, làm gì đủ ăn. Đã vậy, lâu lâu lại có một bà cán bộ, không biết thật hay cán bộ 30, bắt mua những cuốn sổ tiết kiệm theo kế hoạch kinh tế của phường. Nín thở qua sông, tôi cũng làm bộ hưởng ứng đóng góp tuy để có thể sống còn, lâu lâu phải bán nhưng chiếc nhẫn vàng 1 chỉ, 2 chỉ lấy tiền độ nhựt. Những chiếc nhẫn này là do mẹ tôi gửi xuống cho đứa con hoạn nạn.
Đó là thời gian kỳ cục nhất của đời tôi, làm cán bộ việt cộng.
Ở tập thể có cái lợi của nó. Lúc đó tôi đã bần cố nông đến hết cỡ rồi nên có thể nói là cùi không sợ lở, vì không thể lở thêm nữa, mà bọn Việt Cộng lại rất đễ dãi trong vấn đề đạo đức. Làm gì cũng được miễn là đừng nói chính trị và đụng đến “bác”.
Việc làm tại Trạm Y Tế phường coi như không làm bác sĩ vì chẳng có thuốc men gì hết, vài viên thuốc đen thui, chẳng biết lấy ở đâu ra, vài cái lá quỷ lá quái trị bách bệnh. Vậy mà những người dân nghèo chẳng có chỗ nào đi đành phải đến xin giúp đỡ. Tôi còn nhớ có những người bị xuất huyết vì ung thư tử cung, những người ho ra máu, tôi chẳng giúp ích được gì hơn là khuyên họ đến bệnh viện đa khoa. Chẳng hiểu tại bệnh viện họ làm ăn ra sao hay vì bọn người này không có tiền lo lót, ít lâu sau lại thấy họ trở lại, thân thể ngày một tiều tụy đi.
Trong số những người hay trở đi trở lại đó, tôi còn nhớ có một người đàn bà, trên giấy tờ chưa tới năm mươi, nhưng nhìn như bà lão 70. Bà này ho ra máu. Tôi nhớ rõ bà vì bà này có một đứa con gái khoảng 12, 13 tuổi gì đó. Bà mẹ ngồi bán những điếu thuốc lá lẻ, thứ thuốc mà người ta vấn lấy, rồi cho vào bọc ny lông, gọi bậy bạ là capstan, mélia. . . v. v, thỉnh thoảng có những điếu thuốc quốc doanh như Vàm Cỏ, Tam Đảo gì đó. Đứa con thì hay lê lết bán bán những món quà vặt như trái ổi, trái cóc, hay vài xâu mía ghim, vài vòng bông hoa lài.
Đứa con gái bé quắt đó tên Hiền rất hay đến trạm Y Tế, hoặc để xin thuốc cho mẹ, hoặc để bán hàng cho mấy đứa chúng tôi. Thấy quá tội nghiệp cho 2 mẹ con nó, chúng tôi, nhất là cô Hồng Hoa, hay giúp đỡ nó vì cô cũng có một đứa con gái trạc tuổi nó.
Về phần tôi, sau mỗi bữa ăn đạm bạc, với một chút rau, hay vài con cá kèo, thường mua của nó vài xâu mía ghim để tráng miệng.
Thời gian qua lẹ. Tôi bắt đầu làm ở phường Cái Khế khoảng đầu tháng 6 năm 1977 mà tháng 12 đến lúc nào không biết. Thời trước 75, vào dịp Lễ Giáng Sinh, luân luôn vang dội những bản nhạc bất hủ như Silent Night, Petit Papa Noel, Đêm Thánh Vô Cùng. . . v. v làm mọi người rạo rực và mua tặng nhau những món quà, tấm thiệp Noel để gửi cho nhau.
Mùa Noel năm đó, Cần Thơ buồn như một thành phố chết.
Buổi chiều ngày 24 tháng 12, mọi người đều đã về nhà. Còn ở lại trong trạm, chỉ còn mình tôi. Tôi ngồi buồn nghĩ đến những Noel trước đây, khi tôi còn là sinh viên, và khi tôi chưa mất nước. Tôi nghẹn ngào nhớ lại những buổi chiều chen chúc nơi đường Lê Lợi để mua những gói chocolat, hay những tấm thiệp khi mở ra có tiếng nhạc của các bài hát quen thuộc. Tôi nghẹn ngào khi nhớ tới các buổi khiêu vũ gia đình, các khuân mặt bạn bè lúc đó đang may mắn ở tại Paris, hay New York, California. . . Nhìn xuống thân mình, thật chẳng giống ai.
Trong lúc đang buồn bã đó, thì tôi bỗng thấy con bé Hiền đi vào trạm với một ít xâu mía trên tay dù lúc đó đã 10 giờ đêm. Tôi hỏi nó:
- Giờ này con còn đi bán hay sao. Đêm Giáng Sinh sao không ở nhà với mẹ?
- Chú mua dùm cháu. Mẹ cháu lại ho ra máu. Vào nhà thương, họ không cho nhập viện. Nhà cháu không còn gì. Cháu cũng không có tiền mua đồ ăn cho mẹ cháu, chú mua giúp cháu nghe chú. Cô Hồng Hoa thương cháu nhưng cô cũng nghèo, chỉ có thể cho cháu một số tiền nhỏ đủ mua mấy xâu mía này để đem đi bán. Cháu bán ở bến Ninh Kiều suốt buổi tối này mà không hết. Mẹ cháu ở nhà không biết ăn uống ra sao. Chú mua hết cho cháu để cháu có thể về nghe chú.
Nhìn đứa bé, tôi chợt thấy thương cảm vô cùng. Trong khi ở các nước giầu có, và ngay cả Sài Gòn trước đây, đêm Giáng Sinh là đêm những em bé đó được nhận những gói quà treo trên những cây Noel rực rỡ ánh đèn. Vậy mà đêm nay con bé này cực khổ kiếm tiền nuôi mẹ. Tôi nói với con bé:
- Thôi để chú mua hết cho cháu, mà chú cũng không thể ăn hết những xâu mía này.
Tôi lục túi quần, lấy hết những đồng tiền còn lại trong túi đưa cho nó:
- Cháu cầm lấy hết đi để lo cho mẹ.
Mắt đứa bé sáng lên vì vui mừng. Món tiền không đáng gì nhưng với nó rất lớn. Nó cầm tiền rồi nói với tôi:
- Cám ơn chú. Cháu sẽ mua cơm mang về cho mẹ cháu.
Nói rồi cháu tất tả chạy đi.
Tôi thấy hơi vui vì nếu không giúp được mẹ nó điều gì trong cương vị y sĩ, thì ít nhất tôi cũng đã giúp họ một chút trong cương vị con người. Tôi tưởng tượng rằng tối hôm nay, đêm Giáng Sinh, với số tiền tôi cho, hai mẹ con nó sẽ có được một lễ Giáng Sinh vui vẻ.
Ngày 26 tháng 12 năm 1977, khi tôi thức dậy sau một đêm khó ngủ, với những cơn ác mộng chập chờn, đang sửa soạn để đánh răng, rửa mặt để làm việc, thì tôi thấy Hồng Hoa đi vào.
- Hôm nay sao cô đi làm sớm thế.
Tôi không thấy tiếng trả lời vui vẻ như mọi ngày, tôi ngạc nhiên nhìn lên thì thấy mắt Hồng Hoa đỏ hoe. Tôi hỏi :
- Có chuyện buồn gì thế.
- Mẹ con Hiền chết rồi. Hôm qua, lúc nó mang cơm về cho mẹ, thì mẹ nó thổ huyết, rồi sau đó chết ngay, chưa kịp ăn miếng cơm nào. Tội nghiệp con bé, mồ côi cha từ nhỏ. Nay mẹ nó chết rồi, thấy thương quá. Nếu khá giả, em đã đem nó về nuôi, nhưng trong hoàn cảnh này, em không đủ sức.
Tôi lặng người. Tôi biết rằng mẹ con bé không thể sống lâu. Trước sau gì bà ta cũng chết vì ho lao mà không có thuốc men, nhưng chết bất đắc kỳ tử trong một đêm Noel, thật quá thê thảm. Nhưng cũng như Hồng Hoa, tôi không biết làm sao để giúp Hiền. Chính thân mình còn lo chưa xong, phải ăn ở trong cái trạm y tế này, ở tập thể, chẳng còn gì riêng tư!!
Tôi đã muốn ở lại làm ở phường Cái Khế cho đến mãn đời, vì lúc đó việc vượt biên đối với tôi gần như không tưởng. Ở phường Cái Khế, tôi không thể nào hành nghề y, nhưng ở đó, tôi đã tìm được tình người, giữa những kẻ thất thế bại trận và những kẻ nghèo đói khốn cùng của xã hội Việt Nam sau 75. Rất tiếc, sang năm 1978, tôi được thuyên chuyển về trường Trung Học Y Tế tỉnh Hậu Giang và phải khăn gói gió đưa về Vị Thanh (Chương Thiện). Ở đây, tôi cũng ở tập thể. Mỗi bữa cơm, mang một đôi đũa và một cái chén xuống nhà bếp ăn những bữa ăn không cách nào nuốt nổi. Trong số những người được đưa về Vị Thanh với chúng tôi, có anh dược sĩ Chiểu sau đó đã tự tử cùng với vợ và hai đứa con sau một lần vượt biên thất bại. Vợ anh và hai đứa con, hai bé gái rất dễ thương, chết hết. Riêng anh Chiểu không chết, không biết tại sao. Anh được đưa về Cần Thơ, may mắn được đưa vào đúng trại của một bác sĩ quen biết từ trước 75. Ông này tạo điều kiện để anh trốn khỏi bệnh viện sau đó. Số phận anh bạn dược sĩ này không biết ngày nay ra sao.
Tôi cũng không hiểu cô bé bán mía ghim tên Hiền ở Cần Thơ sau Giáng Sinh 1977 trôi dạt về đâu. Tôi cũng mất liên lạc với những người đã cùng tôi một thời hoạn nạn và kết nghĩa anh em, công nhân viên phường Cái Khế, lạc loài năm bẩy đứa. Việc tôi vượt biên tháng 5 năm 1978 cũng là may mắn hy hữu, do một người bạn cho đi không lấy tiền bạc gì.
Tôi xa Cần Thơ từ đó, tính đến nay cũng đã trên 30 năm.
Tôi đã thề không bao giờ trở lại Việt Nam chừng nào chế độ chưa đổi thay. Những kỷ niệm về Giáng Sinh năm 1977 của tôi tại Cần Thơ vì lý do đó coi như là Giáng Sinh sau cùng của tôi tại Cần Thơ nếu như lời tiên đoán của bạn tôi, thi sĩ Nguyễn Đức Liêm thành sự thực. Nói về Cộng Sản, nhà thơ đã viết: Nó sẽ chết, nhưng mình chết trước nó. Tôi lại vừa nhận được tin một đàn anh của tôi, bác sĩ Trần Ngươn Phiêu mới từ giã cõi đời. Anh chỉ lớn hơn tôi một giáp mà thôi. Một con giáp nữa, có đủ để CS biến mất hay chưa ?? !!!
Trần Mộng Lâm