Bảo Tàng Của Người Lính Bị Bỏ Quên (Phương Hoa)
Mar 2, 2023 2:45:54 GMT -6
Post by sheen on Mar 2, 2023 2:45:54 GMT -6
Năm 1965, cậu bé Dann 10 tuổi của thành phố cổ Marysville có người bạn lớn đi lính sang Việt Nam chiến đấu. Nhận thư bạn lớn từ chiến trường Dĩ An, cậu bé 10 tuổi xúc động, bắt đầu sưu tập kỷ vật về Việt Nam để làm... bảo tàng. 50 năm sau, Bảo Tàng từ nhà để xe của Dann, nay đã thành một công viên bảo tàng, quốc kỳ người lính Việt Nam Cộng Hoà được trân trọng. Tác giả bài viết là nhà giáo Phương Hoa của thành phố cổ Marysville, California.
* * *
Trước đây có người hỏi điều gì đã khiến chúng tôi dọn đến Marysville, tôi trả lời có ba lí do. Thứ nhất, là đi theo "tiếng gọi" của...việc làm (move for job), một cái job toàn thời gian mà "cô giáo già" như tôi không dễ gì kiếm được ở những nơi khác. Kế đến, Marysville là thành phố "Oldest & Smallest," cổ nhất và nhỏ nhất Californiatổng dân số chỉ hơn mười hai nghìn ngườinên khá yên tỉnh. Và điều hấp dẫn chúng tôi nhất, là cánh đồng lúa dọc hai bên xa lộ chạy vào trung tâm thành phố. Nhưng giờ đây nếu ai có hỏi, tôi sẽ thêm vào, trên mảnh đất nhỏ này còn có một nơi mà mỗi lần ghé qua là mỗi lần tim tôi thổn thức. Đó là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, một nhà bảo tàng có tầm cỡ ở Bắc Cali nhưng người sáng lập lại là cậu bé mười tuổi.
Nhớ lại lần đầu tiên tôi đến Maysville nộp đơn xin việc. "Cái nhà" của tôi dạo này mắt mũi hơi kém nên khi nào chạy trên xa lộ tôi dành lấy phần lái xe "cho chắc ăn." Không lái xe, nhưng ông ấy lại là người "lái tài xế," ngồi bên cạnh điều khiển cái GPS, chỉ đường cho tôi chạy. Tôi nào phải là tài xế cự phách gì, chạy trên đường cao tốc tôi chỉ chăm chú "ôm cần lái," chả dám nửa mắt nhìn vào cái "cục nợ" rắc rối ấy. Cho nên nếu ông không đi cùng, thì có...cho kẹo tôi cũng chẳng dám chạy xa một mình.
Theo "lệnh" của cái GPS, từ FreeWay 5 rẽ qua 99 rồi nhập vào xa lộ 70, tôi bỗng bàng hoàng xúc động khi nhìn thấy cánh đồng lúa bao la chín vàng rực rỡ dọc hai bên đường. Trong phút chốc, tôi tưởng mình đang chạy xe trên Quốc Lộ I, ngan qua cánh đồng lúa bên quê nhà. Không biết động lực nào từ trong tiềm thức thúc đẩy, tự nhiên tôi quẹo xe một cái rẹt, tấp vào lề đường rồi mở cửa bước xuống.
Nhà tôi có lẽ cùng tâm trạng, chẳng nói lời nào ông cũng bước xuống theo. Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa bạt ngàn, từ hai bên xa lộ chạy tít tắp đến tận phía rừng cây. Trời đã gần trưa. Mặt trời đang xòe tay trọn vẹn phủ trùm ánh sáng rực rỡ chói chang lên trên cánh đồng, nhưng bầu không khí lại mát rười rượi, thơm lừng mùi lúa chín. Ôi! Hương lúa ngọt ngào. Những vé lúa no tròn óng ả gặp vài cơn gió thổi qua mơn man làm chúng lắc lư như đang cười nắc nẻ, hài lòng với sự sung mãn của tuổi chín muồi. Gió đi rồi, chúng lại oằn xuống cúi đầu như chào đón chúng tôi, những người khách có gốc gác đồng nội không mời mà đến. Tôi nhắm mắt, hít một hơi dài để tận hưởng mùi hương lúa mà ngỡ mình đang đứng trên mảnh đất của quê hương...
Tôi chợt hình dung ra tôi của ngày xưa, của thời kỳ đất nước thanh bình. Con bé mặc áo tím quần đen đầu đội thúng xôi nếp quạ với lon muối đậu phụng rang, chân đất chạy lúp xúp theo sau mẹ. Mẹ tôi gánh cái ấm đất lớn đầy nước cây "dúi dẻ" và nồi chè bánh canh rau đắng, thức ăn nửa buổi cho thợ gặt ruộng lúa của ngọai tôi. Đứng trên bờ, tôi thích thú nhìn bà con tay liềm tay hái, thi nhau thoăn thoắt cắt từng nạm lúa quằn tay rồi bó thành từng bó gọn gàng, trong khi miệng vẫn nói cười rôm rả. Tôi hình dung ra ngọai tôi đang khúm lúa chia công cho bà con. Lúc nào ngọai cũng chừa một đống lúa lớn hơn để người ta chọn. Sau khi họ chọn rồi, ngoại còn đùa thêm cho một mớ nữa. Vậy mà sau mùa gặt, cái lẫm lúa của ngoại vẫn đầy, vẫn cao lên tận nóc nhà. Mỗi khi cần xay gạo để ăn hoặc bán chi tiêu, ngọai phải bắt cái ghế cao cho tôi trèo vào xúc lúa giúp ngoại.
Tôi cũng hình dung ra thời kỳ chiến tranh tàn phá quê tôi. Hình dung ra cái cảnh ngoại tôi nước mắt chảy dài, đau đứt ruột nhìn lại lần cuối ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai chái với dãy nhà ngan nhiều phòng mà bà và ông ngọai đã dày công tạo dựng, nhìn lại cái lẫm lúa tràn đầy trước khi ôm có mỗi cái hộp "Phú Ý" chứa đựng gia phả dòng họ nhà chồng, phía của ông tôi, một thân một mình chạy thoát khỏi ngôi làng bị chiếm vì cả gia đình đã trốn đi từ trước. Băng qua cánh đồng lúa, chạy khỏi những thửa ruộng nhà, khi lội qua cái đầm nước chảy, ngoại bị cuốn trôi. Dù tính mạng đang trong tình trạng thập phần nguy hiểm, ngoại vừa lặn hụp vừa bơi chỉ một tay, còn tay kia vẫn giữ khư khư cái hộp Phú Ý trên đầu cho khỏi ướt. Rất may có một người đi câu nhìn thấy chạy đến cứu giúp. Cuối cùng ngọai cũng mang được cái hộp ra thành phố để giao lại cho ông tôi.
Ngọai đã thành công trong chuyến "vượt biên" đầy nguy hiểm ấy, nhưng vì quá hãi hùng và bị nhiễm nước, ngọai mắc bệnh thương hàn sau đó và qua đời ở tuổi mới sáu mươi. Ngọai đã vĩnh viễn ra đi, nhưng gia phả họ Nguyễn thì còn đầy đủ đến tận bây giờ cho con cháu đời sau tường lãm. Mỗi lần đám giỗ họ, công trạng của nàng dâu là ngoại tôi đều được mọi người nhắc nhở, vinh danh.
- Lúa chín đều và đẹp như vầy chắc là thu họach sẽ cao lắm.
Nhà tôi đột nhiên lên tiếng, phá tan bầu không khí thiêng liêng đó của tôi. Tôi vội quẹt nhanh dòng lệ vừa trào ra trên khóe mắt rồi vội vã lên xe.
Xa lộ lúc này xe cộ chạy qua nườm nượp. Tôi lại là một tên "chết nhát" nên chẳng dám nhào ra. Đợi một hồi không thấy khá chút nào, tôi đành phải chạy từ từ dọc theo lề freeway chờ cơ hội. Tôi chạy một quãng khá xa, vẫn chưa ra được đến đường. Bỗng có tiếng "quéo...quéo..." ở đàng sau, tôi nhìn lên kính chiếu hậu và hoảng hồn thấy chiếc xe cảnh sát đang chớp đèn sáng lóe rượt đến. Chết cha rồi! Tôi đã chạy trong lề đường quá lâu, chuyến này chắc không tránh khỏi bị "ăn ticket." Tôi dừng lại, hạ cửa kính xuống. Chuẩn bị tư thế để ký biên bản phạt.
Nhưng "còn nước còn tát". Tôi bèn "mếu máo" với người cảnh sát, rằng đây là lần đầu tiên tôi đến Marysville để nộp đơn xin việc. Chạy ngang đây thấy cánh đồng lúa chín này rất giống cánh đồng quê tôi. Không cầm lòng được, tôi dừng lại ngắm một chút cho thỏa lòng mong nhớ. Không ngờ bây giờ xe cộ quá đông, tôi chưa dám chạy ra. Tôi chỉ nói cầu may. Thật bất ngờ, nghe tôi nói xong, ngài cảnh sát gật gù vẻ cảm động. Ông trở lại chiếc xe cảnh sát, lái ra lằn đường bên phải, cố tình "cản trở lưu thông," ép xe cộ vẹt sang lane trái, và vẫy tay cho tôi chạy. Chúng tôi mừng quá xá! Ai nói mấy ông cò là những người khô khan tình cảm chứ? Ngày đầu đến đây, người cảnh sát thân thiện, nhân từ này đã cộng thêm một điểm tốt nữa cho việc chúng tôi dời về miền đất mới.
Đến mùa khai thuế, tôi lên mạng lục lọi và tìm thấy tổ chức "AARP Foundation Tax-Aid" ở Yuba đang giúp khai thuế miễn phí cho công dân từ 60 tuổi trở lên và những người có mức thu nhập giới hạn. Tổ chức này có chi nhánh khắp các tiểu bang. Tất cả thiện nguyện viên đều được huấn luyện kỹ càng không thua gì những chuyên viên khai thuế thực thụ. Tôi yên tâm gọi làm hẹn và chuẩn bị giấy tờ để đem đi.
Đúng hẹn, chúng tôi đến trung tâm và được một bà tên Mary Webb giúp. Sau khi xem giấy tờ, bà hỏi:
- Anh chị là người Việt Nam hả?
- Vâng! Sao bà đoán được? Bà có quen người Việt Nam nào không? Nhà tôi hỏi.
- "Oh yeah!" Bà cười. -Tôi và chồng tôi đều ở trong binh chủng Không Quân và đã từng phục vụ ở Việt Nam từ năm 70 đến 71.
- Ồ! Thú vị thật! Ông nói. -Tôi cũng từng là một chiến sĩ Không Quân, phục vụ tại phi trường Tân Sơn Nhất và phi trường Nha Trang cho đến 1975.
- "Really?" Bà Mary kêu lên, vẻ hớn hở như vừa gặp lại "cố nhân."
Rồi bà vừa làm việc vừa trò chuyện với chúng tôi. Ngày đó bà phục vụ ở phi trường Tân Sơn Nhất, còn chồng bà, ông Austin Webb, làm cố vấn cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ở phi trường Bình Thủy. Ông ấy không bị bắt buột sang Việt Nam, nhưng vì vợ phục vụ bên đó nên ông tình nguyện đi theo. Bà Mary còn kể ngày đó bà có một người bạn Việt Nam rất thân tên Man (sau này tôi biết chị tên Mẫn). Sau chiến tranh thì mất liên lạc nhưng bất ngờ mấy chục năm sau hai người gặp lại trên đất Mỹ. -Chúng tôi mừng rỡ ôm nhau khóc! Chị ấy ở tận bên Utah, nhưng cũng đã đến thành phố này thăm tôi. Bà nói với giọng xúc động.
- Quả đất đúng thật tròn! Tôi nói, chúc mừng bà và người đồng hương mà tôi chưa hề quen. Lòng ngưỡng mộ tình bạn thâm sâu của họ, tôi thầm nghĩ sau này thế nào cũng phải tìm cách để làm quen với chị tên "Man" này mới được. Nhờ bà Mary giới thiệu, chúng tôi giờ đã quen nhau, chị Mẫn quả là một người bạn tuyệt vời, đáng để bà Mary nhớ đến hàng mấy chục năm.
Nhắc đến người bạn Việt Nam, bà Mary như sực nhớ ra, cho tay vào cái túi xách bên cạnh lấy ra một tấm danh thiếp màu xanh lá cây: Này! Anh chị mới dọn đến đây mà có đi thăm "Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam" chưa? Tôi trả lời chưa, bà nhét tấm danh thiếp vào tay tôi: Anh chị cũng nên đi thăm! Đây là một nhà bảo tàng chiến tranh rất lớn mà người sáng lập Dann Spear, đã bắt đầu khi còn là một cậu bé. Tôi hiện cũng là thành viên trong ban Hội Đồng của nhà bảo tàng.
Bà Mary cho biết, hiện nhà bảo tàng đang có kế họach mở rộng thêm và kêu gọi mọi người hãy tiếp tay, đem tặng những kỷ vật chiến tranh, bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Hoa Kỳ đã và đang tham gia, để giúp cho tài sản của nhà bảo tàng ngày càng thêm dồi dào phong phú.
- Có lẽ mình nên đến thăm và tặng chiếc xích lô cho nhà bảo tàng. Ông nhà tôi nói trên đường về. - Kỷ vật này nếu được trưng bày trong nhà bảo tàng sẽ có giá trị hơn là để ở nhà mình.
- Chiếc xích lô à? Tôi chợt nhớ đến chiếc xích lô hình mẫu bé tí có gắng hai lá cờ đang được ông nhà tôi trân trọng chưng trong tủ kính phòng khách nhà tôi.
Chiếc xích lô này do một bà khách Mỹ tên Hellen tặng khi chúng tôi còn tiệm nail. Bà là khách ruột rất thân, có việc gì cũng kể chúng tôi nghe. Mỗi năm đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi làm cho bà chả giò, bà tặng chúng tôi ổ bánh mì chanh ngon tuyệt bà tự làm lấy bằng những trái chanh tươi trong vườn. Bà thường kể về Alan, người con trai độc nhất của bà từng tham chiến Việt Nam. Về sự bất mãn chán chường của anh sau khi trở về Mỹ. Bà nói ngày đó Alan và đồng đội của anh trở về đã không được chào đón như những anh hùng. Họ bị hất hủi, xem thường, vì ảnh hưởng bỡi những sự "làm rùm beng không đúng" của báo chí về cuộc chiến. Từ đó anh sống khép kín, thường tìm quên trong men rượu. Anh sống đời độc thân cho đến một ngày anh bị tai nạn xe và qua đời. Có lần bà Hellen nói:
- Hồi thời chiến tranh Việt Nam, tôi thật ghét cái bọn "ngồi mát ăn bát vàng" và bọn nhà báo tung tin "không đầu không đuôi" trong khi con tôi đang dấn thân vào súng đạn. Thằng Allan nói bọn chúng chỉ giỏi khua môi múa mỏ ở bên này chứ thật ra chúng chả biết cái đếch gì. Ai có đến Việt Nam, sống cùng người dân, và chiến đấu cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì mới biết rõ sự tình, mới biết cuộc chiến này có ý nghĩa ra sao. "Cuộc chiến mà chúng con không được quyền chiến đấu cho tới cùng để thắng mẹ ạ", Alan nó nói vậy đấy!
Alan đã nói đúng. Tôi cũng từng nghe rất nhiều cựu chiến binh Việt Nam tôi quen nói như thế.
Cho đến cuối năm 2009 thì bà Hellen đã quá già, sức khỏe kém lại chuẩn bị đi mổ thận. Mấy ngày trước khi vào bệnh viện Kaiser, bà nhờ người y tá chăm sóc đặt biệt chở đến rồi đẩy vào tiệm tôi trên chiếc xe lăn. Trông bà rất yếu, thở hổn hển từ ống dưỡng khí được gắn vào mũi. Tôi nhìn bà và chợt sững sờ. Trên đôi bàn tay run rẩy của bà là một chiếc xích lô nhỏ xíu có gắng hai lá cờ, cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa. Hai lá cờ giấy đã cũ sờn theo năm tháng với nhiều nếp gấp nhăn nheo. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bạc màu bên góc trái và có một đường rách, nhưng được dán lại cẩn thận bằng miếng băng keo.
- Tôi sắp phải đi mổ thận, không biết lành dữ ra sao. Bà nói một cách khó nhọc. Những đường gân xanh trên cổ bà xê dịch liên hồi như thể muốn tách rời khỏi làn da tái mét. Bà đưa chiếc xích lô tí hon cho tôi:
- Chiếc "Pedi-cap" này là kỷ vật của thằng Alan để lại. Nó đã rất yêu quí và giữ gìn cẩn thận món đồ này cho đến ngày nó mất. Tôi sợ khi giải phẩu nếu lỡ có bề gì, đồ đạc của tôi bị đem bán "Estate sale" và nó sẽ lưu lạc. Bà dừng lại một lát để thở rồi nói tiếp: Mới đầu tôi không biết phải làm gì với nó, nhưng rồi nhớ đến anh chị, tôi nghĩ anh chị là những người thích hợp nhất để tôi tặng lại món quà này. Làm ơn thay tôi giữ nó!
Tôi đỡ lấy kỷ vật từ tay bà Hellen, rồi đứng mân mê lá cờ vàng cũ rách. Kỷ niệm nào từ chiếc xích lô nhỏ màu xanh có chiếc đệm đỏ này đã làm cho người cựu quân nhân Mỹ tên Alan trân quí nó đến như vậy nhỉ. Tôi còn tần ngần chưa dám hỏi thì bà Hellen đã nói:
- Đây là món quà từ người bạn Việt Nam rất thân với Alan. Anh ta đến Mỹ theo diện Humanitarian Offensive (HO), và bọn họ tình cờ gặp lại nhau. Chiếc "Pedi-cap" này anh ta mang theo từ Việt Nam, khi gặp lại Alan thì tặng cho nó. Nhưng anh ta đã chết sau đó vài năm vì bệnh họan do ở tù quá lâu trên rừng. Ngày Alan còn sống, tôi đến thăm nhiều lần bắt gặp nó ngồi lặng ngắm cái vật này bằng đôi mắt thật buồn. Do vậy mà tôi cất giữ nó bao nhiêu năm nay. Nhưng giờ thì tôi không được nữa rồi ...
Bà nghẹn ngào, dừng lại nửa chừng. Tôi cũng rưng rưng. Trong tôi dâng lên một nỗi bồi hồi khó tả. Người HO đó, một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xưa, khi rời bỏ quê hương đã mang theo chiếc xích lô. Có phải vì nó từng chuyên chở những nhọc nhằn, ngang trái, và bất hạnh của anh sau cuộc chiến? Hay anh muốn chở hết đi tất cả những đau khổ của đồng bào mình? Hoặc là anh muốn luôn nhìn thấy nó để nhớ lại thời kỳ, "Đầu đường Thiếu Tá vá xe / Cuối đường Đại Úy bán chè đậu đen" để cố gắng vươn lên? Chiếc xích lô chỉ là vật vô tri, nhưng khi tặng cho Alan người bạn Mỹ đã từng cùng chung chiến tuyến, anh đã làm cho nó trở nên có hồn và đầy ý nghĩa với hai lá cờ Mỹ, Việt. Và Alan, người bạn Mỹ của anh đã trân quí, gìn giữ cho đến tận cuối đời. Điều này cũng có nghĩa, Alan đã rất trân quí cái tình bạn, tình đồng đội và đồng minh từ cuộc chiến cho tự do mà anh và anh ấy đã từng tham gia.
- Xin bà hãy yên tâm. Tôi nói với bà Hellen. - Chúng tôi nhất định giữ kỹ món đồ này.
Và ông nhà tôi đã chưng chiếc xích lô trong tiệm từ đó cho đến khi chúng tôi bán tiệm mới mang về nhà. Nhớ đến đây tôi bèn nói với ông ấy:
- Phải rồi! Chúng ta nên đem nó tặng cho Nhà Bảo Tàng. Cất ở nhà mình cứ dọn nhà tới lui hoài có khi bị gãy hay thất lạc thì uổng công bà Hellen đã gửi gắm.
Về đến nhà, ông ấy lấy ngay chiếc xích lô ra lau bụi bặm. Đã hơn bốn năm rồi, từ ngày bà Hellen đem tặng và không bao giờ trở lại gặp chúng tôi lần nữa. Bà sống một mình không có người thân nên chúng tôi chẳng biết hỏi thăm ai về tình trạng của bà. Chiếc xích lô sau khi được lau xong nhìn sáng sủa, nhưng hai lá cờ giấy thì quá cũ kỹ. Tôi nói:
- Trước đây vì muốn giữ tình trạng nguyên thủy của món quà nên mình để y như vậy. Nhưng bây giờ đem đến Nhà Bảo Tàng nó sẽ ở đó thiên thu. Phải thay hai lá cờ vải mới bền lâu được. Cờ Mỹ rách người ta có thể thay lá khác, nhưng cờ vàng sau này rách đi thì làm sao?
Nhà tôi đồng ý. Tôi đến Walmart mua một lá cờ Mỹ bằng vải đem về. Nhưng lá cờ vàng không biết kiếm đâu ra. Thành phố chúng tôi ở chẳng có một cửa hiệu cửa hàng nào của người Việt cả. Ông ấy nói muốn mua cờ vàng ba sọc đỏ chỉ có nước đi San Jose hoặc là xuống Nam Cali, nhưng mình cần lá cờ bằng vải nhỏ xíu như thế này thì những nơi ấy cũng không dễ gì có bán. Cuối cùng, tôi quyết định phải tự tay may lá cờ này mới được. Nói là làm, chúng tôi rảo đi tìm mua vải. Nhưng kiếm hết từ Walmart đến Joann Fabrics chúng tôi cũng không tìm ra màu vàng và đỏ đúng màu cờ Việt Nam. Cuối cùng, tôi phải mua hai cuộn ruy-băng satin vàng và đỏ loại lớn, dù chỉ cần có một đoạn.
Về nhà, tôi ủi thẳng những nếp gấp của ruy-băng rồi hì hục cắt may. Tôi trưng dụng luôn ông xã làm thợ phụ, "lệnh" ổng chạy tới chạy lui, hết lấy kéo đến cầm bàn ũi, phụ lượt dính những sọc đỏ vào hai mặt của lá cờ. Đến khuya thì tác phẩm của chúng tôi cũng hoàn thành, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu nhưng đẹp rực rỡ, sáng chói. Ông ấy thích quá đem gắn ngay vào chiếc xích lô và lấy máy hình ra chụp.
Qua những thông tin và tài liệu từ bà Mary, tôi tìm hiểu và biết thêm về lịch sử nhà bảo tàng trước khi đến viếng. Việc cậu bé tên Dann hình thành Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam đã được cộng đồng Marysville và những vùng lân cận biết đến rộng rãi. Cậu bé thu thập kỷ vật và bắt đầu trưng bày bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam trong garage nhà cậu từ năm 1966. Lúc nào có dịp, là cậu "khăn gói" mang nó đi triển lãm khắp nơi, từ những bữa tiệc sinh nhật, họp mặt gia đình, đến club. Tấm lòng của cậu bé đến tai nhiều người, nhiều hội đoàn, và cậu được mời dự cuộc họp thường niên của các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tại cuộc họp mặt này, Dann được cựu tướng Không Quân nổi tiếng "Tex" Hill, một trong những con cọp bay "Flying Tigers" xuất sắc trong Thế Chiến thứ II, tặng một bức hình của ông với lời ghi chú, "Tặng Dann, người bạn nhỏ của tôi. Hy vọng tấm hình này sẽ làm phong phú thêm cho nhà bảo tàng tương lai của bạn." Điều này cũng là một động lực rất lớn giúp cậu bé hoàn thành ước nguyện.
Khởi đầu, nó là một nhà bảo tàng tư nhân "tí hon" của cậu bé Dann. Năm 1977, Dann bắt đầu mang bộ sưu tập của mình đi xa hơn, lúc này cậu thu thập được khá nhiều kỷ vật của những chiến binh từ Việt Nam trở về, đem triển lãm tại các lễ hội truyền thống, hội chợ, triển lãm súng, căn cứ quân sự, cùng nhiều nhà bảo tàng chiến tranh khác.
Về sau Dann Spear và vợ, Roberta, đã tự vay tiền để xây dựng lớn thêm trên khu đất nhà của họ, không quyên góp hoặc nhận bất cứ ngân khỏan tài trợ nào từ hội đoàn hay chính phủ. Và đến năm 1985, mười năm sau chiến tranh Việt Nam, nhà bảo tàng trong mơ ước của cậu bé Dann được chính thức khánh thành ra mắt công chúng với bài nói chuyện của thiếu tướng Donald Mattson, giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Đội Tiểu Bang California, người cũng đã từng tham chiến Việt Nam.
Điều đặc biệt, nhà bảo tàng tuyệt đối không hề thu lệ phí vào cửa. Mỗi khi có ai hỏi về việc này, Dann trả lời, "Đây là nhà bảo tàng của các cựu chiến binh và của các bạn, bạn không phải trả tiền!"
Đến nay thì nhà bảo tàng đã được phát triển rất qui mô, tiếp nhận gần sáu chục nghìn kỷ vật, kể cả những kỷ vật từ các cuộc chiến khác quân đội Mỹ tham gia, như Thế Chiến thứ I, thứ II, Nội Chiến, Triều Tiên, Iraq, Afghanistan... và xây một gian phòng hơn 6000 square feet dành riêng làm thư viện. Nhà Bảo Tàng giờ đây chính thức trở thành tổ chức bất vụ lợi, là di sản văn hóa của Bắc Cali, quản trị bởi một Ban Hội Đồng mà Dann Spear là giám đốc, được phép nhận quyên góp, gây quĩ để mở mang.
Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville được xem là "Nhà bảo tàng của những chiến sĩ bị bỏ quên" (Museum of the Forgotten Warriors). Báo giới địa phương đã khen ngợi giám đốc Dann Spear, "Hình thành nhà bảo tàng này, Dann đã trả lại tên tuổi và mặt mũi cho các cựu chiến binh Việt Nam, những người đã từng bị bỏ quên sau cuộc chiến."
Cuối tuần, chúng tôi rủ ông bạn hàng xóm tên Wayne, cũng là cựu chiến binh VN, đi thăm nhà bảo tàng. Nghe ông nói ở đó có bàn ghế picnic cho khách tham quan, tôi làm chả giò, cơm chiên, nướng một ít xúc xích, và mang theo trái cây, thức uống cho bữa trưa.
Nhà Bảo Tàng tọa lạc trên một khu đất rộng, thuộc vùng ngoại ô phía đông thành phố Marysville. Tấm bảng "VIETNAM-MUSEUM" trước cửa thì nhỏ, đơn giản, nhưng những chiếc Thiếc Giáp, Trực Thăng, Súng Cối, những chiến cụ khổng lồ đã từng một thời "khạc ra lửa, mửa ra khói" cùng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đang nằm "an dưỡng" trong sân, xung quanh là những lá cờ Mỹ to đùng và cờ binh chủng đủ màu giăng khắp mọi nơi, đã nói lên tầm vóc to lớn của nhà bảo tàng.
Chúng tôi vừa đến cửa thì một người đàn ông ra chào đón rất niềm nỡ. Ông cho biết là hướng dẫn viên của nhà bảo tàng, tên Richard Sawyer, cũng là cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam từ năm 70-71. Ông nói "Tôi ở đây thường xuyên vì nó là cái nhà thứ hai của tôi!" Ông nhà tôi tỏ ý muốn gặp giám đốc Dann để tặng món quà. Thực ra thì tặng quà đâu cần phải gặp giám đốc, nhưng tôi vì tò mò muốn biết mặt "cậu bé Dann" rất nổi tiếng này ra sao nên đã dặn trước nhà tôi là "Không gặp ông Dann không về!" Trong khi chờ đợi gặp giám đốc, chúng tôi được ông Richard đưa đi tham quan khu vực Nhà Bảo Tàng Việt Nam. Ông bạn Wayne đã quá quen thuộc với nơi này nên ông ra thư viện để đọc sách.
Ông Richard cho biết, tất cả các phòng phía trước là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam nguyên thủy lúc khởi đầu. Những gian kế tiếp trưng bày kỷ vật của các cuộc chiến khác mà Hoa Kỳ tham gia. Theo chân ông Richard vào gian phòng đầu tiên, tôi bỗng lặng người khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Việt Nam Cộng Hòa, thật lớn được lộng trong khung kính song song với lá cờ Mỹ đồng kích cỡ, và được đặt trang trọng trên kệ dãy tủ kính cao tận trần nhà. Bên trái khung ảnh treo cái phù hiệu tròn lớn có khắc hình một quân nhân bồng súng và bên phải treo chiếc áo giáp với hai mẫu tự "MP," nhìn có vẻ như là chúng đang "hộ vệ" cho hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Bên dưới khung hình đứng một hàng dài các cô gái búp bê xinh đẹp mặc áo dài đủ màu sắc, kiểu eo thon truyền thống Việt Nam ngày trước, nhiều cô đầu trần với những mái tóc đen dài bện thành hình con rết và vài cô đội nón lá nghiêng nghiêng. Một sự trưng bày trang trí độc đáo như nhắn nhủ với người xem, chiến tranh đã từng nhẫn tâm dày xéo trên đất nước của các cô gái mỹ miều này.
Tôi vừa đi vừa căng mắt nhìn dán vào những món đồ trong tủ kính, vừa chú ý đến những lời thuyết minh lưu loát của ông Richard, như thể những kỷ vật là của chính ông. Mỗi kỷ vật đều có sự tích riêng, từ món nhỏ nhất là chiếc huy hiệu, biểu tượng, sắc áo, màu cờ của các binh chủng Việt, Mỹ, cái vỏ chai bia Saigòn cao nghệu có hình cờ vàng ba sọc đỏ, đến bài báo tiếng Việt với bản tin "Chiến Thắng Quảng Ngãi" đăng tin "Liên Quân Việt Mỹ đã mở cuộc hành quân và đại thắng," tất cả nói lên tấm lòng và lời nhắn gửi của các cựu chiến binh Việt Nam đã cất công mang về và gìn giữ chúng.
- Xem kìa! Nhà tôi bỗng kéo tay tôi, chỉ vào tấm hình một vị tướng Mỹ đeo sao có mấy hàng chữ đề tặng kề bên. -Đây là tướng William Westmoreland, vị tướng chỉ huy quân sự cuộc chiến Việt Nam ngày xưa!
Tôi bước lại gần, chưa kịp đọc những lời đề tặng thì nghe có tiếng người nói từ đàng sau:
"Yeah!" Tướng Westmoreland là "The Best," người có biệt danh "đánh đâu thắng đó," và ông đã từng nhiều lần đấu tranh đòi cung cấp thêm vũ khí đạn được cho các bạn đó!
Chúng tôi quay ra thấy một cựu quân nhân Mỹ đang cười toe, chỉ tay vào bức hình của ông tướng rồi đưa ngón cái làm dấu "number one!" À, thì ra là "lính cũ" của ông tướng. Richard giới thiệu đó là Don Schrader, người từng là cố vấn cho "Lực Lượng Đặc Biệt" tại nhiều căn cứ "MACV" khác nhau ở Việt Nam năm 65-66. Ông Don nói giám đốc Dann đang đợi ở văn phòng và kêu chúng tôi đi theo ông.
Một người đàn ông Á Châu bước ra khi chúng tôi vào. Giám đốc Dann ngồi trước một cái bàn dài chất ngổn ngan đầy những kỷ vật. Ông nói người đàn ông vừa rồi là người Hmong, đem tặng những kỷ vật từ cuộc chiến Việt Nam mà ông ấy từng tham dự. "Cậu bé Dann" mà tôi muốn gặp là một người đàn ông cao lớn, mặt đỏ hồng như tượng ngài Quan Công, nhưng nhìn rất hiền lành thân thiện. Tôi kể chuyện bà Mary giới thiệu, ông tỏ ra vui lắm. Nhà tôi lấy chiếc xích lô ra và nói:
- Đây là kỷ vật rất đặc biệt từ một cựu chiến binh Việt Nam, chúng tôi xin tặng lại cho nhà bảo tàng.
Ông Dann tròn mắt trầm trồ:
- Ô! "Excellent!" Chiếc "Pedi-cap" thật là tuyệt mỹ! Vừa rối rít cám ơn, ông vừa lấy ra tấm "note" nhỏ để chúng tôi đề tặng. Rồi ông kêu tôi trao kỷ vật tận tay ông và đưa máy hình cho nhà tôi chụp mấy tấm. - Chúng tôi phải luôn luôn chứng minh đó là món quà tặng thật sự. Ông nói.
"An vị" chiếc xích lô vào chỗ thâu nhận kỷ vật xong, ông Dann đích thân đưa chúng tôi trở lại xem nốt các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam. Đi ngan một dãy "Mannequin" người mẫu mặc quân phục, tôi chợt nhớ lại những gì bà Mary kể bèn hỏi ông Dann:
- Tôi nghe bà Mary nói ông đã bắt đầu cái ý tưởng thành lập nhà bảo tàng này lúc ông còn rất nhỏ, ông có thể kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?
Mặt người giám đốc vốn đã hồng hào giờ lại sáng tươi: Theo tôi! Ông nói, và dẫn chúng tôi lại trước một chiếc tủ kính: Năm 1965, khi tôi mười tuổi, tôi có viết thư cho một người bạn lớn tên Bill Buchroeder, thuộc đại đội I Bộ Binh đóng quân ở Dĩ An bên Việt Nam. Anh đang học cấp ba cùng trường với tôi thì bị tổng động viên và đưa sang Việt Nam đánh giặc. Bill đã hồi âm cho tôi từ chiến trường Việt Nam sau một trận đánh, và lá thư anh viết trên mặt sau của mảnh giấy chỉ dẫn cách xử dụng mìn "Claymore" đã làm tôi xúc động. Ông ngừng lại rồi mỉm cười, vẻ hãnh diện: Và tôi chợt nảy ra ý định sưu tập những kỷ vật chiến tranh Việt Nam từ đó. Lá thư "lịch sử" này là một trong những kỷ vật đầu tiên của bộ sưu tập, của nhà bảo tàng này!
Nhìn mảnh giấy cũ kỹ, ố vàng trong khung kính với những dòng chữ nghuệch ngoạc mà tôi thấy nao lòng. Người quân nhân Mỹ tên Bill Buchroeder ấy đã cố gắng hồi âm, gửi lòng mình từ trận tuyến nửa vòng trái đất Việt Nam về cho người bạn nhỏ của mình trên một mảnh giấy loại, mà không kịp chờ về thành phố để có giấy bút đàng hoàng. Anh làm sao ngờ được, hành động nhỏ nhưng đầy tình cảm này đã tạo một ý tưởng lớn cho cậu bé Dann.
Ông Dann bỗng nhìn qua bên trái và nói, giọng đầy cảm xúc:
- Anh chị xem này! Ông chỉ vào một ống thủy tinh nhỏ chỉ bằng ngón tay út. - Tuýp đất này là của một cựu chiến binh tặng. Anh nói đó là kỷ vật quan trọng anh đem từ Nam về cất giữ mấy chục năm qua.
Tôi cảm thấy cổ mình nghèn nghẹn. Nam là tên gọi thân thương mà các cựu chiến binh Hoa Kỳ tôi quen biết thường dùng mỗi khi họ nhắc đến Việt Nam. Người lính này ắt hẳn đã có những kỷ niệm khó quên đối với Nam nên mới trân trọng nhúm đất đến như vậy. Kỷ niệm nào nằm trong tuýp đất màu nâu bé xíu đó hả anh? Có phải nó được trộn lẫn với máu và nước mắt của anh? Của bạn anh? Của những người lính Việt Nam Cộng Hòa anh dũng sát cánh chiến đấu cùng anh mà anh nể phục? Hay của đồng bào tôi, những người dân vô tội bị thương vì đạn bom mà anh đã từng cứu giúp? Có phải đó là nơi anh đã từng hò hẹn yêu thương một người con gái Việt Nam dịu hiền? Hay là nó chứa đựng sự đau lòng của anh vì nhiệm vụ chưa hoàn thành mà đành phải rời bỏ cái quê hương bé nhỏ nửa vời để giao miền đất tự do cho phương Bắc? Dù bất cứ đó là những kỷ niệm gì, cũng xin anh cho tôi được chia xẻ, được cám ơn anh. Không biết giờ này anh ở đâu. Ước gì tôi được gặp anh để bắt tay anh và nói một lời cám ơn sâu sắc. Nhìn thấy nhúm đất này tôi như thấy cả quê hương Việt Nam của tôi. Anh chỉ sống ở đó một thời gian ngắn mà khi rời xa anh còn lưu luyến đến thế này. Còn tôi, tôi đã được sinh ra và lớn lên ở đó với muôn vàn kỷ niệm. Anh biết là tôi đau lòng như thế nào khi rời bỏ nó, đúng không anh?
Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình nghe tiếng nhà tôi:
- Kìa! Đây là phù hiệu binh chủng Không Quân của tôi! ông nói với ông Dann, chỉ vào cái phù hiệu rồng bay "Tổ Quốc Không Gian" được đóng khung treo trong tủ kính, xung quanh quây quần bỡi nhiều huy chương và phù hiệu của các binh chủng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. - Tôi đã phục vụ trong Không Quân cho đến ngày nền Cộng Hòa của chúng tôi bị mất. - Vậy sao? Ông Dann hỏi như reo lên: Thế anh có còn giữ được hình ảnh gì không? Chúng tôi cần sưu tầm thêm kỷ vật và hình ảnh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi có không nhiều lắm những kỷ vật về các chiến sĩ đồng minh từng chiến đấu chung với quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tôi cười và góp lời:
- Tôi còn giữ được vài tấm hình ông ấy mặc quân phục, chụp ở phi trường Nha Trang và Tân Sơn Nhất. Nhưng hồi đó ông ấy chỉ là một chuyên viên vô tuyến phi cơ. Ổng đâu có cấp bậc cao, đâu phải "quan quyền" chi mà đem hình ảnh đến đây để chưng, mắc cỡ chết!
"So what? Vậy thì đã sao?" Ông Dann nhướng mày: Không có lính thì làm sao có quan? Chúng tôi tôn trọng và vinh danh hết thảy các ban ngành, các cấp bậc. Tất cả mọi người trong quân đội đều liên quan với nhau như một guồng máy, thiếu một bộ phận máy sẽ không chạy được. Nếu anh chị copy và tặngcho viện bảo tàng vài tấm hình, chúng tôi sẽ quí lắm!
Nhà tôi hứa khi về sẽ sao lại vài tấm và gửi cho ông. Dạo hết khắp các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam thì ông Dann đưa chúng tôi ra phía sau. Chúng tôi bước theo, tưởng ông sẽ cho xem tòa nhà kế tiếp. Nhưng ra khỏi cửa sau đến khoảng trống giữa hai tòa nhà, ông dừng lại. Tôi nhìn sang bên trái thấy nhiều dãy thẻ bài kim khí, những thẻ bài trắng không tên, được treo dày đặc sát vách tường từ tòa nhà bên này vòng quanh qua tòa nhà bên kia thành hình chữ U. Chính giữa là cái bục xi măng thấp, trên đặt đôi giày bốt, một lá cờ Mỹ cắm rũ cạnh khẩu súng trường dựng đứng, bên trên là chiếc nón sắt, và một vòng hoa rực rỡ được treo trên thân của khẩu súng trường. Ông Dann bỗng đứng nghiêm, quay mặt về phía vòng hoa và đưa tay lên trán chào kiểu nhà binh. Nhà tôi cũng làm y như vậy. Riêng tôi thì đứng cúi đầu mặc niệm, lòng thầm nghĩ không biết có bao nhiêu thẻ bài ở đây nhỉ.
- Ở đây có tất cả là 6,297 thẻ bài, mỗi tấm thẻ tượng trưng cho một chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh ở Iraq và Afghanistan. Ông Dann chợt lên tiếng như đọc được ý nghĩ của tôi, làm tôi giật cả mình. Ông kể, đài Tưởng Niệm này được khánh thành hồi tháng 10 năm 2011, cùng lúc với lễ "Đổ Đất Thánh," đất cát vàng nâu từ Iraq được rắc ở trung tâm đài cho linh hồn những quân nhân tử trận Iraq, và đá dăm màu xám từ Afghanistan đổ viền xung quanh dành cho anh linh tử sĩ hy sinh Afghanistan. Rồi ông nhìn chúng tôi: Anh chị đã biết, cái giá chúng ta phải trả cho tự do là quá đắt. Trong mấy tháng trời, tôi cứ suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật đặt biệt để vinh danh các chiến sĩ đã bỏ mình vì sự tự do của chúng ta, và tôi đã nghĩ ra ý tưởng thành lập đài tưởng niệm này. Anh chị có tin không? Ông chỉ tay vào những sợi dây: Các phi công và chiến sĩ Không Quân từ phi trường Beale Airforce Base đã giúp treo số thẻ bài này, và mặc dù những sợi dây được gắn sẵn mấy nghìn tấm thẻ quá dài, chật vật lắm, nhưng họ làm rất cẩn thận, tỏ lòng tôn kính những linh hồn. Họ đã giữ kỹ, không hề để cho tấm thẻ bài nào chạm xuống đất lấy một lần! "Amazing!"
Tôi có cảm giác như mình sắp khóc trước tấm lòng yêu nước và biết ơn những tử sĩ hy sinh vì tự do của ông Dann. Tôi càng cảm động hơn về sự tôn kính đối với số thẻ bài tượng trưng cho các linh hồn chiến sĩ từ nhóm phi công làm thiện nguyện. Quả là những tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ!
Chúng tôi đang chăm chú nghe ông Dann nói, đột nhiên có những âm thanh "leng keng" xào xạt phát ra từ những tấm thẻ bài, đồng thời nhiều ánh sáng nhấp nháy như những vì sao hiện ra dưới đất. Tôi còn sững sờ nhìn chăm chăm vào những ánh sao "lấp lánh giữa ban ngày" đó thì ông Dann reo lên:
- Ô kìa! Anh chị may mắn quá, đã đến đúng thời điểm! Không biết có phải linh hồn của các chiến sĩ đang chào đón chúng ta chăng? Hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trong ngày lễ khánh thành đài tưởng niệm. Về sau lâu lâu mới có một lần vào thời điểm khác nhau, những thẻ bài này rung động, nhấp nháy như ánh sao vậy đó. Ông rùng mình, đưa cánh tay ra: Xem đây này! Mỗi lần như thế là chân lông tôi dựng đứng cả lên! Rồi ông nhìn lên trời: Anh chị thấy đó. Trời lặng im không chút gió, vách tường của hai khu nhà cao vòi vọi, những tấm thẻ bài này được treo chỉ đến một nửa chiều cao của vách tường, bên trên có mái nhà nhô ra. Dù có mặt trời thì cũng không thể nào rọi vào chúng được huống chi là giờ này không thấy mặt trời đâu cả. Đây là một điều thật thần kỳ không hiểu nổi!
Tôi cũng rùng mình dựng chân lông. Tấm lòng của ông Dann hình như đã được linh hồn các tử sĩ nhận biết. Có phải họ đã cho thấy hiện tượng này để "vinh danh" ông Dann với chúng tôi chăng? Nhà tôi lật đật đưa máy hình lên bấm một cái. Tuy những ánh sao đó xuất hiện cả trên nền cát của hai bên, nhưng vì vội vàng ông ấy chỉ chụp được một phía và vẫn thấy rất rõ những ánh sao, phía bên phải hơi bị tối.
Chúng tôi vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ. Ông Dann làm thanh tra về ngành xây dựng, "Encroachment Inspector," chuyên xem xét những việc xây dựng xâm lấn đất đai trái phép. Thời gian rảnh ông dành trọn cho nhà bảo tàng. Ông cho biết khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, tuổi ông còn quá nhỏ để tham gia, nhưng từ những tin tức của bạn bè lớn tuổi học cùng trường, Việt Nam đã là nỗi ám ảnh của ông.
Ông Dann cũng kể nhiều điều thú vị về việc thành lập nhà bảo tàng: -Tôi biết có nhiều kỷ vật chiến tranh Việt Nam giá trị đã bị bỏ quên đâu đó, trong nhà xe, trên gát, hay lẫn lộn trong đống hỗn tạp ở nhà kho, và rồi lâu ngày người ta sẽ quên chúng đi, thật là uổng phí! Theo ông, nhờ những kỷ vật này, những chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu và chết cho cuộc chiến Việt Nam sẽ không bao giờ bị quên lãng như họ đã từng bị lãng quên trước đây. Ông nói điều làm ông đau lòng nhất là sau cuộc chiến, những chiến binh Hoa Kỳ đã trở về trong cô độc, không có người cảm thông cho sự khổ nhọc và hiểm nguy họ đã từng đương đầu. Ông thở dài: Cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu nhưng tôi có thể thấy niềm đau vẫn còn hiện rõ trong mắt các cựu chiến binh, và tôi biết vết thương trong lòng họ vẫn chưa lành hẳn!
Nhà Bảo Tàng được mở cửa vào tất cả các ngày thứ Bảy và các tối thứ Năm trong tháng, cộng với những ngày lễ lớn. "Nhưng ban quản trị cũng thường sắp xếp lịch để mở cửa cho những cuộc tham quan cả nhóm bất cứ lúc nào nếu họ gọi," ông Dann cho biết. Khi tôi nói sẽ viết một bài giới thiệu nhà bảo tàng với cộng đồng Việt Nam, ông tỏ vẻ vui, nói sẽ cung cấp bất cứ thông tin mà tôi muốn biết. Ông đã làm thế thật. Trong bài này có nhiều chi tiết tôi phải email hỏi lại ông vì ngày hôm đó tôi không ghi chép kịp. Ông còn cho tôi vài tấm hình vì hình chúng tôi chụp cũng giống y chang nhưng không được đẹp lắm. Tôi nói đùa sẽ mời ông đến cộng đồng Việt Nam của tôi cho ông thuyết trình, hầu quảng bá thêm về nhà bảo tàng, khuyến khích cộng đồng tặng thêm kỷ vậy thì ông cười, "Đó cũng là một ý hay!"
Sau đó ông Don Schrader đưa chúng tôi vào thư viện, mở "Slide" cho xem số hình ảnh ông thu thập ở Việt Nam thời gian 65-66. Tôi ngạc nhiên đến lặng người khi nhìn lại quang cảnh núi đồi sông nước của Việt Nam thân yêu ngày xưa, sông Cửu Long, bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang, miền đất đỏ Pleiku, bến cảng Vũng Rô, Sông Hương và cầu Tràng Tiền Huế... Những hình ảnh đẹp nguyên thủy khi chiến tranh chưa tàn phá mà từ lâu tôi đã ngỡ không bao giờ nhìn thấy nữa, giờ lại được xem qua tay một người Mỹ.
Chúng tôi còn đi xem các phòng trưng bày nhiều cuộc chiến khác mà Mỹ đã tham gia. Có những kỷ vật cổ nhất, lâu đời nhất như tấm chăn mà cụ cố của Đại Tá Galbraith đã dùng khi ông bị quân Anh bắt cầm tù trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (Revolutional War) hồi Thế Kỷ thứ 18, đến viên gạch lấy từ tòa nhà mà quân đội Mỹ chiếm được trong một trận chiến săn lùng quân nổi dậy Taliban sau sự kiện 9-11 được Thượng Sĩ Roscoe Presley từ Afghanistan gửi về cho ông Dann, và những kỷ vật gần đây nhất là hình ảnh thư từ của các chiến binh Hoa Kỳ từ Iraq và Afghanistan gửi về. Quả thật nơi này có quá nhiều thứ, nhiều điều để xem, để nghiền ngẫm. Cuối cùng chúng tôi cũng phải ra về trong luyến tiếc. Nhà tôi từ đó mỗi khi nói chuyện với bạn bè đều khuyến khích họ đi thăm Nhà Bảo Tàng này.
Cậu bé Dann đã bắt đầu trang sử cuộc đời bằng một ý tưởng độc đáo. Việc chẳng dễ chút nào, nhưng nhờ vào ý chí lẫn niềm đam mê, cậu đã cùng với nó lớn lên và hoàn thành xuất sắc viết nên trang sử đó. Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville là di sản văn hóa vô giá, là chứng cứ sống thực để minh họa cho những gì các sử gia ghi lại về cuộc chiến giữa Quốc Gia, Cộng Sản của người Việt và đồng minh Mỹ thời Việt Nam Cộng Hòa tự do, cũng như các cuộc chiến tranh khác của Hoa Kỳ. Nó là bản di chúc bằng vật thể các chiến binh để lại, chẳng những nhắc nhở giới trẻ Mỹ noi gương những chiến binh anh hùng của họ, mà còn giúp các thế hệ kế tiếp người Mỹ gốc nước ngoài hiểu biết về cội nguồn, về vì sao ông cha họ lại lưu lạc đến đất nước này.
Địa chỉ Vietnam Museum: 5865 A Road, Marysville, CA 95901 - Phone: (530) 742-3090
Phương Hoa
* * *
Trước đây có người hỏi điều gì đã khiến chúng tôi dọn đến Marysville, tôi trả lời có ba lí do. Thứ nhất, là đi theo "tiếng gọi" của...việc làm (move for job), một cái job toàn thời gian mà "cô giáo già" như tôi không dễ gì kiếm được ở những nơi khác. Kế đến, Marysville là thành phố "Oldest & Smallest," cổ nhất và nhỏ nhất Californiatổng dân số chỉ hơn mười hai nghìn ngườinên khá yên tỉnh. Và điều hấp dẫn chúng tôi nhất, là cánh đồng lúa dọc hai bên xa lộ chạy vào trung tâm thành phố. Nhưng giờ đây nếu ai có hỏi, tôi sẽ thêm vào, trên mảnh đất nhỏ này còn có một nơi mà mỗi lần ghé qua là mỗi lần tim tôi thổn thức. Đó là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam, một nhà bảo tàng có tầm cỡ ở Bắc Cali nhưng người sáng lập lại là cậu bé mười tuổi.
Nhớ lại lần đầu tiên tôi đến Maysville nộp đơn xin việc. "Cái nhà" của tôi dạo này mắt mũi hơi kém nên khi nào chạy trên xa lộ tôi dành lấy phần lái xe "cho chắc ăn." Không lái xe, nhưng ông ấy lại là người "lái tài xế," ngồi bên cạnh điều khiển cái GPS, chỉ đường cho tôi chạy. Tôi nào phải là tài xế cự phách gì, chạy trên đường cao tốc tôi chỉ chăm chú "ôm cần lái," chả dám nửa mắt nhìn vào cái "cục nợ" rắc rối ấy. Cho nên nếu ông không đi cùng, thì có...cho kẹo tôi cũng chẳng dám chạy xa một mình.
Theo "lệnh" của cái GPS, từ FreeWay 5 rẽ qua 99 rồi nhập vào xa lộ 70, tôi bỗng bàng hoàng xúc động khi nhìn thấy cánh đồng lúa bao la chín vàng rực rỡ dọc hai bên đường. Trong phút chốc, tôi tưởng mình đang chạy xe trên Quốc Lộ I, ngan qua cánh đồng lúa bên quê nhà. Không biết động lực nào từ trong tiềm thức thúc đẩy, tự nhiên tôi quẹo xe một cái rẹt, tấp vào lề đường rồi mở cửa bước xuống.
Nhà tôi có lẽ cùng tâm trạng, chẳng nói lời nào ông cũng bước xuống theo. Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa bạt ngàn, từ hai bên xa lộ chạy tít tắp đến tận phía rừng cây. Trời đã gần trưa. Mặt trời đang xòe tay trọn vẹn phủ trùm ánh sáng rực rỡ chói chang lên trên cánh đồng, nhưng bầu không khí lại mát rười rượi, thơm lừng mùi lúa chín. Ôi! Hương lúa ngọt ngào. Những vé lúa no tròn óng ả gặp vài cơn gió thổi qua mơn man làm chúng lắc lư như đang cười nắc nẻ, hài lòng với sự sung mãn của tuổi chín muồi. Gió đi rồi, chúng lại oằn xuống cúi đầu như chào đón chúng tôi, những người khách có gốc gác đồng nội không mời mà đến. Tôi nhắm mắt, hít một hơi dài để tận hưởng mùi hương lúa mà ngỡ mình đang đứng trên mảnh đất của quê hương...
Tôi chợt hình dung ra tôi của ngày xưa, của thời kỳ đất nước thanh bình. Con bé mặc áo tím quần đen đầu đội thúng xôi nếp quạ với lon muối đậu phụng rang, chân đất chạy lúp xúp theo sau mẹ. Mẹ tôi gánh cái ấm đất lớn đầy nước cây "dúi dẻ" và nồi chè bánh canh rau đắng, thức ăn nửa buổi cho thợ gặt ruộng lúa của ngọai tôi. Đứng trên bờ, tôi thích thú nhìn bà con tay liềm tay hái, thi nhau thoăn thoắt cắt từng nạm lúa quằn tay rồi bó thành từng bó gọn gàng, trong khi miệng vẫn nói cười rôm rả. Tôi hình dung ra ngọai tôi đang khúm lúa chia công cho bà con. Lúc nào ngọai cũng chừa một đống lúa lớn hơn để người ta chọn. Sau khi họ chọn rồi, ngoại còn đùa thêm cho một mớ nữa. Vậy mà sau mùa gặt, cái lẫm lúa của ngoại vẫn đầy, vẫn cao lên tận nóc nhà. Mỗi khi cần xay gạo để ăn hoặc bán chi tiêu, ngọai phải bắt cái ghế cao cho tôi trèo vào xúc lúa giúp ngoại.
Tôi cũng hình dung ra thời kỳ chiến tranh tàn phá quê tôi. Hình dung ra cái cảnh ngoại tôi nước mắt chảy dài, đau đứt ruột nhìn lại lần cuối ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai chái với dãy nhà ngan nhiều phòng mà bà và ông ngọai đã dày công tạo dựng, nhìn lại cái lẫm lúa tràn đầy trước khi ôm có mỗi cái hộp "Phú Ý" chứa đựng gia phả dòng họ nhà chồng, phía của ông tôi, một thân một mình chạy thoát khỏi ngôi làng bị chiếm vì cả gia đình đã trốn đi từ trước. Băng qua cánh đồng lúa, chạy khỏi những thửa ruộng nhà, khi lội qua cái đầm nước chảy, ngoại bị cuốn trôi. Dù tính mạng đang trong tình trạng thập phần nguy hiểm, ngoại vừa lặn hụp vừa bơi chỉ một tay, còn tay kia vẫn giữ khư khư cái hộp Phú Ý trên đầu cho khỏi ướt. Rất may có một người đi câu nhìn thấy chạy đến cứu giúp. Cuối cùng ngọai cũng mang được cái hộp ra thành phố để giao lại cho ông tôi.
Ngọai đã thành công trong chuyến "vượt biên" đầy nguy hiểm ấy, nhưng vì quá hãi hùng và bị nhiễm nước, ngọai mắc bệnh thương hàn sau đó và qua đời ở tuổi mới sáu mươi. Ngọai đã vĩnh viễn ra đi, nhưng gia phả họ Nguyễn thì còn đầy đủ đến tận bây giờ cho con cháu đời sau tường lãm. Mỗi lần đám giỗ họ, công trạng của nàng dâu là ngoại tôi đều được mọi người nhắc nhở, vinh danh.
- Lúa chín đều và đẹp như vầy chắc là thu họach sẽ cao lắm.
Nhà tôi đột nhiên lên tiếng, phá tan bầu không khí thiêng liêng đó của tôi. Tôi vội quẹt nhanh dòng lệ vừa trào ra trên khóe mắt rồi vội vã lên xe.
Xa lộ lúc này xe cộ chạy qua nườm nượp. Tôi lại là một tên "chết nhát" nên chẳng dám nhào ra. Đợi một hồi không thấy khá chút nào, tôi đành phải chạy từ từ dọc theo lề freeway chờ cơ hội. Tôi chạy một quãng khá xa, vẫn chưa ra được đến đường. Bỗng có tiếng "quéo...quéo..." ở đàng sau, tôi nhìn lên kính chiếu hậu và hoảng hồn thấy chiếc xe cảnh sát đang chớp đèn sáng lóe rượt đến. Chết cha rồi! Tôi đã chạy trong lề đường quá lâu, chuyến này chắc không tránh khỏi bị "ăn ticket." Tôi dừng lại, hạ cửa kính xuống. Chuẩn bị tư thế để ký biên bản phạt.
Nhưng "còn nước còn tát". Tôi bèn "mếu máo" với người cảnh sát, rằng đây là lần đầu tiên tôi đến Marysville để nộp đơn xin việc. Chạy ngang đây thấy cánh đồng lúa chín này rất giống cánh đồng quê tôi. Không cầm lòng được, tôi dừng lại ngắm một chút cho thỏa lòng mong nhớ. Không ngờ bây giờ xe cộ quá đông, tôi chưa dám chạy ra. Tôi chỉ nói cầu may. Thật bất ngờ, nghe tôi nói xong, ngài cảnh sát gật gù vẻ cảm động. Ông trở lại chiếc xe cảnh sát, lái ra lằn đường bên phải, cố tình "cản trở lưu thông," ép xe cộ vẹt sang lane trái, và vẫy tay cho tôi chạy. Chúng tôi mừng quá xá! Ai nói mấy ông cò là những người khô khan tình cảm chứ? Ngày đầu đến đây, người cảnh sát thân thiện, nhân từ này đã cộng thêm một điểm tốt nữa cho việc chúng tôi dời về miền đất mới.
Đến mùa khai thuế, tôi lên mạng lục lọi và tìm thấy tổ chức "AARP Foundation Tax-Aid" ở Yuba đang giúp khai thuế miễn phí cho công dân từ 60 tuổi trở lên và những người có mức thu nhập giới hạn. Tổ chức này có chi nhánh khắp các tiểu bang. Tất cả thiện nguyện viên đều được huấn luyện kỹ càng không thua gì những chuyên viên khai thuế thực thụ. Tôi yên tâm gọi làm hẹn và chuẩn bị giấy tờ để đem đi.
Họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2013, Phương Hoa nhận giải Danh Dự từ tác giả Bồ Tùng Ma đại diện Ban Tuyển Chọn Chung Kết
Đúng hẹn, chúng tôi đến trung tâm và được một bà tên Mary Webb giúp. Sau khi xem giấy tờ, bà hỏi:
- Anh chị là người Việt Nam hả?
- Vâng! Sao bà đoán được? Bà có quen người Việt Nam nào không? Nhà tôi hỏi.
- "Oh yeah!" Bà cười. -Tôi và chồng tôi đều ở trong binh chủng Không Quân và đã từng phục vụ ở Việt Nam từ năm 70 đến 71.
- Ồ! Thú vị thật! Ông nói. -Tôi cũng từng là một chiến sĩ Không Quân, phục vụ tại phi trường Tân Sơn Nhất và phi trường Nha Trang cho đến 1975.
- "Really?" Bà Mary kêu lên, vẻ hớn hở như vừa gặp lại "cố nhân."
Rồi bà vừa làm việc vừa trò chuyện với chúng tôi. Ngày đó bà phục vụ ở phi trường Tân Sơn Nhất, còn chồng bà, ông Austin Webb, làm cố vấn cho Không Quân Việt Nam Cộng Hòa ở phi trường Bình Thủy. Ông ấy không bị bắt buột sang Việt Nam, nhưng vì vợ phục vụ bên đó nên ông tình nguyện đi theo. Bà Mary còn kể ngày đó bà có một người bạn Việt Nam rất thân tên Man (sau này tôi biết chị tên Mẫn). Sau chiến tranh thì mất liên lạc nhưng bất ngờ mấy chục năm sau hai người gặp lại trên đất Mỹ. -Chúng tôi mừng rỡ ôm nhau khóc! Chị ấy ở tận bên Utah, nhưng cũng đã đến thành phố này thăm tôi. Bà nói với giọng xúc động.
- Quả đất đúng thật tròn! Tôi nói, chúc mừng bà và người đồng hương mà tôi chưa hề quen. Lòng ngưỡng mộ tình bạn thâm sâu của họ, tôi thầm nghĩ sau này thế nào cũng phải tìm cách để làm quen với chị tên "Man" này mới được. Nhờ bà Mary giới thiệu, chúng tôi giờ đã quen nhau, chị Mẫn quả là một người bạn tuyệt vời, đáng để bà Mary nhớ đến hàng mấy chục năm.
Nhắc đến người bạn Việt Nam, bà Mary như sực nhớ ra, cho tay vào cái túi xách bên cạnh lấy ra một tấm danh thiếp màu xanh lá cây: Này! Anh chị mới dọn đến đây mà có đi thăm "Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam" chưa? Tôi trả lời chưa, bà nhét tấm danh thiếp vào tay tôi: Anh chị cũng nên đi thăm! Đây là một nhà bảo tàng chiến tranh rất lớn mà người sáng lập Dann Spear, đã bắt đầu khi còn là một cậu bé. Tôi hiện cũng là thành viên trong ban Hội Đồng của nhà bảo tàng.
Bà Mary cho biết, hiện nhà bảo tàng đang có kế họach mở rộng thêm và kêu gọi mọi người hãy tiếp tay, đem tặng những kỷ vật chiến tranh, bất cứ cuộc chiến tranh nào mà Hoa Kỳ đã và đang tham gia, để giúp cho tài sản của nhà bảo tàng ngày càng thêm dồi dào phong phú.
- Có lẽ mình nên đến thăm và tặng chiếc xích lô cho nhà bảo tàng. Ông nhà tôi nói trên đường về. - Kỷ vật này nếu được trưng bày trong nhà bảo tàng sẽ có giá trị hơn là để ở nhà mình.
- Chiếc xích lô à? Tôi chợt nhớ đến chiếc xích lô hình mẫu bé tí có gắng hai lá cờ đang được ông nhà tôi trân trọng chưng trong tủ kính phòng khách nhà tôi.
Chiếc xích lô này do một bà khách Mỹ tên Hellen tặng khi chúng tôi còn tiệm nail. Bà là khách ruột rất thân, có việc gì cũng kể chúng tôi nghe. Mỗi năm đến ngày lễ Tạ Ơn, tôi làm cho bà chả giò, bà tặng chúng tôi ổ bánh mì chanh ngon tuyệt bà tự làm lấy bằng những trái chanh tươi trong vườn. Bà thường kể về Alan, người con trai độc nhất của bà từng tham chiến Việt Nam. Về sự bất mãn chán chường của anh sau khi trở về Mỹ. Bà nói ngày đó Alan và đồng đội của anh trở về đã không được chào đón như những anh hùng. Họ bị hất hủi, xem thường, vì ảnh hưởng bỡi những sự "làm rùm beng không đúng" của báo chí về cuộc chiến. Từ đó anh sống khép kín, thường tìm quên trong men rượu. Anh sống đời độc thân cho đến một ngày anh bị tai nạn xe và qua đời. Có lần bà Hellen nói:
- Hồi thời chiến tranh Việt Nam, tôi thật ghét cái bọn "ngồi mát ăn bát vàng" và bọn nhà báo tung tin "không đầu không đuôi" trong khi con tôi đang dấn thân vào súng đạn. Thằng Allan nói bọn chúng chỉ giỏi khua môi múa mỏ ở bên này chứ thật ra chúng chả biết cái đếch gì. Ai có đến Việt Nam, sống cùng người dân, và chiến đấu cùng những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì mới biết rõ sự tình, mới biết cuộc chiến này có ý nghĩa ra sao. "Cuộc chiến mà chúng con không được quyền chiến đấu cho tới cùng để thắng mẹ ạ", Alan nó nói vậy đấy!
Alan đã nói đúng. Tôi cũng từng nghe rất nhiều cựu chiến binh Việt Nam tôi quen nói như thế.
Cho đến cuối năm 2009 thì bà Hellen đã quá già, sức khỏe kém lại chuẩn bị đi mổ thận. Mấy ngày trước khi vào bệnh viện Kaiser, bà nhờ người y tá chăm sóc đặt biệt chở đến rồi đẩy vào tiệm tôi trên chiếc xe lăn. Trông bà rất yếu, thở hổn hển từ ống dưỡng khí được gắn vào mũi. Tôi nhìn bà và chợt sững sờ. Trên đôi bàn tay run rẩy của bà là một chiếc xích lô nhỏ xíu có gắng hai lá cờ, cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng Hòa. Hai lá cờ giấy đã cũ sờn theo năm tháng với nhiều nếp gấp nhăn nheo. Lá cờ vàng ba sọc đỏ đã bạc màu bên góc trái và có một đường rách, nhưng được dán lại cẩn thận bằng miếng băng keo.
- Tôi sắp phải đi mổ thận, không biết lành dữ ra sao. Bà nói một cách khó nhọc. Những đường gân xanh trên cổ bà xê dịch liên hồi như thể muốn tách rời khỏi làn da tái mét. Bà đưa chiếc xích lô tí hon cho tôi:
- Chiếc "Pedi-cap" này là kỷ vật của thằng Alan để lại. Nó đã rất yêu quí và giữ gìn cẩn thận món đồ này cho đến ngày nó mất. Tôi sợ khi giải phẩu nếu lỡ có bề gì, đồ đạc của tôi bị đem bán "Estate sale" và nó sẽ lưu lạc. Bà dừng lại một lát để thở rồi nói tiếp: Mới đầu tôi không biết phải làm gì với nó, nhưng rồi nhớ đến anh chị, tôi nghĩ anh chị là những người thích hợp nhất để tôi tặng lại món quà này. Làm ơn thay tôi giữ nó!
Bảng danh hiệu bảo tàng và Công viên có chiến cụ cũ kéo về từ VN
Tôi đỡ lấy kỷ vật từ tay bà Hellen, rồi đứng mân mê lá cờ vàng cũ rách. Kỷ niệm nào từ chiếc xích lô nhỏ màu xanh có chiếc đệm đỏ này đã làm cho người cựu quân nhân Mỹ tên Alan trân quí nó đến như vậy nhỉ. Tôi còn tần ngần chưa dám hỏi thì bà Hellen đã nói:
- Đây là món quà từ người bạn Việt Nam rất thân với Alan. Anh ta đến Mỹ theo diện Humanitarian Offensive (HO), và bọn họ tình cờ gặp lại nhau. Chiếc "Pedi-cap" này anh ta mang theo từ Việt Nam, khi gặp lại Alan thì tặng cho nó. Nhưng anh ta đã chết sau đó vài năm vì bệnh họan do ở tù quá lâu trên rừng. Ngày Alan còn sống, tôi đến thăm nhiều lần bắt gặp nó ngồi lặng ngắm cái vật này bằng đôi mắt thật buồn. Do vậy mà tôi cất giữ nó bao nhiêu năm nay. Nhưng giờ thì tôi không được nữa rồi ...
Bà nghẹn ngào, dừng lại nửa chừng. Tôi cũng rưng rưng. Trong tôi dâng lên một nỗi bồi hồi khó tả. Người HO đó, một sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xưa, khi rời bỏ quê hương đã mang theo chiếc xích lô. Có phải vì nó từng chuyên chở những nhọc nhằn, ngang trái, và bất hạnh của anh sau cuộc chiến? Hay anh muốn chở hết đi tất cả những đau khổ của đồng bào mình? Hoặc là anh muốn luôn nhìn thấy nó để nhớ lại thời kỳ, "Đầu đường Thiếu Tá vá xe / Cuối đường Đại Úy bán chè đậu đen" để cố gắng vươn lên? Chiếc xích lô chỉ là vật vô tri, nhưng khi tặng cho Alan người bạn Mỹ đã từng cùng chung chiến tuyến, anh đã làm cho nó trở nên có hồn và đầy ý nghĩa với hai lá cờ Mỹ, Việt. Và Alan, người bạn Mỹ của anh đã trân quí, gìn giữ cho đến tận cuối đời. Điều này cũng có nghĩa, Alan đã rất trân quí cái tình bạn, tình đồng đội và đồng minh từ cuộc chiến cho tự do mà anh và anh ấy đã từng tham gia.
- Xin bà hãy yên tâm. Tôi nói với bà Hellen. - Chúng tôi nhất định giữ kỹ món đồ này.
Và ông nhà tôi đã chưng chiếc xích lô trong tiệm từ đó cho đến khi chúng tôi bán tiệm mới mang về nhà. Nhớ đến đây tôi bèn nói với ông ấy:
- Phải rồi! Chúng ta nên đem nó tặng cho Nhà Bảo Tàng. Cất ở nhà mình cứ dọn nhà tới lui hoài có khi bị gãy hay thất lạc thì uổng công bà Hellen đã gửi gắm.
Về đến nhà, ông ấy lấy ngay chiếc xích lô ra lau bụi bặm. Đã hơn bốn năm rồi, từ ngày bà Hellen đem tặng và không bao giờ trở lại gặp chúng tôi lần nữa. Bà sống một mình không có người thân nên chúng tôi chẳng biết hỏi thăm ai về tình trạng của bà. Chiếc xích lô sau khi được lau xong nhìn sáng sủa, nhưng hai lá cờ giấy thì quá cũ kỹ. Tôi nói:
- Trước đây vì muốn giữ tình trạng nguyên thủy của món quà nên mình để y như vậy. Nhưng bây giờ đem đến Nhà Bảo Tàng nó sẽ ở đó thiên thu. Phải thay hai lá cờ vải mới bền lâu được. Cờ Mỹ rách người ta có thể thay lá khác, nhưng cờ vàng sau này rách đi thì làm sao?
Nhà tôi đồng ý. Tôi đến Walmart mua một lá cờ Mỹ bằng vải đem về. Nhưng lá cờ vàng không biết kiếm đâu ra. Thành phố chúng tôi ở chẳng có một cửa hiệu cửa hàng nào của người Việt cả. Ông ấy nói muốn mua cờ vàng ba sọc đỏ chỉ có nước đi San Jose hoặc là xuống Nam Cali, nhưng mình cần lá cờ bằng vải nhỏ xíu như thế này thì những nơi ấy cũng không dễ gì có bán. Cuối cùng, tôi quyết định phải tự tay may lá cờ này mới được. Nói là làm, chúng tôi rảo đi tìm mua vải. Nhưng kiếm hết từ Walmart đến Joann Fabrics chúng tôi cũng không tìm ra màu vàng và đỏ đúng màu cờ Việt Nam. Cuối cùng, tôi phải mua hai cuộn ruy-băng satin vàng và đỏ loại lớn, dù chỉ cần có một đoạn.
Về nhà, tôi ủi thẳng những nếp gấp của ruy-băng rồi hì hục cắt may. Tôi trưng dụng luôn ông xã làm thợ phụ, "lệnh" ổng chạy tới chạy lui, hết lấy kéo đến cầm bàn ũi, phụ lượt dính những sọc đỏ vào hai mặt của lá cờ. Đến khuya thì tác phẩm của chúng tôi cũng hoàn thành, lá cờ vàng ba sọc đỏ nhỏ xíu nhưng đẹp rực rỡ, sáng chói. Ông ấy thích quá đem gắn ngay vào chiếc xích lô và lấy máy hình ra chụp.
Qua những thông tin và tài liệu từ bà Mary, tôi tìm hiểu và biết thêm về lịch sử nhà bảo tàng trước khi đến viếng. Việc cậu bé tên Dann hình thành Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam đã được cộng đồng Marysville và những vùng lân cận biết đến rộng rãi. Cậu bé thu thập kỷ vật và bắt đầu trưng bày bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam trong garage nhà cậu từ năm 1966. Lúc nào có dịp, là cậu "khăn gói" mang nó đi triển lãm khắp nơi, từ những bữa tiệc sinh nhật, họp mặt gia đình, đến club. Tấm lòng của cậu bé đến tai nhiều người, nhiều hội đoàn, và cậu được mời dự cuộc họp thường niên của các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tại cuộc họp mặt này, Dann được cựu tướng Không Quân nổi tiếng "Tex" Hill, một trong những con cọp bay "Flying Tigers" xuất sắc trong Thế Chiến thứ II, tặng một bức hình của ông với lời ghi chú, "Tặng Dann, người bạn nhỏ của tôi. Hy vọng tấm hình này sẽ làm phong phú thêm cho nhà bảo tàng tương lai của bạn." Điều này cũng là một động lực rất lớn giúp cậu bé hoàn thành ước nguyện.
Khởi đầu, nó là một nhà bảo tàng tư nhân "tí hon" của cậu bé Dann. Năm 1977, Dann bắt đầu mang bộ sưu tập của mình đi xa hơn, lúc này cậu thu thập được khá nhiều kỷ vật của những chiến binh từ Việt Nam trở về, đem triển lãm tại các lễ hội truyền thống, hội chợ, triển lãm súng, căn cứ quân sự, cùng nhiều nhà bảo tàng chiến tranh khác.
Về sau Dann Spear và vợ, Roberta, đã tự vay tiền để xây dựng lớn thêm trên khu đất nhà của họ, không quyên góp hoặc nhận bất cứ ngân khỏan tài trợ nào từ hội đoàn hay chính phủ. Và đến năm 1985, mười năm sau chiến tranh Việt Nam, nhà bảo tàng trong mơ ước của cậu bé Dann được chính thức khánh thành ra mắt công chúng với bài nói chuyện của thiếu tướng Donald Mattson, giám đốc Viện Bảo Tàng Quân Đội Tiểu Bang California, người cũng đã từng tham chiến Việt Nam.
Điều đặc biệt, nhà bảo tàng tuyệt đối không hề thu lệ phí vào cửa. Mỗi khi có ai hỏi về việc này, Dann trả lời, "Đây là nhà bảo tàng của các cựu chiến binh và của các bạn, bạn không phải trả tiền!"
Đến nay thì nhà bảo tàng đã được phát triển rất qui mô, tiếp nhận gần sáu chục nghìn kỷ vật, kể cả những kỷ vật từ các cuộc chiến khác quân đội Mỹ tham gia, như Thế Chiến thứ I, thứ II, Nội Chiến, Triều Tiên, Iraq, Afghanistan... và xây một gian phòng hơn 6000 square feet dành riêng làm thư viện. Nhà Bảo Tàng giờ đây chính thức trở thành tổ chức bất vụ lợi, là di sản văn hóa của Bắc Cali, quản trị bởi một Ban Hội Đồng mà Dann Spear là giám đốc, được phép nhận quyên góp, gây quĩ để mở mang.
Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville được xem là "Nhà bảo tàng của những chiến sĩ bị bỏ quên" (Museum of the Forgotten Warriors). Báo giới địa phương đã khen ngợi giám đốc Dann Spear, "Hình thành nhà bảo tàng này, Dann đã trả lại tên tuổi và mặt mũi cho các cựu chiến binh Việt Nam, những người đã từng bị bỏ quên sau cuộc chiến."
Cuối tuần, chúng tôi rủ ông bạn hàng xóm tên Wayne, cũng là cựu chiến binh VN, đi thăm nhà bảo tàng. Nghe ông nói ở đó có bàn ghế picnic cho khách tham quan, tôi làm chả giò, cơm chiên, nướng một ít xúc xích, và mang theo trái cây, thức uống cho bữa trưa.
Nhà Bảo Tàng tọa lạc trên một khu đất rộng, thuộc vùng ngoại ô phía đông thành phố Marysville. Tấm bảng "VIETNAM-MUSEUM" trước cửa thì nhỏ, đơn giản, nhưng những chiếc Thiếc Giáp, Trực Thăng, Súng Cối, những chiến cụ khổng lồ đã từng một thời "khạc ra lửa, mửa ra khói" cùng với quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đang nằm "an dưỡng" trong sân, xung quanh là những lá cờ Mỹ to đùng và cờ binh chủng đủ màu giăng khắp mọi nơi, đã nói lên tầm vóc to lớn của nhà bảo tàng.
Cậu bé Dann sáng lập nhà bảo tàng năm xưa nay là ông mặt đỏ 60 tuổi, nhận kỷ vật từ tác giả Phương Hoa trao tặng
Chúng tôi vừa đến cửa thì một người đàn ông ra chào đón rất niềm nỡ. Ông cho biết là hướng dẫn viên của nhà bảo tàng, tên Richard Sawyer, cũng là cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam từ năm 70-71. Ông nói "Tôi ở đây thường xuyên vì nó là cái nhà thứ hai của tôi!" Ông nhà tôi tỏ ý muốn gặp giám đốc Dann để tặng món quà. Thực ra thì tặng quà đâu cần phải gặp giám đốc, nhưng tôi vì tò mò muốn biết mặt "cậu bé Dann" rất nổi tiếng này ra sao nên đã dặn trước nhà tôi là "Không gặp ông Dann không về!" Trong khi chờ đợi gặp giám đốc, chúng tôi được ông Richard đưa đi tham quan khu vực Nhà Bảo Tàng Việt Nam. Ông bạn Wayne đã quá quen thuộc với nơi này nên ông ra thư viện để đọc sách.
Ông Richard cho biết, tất cả các phòng phía trước là Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam nguyên thủy lúc khởi đầu. Những gian kế tiếp trưng bày kỷ vật của các cuộc chiến khác mà Hoa Kỳ tham gia. Theo chân ông Richard vào gian phòng đầu tiên, tôi bỗng lặng người khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Việt Nam Cộng Hòa, thật lớn được lộng trong khung kính song song với lá cờ Mỹ đồng kích cỡ, và được đặt trang trọng trên kệ dãy tủ kính cao tận trần nhà. Bên trái khung ảnh treo cái phù hiệu tròn lớn có khắc hình một quân nhân bồng súng và bên phải treo chiếc áo giáp với hai mẫu tự "MP," nhìn có vẻ như là chúng đang "hộ vệ" cho hai lá đại kỳ Việt Mỹ. Bên dưới khung hình đứng một hàng dài các cô gái búp bê xinh đẹp mặc áo dài đủ màu sắc, kiểu eo thon truyền thống Việt Nam ngày trước, nhiều cô đầu trần với những mái tóc đen dài bện thành hình con rết và vài cô đội nón lá nghiêng nghiêng. Một sự trưng bày trang trí độc đáo như nhắn nhủ với người xem, chiến tranh đã từng nhẫn tâm dày xéo trên đất nước của các cô gái mỹ miều này.
Tôi vừa đi vừa căng mắt nhìn dán vào những món đồ trong tủ kính, vừa chú ý đến những lời thuyết minh lưu loát của ông Richard, như thể những kỷ vật là của chính ông. Mỗi kỷ vật đều có sự tích riêng, từ món nhỏ nhất là chiếc huy hiệu, biểu tượng, sắc áo, màu cờ của các binh chủng Việt, Mỹ, cái vỏ chai bia Saigòn cao nghệu có hình cờ vàng ba sọc đỏ, đến bài báo tiếng Việt với bản tin "Chiến Thắng Quảng Ngãi" đăng tin "Liên Quân Việt Mỹ đã mở cuộc hành quân và đại thắng," tất cả nói lên tấm lòng và lời nhắn gửi của các cựu chiến binh Việt Nam đã cất công mang về và gìn giữ chúng.
- Xem kìa! Nhà tôi bỗng kéo tay tôi, chỉ vào tấm hình một vị tướng Mỹ đeo sao có mấy hàng chữ đề tặng kề bên. -Đây là tướng William Westmoreland, vị tướng chỉ huy quân sự cuộc chiến Việt Nam ngày xưa!
Tôi bước lại gần, chưa kịp đọc những lời đề tặng thì nghe có tiếng người nói từ đàng sau:
"Yeah!" Tướng Westmoreland là "The Best," người có biệt danh "đánh đâu thắng đó," và ông đã từng nhiều lần đấu tranh đòi cung cấp thêm vũ khí đạn được cho các bạn đó!
Chúng tôi quay ra thấy một cựu quân nhân Mỹ đang cười toe, chỉ tay vào bức hình của ông tướng rồi đưa ngón cái làm dấu "number one!" À, thì ra là "lính cũ" của ông tướng. Richard giới thiệu đó là Don Schrader, người từng là cố vấn cho "Lực Lượng Đặc Biệt" tại nhiều căn cứ "MACV" khác nhau ở Việt Nam năm 65-66. Ông Don nói giám đốc Dann đang đợi ở văn phòng và kêu chúng tôi đi theo ông.
Một người đàn ông Á Châu bước ra khi chúng tôi vào. Giám đốc Dann ngồi trước một cái bàn dài chất ngổn ngan đầy những kỷ vật. Ông nói người đàn ông vừa rồi là người Hmong, đem tặng những kỷ vật từ cuộc chiến Việt Nam mà ông ấy từng tham dự. "Cậu bé Dann" mà tôi muốn gặp là một người đàn ông cao lớn, mặt đỏ hồng như tượng ngài Quan Công, nhưng nhìn rất hiền lành thân thiện. Tôi kể chuyện bà Mary giới thiệu, ông tỏ ra vui lắm. Nhà tôi lấy chiếc xích lô ra và nói:
- Đây là kỷ vật rất đặc biệt từ một cựu chiến binh Việt Nam, chúng tôi xin tặng lại cho nhà bảo tàng.
Ông Dann tròn mắt trầm trồ:
- Ô! "Excellent!" Chiếc "Pedi-cap" thật là tuyệt mỹ! Vừa rối rít cám ơn, ông vừa lấy ra tấm "note" nhỏ để chúng tôi đề tặng. Rồi ông kêu tôi trao kỷ vật tận tay ông và đưa máy hình cho nhà tôi chụp mấy tấm. - Chúng tôi phải luôn luôn chứng minh đó là món quà tặng thật sự. Ông nói.
"An vị" chiếc xích lô vào chỗ thâu nhận kỷ vật xong, ông Dann đích thân đưa chúng tôi trở lại xem nốt các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam. Đi ngan một dãy "Mannequin" người mẫu mặc quân phục, tôi chợt nhớ lại những gì bà Mary kể bèn hỏi ông Dann:
- Tôi nghe bà Mary nói ông đã bắt đầu cái ý tưởng thành lập nhà bảo tàng này lúc ông còn rất nhỏ, ông có thể kể chi tiết cho chúng tôi nghe được không?
Mặt người giám đốc vốn đã hồng hào giờ lại sáng tươi: Theo tôi! Ông nói, và dẫn chúng tôi lại trước một chiếc tủ kính: Năm 1965, khi tôi mười tuổi, tôi có viết thư cho một người bạn lớn tên Bill Buchroeder, thuộc đại đội I Bộ Binh đóng quân ở Dĩ An bên Việt Nam. Anh đang học cấp ba cùng trường với tôi thì bị tổng động viên và đưa sang Việt Nam đánh giặc. Bill đã hồi âm cho tôi từ chiến trường Việt Nam sau một trận đánh, và lá thư anh viết trên mặt sau của mảnh giấy chỉ dẫn cách xử dụng mìn "Claymore" đã làm tôi xúc động. Ông ngừng lại rồi mỉm cười, vẻ hãnh diện: Và tôi chợt nảy ra ý định sưu tập những kỷ vật chiến tranh Việt Nam từ đó. Lá thư "lịch sử" này là một trong những kỷ vật đầu tiên của bộ sưu tập, của nhà bảo tàng này!
Nhìn mảnh giấy cũ kỹ, ố vàng trong khung kính với những dòng chữ nghuệch ngoạc mà tôi thấy nao lòng. Người quân nhân Mỹ tên Bill Buchroeder ấy đã cố gắng hồi âm, gửi lòng mình từ trận tuyến nửa vòng trái đất Việt Nam về cho người bạn nhỏ của mình trên một mảnh giấy loại, mà không kịp chờ về thành phố để có giấy bút đàng hoàng. Anh làm sao ngờ được, hành động nhỏ nhưng đầy tình cảm này đã tạo một ý tưởng lớn cho cậu bé Dann.
Và bên trong khu trưng bầy kỷ vật thời chiến
Ông Dann bỗng nhìn qua bên trái và nói, giọng đầy cảm xúc:
- Anh chị xem này! Ông chỉ vào một ống thủy tinh nhỏ chỉ bằng ngón tay út. - Tuýp đất này là của một cựu chiến binh tặng. Anh nói đó là kỷ vật quan trọng anh đem từ Nam về cất giữ mấy chục năm qua.
Tôi cảm thấy cổ mình nghèn nghẹn. Nam là tên gọi thân thương mà các cựu chiến binh Hoa Kỳ tôi quen biết thường dùng mỗi khi họ nhắc đến Việt Nam. Người lính này ắt hẳn đã có những kỷ niệm khó quên đối với Nam nên mới trân trọng nhúm đất đến như vậy. Kỷ niệm nào nằm trong tuýp đất màu nâu bé xíu đó hả anh? Có phải nó được trộn lẫn với máu và nước mắt của anh? Của bạn anh? Của những người lính Việt Nam Cộng Hòa anh dũng sát cánh chiến đấu cùng anh mà anh nể phục? Hay của đồng bào tôi, những người dân vô tội bị thương vì đạn bom mà anh đã từng cứu giúp? Có phải đó là nơi anh đã từng hò hẹn yêu thương một người con gái Việt Nam dịu hiền? Hay là nó chứa đựng sự đau lòng của anh vì nhiệm vụ chưa hoàn thành mà đành phải rời bỏ cái quê hương bé nhỏ nửa vời để giao miền đất tự do cho phương Bắc? Dù bất cứ đó là những kỷ niệm gì, cũng xin anh cho tôi được chia xẻ, được cám ơn anh. Không biết giờ này anh ở đâu. Ước gì tôi được gặp anh để bắt tay anh và nói một lời cám ơn sâu sắc. Nhìn thấy nhúm đất này tôi như thấy cả quê hương Việt Nam của tôi. Anh chỉ sống ở đó một thời gian ngắn mà khi rời xa anh còn lưu luyến đến thế này. Còn tôi, tôi đã được sinh ra và lớn lên ở đó với muôn vàn kỷ niệm. Anh biết là tôi đau lòng như thế nào khi rời bỏ nó, đúng không anh?
Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình nghe tiếng nhà tôi:
- Kìa! Đây là phù hiệu binh chủng Không Quân của tôi! ông nói với ông Dann, chỉ vào cái phù hiệu rồng bay "Tổ Quốc Không Gian" được đóng khung treo trong tủ kính, xung quanh quây quần bỡi nhiều huy chương và phù hiệu của các binh chủng quân lực Việt Nam Cộng Hòa. - Tôi đã phục vụ trong Không Quân cho đến ngày nền Cộng Hòa của chúng tôi bị mất. - Vậy sao? Ông Dann hỏi như reo lên: Thế anh có còn giữ được hình ảnh gì không? Chúng tôi cần sưu tầm thêm kỷ vật và hình ảnh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi có không nhiều lắm những kỷ vật về các chiến sĩ đồng minh từng chiến đấu chung với quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tôi cười và góp lời:
- Tôi còn giữ được vài tấm hình ông ấy mặc quân phục, chụp ở phi trường Nha Trang và Tân Sơn Nhất. Nhưng hồi đó ông ấy chỉ là một chuyên viên vô tuyến phi cơ. Ổng đâu có cấp bậc cao, đâu phải "quan quyền" chi mà đem hình ảnh đến đây để chưng, mắc cỡ chết!
"So what? Vậy thì đã sao?" Ông Dann nhướng mày: Không có lính thì làm sao có quan? Chúng tôi tôn trọng và vinh danh hết thảy các ban ngành, các cấp bậc. Tất cả mọi người trong quân đội đều liên quan với nhau như một guồng máy, thiếu một bộ phận máy sẽ không chạy được. Nếu anh chị copy và tặngcho viện bảo tàng vài tấm hình, chúng tôi sẽ quí lắm!
Nhà tôi hứa khi về sẽ sao lại vài tấm và gửi cho ông. Dạo hết khắp các phòng trưng bày về cuộc chiến Việt Nam thì ông Dann đưa chúng tôi ra phía sau. Chúng tôi bước theo, tưởng ông sẽ cho xem tòa nhà kế tiếp. Nhưng ra khỏi cửa sau đến khoảng trống giữa hai tòa nhà, ông dừng lại. Tôi nhìn sang bên trái thấy nhiều dãy thẻ bài kim khí, những thẻ bài trắng không tên, được treo dày đặc sát vách tường từ tòa nhà bên này vòng quanh qua tòa nhà bên kia thành hình chữ U. Chính giữa là cái bục xi măng thấp, trên đặt đôi giày bốt, một lá cờ Mỹ cắm rũ cạnh khẩu súng trường dựng đứng, bên trên là chiếc nón sắt, và một vòng hoa rực rỡ được treo trên thân của khẩu súng trường. Ông Dann bỗng đứng nghiêm, quay mặt về phía vòng hoa và đưa tay lên trán chào kiểu nhà binh. Nhà tôi cũng làm y như vậy. Riêng tôi thì đứng cúi đầu mặc niệm, lòng thầm nghĩ không biết có bao nhiêu thẻ bài ở đây nhỉ.
- Ở đây có tất cả là 6,297 thẻ bài, mỗi tấm thẻ tượng trưng cho một chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh ở Iraq và Afghanistan. Ông Dann chợt lên tiếng như đọc được ý nghĩ của tôi, làm tôi giật cả mình. Ông kể, đài Tưởng Niệm này được khánh thành hồi tháng 10 năm 2011, cùng lúc với lễ "Đổ Đất Thánh," đất cát vàng nâu từ Iraq được rắc ở trung tâm đài cho linh hồn những quân nhân tử trận Iraq, và đá dăm màu xám từ Afghanistan đổ viền xung quanh dành cho anh linh tử sĩ hy sinh Afghanistan. Rồi ông nhìn chúng tôi: Anh chị đã biết, cái giá chúng ta phải trả cho tự do là quá đắt. Trong mấy tháng trời, tôi cứ suy nghĩ phải làm một cái gì đó thật đặt biệt để vinh danh các chiến sĩ đã bỏ mình vì sự tự do của chúng ta, và tôi đã nghĩ ra ý tưởng thành lập đài tưởng niệm này. Anh chị có tin không? Ông chỉ tay vào những sợi dây: Các phi công và chiến sĩ Không Quân từ phi trường Beale Airforce Base đã giúp treo số thẻ bài này, và mặc dù những sợi dây được gắn sẵn mấy nghìn tấm thẻ quá dài, chật vật lắm, nhưng họ làm rất cẩn thận, tỏ lòng tôn kính những linh hồn. Họ đã giữ kỹ, không hề để cho tấm thẻ bài nào chạm xuống đất lấy một lần! "Amazing!"
Tôi có cảm giác như mình sắp khóc trước tấm lòng yêu nước và biết ơn những tử sĩ hy sinh vì tự do của ông Dann. Tôi càng cảm động hơn về sự tôn kính đối với số thẻ bài tượng trưng cho các linh hồn chiến sĩ từ nhóm phi công làm thiện nguyện. Quả là những tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ!
Chúng tôi đang chăm chú nghe ông Dann nói, đột nhiên có những âm thanh "leng keng" xào xạt phát ra từ những tấm thẻ bài, đồng thời nhiều ánh sáng nhấp nháy như những vì sao hiện ra dưới đất. Tôi còn sững sờ nhìn chăm chăm vào những ánh sao "lấp lánh giữa ban ngày" đó thì ông Dann reo lên:
- Ô kìa! Anh chị may mắn quá, đã đến đúng thời điểm! Không biết có phải linh hồn của các chiến sĩ đang chào đón chúng ta chăng? Hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trong ngày lễ khánh thành đài tưởng niệm. Về sau lâu lâu mới có một lần vào thời điểm khác nhau, những thẻ bài này rung động, nhấp nháy như ánh sao vậy đó. Ông rùng mình, đưa cánh tay ra: Xem đây này! Mỗi lần như thế là chân lông tôi dựng đứng cả lên! Rồi ông nhìn lên trời: Anh chị thấy đó. Trời lặng im không chút gió, vách tường của hai khu nhà cao vòi vọi, những tấm thẻ bài này được treo chỉ đến một nửa chiều cao của vách tường, bên trên có mái nhà nhô ra. Dù có mặt trời thì cũng không thể nào rọi vào chúng được huống chi là giờ này không thấy mặt trời đâu cả. Đây là một điều thật thần kỳ không hiểu nổi!
Tôi cũng rùng mình dựng chân lông. Tấm lòng của ông Dann hình như đã được linh hồn các tử sĩ nhận biết. Có phải họ đã cho thấy hiện tượng này để "vinh danh" ông Dann với chúng tôi chăng? Nhà tôi lật đật đưa máy hình lên bấm một cái. Tuy những ánh sao đó xuất hiện cả trên nền cát của hai bên, nhưng vì vội vàng ông ấy chỉ chụp được một phía và vẫn thấy rất rõ những ánh sao, phía bên phải hơi bị tối.
Hành lang tưởng niệm tử sĩ được bao quanh bằng hàng ngàn thẻ bài của những người lính đã gục ngã
Vẫn còn bàng hoàng, tôi nói với ông Dann chúng tôi sẽ tự đi xem tiếp những phòng trưng bày khác sau khi ăn trưa. Tôi đem thức ăn bày ra ở bàn picnic rồi nhờ ông bạn Wayne vào mời ông Dann, ông Don, ông Richard ra để "thử món chả giò Việt Nam" với chúng tôi. Và tôi rất mừng vì các ông ấy nhận lời, tuy họ rất bận vì khách tham quan và người hiến tặng ra vô nườm nượp.
Chúng tôi vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ. Ông Dann làm thanh tra về ngành xây dựng, "Encroachment Inspector," chuyên xem xét những việc xây dựng xâm lấn đất đai trái phép. Thời gian rảnh ông dành trọn cho nhà bảo tàng. Ông cho biết khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, tuổi ông còn quá nhỏ để tham gia, nhưng từ những tin tức của bạn bè lớn tuổi học cùng trường, Việt Nam đã là nỗi ám ảnh của ông.
Ông Dann cũng kể nhiều điều thú vị về việc thành lập nhà bảo tàng: -Tôi biết có nhiều kỷ vật chiến tranh Việt Nam giá trị đã bị bỏ quên đâu đó, trong nhà xe, trên gát, hay lẫn lộn trong đống hỗn tạp ở nhà kho, và rồi lâu ngày người ta sẽ quên chúng đi, thật là uổng phí! Theo ông, nhờ những kỷ vật này, những chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu và chết cho cuộc chiến Việt Nam sẽ không bao giờ bị quên lãng như họ đã từng bị lãng quên trước đây. Ông nói điều làm ông đau lòng nhất là sau cuộc chiến, những chiến binh Hoa Kỳ đã trở về trong cô độc, không có người cảm thông cho sự khổ nhọc và hiểm nguy họ đã từng đương đầu. Ông thở dài: Cuộc chiến đã chấm dứt từ lâu nhưng tôi có thể thấy niềm đau vẫn còn hiện rõ trong mắt các cựu chiến binh, và tôi biết vết thương trong lòng họ vẫn chưa lành hẳn!
Nhà Bảo Tàng được mở cửa vào tất cả các ngày thứ Bảy và các tối thứ Năm trong tháng, cộng với những ngày lễ lớn. "Nhưng ban quản trị cũng thường sắp xếp lịch để mở cửa cho những cuộc tham quan cả nhóm bất cứ lúc nào nếu họ gọi," ông Dann cho biết. Khi tôi nói sẽ viết một bài giới thiệu nhà bảo tàng với cộng đồng Việt Nam, ông tỏ vẻ vui, nói sẽ cung cấp bất cứ thông tin mà tôi muốn biết. Ông đã làm thế thật. Trong bài này có nhiều chi tiết tôi phải email hỏi lại ông vì ngày hôm đó tôi không ghi chép kịp. Ông còn cho tôi vài tấm hình vì hình chúng tôi chụp cũng giống y chang nhưng không được đẹp lắm. Tôi nói đùa sẽ mời ông đến cộng đồng Việt Nam của tôi cho ông thuyết trình, hầu quảng bá thêm về nhà bảo tàng, khuyến khích cộng đồng tặng thêm kỷ vậy thì ông cười, "Đó cũng là một ý hay!"
Sau đó ông Don Schrader đưa chúng tôi vào thư viện, mở "Slide" cho xem số hình ảnh ông thu thập ở Việt Nam thời gian 65-66. Tôi ngạc nhiên đến lặng người khi nhìn lại quang cảnh núi đồi sông nước của Việt Nam thân yêu ngày xưa, sông Cửu Long, bãi biển Vũng Tàu, Nha Trang, miền đất đỏ Pleiku, bến cảng Vũng Rô, Sông Hương và cầu Tràng Tiền Huế... Những hình ảnh đẹp nguyên thủy khi chiến tranh chưa tàn phá mà từ lâu tôi đã ngỡ không bao giờ nhìn thấy nữa, giờ lại được xem qua tay một người Mỹ.
Chúng tôi còn đi xem các phòng trưng bày nhiều cuộc chiến khác mà Mỹ đã tham gia. Có những kỷ vật cổ nhất, lâu đời nhất như tấm chăn mà cụ cố của Đại Tá Galbraith đã dùng khi ông bị quân Anh bắt cầm tù trong cuộc chiến tranh Cách Mạng (Revolutional War) hồi Thế Kỷ thứ 18, đến viên gạch lấy từ tòa nhà mà quân đội Mỹ chiếm được trong một trận chiến săn lùng quân nổi dậy Taliban sau sự kiện 9-11 được Thượng Sĩ Roscoe Presley từ Afghanistan gửi về cho ông Dann, và những kỷ vật gần đây nhất là hình ảnh thư từ của các chiến binh Hoa Kỳ từ Iraq và Afghanistan gửi về. Quả thật nơi này có quá nhiều thứ, nhiều điều để xem, để nghiền ngẫm. Cuối cùng chúng tôi cũng phải ra về trong luyến tiếc. Nhà tôi từ đó mỗi khi nói chuyện với bạn bè đều khuyến khích họ đi thăm Nhà Bảo Tàng này.
Cậu bé Dann đã bắt đầu trang sử cuộc đời bằng một ý tưởng độc đáo. Việc chẳng dễ chút nào, nhưng nhờ vào ý chí lẫn niềm đam mê, cậu đã cùng với nó lớn lên và hoàn thành xuất sắc viết nên trang sử đó. Nhà Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam Marysville là di sản văn hóa vô giá, là chứng cứ sống thực để minh họa cho những gì các sử gia ghi lại về cuộc chiến giữa Quốc Gia, Cộng Sản của người Việt và đồng minh Mỹ thời Việt Nam Cộng Hòa tự do, cũng như các cuộc chiến tranh khác của Hoa Kỳ. Nó là bản di chúc bằng vật thể các chiến binh để lại, chẳng những nhắc nhở giới trẻ Mỹ noi gương những chiến binh anh hùng của họ, mà còn giúp các thế hệ kế tiếp người Mỹ gốc nước ngoài hiểu biết về cội nguồn, về vì sao ông cha họ lại lưu lạc đến đất nước này.
Địa chỉ Vietnam Museum: 5865 A Road, Marysville, CA 95901 - Phone: (530) 742-3090
Phương Hoa