|
Post by phongvien007 on Apr 19, 2023 11:59:19 GMT -6
Đời độc thân tác giả: Jimmy Nguyen
Xưa nay tui vẫn ngưỡng mộ (thèm nữa) những ai một vợ một chồng. Kết bạn trên Facebook mà thấy hình hai người là "chạm" liền không suy nghĩ. Thấy người ta đám cưới bạc, đám cưới vàng mà ao ước. Có vài người bạn, biết nhau vì học cùng trường rồi lấy nhau, cô vợ còn hơn chồng một hai tuổi. Vậy mà vừa rồi gặp trên mạng, vẫn hai người sóng đôi dù trông thấy ... "oải". Những cặp này giờ kiếm không ra. Con cái thành đạt nhờ cha mẹ thuận hoà chứ không phải giàu có. Nói sơ sơ, người độc thân, dù lúc nào gặp ai cũng nở nụ cười, chớ đêm về, nghe nó tủi thân sao đó. Người đàn bà đơn thân dầu sao cũng có con cái . Còn mấy ông già khó ở được với con lắm. Giờ mà dính bịnh, bảo đảm là đi theo Y Vân liền: từng bước từng bước thầm... Ở xứ Úc, đàn ông là Vua (nghe thấy khoái), nhưng đàn bà là ... Nữ Hoàng, nữ hoàng còn đó là vua ...."xếp xó ". ( Bà Nữ Hoàng mới mất, tui mới có... Vua) Luật pháp xứ Úc ủng hộ quý bà 100% nên mấy ông lạng quạng là xách quần "tà lỏn" ra đường...(mà đời người làm sao tránh khỏi " lạng "). Bởi vậy mấy ông ở Úc, ông nào hỏi ra cũng mấy lần.... là vậy. Từng ly dị mấy lần (xấu hổ quá) , tui có rút tỉa kinh nghiệm ,nói ra thử xem có đúng hay không nhé!
Thường khi mới lấy nhau, có con rồi lo nuôi con, vợ chồng còn nhịn nhục được nên tỉ lệ ly hôn thấp. Có sai lầm trong tình cảm hay cuộc sống cũng còn có được một cơ hội , còn " năn nỉ " được. Từ tuổi 40, con người ta dễ dứt khoát hơn. Cái từ "đủ rồi " ... hay được dùng, nghĩa là không còn tin vào tương lai nữa. Cái câu "giang san dễ đổi, bản tính khó dời" .... hay được dùng để nói lúc này . Cũng cái tuổi 40/45, một sự sai lầm trong việc làm ăn cũng dễ gây đổ vỡ. Bạn tui tên Long, là một thí dụ. Long làm tài xế xe tải, vợ làm nghề tóc. Lấy nhau hồi trẻ, hai con, mua nhà lớn trả nợ cũng hơn phân nửa. Long chán nghề lái xe, nghe lời bạn hùn hạp mở một nhà hàng. Nhà hàng buôn bán được hơn một năm thì ế khách, thu không đủ chi. Vợ chồng cãi lộn miết. Cuối cùng sang được nhà hàng nhưng lỗ hơn hai trăm ngàn. Vợ chồng lục đục rồi chia tay. Long đi tiểu bang khác , cũng làm lại nghề lái xe, mau chóng có vợ khác. Chị vợ buồn lắm, gia đình tan vỡ lãng xẹt. Ôm cái nhà một mình trả nợ không nổi, phải bán và ở thuê. Nói chung những lý do đổ vỡ thì rất nhiều. Tui không may cũng nằm trong số đó nên khi mình viết bài này, mình là người trong cuộc. Hừm! Hoàn cảnh nào cũng có vui, có buồn, có được và có mất. Thôi nhập đề khá dài dòng rồi, bây giờ tui chia sẻ chuyện của tui hén! Bên Úc, cái luật ly hôn là phải ly thân trước, sau một năm mới được li dị. Ly thân thì chỉ báo cho luật sư biết thôi chứ ở chung nhà vẫn được. Nhiều khi có người cũng " nghĩ lại" ,nên lại ra luật sư báo ...thôi, tốn mấy trăm tiền "ngu". Nhưng đa số ly thân là "vọt" liền. Đa số tự thoả thuận nuôi con hay phân chia tài sản. Chớ nhờ luật sư tới lui , có khi không còn đồng nào để ...chia. Thường thì mấy ông ra ... tay không, vợ " thối " cho vài chục ngàn là may lắm. Mấy ông ...nghèo mới hay ly hôn chớ mấy ông giàu hay nghề nghiệp cao sang, vợ "bám" chặt, ít đổ vỡ. Mà mấy ông giàu cũng biết thân, đâu dám lạng quạng, nhiều khi "mỡ" dí ngay miệng " mèo ", cũng nuốt nước miếng . "Táp " một cái là đi đứt nửa gia tài. Cái cảnh "ra riêng" ông nào cũng giống nhau : đồ đạc với chiếc xe làm chân. Thuê một cái phòng gọi là share, thường là có đầy đủ giường chiếu, bếp núc, internet, giá khoảng một tuần đi làm. Mấy tháng đầu hơi khủng hoảng, nhất là mấy ông còn thương vợ thương con...(bị đá, bị lừa cũng nhiều). Nhưng thời gian là liều thuốc thần, vài ba tháng là quên tuốt luốt, dần dần thấy vui. ...độc thân, trước tiên phải lo chuyện ăn ở. Ăn thì dễ rồi. Rẻ nhất là ăn cơm phần. Đóng tiền trước một tuần, mỗi chiều đi làm về ghé nhà người ta lấy một bịch, đủ 3 món kho xào mặn. Họ thay đổi món mỗi ngày để câu khách. Ăn đâu được một tháng thì nghỉ, tại sao vậy? Thiệt tình thức ăn mà phải "hâm" lại thì rất không ngon. Còn đâu nữa tô canh nóng hổi mà vợ mới bỏ rau vô là bưng ra liền. Mơ đi. Chuyện nhỏ đó mà chỉ mấy ông vợ con đề huề mới "hưởng" được. Tô canh cơm phần hâm lên là rau vàng khè vì " ngâm " khá lâu. Thịt thà thì họ phải mua loại rẻ mới có lời do đó khi chiên hay kho toàn là gia vị....
Tui đổi qua ăn cơm "chỉ" như kiểu bên Mỹ. Tình hình cũng không khá hơn, cũng toàn đồ ăn hâm đi hâm lại. Thôi thì quyết định ăn đồ tươi, nghĩa là đi chợ và tự nấu. Sống một mình nó khác, không buông thả được, nếu mình bịnh hoạn thì ai lo. Xứ này ai có phận nấy, không con cái hay người thân nào lo cho mình mãi được, nên rất cần thận cái sức khỏe bà con ạ. Buồn nhưng không dám nhậu say, không dám hút thuốc, không dám cà khịa quá khuya.... đó là sự thật. Một ngày chủ nhật tui đi sắm sửa: một bộ nồi, bộ chén dĩa , thìa muỗng, đồ đựng chén dĩa, đồ rửa....Mua được cái này thì thiếu cái kia. Khoảng hai ba cái chủ nhật mới tàm tạm. Mua gia vị mắm muối bột ngọt.... Hơi bận rộn chút nhưng có niềm vui ... ăn uống. Hiện giờ tui là đầu bếp " trứ danh", bữa nào post cái video tui đang chiên cơm cho bà con xem nhé, cái chảo tung hứng chuyên nghiệp, chưa ăn thấy ngon rồi. Còn biết nấu phở, bún riêu, làm cả bánh cuốn. Chuyện ăn như thế là tạm ổn, đến chuyện ở. Thường thì khi share phòng mình phải ở chung với những người khác. Đây là cái phức tạp, đôi khi nhức đầu. Chỗ tui ở đầu tiên là một vợ chồng VN làm chủ, ngăn cái phòng đầy đủ tiện nghi, có lối đi riêng nhưng vẫn dính liền với nhà trên. Thợ làm không chuyên nghiệp (chắc người nhà tự làm) nên không cách âm. Vợ chồng nhà trên hay cãi lộn, tui phải nghe. Mà lúc họ " hoà bình " , dù nhỏ ...nhưng cũng văng vẳng...., chịu sao nổi ...., nên ở hai tháng, tui phải nói dối là chuyển chỗ làm nên phải dọn đi.
Đến ở cái nhà này thì có 4 ông cùng hoàn cảnh.Một anh đang có vợ con . Về VN làm đám giỗ cho ông già mới mất năm ngoái. Gặp người bạn gái cũ (tình cũ ) đến chia buồn, ảnh cũng "chia tình" chút đỉnh. "Điệp viên " của vợ có bằng chứng. Ảnh về lại Úc thì mở cửa vào nhà không được. Vợ đã thay ổ khoá. Biết thân là đi share phòng, rồi từ từ giải quyết.
Ông khác thì lấy vợ ở VN đem qua, thuê nhà chung sống, khi vợ đủ lông cánh thì " biến ", ôm cái nhà lớn mà ở một mình mắc quá nên cũng share vậy. Nói chung, dân ở share đều cùng hoàn cảnh nên khá thương" nhau. Vì vậy từ từ mình chỉ cần nấu một món rồi chia cho người ta ăn lấy thảo, ai cũng vậy riết rồi xôm tụ, ngày nào cũng ba bốn món tươi. Ông chuyên đồ kho, tui đồ chiên, ông khác nấu canh....còn làm thêm dĩa mồi anh em lai rai, có khi ăn chung cũng vui lắm. Tự nhiên mình thấy như có một gia đình khác ấm áp. Cho đến một hôm..
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 19, 2023 12:04:21 GMT -6
Đời độc thân (2)
Cùng ở share nơi này có anh tên S, trẻ hơn tui mươi tuổi, rất đẹp trai, làm nghề mộc, chuyên thiết kế tủ bếp. Vì vậy lâu lâu cũng nhờ tui làm phụ, tiền bạc trả sòng phẳng. Xong một job là liên hoan "nhẹ" với con tôm hùm và vài chai bia. Tánh tình thật tốt, luôn giúp đỡ mọi người. Ai cần vay tiền là " xỉa " liền, không bao giờ đòi, trả thì trả, không trả thì thôi. Vậy mà vợ đành lòng xin chồng... "ra riên " và đã ....có chồng khác. Xứ này ai cũng tôn trọng nhau nên không bao giờ hỏi chuyện riêng tư. ... Lâu lâu đi làm tủ cho mấy shop nail, mấy cô sồn sồn " đá lông nheo " ảnh hoài, đâu thèm ngó ngàng đến tui. Nhưng ảnh bơ...., tui đoán ảnh có tâm sự gì đó. Sau này tui với ảnh làm chung nhiều jobs vì tui còn biết làm điện và ống nước. Hai anh em làm được việc, ăn khớp, nên tiền vô rủng rỉnh . Ảnh có vẻ lo lắng cho tui , nhất là tiền bạc và ăn uống. Chia tiền cho tui cũng nhiều hơn.
Một bữa nọ ảnh đề nghị hai người đi thuê cái nhà khác ở cho rộng rãi. Tui nói ở đây cũng được mà, ai cũng " nice". Mình đi làm từ sáng đến tối, tuần làm 7 ngày , thì nhà rộng cũng vậy thôi... Ảnh nói ảnh thích tui, muốn làm bạn bè lâu dài. Tui nói anh còn trẻ, không "ế" đâu, lại có nghề đàng hoàng,,, từ từ sẽ có người thích hợp , lúc đó đuổi tui ra ngoài rồi sao?... Ảnh cười tủm tỉm .
Một hôm, tui với ảnh đến nhà người em gái của ảnh để làm một cái bếp mới . Công việc kéo dài khoảng vài tuần nên đôi khi tụi tui cũng ăn cơm ở nhà người em. Có ông em rể của ảnh cũng tháo vát, giúp tui một số việc nên cũng trở thành thân thiết.
Hôm S đi vắng, ông em rể cũng tâm sự : gia đình S có dòng, cứ khoảng 40 tuổi là giới tính thay đổi, từ người mẹ đến anh em, không biết vợ tui sẽ ra sao... tui ngạc nhiên: "Có chuyện đó sao? Tui không tin!", ảnh buồn buồn nói : có. Người mẹ đã thôi ba ảnh, giờ sống với một cô gái. Em trai ảnh còn sống với vợ con nhưng vẫn thích làm bạn với nam, vợ đang đòi li dị, S cũng vậy, sống rất tốt nhưng vợ bỏ, không hiểu tại sao.Còn vợ tui, tui cầu mong nó đừng thay đổi nhưng tui đang lo. Nó làm thêm cái phòng này để cho người bạn nó share, nhỏ đó ở VN sắp qua...tui kể, anh đừng nói với ai....
Tự nhiên tui đổ mồ hôi hột, chợt nhớ lại vài cử chỉ khá nhạy cảm mà S làm cho tui mà tui không để ý, tui tưởng ảnh giỡn.... Thôi thôi, đừng để quá muộn. Tui nói dối S có chuyện ở VN nên tui phải về mấy tuần. S đòi đi theo cho vui.... Nguy quá, tui âm thầm kiếm chỗ ở khác và đi... mình không, bỏ lại hết quần áo, đồ dùng , đổi luôn số điện thoại.
Sau này nghe mấy người ở chung kể lại, S đập hết đồ đạc, la hét rồi uống rượu say mèm, không đi làm, ai cũng sợ nhưng không hiểu tại sao, chỉ mình tui hiểu.
Lần này, tui thuê một cái bungalo. Nó có một phòng ngủ, phòng khách kiêm chỗ ăn và bếp nhỏ. Mới đầu cảm thấy thoải mái vì không đụng chạm đến ai. Nhưng cái cảm giác khi ngủ chỉ một mình, nó khá khó khăn. Hồi đó ở share đông người, tuy phức tạp , nhưng trước khi vô phòng còn có vài lời chúc " good night ". Đêm rủi giật mình tỉnh dậy , còn nghe tiếng " khò khò " đó đây làm mình cũng cảm thấy ...yên tâm. Giờ nó im ru, rủi.... "đi" luôn cũng không ai biết. Bạn nào đã từng hoàn cảnh chắc thấy tui nói đúng. Nói để bà con thông cảm, cái gì cũng có giá của nó. Sự tự do cũng có giá mà " tù chung thân " cũng vậy. Mình phải chuẩn bị tinh thần vì đời người, chắc sẽ phải trải qua đó.
Công việc của tui vẫn bình thường, tui có đăng báo, ai cần thì gọi. Một bữa nọ , giọng nữ, ỏn ẻn nhờ đến nhà xem một job. Khi họ gởi địa chỉ thì thấy gần chỗ tui ở. Chờ hôm rảnh, tui tàn tàn cuốc bộ đến nhà . Mình phải xem xét công việc, rồi cho giá cả. Thường thì người ta sẽ gọi thêm vài người nữa để xem ai rẻ nhất hoặc có thể tin tưởng hay không. Tui thì có duyên ăn nói nên không lo vụ này. Đa số nhìn mặt tui đều hỏi " chừng nào anh làm được ?" . ..chớ không ai kỳ kèo thêm bớt. (Để giữ mối, mình sẽ hẹn .... làm liền. Nhưng bày biện đồ ra làm một hai ngày là rút đi làm việc cũ cho xong. Bị mắng vốn hoài nhưng người ta cũng hiểu , ai cũng vậy hết, làm ăn phải có việc " gối đầu ". Mà tui lúc nào cũng mấy cái " gối " nên chủ nhật cũng làm mà không xuể.)
Chị này tên Liên, còn trẻ, khoảng gần 40. Hai đứa con nhỏ và thêm cái bụng bầu. Nhà có cái garage, định sửa thành cái bungalo để cho thuê kiếm thêm thu nhập. Tui chưa kịp ra giá thì ẻm ... ra giùm luôn:
- Anh à..., em không có tiền, chỉ có đây 15 ngàn, anh làm sao đó thì làm....
Má ơi! Từ chối thì cũng thấy tội nghiệp, mà làm thì mới... nửa giá. Tui lẩm bẩm:
- Xài đồ cũ được không?
- Anh muốn làm sao cũng được miễn đủ tiêu chuẩn cho thuê...
- Kêu chồng làm phụ chút đỉnh nghen...
- Dạ ! Em có cũng như ...không anh à....
- Vậy là không có? nếu tui mướn người phụ chắc không đủ trả lương quá...
- Hay .. em bao cơm trưa?
Đến nước này làm sao từ chối, bởi vậy tui cứ bị bạn bè hỏi "Mày làm quá trời mà không thấy có tiền là sao? "...
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 19, 2023 12:10:39 GMT -6
Đời độc thân (3)
Làm vài ngày cho Liên thì cũng biết được hoàn cảnh. Liên quê miền Tây. Có chị ruột được một việt kiểu Úc cưới và mang qua Úc. Đúng điệu dân Việt ta, người đi trước lo cho người đi sau. Bà chị tần tiện để dành tiền, nhờ một người có điều kiện về cưới... giả, cũng mang được Liên qua. Vừa qua là Liên đi làm liền để trả số tiền đã mượn của chị . Người Việt ở nước ngoài luôn là như vậy. Người đi trước lo cho người sau.
Qua Úc, đi làm farm là có tiền liền. Không cần tiếng Anh, không cần bằng cấp, chỉ cần chịu khó chịu khổ. Việc có quanh năm, khi làm ngoài trời, khi làm trong nhà. Làm giỏi có thể kiếm vài ngàn một tháng. Liên làm hai năm mà trả gần hết số tiền mượn của chị. Tính làm thêm chút nữa kiếm tí vốn thì... có bầu. Chuyện như vầy, cái tánh của tui nghe chuyện là "khều" cho hết thì mới thôi, nên có nhiều chuyện để kể cho bà con nghe là vậy .
Công nhân làm farm , không làm trực tiếp với chủ farm mà qua người " thầu ". Người này có vốn là tiền mặt , trả hàng tuần cho thợ, rồi sẽ lấy lại của chủ farm sau bằng chuyển khoản. Người này phải quen biết để có mối làm quanh năm cũng như phải có thợ. Thợ thường là những người du lịch, du học hoặc người mới định cư,( người ở lâu họ ít làm vì cực quá). Họ phải có xe đưa rước nếu ai không thể ở lại.... Nói chung công việc có tiền nhưng cũng không dễ làm và cũng vất vả ( dậy sớm từ 3 giờ sáng để đi gom thợ , và đưa về thì đã tối mịt). Liên đi làm , nàng VN mới qua còn chút ngây ngô, gì cũng hỏi. Con gái nhà quê nhưng thật thà dễ thương. Cũng có chút nhan sắc.Bởi vậy cái anh tài xế luôn ưu tiên ngồi ...ghế trên. Còn kiếm cho chỗ làm nhàn nhã chút, khỏi phơi nắng cho đen da. Đôi khi làm xa quá thì phải ở lại. Ảnh lăng xăng chở đi chợ. Ngày nghỉ chở đi xem các thắng cảnh gần đó. Lửa gần rơm mà . Hơn nữa ở xứ người cô đơn, gặp người lo cho mình ai chẳng xiêu lòng. Kết quả là ... có bầu ....Bà chị tá hỏa mà biết làm sao. Đang định gả cho người quen có nhà cửa, danh phận... Mà giờ lấy anh tài xế. Còn ... làm bé ....vì hỡi ơi, ảnh cũng có vợ và mấy con lớn rồi. Bà vợ không thèm ghen vì cô Liên cũng là người... thứ mấy của ổng.
Bà chị "từ " em. Nhưng con người đạo đức, cho em mượn lại tiền để mua nhà , nuôi con. Sống cũng hạnh phúc dù " bác tài" lúc đến lúc đi. Loay hoay lại thêm một bé trai nữa. Lúc này thì khó khăn vì Liên không đi làm được. Tiền gởi hai con mắc hơn tiền lương. Liên đành xin trợ cấp. Nói chung ở Úc, phụ nữ nuôi con sống bằng trợ cấp cũng khá đầy đủ. Đến lúc vừa ....có bầu đứa thứ ba thì " bác tài " biến luôn. Ảnh lại có bóng hồng khác.
Làm farm phải theo mùa. Mùa đông thì sẽ không có việc, phải đi tiểu bang khác , nơi có khí hậu thích hợp . Vì thế cánh tài xế đi vài tháng mới về là thường.Chuyện có vợ bé là không tránh khỏi. Nên giờ tui mới hiểu bà lớn không thèm ghen là vậy. Ảnh kỳ này gặp em mới nên đi luôn. Liên ôm bầu đứa thứ ba, tiền bạc túng thiếu bèn nghĩ cách sửa sang lại cái nhà để cho thuê , được đồng nào hay đồng nấy.
Làm được mấy bữa, sau khi biết tui đi làm về còn phải nấu cơm , Liên kêu ở lại ăn cơm tối luôn. Tui thấy cũng tiện, đưa cổ vài chục một tuần rồi ăn luôn khỏi nấu nướng chi cho mệt.
Khi mình dùng cơm tối thì nó khác bà con ạ. Một cái bàn tròn, mấy đứa nhỏ ngồi quanh. Phải cho tụi nó ăn trước, tạm ổn thì tui với Liên mới được ăn. Ăn xong thì coi TV, bàn chuyện thời sự, chuyện đời mình , chuyện thiên hạ...Khi mấy đứa nhỏ ngủ thì ẵm vô giường ,rồi tui về. Cái không khí gia đình mà bao lâu tui không gặp. Ngày Liên vô bv, sanh được một cháu gái. Tui cũng phụ giúp trông coi nhà cửa, đưa mấy nhỏ đi học và đón về. Hoàn toàn tự nguyện và không một ý nghĩ tầm bậy nào. Khi công việc xây dựng đã xong, tui từ giã để đo làm nơi khác. Liên có ngỏ ý tui thuê ở đó cho " tiện ", nhưng tui nói tui đang thuê chỉ 600 một tháng, chỗ này được giá hơn (1000) ,để cổ cho các cặp vợ chồng thuê.
Lâu lâu tui cũng dùng cơm tối tại nhà Liên. Theo lệ ăn xong là để trên bàn mấy chục. Tui biết cổ còn nhiều khó khăn.Có dịp tiệc tùng , văn nghệ, tui cũng đưa Liên và các cháu đi cùng. Lần đầu tiên nàng được tui dẫn di mua áo đầm dạ hội. Nàng nói ở quê chưa biết cái áo đầm. Qua đây đi làm trong rừng rồi đẻ. Chồng cũng là dân chỉ biết nhậu. Chưa bao giờ đưa đi sinh hoạt cộng đồng. Giờ mặc chiếc áo hở chỗ này hở chỗ kia, nàng ngượng ngùng thấy tội nghiệp. Nàng cám ơn tui vì được đi đây đó, mở tầm mắt với người ta. Nói chung, tụi tui thân thiết như vợ chồng, chỉ không có " chuyện ấy". Tui cũng không màng dư luận, xứ này mà, chuyện ai nấy lo. Cuộc sống êm đềm. Tui thấy giữ được vậy cũng vui, ai cũng cần nhau nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định. Nhiều lúc Liên "gợi ý" :
- Em giờ chỉ sợ... có bầu nữa thôi...
Tui giả nai:
- Ờ, em còn trẻ mà.... ( rồi im luôn. Tui thật sự... không dám).
Một ngày nọ Liên nhận tin nhắn của " bác tài ". Ảnh bị bệnh nặng, " bóng hồng " bỏ chạy. Xe cộ bán hết đến độ không có tiền để trở về tiểu bang cũ. Ảnh muốn gặp mấy đứa con. Mấy đứa nhỏ nghe tin ba nó thì mừng rỡ ( hai đứa lớn, đứa sau nghĩ ... tui là ba nó ...Hic!). Tụi nó xin số để gọi cho ảnh. Liên hận người phản bội nên không muốn liên hệ gì nữa , nhưng nhìn mấy đứa con quyến luyến ba nó mà không đành lòng. Liên có hỏi tui. Tui cũng muốn ảnh trở về vì dẫu sao ba đứa con không cha là một tổn thất rất lớn cho các cháu. Mong rằng qua sóng gió này , ai cũng có bài học mà sống tốt lại với nhau.
Sau này ảnh về và thuê lại cái bungalo đó. Hai người ở vậy để chăm sóc con. Tui không tới nữa vì sợ hiểu lầm, rủi ăn " dao " là oan mạng. Nhưng Liên thì vẫn quý mến, nấu món nào ngon cũng đem đến nhà bỏ tủ lạnh cho tui (nàng có chìa khoá)...
Chuyện sắp tới đây cũng thật 100%, phải công nhận cái số của tui già vẫn chưa yên , chớ tui muốn yên phận lắm lắm ( cái đó nó "xìu "rồi chớ không tốt lành gì 😊😊😊)
Bungalo bao giờ cũng nằm xếp phía sau căn nhà chính. Chỗ tui thuê cũng vậy. Căn trước họ cũng cho thuê, thường thì mấy người có gia đình và con cái , phải thuê nhà lớn mới đủ tiêu chuẩn sống. Bungalo thường nhỏ hẹp và thấp. Mấy người độc thân phải đi làm suốt ngày. Đôi khi cũng ghé ăn tiệm rồi mới về. Về nhà, đặt cái lưng xuống giường là ngủ để có sức mai làm tiếp. Chuyện con cái, lời âu yếm của vợ.... là một cái gì đó xa lắm.... Khi đau ốm thì gọi bạn, ở đây các ông độc thân cũng giúp đỡ nhau, sẵn sàng nghỉ việc để đưa bạn đi bv...
Hôm nay đi làm về thấy có mấy người mới dọn đồ đến ở. Tui đi cho lẹ, băng qua nhà lớn để xuống phía sau. Đang định bắt bếp xào miếng đồ ăn thì có tiếng gõ cửa. Mở cửa thấy hai nàng. Một rất trẻ, khoảng hơn 30 và một lớn hơn chút, khoảng hơn 40. Mùa hè, mấy ẻm mặc áo mỏng, quần cộc ngắn đến độ ...ngắn không nổi...Tui hỏi:
- Mấy cháu mới dọn đến hả?...
Nàng lớn nhanh nhẩu:
- Gọi bằng anh em đi mà, gọi cháu là buồn 5 phút đó ....( giọng miền nam rặt). Tụi em mới dọn đến trưa nay. Chủ nhà có nói anh ở một mình và ...đàng hoàng ...nên tụi em mới dám ....mướn. Thôi thì láng giềng gần, anh lên nhà dùng bữa cơm với tụi em....
- Ờ, mời ăn tui ít từ chối...
Tui thay đồ sạch sẽ. Tự nhiên cũng cần săn sóc cái dung nhan về chiều ...tối của mình chút. Gì thì gì, thấy mấy em tre trẻ ,cái thân già cũng rạo rực, chắc cái chất " đàn ông " còn sót lại nó vậy. Được một cái là tóc tui chưa bị bạc, nhìn vô tiêu nhiều hơn muối. Mặt thì xức kem " dưỡng da " của Nhật mỗi tối. Tập gym đều. Hai ba tháng đi "phê sồ" một lần... nên mấy chị nhìn sơ sơ là "lầm chết ".
Lên nhà trên thấy bày biện đồ ăn khô là chính, chắc chưa kịp nấu nướng. Nhưng thấy có mấy chai bia trên bàn, tui biết đụng "dân chơi" rồi...
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 19, 2023 12:22:32 GMT -6
Đời độc thân ( hết )
Mấy nàng uống chuyên nghiệp, vì mỗi chai làm đúng 4 hơi là cạn. Loáng chút là xâu bia 6 chai đi đứt. Tui thì nhâm nhi...
- Mai tui làm sớm, để bữa nào thứ bảy, nhậu với mấy em tới bến...
- Tụi em giờ mỗi tối không có vài chai là ngủ không được, anh uống cho vui, tụi em không dám ép.... Anh làm handyman hả, mai làm cho tụi em một ngày đi. Tụi em cần ráp giường tủ, bộ karaoke, thay bóng đèn...., bao nhiêu tụi em trả nghen....
- Hàng xóm mà, tiền bạc gì, có điều nghỉ một ngày uổng lắm, chiều chiều tui về sớm tui làm cho...
Thế rồi nay chuyện này, mai chuyện khác, từ từ tui với mấy ẻm cũng thành thân thiết. Điều tra lý lịch thì em nhỏ tên Linh, người Saigon. Em này đẹp sắc sảo. Hỏi ra là có vk Úc ,do mai mối, đến xem mặt cái chịu liền. Lấy nhau có 2 con. Chồng làm kỹ sư dầu khí, 6 tháng ở nhà, 6 tháng ra giàn khoan. Ẻm ở nhà buồn, đi bar , quen được kép khác, tằng tịu sao đó mà chồng biết được và có bằng cớ. Chồng ly dị và giữ được quyền nuôi con. Linh ra ngoài sống công khai với kép. Kép bị tù vì buôn bán cái gì đó màu trắng. Nàng lang thang , mướn cái nhà này rẻ vì xa thành phố, sống bằng trợ cấp.
Nàng kia tên Hồng (tui biết cái tên của mấy nàng là giả thôi, nên cũng không để ý chi cho mệt, và chuyện mấy ẻm kể, tin là bán ... lúa giống). Chồng của Hồng người Úc rặt. Đưa nàng từ VN qua cách đây 5 năm, vừa đủ quốc tịch là hai người cãi lộn rồi nàng dọn đi (không cãi cũng dọn). Nàng giờ cũng ăn trợ cấp .
Có điều trợ cấp bên đây chỉ đủ mua đồ ăn . Mà sao thấy mấy nàng này xài toàn đồ xịn, quần áo, giỏ xách, xe... đều thứ mắc tiền.
Giàn karaoke ráp xong là mấy ẻm thử giọng liền. Được ... Jimmy là dân âm thanh chuyên nghiệp trước 75 ( xem loạt bài "chuyện nghề ", đăng năm 18) nên giọng mấy ẻm , hát không thua gì ca sĩ. Kể như tui tự làm ...hại mình ,vì mấy ẻm ở không nên luyện giọng miết. Tối nào cũng vài chai, hát vài bài rồi mới êm. Phải người khác là tui lên gõ cửa rồi, mấy em này xem như... con cháu nên bỏ qua.
Đâu được một vài tháng, dần dần tui mới biết vì sao mấy ẻm có tiền xài. Nay thấy mấy anh sồn sồn, mốt thấy mấy anh trẻ trẻ. Đến ăn nhậu, ca hát rồi ....êm ru... Một hồi tiếng máy xe nổ , rồi êm trở lại. Tui đoán được mấy ẻm làm cái gì, nhưng phận ai nấy lo. Được một điều mấy ẻm rất tốt với tui . Cũng kiểu có đồ ăn thì chia sẻ. Có đãi khách cũng mời tui lên ăn chung. Nhưng tui biết ý, dân chơi mà ai để đụng mặt. Tui tránh giao thiệp. Nhưng cũng ... tò mò, tui hỏi Hồng:
- Mấy em sex business hén....
- Không anh ơi, chỉ Linh làm thôi chứ em... xấu, không ai thèm. Nó kén khách, chỉ ai đàng hoàng mới cho. Nó làm để nuôi thằng kép trong tù, thằng đó xì ke, bao nhiêu cũng không đủ, nó sắp ra rồi...
Tui nghe mà thất kinh. Đó! bà con thấy, ở một mình nhiều khi cũng không yên. Nó có những sự phức tạp mà những người có gia đình, con cái không biết tới. Rồi nhiều khi Linh với khách vui chơi ở nhà trên, Hồng xin xuống nhà dưới ngồi xem TV với tui . Có khi Hồng say quá tui phải nhường... giường cho ẻm ngủ. Tui ra phòng khách. Cái bộ salon của tui kéo ra là thành cái giường nhỏ, ngủ đỡ. (xứ này không dám lợi dụng đâu nghen, tù mọt gông).
Cuối năm đó, kép của Linh, tên Thắng được về phép ngày Noel. Ở tù bên Úc người trắng bóc, mập tròn. Hắn nhậu nhưng không dám chơi thuốc dù thèm lắm . Vì khi vào trở lại, họ thử , nếu dương tính là mất nhiều quyền lợi. Bữa tiệc cũng có tui, tui gợi ý khi ra tù , tui nhận làm học việc. Có việc làm thì mới ...quên cái "vụ đó " được... Hắn mừng rỡ:
- Cái lý lịch của em không ai nhận vào làm, mà giờ em sợ ... ở tù lắm. Ở đây làm chuyện gì, trước sau gì họ cũng biết, không thoát đâu. ...
Khoảng tháng 3 năm sau hắn được về luôn. Có theo tui đi làm đến cuối năm thì ra nghề. Linh thì có bầu. Dĩ nhiên khi kép về là mấy vụ kia ... hết luôn. Căn nhà yên tĩnh trở lại.
Có điều Hồng cứ xuống nhà tui ở miết dù vẫn có phỏng riêng ở nhà trên. Linh níu Hồng ở chung để giữ con giùm cho Linh đi làm (nail).
Mỗi sáng hai thầy trò đi làm, tối về có cơm dọn sẵn. Cha mẹ của Thắng đã "từ " hắn từ lâu, nay nghe tin hắn tu tỉnh làm ăn , lại có vợ và có cháu nội (cha mẹ Thắng nhỏ tuổi hơn tui ) nên tha thứ , và đón về nhà ở chung cho tiện chăm sóc cháu. Ông bà còn ra tiền mua nhà cũ cho con mình sửa chữa để bán lại. Mấy năm sau nghe nói hắn cũng mua được nhà, có mời " sư phụ " ăn tân gia (mà lúc đó tui đang giải phẫu trong bv nên không dự được). Linh có con , sau này phát tướng, mập tròn vo....
Hồng thì bám tui miết. Nghĩ cũng tội nghiệp. Nhưng lúc này tui " lỡ " rồi ( lỡ chuyện gì sẽ kể tập tới) nên không gắn bó với Hồng được. Sau này nàng cũng kiếm được người tử tế, trẻ trung.
Một năm trôi qua, căn nhà lại trở về yên tĩnh vì có một cặp vợ chồng già người Malaysia đến ở. Tui vẫn nếp sống hàng ngày. Lâu lâu về cũng thấy đồ ăn mới của Liên, lại còn thêm của vợ chồng Thắng.
Tâm sự cuối
Có nhiều hoàn cảnh độc thân khác nhau, tuỳ theo tuổi tác và nơi chốn mình cư ngụ. Như ở VN thì dẫu sao cũng có bà con họ hàng, hàng xóm láng giềng nên cũng bớt cảm thấy hiu quạnh. Chưa kể bắc ghế ra trước nhà nhìn bà con đi qua đi lại cũng thấy vui. Và nếu cái tuổi nó tre trẻ thì càng vui hơn nữa.
Bên này khác xa. Nhiều khi ở nước ngoài một mình như tui, không con cái, không họ hàng , đời độc thân nó buồn lắm.
Nhiều bạn biểu "ôi đời tự do, muốn làm gì thì làm, thương ai thì thương, đi chơi khi nào về cũng được...." Rất đúng. Nhưng may sao tui độc thân nhưng biết chút viết lách , viết vài bài chia sẻ mí bà con để thấy cái sự độc thân là không ai muốn, nó phức tạp, nó buồn và không có tương lai. Nhất là khi cái tuổi khá cao thì nó là bi kịch. Để tui phân tích chút đỉnh cho bà con cùng thông cảm nghen.
Thứ nhất là kinh tế. Thưởng thì khi ly hôn , người đàn ông mất mát nhiều về tiền bạc. Đa số là không nhà . Chưa kể phải tiếp tục trả nợ cho cuộc sống đã qua như tiền nuôi con, tiền nợ xe, nợ tín dụng,.... Phải làm lại từ đầu với chi phí đắt đỏ : ăn uống, đồ đạc cá nhân v.v... Nên không có dư giả là chuyện rất thật. Làm nghề xây dựng, đã xây cho người ta biết bao cái nhà ...mà mình lại không có....
Đi làm về, buổi tối đìu hiu, nhìn những ánh đèn hắt qua cửa sổ. Trong đó là vợ chồng con cái quây quần bên mâm cơm. Căn nhà là mái ấm mà phải hai vợ chồng cùng chung sức mấy chục năm mới có. Một thân một mình là không bao giờ mua được bà con ạ. Gãy gánh giữa đường cũng có nghĩa ước mơ về một mái ấm không còn nữa, chắc chắn là vậy.
Thứ nhì là hạnh phúc. Bây giờ nó là chuyện may rủi, có thể có mà có thể không. Nói an ủi là "tuỳ duyên "cho đỡ buồn. Qua mấy bài bà con khen tui đào hoa quá xá, (đó là tui chưa dám... kể hết) , nhưng sự thật là không sung sướng gì. Liên ư? Qua lại thì được. Sống chung chưa chắc gì người ta chịu vì không ai muốn gánh thêm cái nợ. Thí dụ như mình đau ốm thì sao? Không lẽ lo ba đứa con rồi còn lo cho mình nữa. Hồng ư? Hồng là dân chơi. Thử sống chung xem! Mỗi tuần không có ít tiền đưa cổ xài thì ra người bần tiện. Mà dân thợ thuyền như tui thì lương tháng nào xào tháng đó. Nghỉ làm vài ngày là thấy thiếu hụt. Nên mỡ dâng đến miệng mèo mà đành nuốt cái "ực" chớ hỏng dám đâu.
Tui có thử cầu hôn vài người, rất chân thành theo kiểu "rổ rá cạp lại". Ai cũng lớn tuổi, nương nhau để sống. Nói thì dễ mà làm không được. Có người thì có nhà , có con, đâu thể bỏ con mà đi chung sống với mình làm lại cuộc đời. Có người hơi còn trẻ, so đo tới lui. Ai cũng chỉ muốn lâu lâu gặp nhau , hoặc đi chơi chung, "thêm ...chút nữa "cũng được , nhưng để sống chung một nhà thật khó khăn lắm bà con ạ. Thời gian trôi nhanh không ngừng nghỉ, quay ngoắt đi một cái là mười năm, nếu mười năm đó mà có gia đình , xây dựng với nhau ....thì mua thêm một cái nhà nữa để đầu tư cũng là điều có thể...
Chưa kể sống chung, chỉ một câu nói "anh làm từ đó đến giờ không có tiền để dành sao?..." là đủ xa nhau rồi. Già! Cái mặc cảm nó lớn lắm, chỉ va chạm nhỏ là đau xót rất lâu.
Ừa! Không hợp thì chia tay cho khoẻ... Nhưng nếu có thể còn cứu vãn, nếu có thể tha thứ hoặc còn sức chịu đựng thì hãy cố thêm chút nữa. Đôi khi có người thứ ba chen vô ,phải tỉnh táo , kiềm chế. Một tan vỡ thiệt hại vô cùng.
Phân tích ở trên cũng lý giải tại sao mấy ông vk hay về VN lấy vợ ,dù bên này người nữ độc thân có nhiều. Sự thật cũng muốn lấy vợ xứ này nhưng không đủ điều kiện mà thôi, Kinh tế, tuổi tác, tư cách.... nhiều điều kiện lắm mà mấy ông già nhìn là thấy oải. Về VN không ai biết mình. Nói nghèo người ta cũng không tin. Có già người ta cũng không chê vì sang đây được thì..."bỏ" mấy hồi....
Hôm ấy sửa cái shop nail cho một chị. Chị này được chồng về VN bảo lãnh qua. Chồng còn khá trẻ, ngoài năm mươi, nhưng bị đau cột sống không đi làm được. Vợ cũ ly dị. Ảnh về VN vô tận "bưng" lấy chị qua Úc.
Chị khoảng hơn 30 thôi. Làm giỏi giang, mua được nhà và sang được một shop nhỏ , nhờ tui sửa chữa. Làm việc tới lui cũng thân thiết. Khi biết tui còn độc thân, cổ cũng xa gần nói còn em gái ở VN, thấy tui "hiền lành" nên muốn tui về VN làm quen xem sao. . Chị nói phải chi bên đây có hai chị em cùng làm thì khá lắm. Chị nói thêm:
- Người quê thật thà, thương ai thì ai... thương lại chớ không "qua cầu rút ván" đâu mà sợ...
Nghe bùi tai. Chừng chị đưa tấm hình thì thấy sao đẹp quá (app 360). Gọi điện làm quen thì ...ôi thôi, cái giọng nam kỳ sao nó ngọt như đường cát mà mát như đường phèn, chịu hết nổi....
|
|
|
Post by may4phuong on Apr 19, 2023 16:57:38 GMT -6
Còn nữa hong, post tiếp nhen PhongVien
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 25, 2023 16:49:22 GMT -6
Còn nữa hong, post tiếp nhen PhongVien Nếu tác giả còn viết nữa, PV sẽ post tiếp cho cô Mây đọc. Hiện giờ thì chưa thấy.
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 25, 2023 17:51:05 GMT -6
Đời người
tác giả: Jimmy Nguyen
Xưa nay tui có lộc ... ăn. Đi đường mà gặp bạn quen là được kỳ kèo vô quán. Ở nhà cũng có người mang đồ ăn để ngoài cửa. Tại sao mà có " lộc "? Ấy là vì tui biết khen nó ngon chỗ nào ..... Còn đi dinner thì ta có thể tâm sự dễ dàng vì thời gian rất dài. Mà tui thì rất chịu khó lắng nghe bạn bè tâm tình ( gọi là hóng chuyện). Ông bà nói miếng trầu là đầu câu chuyện mà ....bún bò là kho tâm sự quả không sai. Bữa nay mới đi dự một party văn nghệ văn gừng xong thì một chị thỏ thẻ : xong party tui mời ăn khuya nghen. Định từ chối vì mai phải đi làm sớm thì chị nói : "sinh nhật tui đó...." . Vậy là không thể không đi rồi. Nhà hàng cũng ngay building. Chúc tụng, cụng ly, ăn vài món. Ly rượu vang trắng , uống có vị ngọt mà "phê " nhanh. Chị là người Huế, lớn hơn tui vài tuổi. Con cái đã lớn và ở riêng. Mấy bài trước tui hay nói mấy cô gái Huế có nhiều "chiêu" hay lắm. Nay gặp chị này là kể như trúng số. Tui định bụng sẽ hỏi cho ra lẽ. Hai người " cưa " được nửa chai. Đến lúc này thật là.. cởi mở. Tui dò hỏi giờ chị có " ai" chưa?. Chị nói vẫn ông bồ người Úc. Lâu lâu gặp nhau tâm tình hoặc đi ăn. Không sống chung. Chị kể rằng: Cha của chị người Huế rặt, gia đình bên nội đã ở đấy nhiều thế hệ. Do đó ổng rất khó với con cái trong nhà. Anh trai được vào trường nội trú. Chị là con gái, nên phải vừa đi học , vừa làm chuyện nhà , và là người để ông già.... trút giận. Chị nói gia đình khá phong kiến nên con gái rất khổ. Phải chú ý lời ăn tiếng nói, dáng đi ngay thẳng chậm rãi. Và nhất là không được.... lạng quạng. Đi học về là đi một mạch về đến nhà. Có anh nào đi theo nói chuyện là sợ lắm dù trong lòng vẫn thích và hay liếc trộm người ta. Chị nói vì sao người nữ Huế lãng mạn? . Đó là do bị cấm đoán, bị dồn nén nên họ thích sống trong tưởng tượng. Cũng vì thế họ hay mượn lời văn ,lời thơ để hé lộ lòng mình.
Có người làm mai chị cho một anh cùng làng. Năm ấy chị mới mười bảy và đang học lớp đệ tam (10). Chị chấp nhận bỏ học để lấy chồng như là một cơ hội thoát ly khỏi gia đình. Mỗi năm chị sanh một cháu. Khi 75, chị đã có 5 , trai gái đủ cả. Lúc này chồng là công chức VNCH, học cải tạo ít lâu rồi về nhà sống đời thất chí. Mọi việc lại dồn lên đôi vai của chị. Nuôi con và nuôi chồng. Chị kể rằng chị khá lanh lợi. Biết vào nam mua vải chở ra vĩ tuyến 17 cũ để bán cho người miền bắc. Lúc ấy mua bán toàn bằng vàng. Và nhờ vậy chị có một số vốn kha khá để khi có phong trào vượt biên, chị lo được toàn bộ gia đình ra nước ngoài , dù có trải qua nhiều gian khổ và bị lừa lọc. Sống với chồng như thế nào? Tui hỏi. Chị kể rằng không có tình yêu. Và người chồng cũng gia trưởng y như cha mình. Khi sống ở VN, đối với chồng,lúc nào cũng phải cơm bưng nước rót, vâng dạ lễ phép.Buôn bán có tiền cũng lén nhét vào túi chồng để chồng rộng rãi với bạn bè. Sau khi ở đảo vài năm và được Úc nhận định cư, hai vợ chồng cắm đầu đi làm để lo con cái và cuộc sống xứ người. Chồng mất khi chị mới ngoài 50. Lúc này đời sống đã khá giả. Tui hỏi chị có thêm vài mối tình nào không? Chị nói cũng có vài người để ý, làm quen nhưng chị cảm thấy không hợp. Chị tâm sự rằng cũng muốn gặp một người hiểu biết, trí thức chút. Nhưng quả tình thật khó ở xứ Úc này và mười mấy năm qua hồi nào không hay. Cho đến khi chị gặp ông Flynn. Hình như do va quẹt xe trên đường, ông ta có xin số điện thoại để liên lạc , giấy tờ bảo hiểm. Flynn người gốc Anh, ông buôn bán quốc tế. Đã về hưu nhưng hãng cần kinh nghiệm của ổng nên giữ ổng làm việc giúp cho hãng. Ông rất mến chị . Ông quá lịch thiệp khiến chị cũng không cưỡng nổi sự mến mộ và dần hai người trở thành tình nhân. Ông đi đó đi đây nhiều quốc gia và đôi khi có chị đi cùng. First class trên máy bay hay five stars khách sạn cùng các cửa hàng hiệu ở Paris hay Milan.... Tui nói " có chút chút chớ?". Chị nói rằng sự thật là không. Lúc ấy chị đã 65 và ổng còn lớn tuổi hơn chị nhiều. Nhưng điều khiến hai người gắn bó là ... tại ổng.... Tui nói chị hãy kể chuyện ổng đi... Flynn sống ở vùng thôn quê. 18 tuổi đã lấy vợ. Người vợ anh quen từ năm ảnh 14 tuổi. Đâu cũng có bốn mặt con. Rồi anh vào thương trường . Anh đi mua hàng là những máy móc nông nghiệp, đem về bán ở Úc. Có mấy đời là nông dân nên anh biết những loại máy móc nào thích hợp cho các nông trại ở Úc , cái mà doanh nhân khác không thể biết. Thu nhập của anh một năm cũng vài trăm ngàn. Số tiền dư cho gia đình có một cuộc sống sung túc. Cuộc sống cứ vậy trôi cho đến lúc ảnh về hưu. Gặp chị, ảnh đã ngoài 70. Ảnh nói rằng suốt cuộc đời, ảnh chưa biết tình yêu là cái gì cho đến khi đến với chị. Ảnh nói ở cạnh chị rất lý thú. Tui hỏi tuổi đó có gì nữa mà lý thú. Chị cười. Chị nói lúc gặp nhau thì cả hai không còn khả năng tình dục. Nhưng ảnh nói một vài cử chỉ âu yếm của chị thôi mà cả cuộc đời giàu có của ảnh cũng không có được. Thí dụ như để cái khăn và bộ quần áo cho ảnh vào buồng tắm . Hay giúp ảnh kéo cái quần vì bụng ảnh giờ lớn quá.... Người đàn ông Tây phương sống hết đời chỉ biết ga lăng người phụ nữ. Nay gặp một người con gái VN với cách sống " cổ hủ " làm ảnh ngạc nhiên. Tuy vậy. Vợ và con cùng danh giá của cả dòng họ, không cho phép anh ly dị vợ để đến sống công khai với chị. Dù chỉ một vài năm cuối cuộc đời. Chị còn kể rằng chị có một bà bạn thân , cũng goá chồng khá lâu. Hai người tâm sự : bà có bao giờ..." sướng " chưa? Có " lên đỉnh " bao giờ chưa? Chị nói với tui mình lớn hết rồi nên nói ra không e ngại. Lấy chồng năm 17, không biết cái gì hết. Rồi năm nào cũng đẻ. Rồi làm lụng nuôi con. Quay đi quay lại đã hết thời xuân xanh. Không ai dạy mình cái chuyện đó hết. Chỉ nghe nói hai người " nhịp nhịp" hay cùng một nhịp thì sẽ đạt khoái cảm. Cũng chỉ là chuyện chị em tâm sự với nhau : đạt cái sự " sướng " cũng phải tuỳ người đàn ông chớ....Chị nói rằng cả đời chị, chưa biết cái vụ đó như thế nào dù đã mấy mặt con.... Đời người đó bà con ạ. Chị và Flynn. Thế hệ đã qua. Họ đã hy sinh nhiều cho xã hội hay gia đình. Cái tình dục họ chỉ nghe nói chớ chưa được tận hưởng. Cũng như tình yêu lãng mạn như phim hay cái đời thật sống với nhau tương kính... vẫn chưa lần được có. Cuối đời gặp nhau cũng không được hài lòng vì ngăn trở mọi thứ.... Nhưng thôi, hôm nay là sinh nhật của chị, tui vẫn chúc chị sẽ được hạnh phúc dù có muộn màng.....
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 28, 2023 10:57:27 GMT -6
Còn nữa hong, post tiếp nhen PhongVien
Tiếp theo cho cô Mây....
Nghe bùi tai. Chừng chị đưa tấm hình thì thấy sao đẹp quá (app 360).Gọi điện làm quen thì ...ôi thôi, cái giọng nam kỳ sao nó ngọt như đường cát mà mát như đường phèn, chịu hết nổi.
Nhờ đó mà sẽ có loạt bài "Lấy Vợ Phương xa" cống hiến cho bà con nghe.
-- Lấy vợ phương xa (1) by Jimmy Nguyen
Tui xưa nay cũng hay lên mặt " thầy đời ". Thấy mấy ông về VN lấy vợ cũng hay châm chọc : ở đây thiếu gì, sao mà đi xa vậy? ... hoặc : chắc ở với nhau được bao lâu?. Vậy mà ... giờ đến lượt mình . Bởi vậy, phe ta có câu: " cười người hôm trước hôm sau người cười " . Nhưng có cười là được . Cuộc đời có bao lâu, được một chuyến "du lịch đời "cũng là vô giá. Tui thì nghèo, không có gì để mất nên ... mạnh dạn là vậy.
Bà chị này cũng như chị của Liên ở bài trước( Đời độc thân), đến Úc rồi cũng tìm mọi cách để đưa em gái qua. Dặn em mình ... đừng lấy chồng, chờ chị xem sao. Chờ cũng bốn năm năm. Có đăng báo tìm bạn bên Úc. Rồi cũng có giới thiệu vài ba người về làm quen mà ...không thành . Gặp tui thì cũng cầu may vậy. Nhưng lần này " may", vì tui cũng đang buồn , cũng đang "muốn vợ", cũng đang "thất tình" (có cầu hôn một em mà bị từ chối). Phải có cái "duyên" như vậy mới được chứ!. Thế là lấy số điện thoại, kèm thêm nick name (Yahoo), hồi đó chưa dùng Facebook. Giờ mỗi tối cũng đỡ buồn, 10 giờ đêm bên Úc là 7 giờ tối bên VN. Nhà nàng ở quê nên 6 giờ tối là ai nấy ở nhà. Muỗi bay vo ve nên phải có mùng. Nàng được chị gởi cho cái laptop có webcam. Phần nghe, phần nhìn đều có đủ.
Nàng hình như cũng nhỏ hơn con gái đầu của tui ... mươi tuổi. Nói chuyện không biết rào trước đón sau nhưng cũng có sự duyên dáng của cái chất nam bộ : "có sao nói vậy. "...Tui cứ phì cười hoài. Tự nhiên rồi cũng thấy mình trẻ trung như người ta. Cũng mất đi cái nét nghiêm nghị của người lớn tuổi hồi nào không hay . Giờ mới thông cảm cho mấy ông già mê gái trẻ : ăn nói không cần ý tứ, không sợ bắt bẻ, chủ yếu là cười giỡn y như mình có ... đứa con nhỏ... Bởi vậy không... chết sao được.
Hỏi thăm nơi ở thì cũng biết quê nàng miền Tây sông nước. Nhà ở một cù lao bự. Ngày xưa phải đi phà qua lại . Giờ có cầu ,nên giao thông cũng tiện lợi. Dẫu có cây cầu qua khúc sông sâu . Nhưng người thì cũng là dân xa ánh sáng kinh thành đã nhiều thế hệ. Thế nên cái chất thật thà cũng còn nhiều . Tui hỏi :
- Nè! Anh về thăm em thì anh ở đâu?...
- Ở "chợ "( ngoài phố, có khách sạn) đó anh à!...
- Trời đất ui, sao vậy ?...
- Hồi xưa anh rể về thăm chị, có ở nhà em một ngày. Nhưng nhà không có... cầu tiêu nên ảnh chạy tuốt,..( tui nghe mà hãi hùng)...
- Rồi mấy em ... làm sao?....
- Nhà em có... ao cá phía sau ...
Gì thì gì, tui cũng thật thà khai báo gia cảnh :
- Nè ! Anh 58 tuổi đó nghen....
- hi hi, anh hơn má ... mấy tuổi đó. Em kém anh ...3 chục, nhưng sao nhìn anh trẻ hơn.... anh ruột em nữa đó! ( tui nghe cũng mát lòng )....
- Mà anh ... nghèo lắm đó....
- Dạ, em có nghe chị của em kể, anh rể hồi đó cũng nghèo vậy, cũng ở nhà thuê như anh. Lúc chị ấy mới qua cũng cực khổ lắm vì ảnh không có việc làm.... Vậy mà giờ chị mở được shop và đã mua nhà...Em bên đây cũng làm tóc, làm móng đó anh à....
- Em để tuổi lớn vậy mà không lo lấy chồng sao?..
- Trời ơi, nhà quê, em thấy mấy ông anh là hết muốn lấy chồng. Ngày nào cũng nhậu, bởi vậy ngoài 40 mà trông " trọng" hơn anh nhiều... em thà ở dzậy....
Mỗi ngày mỗi chuyện, dần dần cũng có niềm cảm mến. Tình cảm với mỗi người nó khác nhau mà người "trong cuộc" mới biết được. Truyện trò qua lại vài tháng, tui sắp xếp về VN thăm nàng. Bà chị mừng lắm, móc bóp cho mấy ngàn nhưng tui không dám cầm sợ ...." mắc nghẹn"...
Ở chơi Saigon vài bữa , tui đón xe đò về quê của nàng. Về VN, không ai biết tui là vk cả. Vì bên này tui làm việc chân tay, da mặt đen ngoẻm, bàn tay nhám nhúa vì xi măng nó "ăn". Tui rất thích đi xe bus. Nhìn những người lao động vội vã lên xuống như một phần đời của mình ngày xưa. Thích đi xe đò để thấy mọi sinh hoạt bình dân.... Ông già hiền lành, giờ đi hẹn hò với cô gái trẻ, có mắc cỡ không ta?. Tui mỉm cười một mình nhưng không hồi hộp. Ờ! Được thì tiến tới, không thì thôi.... Nàng đt nói đang chờ tui ở bến xe, và mặc áo đỏ... Ơ hơ! Tui quên mất mình đã con đàn cháu đống, giờ lại thấy chút bồi hồi như hồi trẻ.... (Bà con cứ đọc và cứ ...."ném đá". Tui là người viết nhớ sao thì khai thiệt, chớ suy nghĩ để tìm ngôn ngữ cho hay coi bộ mệt, thông cảm nghen.)
Rồi! Cái áo đỏ kia rồi, ẻm chứ không ai khác và nhận ra tui liền. Nàng đưa cho tui chai nước :
- Nóng dữ lắm, mấy anh lúc nào cũng phải cầm chai nước nghen! Anh mệt không?...
Nàng so với hình không khác mấy. Có chăng là nước da hơi ngăm và nhiều tàn nhang, không trắng trẻo như trong hình. Cũng có vẻ mắc cỡ (chắc làm bộ). Tui nói đang đói và muốn ăn hủ tiếu...
- Anh ngồi sau, em chở anh đến nơi này ăn là ghiền đó....! Nhớ.... dzịn chắc nghen anh....
Xe Honda Leed, ngồi sau biết "dzịn" ở đâu?...( còn tiếp)
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 28, 2023 11:10:15 GMT -6
Lấy vợ phương xa (2) by Jimmy Nguyen
Theo đúng tục lệ thì phải có quà, nhưng lần đầu gặp gỡ tui cũng không biết phải mua cái gì cho đúng. Mua tầm bậy vừa tốn tiền vừa bị chê sau lưng . Nên chắc ăn , tui đưa... phong bì ( $100, $200, $500... tui có "ám hiệu" để rút cho trúng). Tới quán "hủ tiếu xương", tui móc liền...
- Anh có chút quà, nhưng.. mang hỏng nổi, mang cái này nó nhẹ, em nhận cho vui nhé ($500), cái này đưa má... ăn trầu ($500), cái này đưa hai anh nhậu chơi ($200)...
Nàng ỏn ẻn:
- Dạ, em xin nhận phần của em thôi, cám ơn anh nhiều nhen. Còn thì anh giữ, khi gặp má với mấy anh thì đưa sau nha!
Lúc đó tiền đô Úc có giá chứ chưa "bèo" như bây giờ, hình như ngang ngửa đô Mỹ. Nhưng cái cách nàng không nhận giùm người khác , khiến tui cũng có cảm tình.
Tiệm bưng ra hai tô nóng hổi. Nàng chỉ ăn nước với thịt:
- Sao vậy?...
- Em sợ... mập.
Tui kêu thêm tô nữa. Ăn ở Úc quen rồi, tô nó to, bên đây tô nhỏ xíu, quơ hai đũa là hết. Ăn hai tô mới lưng lửng , nước súp không đậm đà nhưng sợi bánh dai ngon và thịt heo ngọt. Sau này ngày nào tui cũng ăn ở đó cho tới khi về Úc.
Tui nhờ nàng kiếm giùm khách sạn chớ tui không rành. Nàng thì "gành" như hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp:
- Tỉnh em có khách sạn năm sao đó anh . Do nước ngoài đầu tư , nhưng mắc lắm, uổng tiền anh ui. Em biết chỗ này phục vụ tốt mà giá bình dân. Đừng đưa "bát bo", em lấy chứng minh thư của em, anh đưa " bát bo " là gấp đôi giá đó....(hehe, đừng tưởng ẻm không biết gì nhé, nhưng tui thích vậy, không ...giả nai là được).
Vô khách sạn chơi với tui một lát , nàng chở tui về nhà thăm nhà. Cảm thấy khá thân thiết nên tui cũng không ngần ngại "dzịn" cái eo của nàng cho chắc. Cái vụ "dzịn" này tui chưa "hưởng" bao giờ trong đời. Ngày xưa có " ghệ " thì mình toàn ngồi lái...Ngồi sau nó ... hồi hộp hơn : mùi nước hoa thoang thoảng, tóc lất phất và mọi thứ chung quanh đều... mềm mại ....dà dà... có tiền bên tui cũng mua đâu được.
Tưởng gần, mà từ trung tâm tỉnh đến nhà nàng cũng cả tiếng. Càng đi xa càng thấy cái... nghèo của vùng quê. Ngoài lộ nhiều nhà xây nhưng vào đường làng thì nhà cửa xơ xác. Cũng có vài căn đẹp. Sau này tui biết toàn do con gái đi làm dâu nước ngoài gởi tiền về xây nhà. Đường quanh co chỉ vừa chiếc xe, hai bên là mương nước, sơ sẩy là ... lọt mương. Cầu hầu hết là xi măng nhưng như chữ u lộn ngược, cũng chỉ vừa một chiếc xe. Tui xin xuống đi bộ qua cho chắc ăn, nàng cười:
- Ngồi im đi mà....!!.
Xe hơi không vào đây được, mọi thứ cồng kềnh phải di chuyển bằng xuồng. Có đi vào đây tui mới hiểu ngày xưa tại sao phe ta thua trận. Mình đóng trong cái đồn nhỏ xíu còn chung quanh bao la rừng dừa với sông rạch chằng chịt. Họ bắn cái đùng rồi "chém vè" vào đây có trời mà kiếm. Tui lâu lâu cứ hỏi:
- Tới chưa em?
- Chút xíu nữa thôi...
Mà mấy chục cái "xíu" vẫn chưa tới. Cuối cùng thì cũng đến. Nhà trống trước sau, vài con chó ra mừng, đàn gà mẹ con kiếm ăn, các quày dừa lăn lóc, muốn uống là bửa liền. Vườn đủ loại cây ăn trái: dừa nước, mít, cây xoài, mãng cầu. Lu chứa nước mưa có mấy chục cái. Mùa nắng nước lợ, không dùng được,lấy nước này giặt đồ thì cái nào cũng vàng... Ngoài sân có cái ghế đá, tui ngồi nghỉ. Không một tiếng động, khác hẳn với cái đông đúc ngoài chợ. Nóng, nóng lắm. Tui lịch sự nhưng cũng phải cởi áo ngoài và lấy khăn lau mồ hôi. Thăm và đưa quà cho bà già, nhỏ tuổi hơn tui nhưng xem già. Tui hiểu cái nóng nó làm ta mau cằn cỗi.
- Anh uống gì biểu em nó lấy nhen...
- Dạ, đường xa hỏng có mang được cái gì, (chưa biết xưng hô làm sao) ... cầm chút lấy thảo. (Tui đưa cái phong bì. Có ánh mắt sung sướng toát ra....)
Ít bữa sau thì tui gọi... "má "cho rồi, trước sau gì cũng gọi hihi (ông già nàng đã mất).
Tối tui ở ks, sáng nàng đến đón đi lòng vòng trong tỉnh, ăn sáng, uống cà phê. Trưa chiều về nhà nàng ăn cơm. Trên đường đi có mấy cái chợ nhỏ , họ bày bán cây nhà lá vườn. Tui mua cá, tôm về nấu. Bà già hết hồn khi thấy "con rể tương lai" xào đồ ăn điệu nghệ:
- May quá, nhỏ nhà này là út nên muốn ăn gì mẹ nấu không hà. Đến tuổi này mà ....không biết nấu nồi canh nữa. Gặp con coi bộ hạp đa... (má ơi !!!).
Dĩ nhiên, lấy vợ là phải.... xem "tông" (tông tích) . Nên tui lâu lâu cũng khéo léo hỏi xa gần chút:
- Em lấy chồng lần nào chưa? ...
- Quỷ hà! Em tuổi... con cọp nên ở đây quen mấy anh mà hỏng ai... chịu cưới.
- Ỡ ờ , thấy em lên mạng nhiều chắc cũng quen nhiều anh lắm hén...
- Dạ có, một anh bên Mỹ cũng có về thăm em, có cho tiền như anh vậy, nhưng đi chơi riết mà ... không chịu cưới. Có một anh khác bên Úc cỡ tuổi ....anh về xin cưới. Nhưng mỗi lần về VN lại có ăn ở với người khác ở Saigon. Khi em biết, em không lấy ảnh nữa... Giờ em chỉ còn .. một anh ở Canada nói sẽ cưới em. Ảnh có cho tiền mua đồ trong nhà như cái máy giặt với cái tủ lạnh, và mua cho em chiếc xe mà em chở .... anh đó. Em mong có người thật lòng mà toàn người qua đường thôi anh ạ... Chị em có nói về anh. Nếu anh thương em thật thì cưới, em không màng tuổi tác ,vì sống với nhau phải có tình có nghĩa. Chị ấy lấy anh rể , tuổi cũng chênh nhau mấy chục mà ở cũng đã mươi năm. Chị đã mua được nhà và năm tới xây lại nhà cho má...
Tui vừa hỏi vừa đùa:
- Em thấy anh sao?....
- Ừa , trước khi đi gặp anh, em có nhắn với mấy chị bạn, "nếu tao không ưng thì sẽ làm mai cho mấy nhỏ nghen hi hi" ... Có mấy bạn cùng quê nhưng không biết xài mạng . Thí dụ như anh không ....chịu em thì ... em sẽ giới thiệu người khác cho anh...
- Rồi giờ em tính sao? ...
- Em... chịu anh mà, để em nhường ông bên Canada cho mấy nhỏ.... ổng tháng tới về thăm em....
Sau này tui mới biết , dù ở quê nhưng biết xài mạng internet, mấy em chịu khó tâm tình đêm khuya với mấy ông thì cũng có tiền lai rai. Lâu lâu mấy chàng về thì dắt đi chơi năm bữa nửa tháng. Cũng có ông muốn cưới qua để xây dựng lâu dài nhưng nếu ... xấu trai quá cũng chưa chắc. Tui thì không sao, để bữa nào lục tìm mấy hình cũ cho bà con xem hén. Nàng gặp là chịu liền.
Tìm hiểu thêm chút nữa mới biết. Mấy nàng cũng mong một tấm chồng đàng hoàng . Nàng tâm sự :/- em cũng mong một tấm chồng. Sống với nhau một vợ một chồng và thật tình, ở với nhau đến cuối đời chớ đừng đứng núi này trông núi nọ....Kiếm cũng khó lắm anh à. Vk ít ai thật lòng, chỉ muốn về VN có người đi chơi... Em mơ ước lấy vk không phải mơ giàu sang , nhưng người ở nước ngoài biết tôn trọng vợ, biết giúp đỡ vợ. Còn ở đây , mấy ông lấy vợ là ....xong. Không còn trọng vọng nữa....
Tui nói lỡ ... lấy tiền người ta thì làm sao cho trọn vẹn. Tui xem như không biết và không bao giờ nhắc nữa.( lấy vợ cũng phải giành giựt chớ bộ. Ai tới trước, ai tới sau , cũng ... xếp hàng cho đúng điệu).
Tui từ giã và về lại Úc. Tụi tui giữ liên lạc và cuối năm sau tui về làm đám cưới. (phải lo kiếm tiền). Hành trình bảo lãnh nhiều gian nan, xin đón xem tập sau .
|
|
|
Post by may4phuong on Apr 28, 2023 19:50:49 GMT -6
Ông này viết hay & vui ...
|
|
|
Post by tammy on Apr 29, 2023 12:44:13 GMT -6
Lấy vợ phương xa (2) by Jimmy Nguyen
- Dạ có, một anh bên Mỹ cũng có về thăm em, có cho tiền như anh vậy, nhưng đi chơi riết mà ... không chịu cưới. Có một anh khác bên Úc cỡ tuổi ....anh về xin cưới. Nhưng mỗi lần về VN lại có ăn ở với người khác ở Saigon. Khi em biết, em không lấy ảnh nữa... Giờ em chỉ còn .. một anh ở Canada nói sẽ cưới em. Ảnh có cho tiền mua đồ trong nhà như cái máy giặt với cái tủ lạnh, và mua cho em chiếc xe mà em chở .... anh đó. Em mong có người thật lòng mà toàn người qua đường thôi anh ạ... Chị em có nói về anh. Nếu anh thương em thật thì cưới, em không màng tuổi tác ,vì sống với nhau phải có tình có nghĩa. Chị ấy lấy anh rể , tuổi cũng chênh nhau mấy chục mà ở cũng đã mươi năm. Chị đã mua được nhà và năm tới xây lại nhà cho má...
Tui vừa hỏi vừa đùa:
- Em thấy anh sao?....
- Ừa , trước khi đi gặp anh, em có nhắn với mấy chị bạn, "nếu tao không ưng thì sẽ làm mai cho mấy nhỏ nghen hi hi" ... Có mấy bạn cùng quê nhưng không biết xài mạng . Thí dụ như anh không ....chịu em thì ... em sẽ giới thiệu người khác cho anh...
- Rồi giờ em tính sao? ...
- Em... chịu anh mà, để em nhường ông bên Canada cho mấy nhỏ.... ổng tháng tới về thăm em....
Sau này tui mới biết , dù ở quê nhưng biết xài mạng internet, mấy em chịu khó tâm tình đêm khuya với mấy ông thì cũng có tiền lai rai. Lâu lâu mấy chàng về thì dắt đi chơi năm bữa nửa tháng. Cũng có ông muốn cưới qua để xây dựng lâu dài nhưng nếu ... xấu trai quá cũng chưa chắc. Tui thì không sao, để bữa nào lục tìm mấy hình cũ cho bà con xem hén. Nàng gặp là chịu liền.
Tìm hiểu thêm chút nữa mới biết. Mấy nàng cũng mong một tấm chồng đàng hoàng . Nàng tâm sự :/- em cũng mong một tấm chồng. Sống với nhau một vợ một chồng và thật tình, ở với nhau đến cuối đời chớ đừng đứng núi này trông núi nọ....Kiếm cũng khó lắm anh à. Vk ít ai thật lòng, chỉ muốn về VN có người đi chơi... Em mơ ước lấy vk không phải mơ giàu sang , nhưng người ở nước ngoài biết tôn trọng vợ, biết giúp đỡ vợ. Còn ở đây , mấy ông lấy vợ là ....xong. Không còn trọng vọng nữa....
Tui nói lỡ ... lấy tiền người ta thì làm sao cho trọn vẹn. Tui xem như không biết và không bao giờ nhắc nữa.( lấy vợ cũng phải giành giựt chớ bộ. Ai tới trước, ai tới sau , cũng ... xếp hàng cho đúng điệu).
Tui từ giã và về lại Úc. Tụi tui giữ liên lạc và cuối năm sau tui về làm đám cưới. (phải lo kiếm tiền). Hành trình bảo lãnh nhiều gian nan, xin đón xem tập sau . Không biết câu chuyện này là giá tưởng hay thiệt, nếu là thật xem ra phụ nữ bên VN và ở miền quê cao giá thật. Chắc anh Canada sẽ hát bài " công anh bắt tép nuôi cò.." và mấy anh Việt kiều giàu thật
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 29, 2023 13:03:15 GMT -6
Ông này viết hay & vui ...
Tiếp cho cô Mây...
Lấy vợ phương xa (3)
Việt kiều lấy vợ lấy chồng ở VN có hai cách làm hồ sơ: bảo lãnh vợ/ chồng theo diện "hôn thê/phu". Bảo lãnh theo diện này cũng phải qua phỏng vấn gắt gao, nếu đậu người hôn phối được qua với visa 3 hoặc 6 tháng. Trong thời gian tạm trú, người bảo lãnh sẽ làm hồ sơ như hôn thú, các bằng chứng sống chung... để bảo lãnh người ấy ở lại.
Một cách khác là về làm hôn thú ở VN nơi họ cư ngụ. Khi có tờ hôn thú thì nộp đơn bảo lãnh tại đại sứ quán và chờ phỏng vấn. Nếu đậu là được visa thường trú luôn.
Tui tự mình làm giấy tờ chớ không nhờ các dịch vụ nên khá rành rẽ vụ này. Anh em nào định "lấy vợ phương xa" như tui, nếu có gì thắc mắc cứ inbox nhé,tui rành sáu câu.
Cái giấy đầu tiên không thể thiếu là "giấy chứng nhận còn độc thân", . Bên Úc lên toà hành chánh xin 10 phút là có. Nhiều ông đi du lịch mà cũng lên xin không biết để làm gì ??? (giấy chỉ có giá trị 3 tháng).. Có tấm giấy này lận lưng là về làm hôn thú được rồi.
Về VN , đến toà hành chánh tỉnh mua bộ hồ sơ điền vô rồi nộp, dĩ nhiên phải có lý lịch cá nhân.Trước tiên phải đi khám sức khỏe, cũng cân đo đong đếm ở bv được chỉ định của tỉnh. Nhưng giờ, luật mới, phải có giấy chứng nhận ....tâm thần bình thường mới được kết hôn . Giấy này phải qua nhà thương điên... để khám.
Khi ngồi chờ , vẫn ngồi chung với bao nhiêu người cũng đang chờ khám. Chợt nghĩ lại cái vụ lấy vợ, hơi bị... điên sao ta, nhưng... lỡ rồi. Bác sĩ gọi tên vô khám. Bà bs nhìn tui kỹ, nhất là con mắt. Rồi ghi một bài toán kêu tui giải:
- 2 cộng 3 bằng mấy?...
tui nói bằng.... 5, bs khen .... giỏi . Rồi qua phòng thi trắc nghiệm, đâu đó khoảng 10 câu hỏi , thí dụ như : xem hình, người này muốn vào nhà phải làm sao:
A) leo qua cửa sổ B)đi lối cửa chính. C)nhờ ai dẫn vào...
Mấy câu hỏi để xem mình có thông minh hay không, (hình như mình...ngu, tui nghĩ vậy.). Rồi! ra ngoài ngồi chờ tiếp với các bệnh nhân khác cả tiếng đồng hồ nữa.
Bệnh tâm thần nhẹ, người bệnh đến khám để lấy thuốc an thần. Thuốc này phát mỗi ngày chớ không đưa nhiều và phải uống liền tại chỗ,.(bệnh nhân đông lắm). Bà con hay liếc xéo nhìn xem tui sao ngồi ở đây . 11 giờ thì.... nghỉ trưa. Tui phải đi ăn trưa, kiếm cái võng đu đưa..., chiều đến lấy giấy. Đến văn phòng, lúc này họ đòi 2 tấm hình. Không mang theo, lại... mai đến. Muốn ... điên với cái nhà thương này, sao không nói từ đầu. Nhưng ở đây lâu rồi quen, cái gì cũng phải có " cò ", không có là mình sẽ là ... con cò. Sau này mới biết cứ đưa một triệu là có giấy liền khỏi... làm toán cộng. Lấy tờ giấy mất 2 ngày, tui chỉ số IQ tốt (vậy là không điên).
Hôm sau lên nộp hồ sơ, có giấy độc thân nhưng phải bổ túc các giấy ly dị của ... các đời vợ trước (má ơi).
Bà vợ đầu ly dị bên Nhật, giấy bỏ đâu rồi. Phải về lại Saigon, vô lãnh sự Nhật xin giấy. Chờ hết một tuần để người ta gởi về nơi mình ở ngày xưa xin trích lục lại. Giấy ly dị bà bên Úc thì có mang theo. Tất cả phải đưa dịch ra tiếng Việt và công chứng. Phải có luôn khai sanh của mấy đứa con. May mấy nhỏ sanh ở VN. Tui về quê bà vợ "đầu", thăm má sắp nhỏ và nhờ ra chính quyền địa phương trích lục khai sinh. Bà hỏi:
- Lấy vợ nữa hả?....
tui nói cho vui lòng:
- Ờ, giúp giùm người ta thôi...
Hồ sơ đầy đủ, họ sẽ dán tên mình lên bảng "phong thần" cho bà con đến xem ai có thưa kiện, khiếu nại gì không. Thời gian là một tháng, không thể nhanh hơn. Và theo luật tui phải ở VN liên tục 2 tháng mới được. Họ tránh những người làm giả, về ký rồi đi. Nên ông nào về lấy vợ, chắc ăn là phải ở 3 tháng. Còn không thì làm hồ sơ bảo lãnh hôn thê.
Xong một tháng không ai khiếu nại, vợ chồng được mời phỏng vấn ở tỉnh. Người phỏng vấn rất trình độ và lịch sự. Họ cũng hỏi theo hồ sơ, nếu gian dối có thể bị bác. Tui thì ok. Xong chờ vài bữa là có giấy chứng nhận kết hôn. Tui thấy giờ ở VN, những nhân viên làm việc có trình độ chớ không như ngày xưa (tui chỉ nói miền nam). Họ làm rất đúng luật, tui có " nhá nhá " nhưng họ từ chối, nhất là cái đoạn phải chờ công khai hồ sơ hết một tháng. Một tháng ở VN tốn phí nhiều lắm.
Các cô thư ký giờ biết... cười. Vô toà hành chánh thấy bớt căng thẳng. Nghe nói giữ được cái chỗ làm cũng không dễ nên không ỷ y được. Cũng mừng cho VN mình.
Có giấy tờ xong thì phải lo... đi chơi, chụp hình tá lả để có bằng chứng chớ và cũng phải có đám cưới đàng hoàng. Dắt nàng về Saigon ra mắt. Bà già mừng rớt nước mắt, giờ thằng con trai có người lo. Đi đâu nàng cũng đòi khoác tay mà tui ... mắc cỡ:
- Thôi ! người đi trước người đi sau đi mà...người ta nhìn kỳ quá...
Nàng giận:
- Tui hỏng mắc cỡ thì thôi, chớ sao anh mắc cỡ....
Cũng phải kiếm mấy người bên đàng trai chớ, mà nhờ em út chẳng đứa nào chịu đi vì còn ngại ....chị dâu đầu... Tui năn nỉ: thôi đứa nào đi đón "chị dâu mới " tao gởi ... $100...
Nhờ vậy mà em trai em gái em dâu đi đông đủ. Còn thuê thêm một ông lớn tuổi đóng vai " ăn nói". Đàng trai đi hai xe , ai cũng đẹp. Mâm quả để sẵn ở khách sạn. Mượn nhà người quen gần chợ làm nơi đàng gái. Chớ nhà kia xe vô không được , mà để " phái đoàn " Saigon toàn giày cao gót làm sao qua cầu khỉ. Cũng đủ lễ để vô phim ảnh. Khách khứa đãi free nên đông đủ. Tui trước đó vài giờ, vô thẩm mỹ " mông má " lại cái bản mặt, cũng có kem màu chút đỉnh. Chú rể trình diện coi bộ xứng đôi . Vài người thắc mắc hỏi tuổi, má vợ lấp lửng:
- Rể tui tuổi.. mùi.
( còn tiếp)
|
|
|
Post by phongvien007 on Apr 29, 2023 13:09:50 GMT -6
Không biết câu chuyện này là giá tưởng hay thiệt, nếu là thật xem ra phụ nữ bên VN và ở miền quê cao giá thật. Chắc anh Canada sẽ hát bài " công anh bắt tép nuôi cò.." và mấy anh Việt kiều giàu thật
Là chuyện thật của anh VK Úc chứ không phải Canada đâu cô Tammy. Hình của tác giả và cô vợ mới cưới từ VN .
|
|
|
Post by may4phuong on Apr 29, 2023 21:11:42 GMT -6
Xem ra ông này và cô vợ mới cưới đâu có chênh lệch tuổi bao nhiêu ?
|
|