Những người mẹ điên: Cốt nhục tình thâm
Jan 18, 2021 16:24:39 GMT -6
Post by phongvien007 on Jan 18, 2021 16:24:39 GMT -6
Những người mẹ điên: Cốt nhục tình thâm
06:20 - 28/12/2020
Mỗi khi rảnh, Lan tranh thủ về ăn với mẹ một bữa cơm
Ai đó nói rằng tột cùng của đau đớn chính là sự lặng câm. Phải chăng vì vậy mà 10 đứa trẻ con của những người đàn bà điên tôi gặp thì cả 10 đều kiệm lời. Với các em có lẽ nỗi đau đã thấm vào da thịt, vào tâm hồn.
15 năm không dám gọi mẹ
Hầu hết con của những người đàn bà điên đều không biết cha mình là ai .Ảnh: Lam Ngọc
Hôm cùng Lan về nhà, trong bữa ăn tối, mẹ của Lan vô tình để cơm cuốn theo mớ tóc, Lan ân cần ngồi gỡ từng sợi một, rồi bàn tay em khẽ khàng vén mớ tóc rối của mẹ vào tai, ánh mắt nhìn mẹ đầy âu yếm. Tới khi rời nhà, thấy hai mẹ con ôm nhau đầy quyến luyến, bỗng chốc tôi thấy ấm lòng...
Bảy đứa con lưu lạc
Gần 50 tuổi không chồng nhưng người mẹ điên Nguyễn Thị Tần (ở xóm 3, xã Lạng Sơn, H.Anh Sơn, Nghệ An) có tới 7 đứa con, tất cả đều không hề biết cha là ai.
Hàng xóm của chị Tần cho biết, ngày trẻ chị Tần rất đẹp, chị phải lòng một người trong làng nhưng duyên nợ không thành rồi phát bệnh tâm thần từ đó.
Có lẽ vì đẹp lại tâm thần và ở một mình nên nhiều người đã lạm dụng chị. Trước đây, nơi chị Tần sống có ít nhà, đường sá đi lại khó khăn, nhiều bụi rậm nên việc bảo vệ chị trước những gã đồi bại cũng còn hạn chế. Bản thân chị Tần từng phải trải qua những ngày tháng sợ hãi. Lúc tỉnh, chị kể: “Nhiều đêm, có người dọa giết buộc tôi phải thỏa mãn. Vì ở một mình, vì sợ nên tôi phải cắn răng chịu đựng”.
Hậu quả sau những lần bị lạm dụng, chị sinh được 7 người con, 5 trai, 2 gái. Hai người con đầu lúc nhỏ nhờ người thân nuôi giúp, lớn lên tự đi làm thuê kiếm sống. Năm đứa con sau hiện không ai biết ở đâu vì khi sinh xong, ai đưa cho ít tiền là chị Tần giao con.
Tới nay, khi nhan sắc không còn, sức khỏe cũng suy kiệt, đường sá cũng thông thoáng và an ninh hơn nên chị Tần không còn bị lạm dụng nữa. Người mẹ điên có đến 7 đứa con giờ lại sống lủi thủi một mình trong ngôi nhà tuềnh toàng, lạnh lẽo...
06:20 - 28/12/2020
Mang mặc cảm vì có người mẹ điên, suốt những năm thơ ấu, Trần Thị Lượm, 21 tuổi, từng tự xem mình là một mảnh ghép lỗi của cuộc đời.
Mỗi khi rảnh, Lan tranh thủ về ăn với mẹ một bữa cơm
Ảnh: Lam Ngọc
Mang mặc cảm vì có người mẹ điên, suốt những năm thơ ấu, Trần Thị Lượm, 21 tuổi, từng tự xem mình là một mảnh ghép lỗi của cuộc đời. Cái tên Lượm được bà ngoại đặt sau khi mẹ sinh cô mấy tháng. Vì thường bị soi mói, trêu chọc nên Lượm thu mình, sống khép kín.
Lượm bị ám ảnh bởi khi còn nhỏ, mẹ thường dẫn cô lếch thếch lang thang khắp đầu đường xó chợ. Lớn lên, cô sợ người khác nói là con của mẹ điên nên tìm cách chối bỏ. Từ nhỏ tới 15 tuổi, cô xấu hổ nên chỉ gọi mẹ bằng tên. Khi bà ngoại bắt gọi mẹ, Lượm khăng khăng: “Con không có mẹ khùng”.
Trong mắt Lượm, mẹ là một người vô dụng, chỉ mang lại rắc rối. Mẹ làm cô cảm thấy xấu hổ với bạn bè. Lượm kể, hồi nhỏ cô luôn cảm thấy may mắn không phải bú sữa từ người mẹ điên và từng nghĩ nhờ vậy mà cô không điên khùng giống mẹ. Những lúc bà ngoại đi vắng, Lượm ở nhà, lúc nào cũng sai mẹ làm việc này việc kia.
Lạ là người khác bảo thì mẹ không làm mà Lượm nói gì mẹ cũng nghe. Thấy mẹ có vẻ sợ mình nên Lượm làm tới. Tuy nhiên, bàn tay vụng về của người mẹ điên chẳng lấy làm khéo léo. Làm theo lời con nhưng mọi thứ cứ đổ vỡ. Sau mỗi lần như thế Lượm lại nổi giận với mẹ. Một lần, hồi học lớp ba, Lượm thèm ăn kem: “Em đưa cho mẹ 5.000 đồng bảo mẹ ra tạp hóa ở đầu ngõ mua. Mẹ đi hơn 40 phút không về. Em bực quá, đi tìm thì thấy mẹ ở ngoài chợ, quần áo ướt nhẹp. Vì không kiềm được cơn giận em lôi mẹ về nhà la một trận. Hôm đó, em còn đánh mẹ. Mẹ chỉ khóc mà không phản kháng”, Lượm ngân ngấn nước mắt nhớ lại.
Hôm sau, Lượm tới trường. Gặp Lượm, một bạn gái trong lớp bảo: “Con mẹ khùng mà đòi ăn kem”. Thì ra trưa qua, lúc mẹ đi mua kem, trên đường về mấy bạn cùng lớp Lượm đùa với mẹ là Lượm bị rơi xuống biển. Không nghe hết câu, mẹ đã lao ra biển tìm. Hôm đó, xém chút là mẹ Lượm chết đuối. Bà vùng vẫy tìm Lượm cho tới khi mấy đứa trẻ thấy mình trêu quá trớn xuống kéo mẹ Lượm lên, nói Lượm đang ở nhà thì bà mới sực tỉnh và lên bờ. Trên đường về nhà thì gặp Lượm đi tìm mẹ.
Nghe bạn kể, Lượm ân hận, từ hôm đó cô cảm nhận được tình thương của mẹ với mình nên cũng dịu dàng với mẹ hơn. Có lúc, cô cũng tự ngắm mẹ ở nhà. Thấy lúc không khùng mẹ cũng dễ thương. Tình cảm mẹ con cứ được nuôi lớn dần nhờ những cử chỉ vụng về nho nhỏ.
Năm học lớp 9, một ngày từ hiệu sách ra, Lượm thấy mẹ chân trần, lang thang qua cửa. Đang đi cùng bạn, cô sợ mẹ nhìn thấy nên quay lại vô tiệm. Ai ngờ mẹ ở bên đường nhìn thấy, vừa reo to: “Lượm. Lượm”, vừa chạy qua đường. Đúng lúc đó có một chiếc xe đi qua quệt vô, kéo lê mẹ mấy mét làm chân chảy máu, không thể đi nổi. Không còn cách khác nên Lượm phải cõng mẹ về nhà. Trên đường về mẹ không khóc mà cứ lẩm nhẩm “Mẹ, mẹ!”. Thì ra lúc mẹ bị xe tông Lượm đã vô tình gọi mẹ. Mẹ dù đau nhưng vẫn nhớ tiếng gọi đó nên lẩm nhẩm. Lần đầu tiên đi cùng mẹ ngoài đường, Lượm không cảm thấy xấu hổ. Ngược lại, hôm đó cô còn cười khi thấy mẹ rụt rè trên lưng mình như một đứa trẻ. Lượm bắt đầu thương và gọi mẹ từ đó.
Sinh ra trong nghịch cảnh, những đứa con có mẹ điên luôn phải nỗ lực gấp nhiều lần để mong có tương lai tốt đẹp hơn .
Sợ không còn thời gian cho mẹ
10 đứa con của những người mẹ điên thì 5 - 6 đứa phải đem cho, vài đứa được họ hàng nhận nuôi, còn lại vì hoàn cảnh éo le nên phải gửi vào cô nhi viện, làng trẻ SOS. Cao Văn Cường và Cao Thị Lan là con của người mẹ câm điếc và tâm thần Cao Thị Hương (đề cập ở bài trước). Lớn lên ở làng trẻ SOS, giờ đây khi đã qua tuổi 18, Lan và Cường dồn tình thương yêu cho mẹ và dì (chị ruột, cũng câm điếc và bị tâm thần giống mẹ).
Sau khi hoàn thành bậc THPT, Cường được làng trẻ SOS Vinh (Nghệ An) hỗ trợ đi học tiếp cao đẳng ngành hàn xì. Ngày đi học, tối phục vụ quán cà phê. Mỗi tháng Cường để dành được 2 triệu đồng. Em lấy số tiền làm thêm tích góp được trong gần 1 năm qua để mua một chiếc xe bán đồ chiên lề đường.
“Nếu thuận lợi, tiền kiếm được từ xe hàng rong sẽ cải thiện căn nhà của mẹ từ từ. Đến khi khá hơn, em sẽ đón mẹ ở cùng mình hoặc dọn về quê ở cùng mẹ”, Cường tâm sự.
Hầu hết con của những người đàn bà điên đều không biết cha mình là ai .Ảnh: Lam Ngọc
Còn Lan, khi được đưa vào làng trẻ SOS chỉ mới 7 tuổi. Lúc mới vào, em cứ nghĩ một thời gian ngắn sẽ được về thăm nhà. Tuy nhiên, phải 6 năm sau Lan mới về thăm mẹ lần đầu tiên. “Dù đã 6 năm trôi qua nhưng em vẫn nhớ rõ gương mặt mẹ, lúc mẹ gồng vai chống cự không cho người vô nhà “bắt” hai chị em”, Lan kể.
Khi vào học lớp 10, vì nhớ mẹ, nhớ nhà nên Lan trốn làng về thăm mẹ. Lần đó, Lan ở nhà được 2 ngày thì làng trẻ SOS về đón. Lan về làng trẻ nuôi giấc mơ sau này sẽ được đoàn tụ với mẹ ở một ngôi nhà khang trang. Để nuôi dưỡng ước mơ, khi rời làng trẻ đi học cao đẳng Lan vừa đi học vừa đi làm thêm.
Mỗi khi tết đến hay lâu lâu có dịp về nhà, Lan lại mua áo cho mẹ và dì. Đồ đạc trong nhà cũng một tay Lan sắm sửa. “Thấy mẹ nấu củi, em dành tiền mua cho mẹ cái ấm điện. Thấy nhà nóng bức em lại dành dụm mua cho mẹ cái quạt. Mỗi lúc mua một chút cho mẹ đỡ vất vả hơn em cũng ấm lòng”, Lan tâm sự.
Bảy đứa con lưu lạc
Gần 50 tuổi không chồng nhưng người mẹ điên Nguyễn Thị Tần (ở xóm 3, xã Lạng Sơn, H.Anh Sơn, Nghệ An) có tới 7 đứa con, tất cả đều không hề biết cha là ai.
Hàng xóm của chị Tần cho biết, ngày trẻ chị Tần rất đẹp, chị phải lòng một người trong làng nhưng duyên nợ không thành rồi phát bệnh tâm thần từ đó.
Có lẽ vì đẹp lại tâm thần và ở một mình nên nhiều người đã lạm dụng chị. Trước đây, nơi chị Tần sống có ít nhà, đường sá đi lại khó khăn, nhiều bụi rậm nên việc bảo vệ chị trước những gã đồi bại cũng còn hạn chế. Bản thân chị Tần từng phải trải qua những ngày tháng sợ hãi. Lúc tỉnh, chị kể: “Nhiều đêm, có người dọa giết buộc tôi phải thỏa mãn. Vì ở một mình, vì sợ nên tôi phải cắn răng chịu đựng”.
Hậu quả sau những lần bị lạm dụng, chị sinh được 7 người con, 5 trai, 2 gái. Hai người con đầu lúc nhỏ nhờ người thân nuôi giúp, lớn lên tự đi làm thuê kiếm sống. Năm đứa con sau hiện không ai biết ở đâu vì khi sinh xong, ai đưa cho ít tiền là chị Tần giao con.
Tới nay, khi nhan sắc không còn, sức khỏe cũng suy kiệt, đường sá cũng thông thoáng và an ninh hơn nên chị Tần không còn bị lạm dụng nữa. Người mẹ điên có đến 7 đứa con giờ lại sống lủi thủi một mình trong ngôi nhà tuềnh toàng, lạnh lẽo...