Các loại hoa liên hệ đến Chúa Jesus và Thánh Mẫu Mary
Mar 16, 2023 2:31:35 GMT -6
Post by sheen on Mar 16, 2023 2:31:35 GMT -6
Giáng Sinh năm 2020 là Giáng Sinh buồn nhất trong đời tôi. Khi còn sống ở quê nhà, trải qua hai cuộc chiến tranh và 10 năm sống dưới tân chế độ, tôi vẫn có những ngày Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán êm ấm trong cảnh gia đình đoàn tụ mặc cho sự gầm thét của súng đạn trải qua hai cuộc chiến và sự thiếu thốn cùng cực sau năm 1975. Đó là truyền thống do cha chúng tôi lưu lại và được các anh tôi cùng bản thân tôi gìn giữ và tiếp nối mặc dù gia đình tôi không theo đạo Thiên Chúa.
Sau trên 30 năm sống ở Hoa Kỳ, ngày Giáng Sinh vẫn là ngày đoàn tụ gia đình giữa vợ chồng chúng tôi và các con, các cháu. Các cháu nội và cháu ngoại của tôi đều sung sướng chờ Giáng Sinh đến để về thăm ông bà nội, ngoại để được quà và được thưởng thức các thức ăn ngon suốt cả tuần về “quê nội” và “quê ngoại”. Các cháu rất vui với sự xum họp của đại gia đình. Vui với ông bà, bác, chú, cô, dì. Vui với Santa Clause, vui với quà tặng và với thức ăn ngon do bà và cô, dì nấu.
Năm nay đại dịch Covid-19 gián đoạn sự đoàn tụ vào ngày Giáng Sinh của gia đình tôi và nhiều gia đình khác trên thế giới. Covid-19 làm cho loài người phải bịt mắt, bịt mũi, bịt miệng. Có mũi nhưng không được thở thoải mái. Có miệng nhưng không được nói tự do, không ăn, không uống tự nhiên như thuở mới chào đời.
Tôi viết ra bài nầy như để khỏa lâp sự cô đơn và ngăn cách giữa người và người trong thời đại dịch nầy. Cảm hứng đến ngẫu nhiên khi tôi mở cuốn Good News Bible ngay phần Mathew 6:25-34: nói về sự lo lắng với những ẩn dụ về loài chim và hoa dại. Tôi liên tưởng ngay đến Chúa Jesus và loại hoa trong sách Mathew vừa nói. Nhưng chỉ một, hai loại hoa thì không thể tạo thành một bài viết được. Vì vậy tôi nghĩ đến việc kết hợp các loài hoa liên hệ đến Chúa Jesus và Thánh Mẫu St Mary.
***
CHÚA JESUS VÀ HOA HUỆ
Trong Tân Ước Kinh, sách Mathew 6:25-34, Chúa Jesus nói về sự lo lắng, ăn, uống và áo quần. Trong sách Mathew 6:28-29 có câu: “Còn về phần quần áo, các ngươi lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem những loài hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dù vua Salomon sang trọng đến đâu cũng không được mặc áo tốt như một loài hoa nào trong giống đó.”
Thánh Kinh tiếng Việt viết là hoa huệ nhưng Thánh Kinh tiếng Anh dùng chữ wild flowers (hoa dại).
*Sáu cánh hoa huệ là sáu cánh của ngôi sao David.
*Hoa huệ gắn liền với Thánh Mẫu St Mary. Thiên Thần Gabriel cầm hoa huệ trong tay khi thông báo cho Đức Mẹ Mary biết Người sẽ là mẹ của một thai nhi Cứu Thế sắp xuống trần.
*Hoa huệ là dấu hiệu phục sinh của chúa Jesus.
*Hoa huệ trắng (Bạch Huệ) được tín hữu Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Thiên Chúa Giáo trân quí. Bạch huệ biểu tượng cho sự thanh khiết và vô nhiễm. Theo huyền thoại Hy Lạp bạch huệ được hóa dạng từ giọt sữa của nữ thần Juno cho thần Hercules bú rớt xuống trần biến thành. Ngày xưa người La Mã dùng nước hoa huệ trắng Madonna mang tên khoa học Lilium candinum để trị các vết phỏng, vết chay dưới chân. Củ và hoa huệ trắng dùng để trị phỏng lửa, nước sôi, ung nhọt làm mũ, rụng tóc v.v.
Hoa Mỹ Tân Nương - Phong Hoa (Windflower) - Anemone coronaria - Gia đình: Ranunculaceae
Hoa Kalaniot được gọi là hoa huệ đồng, là một loại hoa hoang dại màu sắc sặc sỡ được tìm thấy nhiều ở Do Thái. Hoa Kalaniot không phải là hoa huệ từ hình dáng đến nguồn gốc gia đình thảo mộc.
Hoa huệ có 6 cánh, 6 nhị
Hoa Kalaniot màu đỏ thẫm giống như hoa tulip (uất kim hương) hay hoa cây thẩu.
Hoa huệ và hoa Kalaniot (Hoa Mỹ Tân Nương) đều có củ.
Hoa huệ thuộc gia đình Liliaceae.
Hoa Kalaniot thuộc gia đình Ranunculaceae.
Theo tiếng Hebrew Kala là cô dâu xinh đẹp. Ngày xưa hoa Kalaniot luôn luôn có mặt trong đám cưới của người Do Thái. Vì vậy chúng tôi tạm dịch hoa Kalaniot là Hoa Mỹ Tân Nương (Cô Dâu Đẹp).
Tên khoa học của hoa Kalaniot là Anemone coronaria thuộc gia đình Ranunculaceae. Chữ Anemone gợi lên tên thần gió Anemoi trong huyền thoại Hy Lạp. Người Anh gọi hoa Kalaniot là Windflower (Phong Hoa), Crown anemone (Phong hoa vương miện) vì ngày xưa người Hy Lạp dùng hoa nầy đặt trước bàn thờ Venus; poppy anemone (Phong thẩu hoa), Spanish marigold (Vạn thọ Tây Ban Nha).
Hoa Kalaniot được người Hy Lạp và Do Thái cổ trân quí. Vào thời Trung Cổ người Âu Châu tin rằng đặt hoa Kalaniot vào người bịnh thì bịnh sẽ tan biến ngay.
CÁC LOẠI HOA GẮN BÓ VỚI THÁNH MẪU ST. MARY
BẠCH HUỆ ĐA HOA Polianthes tuberosa - Gia đình: Agavaceae
Tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam thường dùng bạch huệ đa hoa dâng cúng trên bàn thờ Đức Mẹ Mary.
*Nguồn gốc Mexico: Theo cách gọi của người Trung Hoa thì họ tin loại bạch huệ đa hoa nầy gốc ở Phương Tây. Càng về đêm hoa càng thơm. Cách gọi Azucena của người Tây Ban Nha và Phi Luật Tân cho thấy bạch huệ đa hoa gốc ở Mexico được người Tây Ban Nha đưa sang Phi Luật Tân. Từ đó giống hoa nầy được đưa sang Mã Lai và đảo Java.
*Nguồn gốc Java (quần đảo Indonesia) hay Sri Lanka (đảo Ceylon, nam Ấn Độ): Giả thuyết 1 có vẻ thuyết phục hơn giả thuyết 2. Người Trung Hoa không xem đảo Sri Lanka và Java là phương Tây đối với nước họ.
Ở Indonesia người ta dùng bạch huệ đa hoa để nấu súp. Hoa có hương thơm dùng để cất dầu thơm. Trung bình 1.150 kí-lô hoa huệ trắng cất được 1 kí-lô dầu thơm. Dầu có benzyl alcohol, butyric acid C4H8O2, eugenol C10H12O2 (tạo hương vị cho trà, thức ăn và dầu thảo mộc; trị đau rang), farsenol C15H26O (làm tăng hương vị cho các mỹ phẩm), geraniol, methyl benzoate, methyl anthranilate, nerol C10H18O. Dầu bạch huệ được dùng trong hương trị liệu làm cho tinh thần sảng khoái, hô hấp thanh khiết, làm mát da, ngăn ngừa da bị nhiễm trùng.
Ngày xưa người Aztecs (Trung và Nam Mỹ) cất dầu thơm từ hoa huệ trắng để cho vào sô-cô-la để có hương vị đặc biệt. Hương thơm của bạch huệ đa hoa rất cần thiết trong việc sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.
***
Có hai loại hoa được gọi là VIRGIN FLOWERS. Đó là: Hoa Hải Đằng hay Hoa Nhạn Lai Hồng và Hoa Cúc Trinh Nữ hay Hoa Cúc Nhựa Thơm. Gọi là Virgin Flowers (Trinh Nữ Hoa) có thể là do dược tính trị liệu của hai loại hoa nầy được ví như lòng nhân ái và sự cứu rỗi của Đức Mẹ Đồng Trinh.
HOA NHẠN LAI HỒNG
Hoa Hải Đăng - Hoa Dừa Cạn - Trường Xuân Hoa - Vinca minor Gia đình: Apocynaceae
Hoa nhạn lai hồng hay hoa hải đăng có nhiều tên gọi và tên khoa học khác nhau. Hai tên khoa học thường dùng là Vinca minor (lá nhỏ), Vinca major (lá to) hay Catharanthus roseus thuộc gia đình Apocynaceae của trúc đào.
Sinh quán của hoa nhạn lai hồng hay hoa hải đăng là các hải đảo trong Ấn Độ Dương và các vùng khô hạn ở Tây Á.
Cây hoa hải đăng cao từ 50 - 60cm, thân dây, rễ bám vào đất cát khô hạn. Cây không cần nhiều nước và đất mầu mỡ để sinh tồn. Thân cây hoa dưới dạng dây. Lá dày và láng màu xanh sậm. Lá xanh quanh năm. Hoa năm cánh màu xanh dương hay trắng, đỏ-tím nhạt. Ngày xưa tàu đi biển thấy hoa nầy thì biết sẽ gặp hải đảo hay đất liền. Gọi là hoa hải đăng là thế.
Tên gọi thông thường của hoa hải đăng hay nhạn lai hồng:
Tên gọi trường xuân hoa của người Trung Hoa cho thấy sự trường tồn lạc quan của loài hoa nầy. Có phải chăng vì hoa có nhiều dược tính nên mới có sức sống ngoan cường?
Hoa hải đăng hay trường xuân hoa có ít ra 50 alkaloids và sinh tố: vinblastine C46H58N4O9, vincristine C46H56N4O10, alstonine C21H20N2O3, ajmalicine C21H24N2O3, leucrocristine (vincristine) C46H56N4O10, reserpine C33H40N2O9 (trị cao huyết áp), vincamine C21H26N2O3 (an thần, trị cao huyết áp) v.v. Những hoạt chất nầy cho thấy hoa hải đăng có khả năng chữa bịnh bạch huyết cầu (leukemia) với vincristine C46H56N4O10, kháng tế bào ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư não, ung thư ngoại thận, bịnh Hodgkin (1) với vinblastine C46H58N4O9, vincristine C46H56N4O10.
Lá và hoa hải đăng trị xuất huyết nội, máu cam, đau cuống họng. Lá tươi có tác dụng hơn lá khô.
Rễ hạ huyết áp. Rễ tươi hiệu nghiệm hơn rễ khô.
Ở Nam Mỹ người ta dùng hoa hải đăng để trị đau nhức, đau cuống họng và tiểu đường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hoa hải đăng không chữa được bịnh tiểu đường.
Thảo mộc thuộc gia đình Apocynaceae đều có nhựa độc. Phụ nữ mang thai không được dùng thuốc làm từ thảo mộc thuộc gia đình dogbane có chất độc đối với Khuyển tộc.
(1) Bịnh Hodgkin là chứng nở rộng tuyến bạch huyết nên gây ra chứng sung gan và lá lách.
HOA CÚC TRINH NỮ
Hoa Cúc Nhựa Thơm Tanacetum balsamita Gia đình: Asteraceae/ Compositae
Hoa cúc nhựa thơm được gọi là Virgin flower (Hoa Trinh Nữ <Virgin flower> không phải hoa Mắc Cỡ) có lẽ vì ở Âu Châu vào thời Trung Cổ, người ta dùng nhựa thơm nầy để chữa các chứng bịnh phụ khoa.
Hoa cúc nhựa thơm gốc ở quanh vùng Địa Trung Hải. Cây hoa cao từ 1 - 1,5m. Lá dài màu xanh tươi; hoa nhỏ, tròn, màu vàng với nhiều cánh hoa nhỏ. Hoa kết thành chùm. Lá và cây hoa có nhựa thơm mùi dầu khuynh diệp.
Hoa cúc nhựa thơm có nhiều tên khoa học khác nhau. Chúng tôi chỉ chọn một: Tanacetum balsamita thuộc gia đình Asteraceae. Ngưòi Anh gọi hoa cúc Trinh Nữ nầy là: Bible leaf, Balsam herb, Costmary, Mint geranium (Phong lữ bạc hà).
Công dụng:
*Hoa cúc Trinh Nữ có nhiều tinh dầu, nhiều carvone C10H14O, c-carveol, t-carveol.
*Lá non ăn được. Lá phơi khô dùng làm trà. Cho vào thức ăn, thức uống, rượu bia để có hương vị thơm ngon.
*Lá, hoa dùng để làm thuốc trị kinh nguyệt, kiết lỵ, bịnh liên quan đến gan, sạn bàng quang, tiêu hóa bất thông, buồn bực, cuồng loạn (hysteria).
HOA HUỆ KIẾM
Hoa Glaïeul/Gladiolus segetum - Gia đình: Iridaceae
Sự phân biệt giữa hoa lan (Iris) và hoa huệ (Lily) tương đối hơi khó. Vì cả hai loài hoa nầy đề có 6 cánh, có củ và có nhiều màu sắc như nhau.
Hoa huệ thuộc gia đình Liliaceae - Hoa lan thuộc gia đình Iridaceae.
Tên gọi “Huệ Kiếm” dịch từ tiếng Anh Sword Lily, thực chất đó là hoa lan chớ không phải hoa huệ vì hoa huệ kiếm thuộc gia đình Iridaceae.
Hoa huệ kiếm mọc hoang ở Tây Á, tức vùng Trung Đông hay đông Địa Trung Hải và Đông Nam Âu Châu. Cây hoa cao từ 80 - 90cm. Hoa có 6 cánh màu đỏ, hồng, vàng cam, tím, xanh dương. Màu xanh dương nhạt là màu liên hệ đến Thánh Mẫu Mary. Hoa huệ kiếm có trái có vỏ bọc với nhiều hột nhỏ li ti. Nhưng người ta trồng huệ kiếm bằng củ chớ không trồng bằng hột.
Tên gọi huệ kiếm vì cây hoa có lá dài và nhọn như cây kiếm. Theo tiếng La Tinh Gladius có nghĩa là cây kiếm, gợi lại cây kiếm của các giác đấu (gladiators) thời đế quốc La Mã.
Tên khoa học của hoa huệ kiếm là Gladiolus segetum thuộc gia đình Iridaceae. Tên gọi thông thường là:
Hoa huệ kiếm có củ nấu chín ăn được, vị ngọt. Ngày xưa người ta đào củ huệ kiếm mọc hoang trên đồng cỏ hay trong rừng để nấu ăn khi thiếu bánh mì.
Hoa huệ kiếm có độc chất đối với mèo, chó, ngựa nhưng vô hại đối với loài người. Nhựa hoa huệ gây ngứa khó chịu khi đụng vào da.
Vào thế kỷ XVI người Âu Châu giã củ huệ kiếm để rút gai nhỏ chích vào người. Hột huệ kiếm sấy khô, nghiền nát thành bột hòa với sữa dê hay sữa bò dùng để chữa những cơn đau bụng.
LAN HỒNG NỮ HÀI
Pink Lady’s Slipper Cypripedium acaule Gia đình: Orchidaceae/ Cypripedioideae
Lan hồng nữ hài thường mọc ở những vùng đầm lầy hay trên những vùng đồng cỏ ẩm ướt. Lá rộng, dài, màu xanh sậm, có lông mịn nên gây ngứa khi đụng vào da. Hoa màu hồng hay màu trắng. Hoa nở trên một thân cây hoa cao từ 60 - 70cm. Hoa có hình đôi hài.
Lan Cypripedium reginae có hoa to màu trắng. Regina có nghĩa là hoàng hậu. Vì vậy người Anh gọi loài lan nầy là Queen Lady’s Slipper (Hoàng Hậu Hài), Fairy Queen (Hoàng Hậu Tiên Nữ), Royal Lady’s Slipper (Nữ Hài Hoàng Gia).
Tên khoa học của Lan Hồng Nữ Hài là Cypripedium acaule thuộc gia đình Orchidaceae hay Cypripedioideae. Tên gọi thông thường:
Công dụng:
*Trồng trong vườn để có hoa đẹp.
*Lan hồng nữ hài có phenanthrenequinone C14H8O2 gây ray rứt cho da.
*Làm thuốc trị viêm da, đau răng, nhức đầu, làm giảm sự đau nhức.
HOA HỒNG
Rosa officinalis Gia đình: Rosaceae
Gọi là hoa hồng vì màu đỏ thẫm của hoa. Thực tế có hoa hồng trắng, hồng đỏ, hồng hường, hồng vàng và hiếm nhất là hồng màu xanh dương.
Hoa hồng được tìm thấy lâu đời ở những quốc gia ven Địa Trung Hải. Đó là một loài hoa có hương sắc và nhiều gai. Nên có câu:
Không hoa hồng nào không có gai
(Pas de rose sans épine - No rose without a thorn).
Huyền thoại La Mã cho rằng khởi thủy hoa hồng màu trắng (bạch hồng). Trên đường đi gặp Adonis, nam Thần đẹp trai và thu hút nữ phái, nữ Thần Venus đạp phải gai hoa hồng. Máu của nữ Thần Venus làm cho hoa bạch hồng chuyển sang màu đỏ.
Ý nghĩa của hoa hồng:
Hoa hồng liên hệ đến Thánh Mẫu St. Mary là bạch hồng không có gai. Những chuyện hoa hồng liên quan đến Thánh Mẫu St. Mary là những hoa hồng mầu nhiệm, những phép lạ hoa hồng. Những hoa hồng mầu nhiệm (Rosa Mystica) được tìm thấy trong Chuyện Tuyết Rơi Vào Tháng Tám, Chuyện Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha, Chuyện Đức Mẹ Guadalupe v.v.
Chuyện Tuyết Rơi Tháng 8 và Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major
Chuyện xảy ra ở Rome (La Mã) dưới thời Giáo Hoàng Liberius (310 - 366, Giáo Hoàng: 352 - 366).
Jiovanni là một người giàu có trong kinh thành Rome (La Mã). Vợ chồng ông không có con. Cả hai khấn nguyện Đức Mẹ sẽ dâng hiến gia tài của mình sau khi nhắm mắt lìa đời. Ngày 04 tháng 08 năm 352 sau Tây Lịch, Đức Mẹ xuất hiện trước mắt ông trong một giấc chiêm bao. Đức Mẹ báo cho ông biết ngày 05-08-352 tuyết sẽ rơi ở Rome (La Mã). Một giáo đường thờ Đức Mẹ sẽ được dựng lên ngay nơi tuyết rơi trên đồi Esquiline.
Jiovanni trình bày câu chuyện cho Đức Giáo Hoàng Liberius. Vào ngày ấy Đức Giáo Hoàng cũng được Đức Mẹ cho thấy và nghe những lời dặn tương tự. Một giáo đường được xây lên ngay trên đồi Esquiline, nơi tuyết rơi vào mùa hè nóng bức. Giáo đường đó được nới rộng và trở thành Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major lớn nhất ở Rome. Hàng năm kỷ niệm ngày Đức Mẹ tiên tri tuyết rơi tháng 08 tại Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major (Santa Maria Maggiore) nhiều cành hoa bạch hồng rơi lả tả từ trên trần thánh đường như tuyết rơi vậy.
Chuyện Nữ Thánh St. Elizabeth xứ Hungary
Nữ thánh Elizabeth là một công chúa sinh năm 1207 và mất năm 1231.
Bà có chồng năm 14 tuổi. Năm 20 tuổi, tức năm 1227, chồng bà mất. Bà không tái giá mà nguyện hiến dâng cuộc đời cho các công tác từ thiện. Bà dùng gia sản của mình để xây bệnh viện giúp đỡ người nghèo đói và bịnh tật. Bà dùng tiền mua lương thực cứu giúp người nghèo đói. Người ta nghi ngờ bà ăn cắp tài sản của triều đình để làm công tác từ thiện cứu người nghèo khổ, đói rách và bịnh tật.
Sự thánh thiện của bà được Thánh Mẫu St. Mary chứng giám. Một hôm đang đi làm công tác giúp đỡ người nghèo đói, bà bị chồng bà là Ludwig IV xứ Thuringia hạch hỏi xem bà cất giấu vật gì trong áo? Khi bà mở áo ra thì không có vật gì cả mà chỉ có hai hoa hồng, một màu trắng và một màu đỏ. Thế là sự cứu giúp người nghèo của bà được hanh thông, suôn sẻ. Triều đình không còn gì nghi ngờ bà nữa. Ɖó là ấn dấu của phép lạ hoa hồng.
Bà Elizabeth mất năm 1231, 24 tuổi. Năm 1235, tức bốn năm sau khi bà mất, bà được phong Thánh. Đó là nữ Thánh St. Elizabeth xứ Hungary hay St. Elizabeth Thuringia (trên lãnh thổ Đức bây giờ).
Chuyện Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha
Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha là công chúa vương quốc Aragon, Tây Ban Nha, và là cháu gọi nữ Thánh Elizabeth Hungary bằng bà. Bà sinh năm 1271 và mất năm 1336.
Elizabeth là một công chúa đẹp tuyệt sắc nhưng tánh tình hiền hậu, sùng đạo, giản dị trong cách ăn mặc và lối sống. Bà đi lễ nhà thờ hàng ngày, dùng thì giờ và tiền bạc của mình để giúp cho người nghèo, người bịnh và người neo đơn.
Chồng bà là Denis, vua Bồ Đào Nha, là người ích kỷ, tánh khí hỗn mang. Ông sung sướng nhìn người khác đau khổ vị bị đánh đập, bị áp bức vì cô thế, nghèo khó, thiếu ăn và lắm bịnh tật. Vua Denis tìm mọi cách ngăn chận bà Elizabeth làm việc từ thiện. Vua nghi hoàng hậu giấu bánh mì trong áo để cứu người đói rét. Khi bị tra hỏi, bà mở áo ra nhưng không thấy vật gì cả mà chỉ thấy vài đóa hoa hồng. Hoa trắng biểu tượng cho sự trinh trắng; hoa hồng biểu tượng cho lòng nhân ái.
Bà Elizabeth mất năm 1336. Năm 1625 bà được phong Thánh dưới thời Giáo Hoàng Urban VIII (1568 - 1644, Giáo Hoàng: 1623 - 1644). Đó là nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha.
Chuyện Đức Mẹ Guadalupe
Chuyện xảy ra vào năm 1531 khi các nhà chinh phục Tây Ban Nha xâm chiếm Mexico. Người bản địa ở Mexico chịu ảnh hưởng văn hóa Aztec trước khi người Tây Ban Nha chinh phục phần đất nầy.
Ngày 19-12-1531 (theo dương lịch hiện hành), một nông dân gốc người bản xứ tên Juan Diego thấy một người phụ nữ xuất hiện trước mặt anh và nói với anh bằng ngôn ngữ bộ lạc Nahuati của anh. Người phụ nữ ấy là Đức Mẹ Mary. Bà thúc giục Juan Diego gặp tổng giám mục Juan de Zummarraga và nói với vị tổng giám mục xây một giáo đường thờ phượng Đức Mẹ. Juan Diego thuật lại cho vị tổng giám mục về sự xuất hiện của Đức Mẹ Mary và lời dạy xây một giáo đường cho Người. Đức tổng giám mục Juan de Zummarraga không tin lời thuật của Juan Diego.
Trên đường về nhà Juan Diego thấy Đức Mẹ xuất hiện lần thứ nhì và yêu cầu anh gặp lại đức tổng giám mục với những lời dạy nói trên. Juan Diego làm theo lời dạy của Đức Mẹ. Đức tổng giám mục bảo anh trở lại đồi Tepeyac và yêu cầu người phụ nữ chứng minh ấn dấu bà là Đức Mẹ Mary. Juan Diego làm theo lời dạy của đức tổng giám mục Juan de Zummarraga. Đó là lần thứ ba Juan Diego gặp người phụ nữ trên đồi Tepeyac (20-12) với lời yêu cầu của vị tổng giám mục. Người phụ nữ hứa sẽ xuất hiện và ban ấn dấu phép lạ vào ngày 21-12.
Ngày 21-12 bác của Juan Diego bỗng nhiên bị bịnh nặng. Juan Diego không đến gặp người phụ nữ vào ngày 21-12 như đã dặn.
Ngày 22-12 Juan Diego đi tìm một linh mục để cầu nguyện cho người bác hấp hối trên giường bịnh. Trên đường đi anh né tránh đồi Tepeyac vì đã thất hứa không gặp người phụ nữ hứa sẽ ban ấn dấu phép lạ theo lời yêu cầu của vị tổng giám mục. Người phụ nữ xuất hiện. Bà hứa với Juan Diego rằng bác của anh ta sẽ hết bịnh nên anh không cần phải tìm linh mục. Bà dặn anh ấy đi ngang qua đồi Tepeyac và hái hoa hồng Cástile bỏ vào áo choàng đến gặp vị tổng giám mục. Juan Diego đến đồi Tepeyac, không ngờ gặp một vườn hoa hồng nở rộ vào mùa đông giá buốt. Anh làm theo lời dạy của người phụ nữ mà anh tin rằng đó là Thánh Mẫu Mary. Khi gặp vị tổng giám mục, Juan Diego mở áo choàng ra, hoa hồng rơi xuống sàn nhà và hình Đức Mẹ hiện ra. Vị tổng giám mục mới tin người phụ nữ xuất hiện cho Juan Diego gặp bốn lần là Đức Mẹ Mary.
Về nhà Juan Diego thấy bác anh hết bịnh và làm công việc lặt vặt trong nhà.
Phạm Đình Lân, F.A.B.I.
Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Tự Điển do tác giả Phạm Đình Lân biên soạn.
Sau trên 30 năm sống ở Hoa Kỳ, ngày Giáng Sinh vẫn là ngày đoàn tụ gia đình giữa vợ chồng chúng tôi và các con, các cháu. Các cháu nội và cháu ngoại của tôi đều sung sướng chờ Giáng Sinh đến để về thăm ông bà nội, ngoại để được quà và được thưởng thức các thức ăn ngon suốt cả tuần về “quê nội” và “quê ngoại”. Các cháu rất vui với sự xum họp của đại gia đình. Vui với ông bà, bác, chú, cô, dì. Vui với Santa Clause, vui với quà tặng và với thức ăn ngon do bà và cô, dì nấu.
Năm nay đại dịch Covid-19 gián đoạn sự đoàn tụ vào ngày Giáng Sinh của gia đình tôi và nhiều gia đình khác trên thế giới. Covid-19 làm cho loài người phải bịt mắt, bịt mũi, bịt miệng. Có mũi nhưng không được thở thoải mái. Có miệng nhưng không được nói tự do, không ăn, không uống tự nhiên như thuở mới chào đời.
Tôi viết ra bài nầy như để khỏa lâp sự cô đơn và ngăn cách giữa người và người trong thời đại dịch nầy. Cảm hứng đến ngẫu nhiên khi tôi mở cuốn Good News Bible ngay phần Mathew 6:25-34: nói về sự lo lắng với những ẩn dụ về loài chim và hoa dại. Tôi liên tưởng ngay đến Chúa Jesus và loại hoa trong sách Mathew vừa nói. Nhưng chỉ một, hai loại hoa thì không thể tạo thành một bài viết được. Vì vậy tôi nghĩ đến việc kết hợp các loài hoa liên hệ đến Chúa Jesus và Thánh Mẫu St Mary.
***
CHÚA JESUS VÀ HOA HUỆ
Trong Tân Ước Kinh, sách Mathew 6:25-34, Chúa Jesus nói về sự lo lắng, ăn, uống và áo quần. Trong sách Mathew 6:28-29 có câu: “Còn về phần quần áo, các ngươi lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem những loài hoa huệ ngoài đồng mọc lên như thế nào; chẳng làm khó nhọc, cũng không kéo chỉ; nhưng ta phán cùng các ngươi, dù vua Salomon sang trọng đến đâu cũng không được mặc áo tốt như một loài hoa nào trong giống đó.”
Thánh Kinh tiếng Việt viết là hoa huệ nhưng Thánh Kinh tiếng Anh dùng chữ wild flowers (hoa dại).
Hoa huệ trắng
Về hoa huệ, có rất nhiều loại hoa huệ khác nhau trên thế giới. Hoa huệ là một loài hoa có củ. Hoa có màu sắc rất tươi, đẹp, luôn luôn có sáu cánh dài và có sáu nhụy dài. Hoa huệ thuộc dòng Lilium, gia đình Liliaceae. Tên gọi thông thường:
Hoa huệ có nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người Do Thái và tín đồ Thiên Chúa Giáo:
*Sáu cánh hoa huệ là sáu cánh của ngôi sao David.
*Hoa huệ gắn liền với Thánh Mẫu St Mary. Thiên Thần Gabriel cầm hoa huệ trong tay khi thông báo cho Đức Mẹ Mary biết Người sẽ là mẹ của một thai nhi Cứu Thế sắp xuống trần.
*Hoa huệ là dấu hiệu phục sinh của chúa Jesus.
*Hoa huệ trắng (Bạch Huệ) được tín hữu Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Thiên Chúa Giáo trân quí. Bạch huệ biểu tượng cho sự thanh khiết và vô nhiễm. Theo huyền thoại Hy Lạp bạch huệ được hóa dạng từ giọt sữa của nữ thần Juno cho thần Hercules bú rớt xuống trần biến thành. Ngày xưa người La Mã dùng nước hoa huệ trắng Madonna mang tên khoa học Lilium candinum để trị các vết phỏng, vết chay dưới chân. Củ và hoa huệ trắng dùng để trị phỏng lửa, nước sôi, ung nhọt làm mũ, rụng tóc v.v.
HOA KALANIOT HAY HOA HUỆ ƉỒNG
Hoa Kalaniot hay hoa huệ đồng
Hoa Mỹ Tân Nương - Phong Hoa (Windflower) - Anemone coronaria - Gia đình: Ranunculaceae
Hoa Kalaniot được gọi là hoa huệ đồng, là một loại hoa hoang dại màu sắc sặc sỡ được tìm thấy nhiều ở Do Thái. Hoa Kalaniot không phải là hoa huệ từ hình dáng đến nguồn gốc gia đình thảo mộc.
Hoa huệ có 6 cánh, 6 nhị
Hoa Kalaniot màu đỏ thẫm giống như hoa tulip (uất kim hương) hay hoa cây thẩu.
Hoa huệ và hoa Kalaniot (Hoa Mỹ Tân Nương) đều có củ.
Hoa huệ thuộc gia đình Liliaceae.
Hoa Kalaniot thuộc gia đình Ranunculaceae.
Theo tiếng Hebrew Kala là cô dâu xinh đẹp. Ngày xưa hoa Kalaniot luôn luôn có mặt trong đám cưới của người Do Thái. Vì vậy chúng tôi tạm dịch hoa Kalaniot là Hoa Mỹ Tân Nương (Cô Dâu Đẹp).
Tên khoa học của hoa Kalaniot là Anemone coronaria thuộc gia đình Ranunculaceae. Chữ Anemone gợi lên tên thần gió Anemoi trong huyền thoại Hy Lạp. Người Anh gọi hoa Kalaniot là Windflower (Phong Hoa), Crown anemone (Phong hoa vương miện) vì ngày xưa người Hy Lạp dùng hoa nầy đặt trước bàn thờ Venus; poppy anemone (Phong thẩu hoa), Spanish marigold (Vạn thọ Tây Ban Nha).
Hoa Kalaniot được người Hy Lạp và Do Thái cổ trân quí. Vào thời Trung Cổ người Âu Châu tin rằng đặt hoa Kalaniot vào người bịnh thì bịnh sẽ tan biến ngay.
CÁC LOẠI HOA GẮN BÓ VỚI THÁNH MẪU ST. MARY
BẠCH HUỆ ĐA HOA Polianthes tuberosa - Gia đình: Agavaceae
Bạch huệ đa hoa
Tín đồ Thiên Chúa Giáo Việt Nam thường dùng bạch huệ đa hoa dâng cúng trên bàn thờ Đức Mẹ Mary.
Tên khoa học của bạch huệ đa hoa nầy là Polianthes tuberosa thuộc gia đình Agavaceae của lô hội. Theo Hy Lạp ngữ Polianthes có nghĩa là nhiều hoa vì hoa bạch huệ nầy nhỏ hơn các loài hoa huệ khác. Do đó bạch huệ nầy có nhiều hoa nở trên một thân hoa cao lối 60 - 70cm. Hoa màu trắng, có hai lớp, mỗi lớp có 6 cánh nhỏ, có hương thơm ngào ngạt. Tên gọi của bạch huệ đa hoa là:
Có hai giả thuyết về nguồn gốc của bạch huệ đa hoa nầy:
*Nguồn gốc Mexico: Theo cách gọi của người Trung Hoa thì họ tin loại bạch huệ đa hoa nầy gốc ở Phương Tây. Càng về đêm hoa càng thơm. Cách gọi Azucena của người Tây Ban Nha và Phi Luật Tân cho thấy bạch huệ đa hoa gốc ở Mexico được người Tây Ban Nha đưa sang Phi Luật Tân. Từ đó giống hoa nầy được đưa sang Mã Lai và đảo Java.
*Nguồn gốc Java (quần đảo Indonesia) hay Sri Lanka (đảo Ceylon, nam Ấn Độ): Giả thuyết 1 có vẻ thuyết phục hơn giả thuyết 2. Người Trung Hoa không xem đảo Sri Lanka và Java là phương Tây đối với nước họ.
Ở Indonesia người ta dùng bạch huệ đa hoa để nấu súp. Hoa có hương thơm dùng để cất dầu thơm. Trung bình 1.150 kí-lô hoa huệ trắng cất được 1 kí-lô dầu thơm. Dầu có benzyl alcohol, butyric acid C4H8O2, eugenol C10H12O2 (tạo hương vị cho trà, thức ăn và dầu thảo mộc; trị đau rang), farsenol C15H26O (làm tăng hương vị cho các mỹ phẩm), geraniol, methyl benzoate, methyl anthranilate, nerol C10H18O. Dầu bạch huệ được dùng trong hương trị liệu làm cho tinh thần sảng khoái, hô hấp thanh khiết, làm mát da, ngăn ngừa da bị nhiễm trùng.
Ngày xưa người Aztecs (Trung và Nam Mỹ) cất dầu thơm từ hoa huệ trắng để cho vào sô-cô-la để có hương vị đặc biệt. Hương thơm của bạch huệ đa hoa rất cần thiết trong việc sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.
***
Có hai loại hoa được gọi là VIRGIN FLOWERS. Đó là: Hoa Hải Đằng hay Hoa Nhạn Lai Hồng và Hoa Cúc Trinh Nữ hay Hoa Cúc Nhựa Thơm. Gọi là Virgin Flowers (Trinh Nữ Hoa) có thể là do dược tính trị liệu của hai loại hoa nầy được ví như lòng nhân ái và sự cứu rỗi của Đức Mẹ Đồng Trinh.
HOA NHẠN LAI HỒNG
Hoa Hải Đăng - Hoa Dừa Cạn - Trường Xuân Hoa - Vinca minor Gia đình: Apocynaceae
Hoa nhạn lai hồng hay hoa hải đăng
Hoa nhạn lai hồng hay hoa hải đăng có nhiều tên gọi và tên khoa học khác nhau. Hai tên khoa học thường dùng là Vinca minor (lá nhỏ), Vinca major (lá to) hay Catharanthus roseus thuộc gia đình Apocynaceae của trúc đào.
Sinh quán của hoa nhạn lai hồng hay hoa hải đăng là các hải đảo trong Ấn Độ Dương và các vùng khô hạn ở Tây Á.
Cây hoa hải đăng cao từ 50 - 60cm, thân dây, rễ bám vào đất cát khô hạn. Cây không cần nhiều nước và đất mầu mỡ để sinh tồn. Thân cây hoa dưới dạng dây. Lá dày và láng màu xanh sậm. Lá xanh quanh năm. Hoa năm cánh màu xanh dương hay trắng, đỏ-tím nhạt. Ngày xưa tàu đi biển thấy hoa nầy thì biết sẽ gặp hải đảo hay đất liền. Gọi là hoa hải đăng là thế.
Tên gọi thông thường của hoa hải đăng hay nhạn lai hồng:
Tên gọi trường xuân hoa của người Trung Hoa cho thấy sự trường tồn lạc quan của loài hoa nầy. Có phải chăng vì hoa có nhiều dược tính nên mới có sức sống ngoan cường?
Hoa hải đăng hay trường xuân hoa có ít ra 50 alkaloids và sinh tố: vinblastine C46H58N4O9, vincristine C46H56N4O10, alstonine C21H20N2O3, ajmalicine C21H24N2O3, leucrocristine (vincristine) C46H56N4O10, reserpine C33H40N2O9 (trị cao huyết áp), vincamine C21H26N2O3 (an thần, trị cao huyết áp) v.v. Những hoạt chất nầy cho thấy hoa hải đăng có khả năng chữa bịnh bạch huyết cầu (leukemia) với vincristine C46H56N4O10, kháng tế bào ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư não, ung thư ngoại thận, bịnh Hodgkin (1) với vinblastine C46H58N4O9, vincristine C46H56N4O10.
Lá và hoa hải đăng trị xuất huyết nội, máu cam, đau cuống họng. Lá tươi có tác dụng hơn lá khô.
Rễ hạ huyết áp. Rễ tươi hiệu nghiệm hơn rễ khô.
Ở Nam Mỹ người ta dùng hoa hải đăng để trị đau nhức, đau cuống họng và tiểu đường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy hoa hải đăng không chữa được bịnh tiểu đường.
Thảo mộc thuộc gia đình Apocynaceae đều có nhựa độc. Phụ nữ mang thai không được dùng thuốc làm từ thảo mộc thuộc gia đình dogbane có chất độc đối với Khuyển tộc.
(1) Bịnh Hodgkin là chứng nở rộng tuyến bạch huyết nên gây ra chứng sung gan và lá lách.
HOA CÚC TRINH NỮ
Hoa Cúc Nhựa Thơm Tanacetum balsamita Gia đình: Asteraceae/ Compositae
Hoa cúc trinh nữ
Hoa cúc nhựa thơm được gọi là Virgin flower (Hoa Trinh Nữ <Virgin flower> không phải hoa Mắc Cỡ) có lẽ vì ở Âu Châu vào thời Trung Cổ, người ta dùng nhựa thơm nầy để chữa các chứng bịnh phụ khoa.
Hoa cúc nhựa thơm gốc ở quanh vùng Địa Trung Hải. Cây hoa cao từ 1 - 1,5m. Lá dài màu xanh tươi; hoa nhỏ, tròn, màu vàng với nhiều cánh hoa nhỏ. Hoa kết thành chùm. Lá và cây hoa có nhựa thơm mùi dầu khuynh diệp.
Hoa cúc nhựa thơm có nhiều tên khoa học khác nhau. Chúng tôi chỉ chọn một: Tanacetum balsamita thuộc gia đình Asteraceae. Ngưòi Anh gọi hoa cúc Trinh Nữ nầy là: Bible leaf, Balsam herb, Costmary, Mint geranium (Phong lữ bạc hà).
Công dụng:
*Hoa cúc Trinh Nữ có nhiều tinh dầu, nhiều carvone C10H14O, c-carveol, t-carveol.
*Lá non ăn được. Lá phơi khô dùng làm trà. Cho vào thức ăn, thức uống, rượu bia để có hương vị thơm ngon.
*Lá, hoa dùng để làm thuốc trị kinh nguyệt, kiết lỵ, bịnh liên quan đến gan, sạn bàng quang, tiêu hóa bất thông, buồn bực, cuồng loạn (hysteria).
HOA HUỆ KIẾM
Hoa Glaïeul/Gladiolus segetum - Gia đình: Iridaceae
Hoa huệ kiếm
Sự phân biệt giữa hoa lan (Iris) và hoa huệ (Lily) tương đối hơi khó. Vì cả hai loài hoa nầy đề có 6 cánh, có củ và có nhiều màu sắc như nhau.
Hoa huệ thuộc gia đình Liliaceae - Hoa lan thuộc gia đình Iridaceae.
Tên gọi “Huệ Kiếm” dịch từ tiếng Anh Sword Lily, thực chất đó là hoa lan chớ không phải hoa huệ vì hoa huệ kiếm thuộc gia đình Iridaceae.
Hoa huệ kiếm mọc hoang ở Tây Á, tức vùng Trung Đông hay đông Địa Trung Hải và Đông Nam Âu Châu. Cây hoa cao từ 80 - 90cm. Hoa có 6 cánh màu đỏ, hồng, vàng cam, tím, xanh dương. Màu xanh dương nhạt là màu liên hệ đến Thánh Mẫu Mary. Hoa huệ kiếm có trái có vỏ bọc với nhiều hột nhỏ li ti. Nhưng người ta trồng huệ kiếm bằng củ chớ không trồng bằng hột.
Tên gọi huệ kiếm vì cây hoa có lá dài và nhọn như cây kiếm. Theo tiếng La Tinh Gladius có nghĩa là cây kiếm, gợi lại cây kiếm của các giác đấu (gladiators) thời đế quốc La Mã.
Tên khoa học của hoa huệ kiếm là Gladiolus segetum thuộc gia đình Iridaceae. Tên gọi thông thường là:
Hoa huệ kiếm có củ nấu chín ăn được, vị ngọt. Ngày xưa người ta đào củ huệ kiếm mọc hoang trên đồng cỏ hay trong rừng để nấu ăn khi thiếu bánh mì.
Hoa huệ kiếm có độc chất đối với mèo, chó, ngựa nhưng vô hại đối với loài người. Nhựa hoa huệ gây ngứa khó chịu khi đụng vào da.
Vào thế kỷ XVI người Âu Châu giã củ huệ kiếm để rút gai nhỏ chích vào người. Hột huệ kiếm sấy khô, nghiền nát thành bột hòa với sữa dê hay sữa bò dùng để chữa những cơn đau bụng.
LAN HỒNG NỮ HÀI
Pink Lady’s Slipper Cypripedium acaule Gia đình: Orchidaceae/ Cypripedioideae
Lan hồng nữ hài Cypripedium reginae
Lan hồng nữ hài thường mọc ở những vùng đầm lầy hay trên những vùng đồng cỏ ẩm ướt. Lá rộng, dài, màu xanh sậm, có lông mịn nên gây ngứa khi đụng vào da. Hoa màu hồng hay màu trắng. Hoa nở trên một thân cây hoa cao từ 60 - 70cm. Hoa có hình đôi hài.
Lan Cypripedium reginae có hoa to màu trắng. Regina có nghĩa là hoàng hậu. Vì vậy người Anh gọi loài lan nầy là Queen Lady’s Slipper (Hoàng Hậu Hài), Fairy Queen (Hoàng Hậu Tiên Nữ), Royal Lady’s Slipper (Nữ Hài Hoàng Gia).
Lan hồng nữ hài Cypripedium acaule
Tên khoa học của Lan Hồng Nữ Hài là Cypripedium acaule thuộc gia đình Orchidaceae hay Cypripedioideae. Tên gọi thông thường:
Công dụng:
*Trồng trong vườn để có hoa đẹp.
*Lan hồng nữ hài có phenanthrenequinone C14H8O2 gây ray rứt cho da.
*Làm thuốc trị viêm da, đau răng, nhức đầu, làm giảm sự đau nhức.
HOA HỒNG
Rosa officinalis Gia đình: Rosaceae
Hoa hồng Rosa officinalis
Gọi là hoa hồng vì màu đỏ thẫm của hoa. Thực tế có hoa hồng trắng, hồng đỏ, hồng hường, hồng vàng và hiếm nhất là hồng màu xanh dương.
Hoa hồng được tìm thấy lâu đời ở những quốc gia ven Địa Trung Hải. Đó là một loài hoa có hương sắc và nhiều gai. Nên có câu:
Không hoa hồng nào không có gai
(Pas de rose sans épine - No rose without a thorn).
Huyền thoại La Mã cho rằng khởi thủy hoa hồng màu trắng (bạch hồng). Trên đường đi gặp Adonis, nam Thần đẹp trai và thu hút nữ phái, nữ Thần Venus đạp phải gai hoa hồng. Máu của nữ Thần Venus làm cho hoa bạch hồng chuyển sang màu đỏ.
Ý nghĩa của hoa hồng:
Ý nghĩa tổng quát của hoa hồng: thanh khiết trong tâm, bí mật và tin cẩn
Một loại bạch hồng (hầu như ) không có gai có tên Maria Mathilda
Hoa hồng liên hệ đến Thánh Mẫu St. Mary là bạch hồng không có gai. Những chuyện hoa hồng liên quan đến Thánh Mẫu St. Mary là những hoa hồng mầu nhiệm, những phép lạ hoa hồng. Những hoa hồng mầu nhiệm (Rosa Mystica) được tìm thấy trong Chuyện Tuyết Rơi Vào Tháng Tám, Chuyện Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha, Chuyện Đức Mẹ Guadalupe v.v.
Chuyện Tuyết Rơi Tháng 8 và Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major
Chuyện xảy ra ở Rome (La Mã) dưới thời Giáo Hoàng Liberius (310 - 366, Giáo Hoàng: 352 - 366).
Jiovanni là một người giàu có trong kinh thành Rome (La Mã). Vợ chồng ông không có con. Cả hai khấn nguyện Đức Mẹ sẽ dâng hiến gia tài của mình sau khi nhắm mắt lìa đời. Ngày 04 tháng 08 năm 352 sau Tây Lịch, Đức Mẹ xuất hiện trước mắt ông trong một giấc chiêm bao. Đức Mẹ báo cho ông biết ngày 05-08-352 tuyết sẽ rơi ở Rome (La Mã). Một giáo đường thờ Đức Mẹ sẽ được dựng lên ngay nơi tuyết rơi trên đồi Esquiline.
Vương Cung Thánh Đường St Mary Major
Jiovanni trình bày câu chuyện cho Đức Giáo Hoàng Liberius. Vào ngày ấy Đức Giáo Hoàng cũng được Đức Mẹ cho thấy và nghe những lời dặn tương tự. Một giáo đường được xây lên ngay trên đồi Esquiline, nơi tuyết rơi vào mùa hè nóng bức. Giáo đường đó được nới rộng và trở thành Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major lớn nhất ở Rome. Hàng năm kỷ niệm ngày Đức Mẹ tiên tri tuyết rơi tháng 08 tại Vương Cung Thánh Đường St. Mary Major (Santa Maria Maggiore) nhiều cành hoa bạch hồng rơi lả tả từ trên trần thánh đường như tuyết rơi vậy.
Chuyện Nữ Thánh St. Elizabeth xứ Hungary
Nữ Thánh St. Elizabeth xứ Hungary, họa phẩm của họa sĩ Francisco de Zurbarán
Nữ thánh Elizabeth là một công chúa sinh năm 1207 và mất năm 1231.
Bà có chồng năm 14 tuổi. Năm 20 tuổi, tức năm 1227, chồng bà mất. Bà không tái giá mà nguyện hiến dâng cuộc đời cho các công tác từ thiện. Bà dùng gia sản của mình để xây bệnh viện giúp đỡ người nghèo đói và bịnh tật. Bà dùng tiền mua lương thực cứu giúp người nghèo đói. Người ta nghi ngờ bà ăn cắp tài sản của triều đình để làm công tác từ thiện cứu người nghèo khổ, đói rách và bịnh tật.
Sự thánh thiện của bà được Thánh Mẫu St. Mary chứng giám. Một hôm đang đi làm công tác giúp đỡ người nghèo đói, bà bị chồng bà là Ludwig IV xứ Thuringia hạch hỏi xem bà cất giấu vật gì trong áo? Khi bà mở áo ra thì không có vật gì cả mà chỉ có hai hoa hồng, một màu trắng và một màu đỏ. Thế là sự cứu giúp người nghèo của bà được hanh thông, suôn sẻ. Triều đình không còn gì nghi ngờ bà nữa. Ɖó là ấn dấu của phép lạ hoa hồng.
Bà Elizabeth mất năm 1231, 24 tuổi. Năm 1235, tức bốn năm sau khi bà mất, bà được phong Thánh. Đó là nữ Thánh St. Elizabeth xứ Hungary hay St. Elizabeth Thuringia (trên lãnh thổ Đức bây giờ).
Chuyện Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha
Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha, tranh do họa sĩ Francisco de Zurbarán thực hiện khoảng 1630 - 1635
Nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha là công chúa vương quốc Aragon, Tây Ban Nha, và là cháu gọi nữ Thánh Elizabeth Hungary bằng bà. Bà sinh năm 1271 và mất năm 1336.
Elizabeth là một công chúa đẹp tuyệt sắc nhưng tánh tình hiền hậu, sùng đạo, giản dị trong cách ăn mặc và lối sống. Bà đi lễ nhà thờ hàng ngày, dùng thì giờ và tiền bạc của mình để giúp cho người nghèo, người bịnh và người neo đơn.
Chồng bà là Denis, vua Bồ Đào Nha, là người ích kỷ, tánh khí hỗn mang. Ông sung sướng nhìn người khác đau khổ vị bị đánh đập, bị áp bức vì cô thế, nghèo khó, thiếu ăn và lắm bịnh tật. Vua Denis tìm mọi cách ngăn chận bà Elizabeth làm việc từ thiện. Vua nghi hoàng hậu giấu bánh mì trong áo để cứu người đói rét. Khi bị tra hỏi, bà mở áo ra nhưng không thấy vật gì cả mà chỉ thấy vài đóa hoa hồng. Hoa trắng biểu tượng cho sự trinh trắng; hoa hồng biểu tượng cho lòng nhân ái.
Bà Elizabeth mất năm 1336. Năm 1625 bà được phong Thánh dưới thời Giáo Hoàng Urban VIII (1568 - 1644, Giáo Hoàng: 1623 - 1644). Đó là nữ Thánh Elizabeth Bồ Đào Nha.
Chuyện Đức Mẹ Guadalupe
Tranh Đức Mẹ Guadalupe
Chuyện xảy ra vào năm 1531 khi các nhà chinh phục Tây Ban Nha xâm chiếm Mexico. Người bản địa ở Mexico chịu ảnh hưởng văn hóa Aztec trước khi người Tây Ban Nha chinh phục phần đất nầy.
Ngày 19-12-1531 (theo dương lịch hiện hành), một nông dân gốc người bản xứ tên Juan Diego thấy một người phụ nữ xuất hiện trước mặt anh và nói với anh bằng ngôn ngữ bộ lạc Nahuati của anh. Người phụ nữ ấy là Đức Mẹ Mary. Bà thúc giục Juan Diego gặp tổng giám mục Juan de Zummarraga và nói với vị tổng giám mục xây một giáo đường thờ phượng Đức Mẹ. Juan Diego thuật lại cho vị tổng giám mục về sự xuất hiện của Đức Mẹ Mary và lời dạy xây một giáo đường cho Người. Đức tổng giám mục Juan de Zummarraga không tin lời thuật của Juan Diego.
Trên đường về nhà Juan Diego thấy Đức Mẹ xuất hiện lần thứ nhì và yêu cầu anh gặp lại đức tổng giám mục với những lời dạy nói trên. Juan Diego làm theo lời dạy của Đức Mẹ. Đức tổng giám mục bảo anh trở lại đồi Tepeyac và yêu cầu người phụ nữ chứng minh ấn dấu bà là Đức Mẹ Mary. Juan Diego làm theo lời dạy của đức tổng giám mục Juan de Zummarraga. Đó là lần thứ ba Juan Diego gặp người phụ nữ trên đồi Tepeyac (20-12) với lời yêu cầu của vị tổng giám mục. Người phụ nữ hứa sẽ xuất hiện và ban ấn dấu phép lạ vào ngày 21-12.
Ngày 21-12 bác của Juan Diego bỗng nhiên bị bịnh nặng. Juan Diego không đến gặp người phụ nữ vào ngày 21-12 như đã dặn.
Ngày 22-12 Juan Diego đi tìm một linh mục để cầu nguyện cho người bác hấp hối trên giường bịnh. Trên đường đi anh né tránh đồi Tepeyac vì đã thất hứa không gặp người phụ nữ hứa sẽ ban ấn dấu phép lạ theo lời yêu cầu của vị tổng giám mục. Người phụ nữ xuất hiện. Bà hứa với Juan Diego rằng bác của anh ta sẽ hết bịnh nên anh không cần phải tìm linh mục. Bà dặn anh ấy đi ngang qua đồi Tepeyac và hái hoa hồng Cástile bỏ vào áo choàng đến gặp vị tổng giám mục. Juan Diego đến đồi Tepeyac, không ngờ gặp một vườn hoa hồng nở rộ vào mùa đông giá buốt. Anh làm theo lời dạy của người phụ nữ mà anh tin rằng đó là Thánh Mẫu Mary. Khi gặp vị tổng giám mục, Juan Diego mở áo choàng ra, hoa hồng rơi xuống sàn nhà và hình Đức Mẹ hiện ra. Vị tổng giám mục mới tin người phụ nữ xuất hiện cho Juan Diego gặp bốn lần là Đức Mẹ Mary.
Về nhà Juan Diego thấy bác anh hết bịnh và làm công việc lặt vặt trong nhà.
Bài viết tổng hợp dựa vào Thế Giới Thảo Mộc Tự Điển do tác giả Phạm Đình Lân biên soạn.