CÁC LOẠI CÂY TO TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG (PHẠM ĐÌNH LÂN)
May 20, 2023 1:28:51 GMT -6
Post by sheen on May 20, 2023 1:28:51 GMT -6
TÊN KHOA HỌC VÀ TÊN GỌI THÔNG THƯỜNG CÁC LOẠI CÂY TO TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG
Tỉnh Bình Dương đề cập trong bài này là Bình Dương Lục Huyện (Bình Dương Sáu Quận). Đó là: Quận Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa Đông, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo.
Trước khi Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đa số lãnh thổ của tỉnh Bình Dương sau này nằm trong huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa. Thời ấy Thủ Đức nằm trong quận Bình An.
Nam Kỳ Lục Tỉnh có 21 tỉnh dưới thời Pháp thuộc. Huyện Bình An trở thành tỉnh Thủ Dầu Một bao gồm luôn cả Lộc Ninh, Hớn Quản tức tỉnh Bình Long sau này nhưng không có Dĩ An và Thủ Đức. Hai địa danh này trở thành đơn vị hành chánh của tỉnh Gia Định sau khi Gò Công, Tân An, Tây Ninh trở thành tỉnh trong 21 tỉnh Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt- Pháp tỉnh Thủ Dầu Một sát nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên trong hệ thống hành chánh kháng chiến Nam Bộ.
Trong thời kỳ đất nước qua phân Thủ Dầu Một cải thành tỉnh Bình Dương. Lộc Ninh, Hớn Quản trở thành tỉnh Bình Long. Khi tỉnh Phước Thành giải thể để trở thành quận Phú Giáo, quận này sát nhập vào tỉnh Bình Dương.
Sau 1975 Bình Dương đổi thành tỉnh Bình Thủ rồi Sông Bé và trở lại địa danh Bình Dương như xưa. Bình Dương hiện nay là Bình Dương Cửu Huyện rộng lớn hơn Bình Dương cũ.
Bình Dương có ba dòng sông lớn. Đó là: sông Sài Gòn mà người địa phương gọi là sông Cái vì sự rộng lớn của nó, sông Bé và sông Thị Tính.
Trong bài này chúng tôi chỉ nói đến các loại cây to lớn trong Bình Dương Lục Quận như để gợi lại những ký ức còn sót lại về tỉnh sinh quán hiện cách xa nơi trú quán của tôi 20, 000 km. Đó là nơi:
Tổ tiên tôi đã chết,
Đồng bào tôi hy sinh.
Tất cả đều quyết tử
Cho Tổ quốc quyết sinh
Phạm Đình Lân
A. CÂY RỪNG
Địa danh Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng cho thấy địa phương có nhiều cây dầu. Ngoài ra còn có nhiều loại danh mộc như cây sao, cây gõ, cây trắc, cây bằng lăng hay cây cho gỗ tạp như cây bời lời, cây vên vên v. v..
Thời tiền chiến Thủ Dầu Một nổi tiếng về các trại mộc sản xuất bàn, ghế, tủ thờ đắt tiền nổi tiếng khắp miền Nam. Các trại mộc nổi tiếng tập trung trong quận Lái Thiêu. Trong xã Phú Long có Mộc Tổ Miếu. Hằng năm các công nhân ngành mộc tập hợp để cúng tổ.
Cây rừng to cung cấp gỗ tạp và gỗ quí được tìm thấy ở các quận phía bắc tỉnh Bình Dương. Cây dầu và cây sao được tìm thấy rải rác khắp 06 quận trong tỉnh. Các đường phố trong tỉnh, quận thường có cây dầu, cây sao, cây me ở hai bên vệ đường.
Rừng Cò-Mi trong quận Lái Thiêu (bây giờ là Thuận An) rộng không quá 15 km 2. Rừng này không có cây to lớn có thể dùng trong ngành mộc.
Về cây dầu, tại địa phương có câu hát:
Ngó lên chợ Thủ cây dầu
Có thằng bắt diệc (2) té nhào lộn xương.
_____
(1) Pteron: cánh; Di: hai (02); Karpos: trái (Hy Lạp ngữ). Dipterocarpus: trái hai cánh. Cây dầu không có nhánh. Cây cao từ 20-35 m. Trái có hai cánh. Khi rụng trái bay như cái chong chóng. Nhờ vậy trái dầu không gây thương tích khi rớt trúng đầu người nào.
(2) Con diệc là một giống chim hao hao giống con cò vì có mỏ, cổ và đôi chân dài. Tên khoa học của con diệc là Ardea melanocephala, gia đình Ardeidae (melano: màu đen - cephala: cái đầu). Người Anh gọi con diệc là black - headed heron (Con cò đầu đen). Trong ca dao Việt Nam có câu:
Cái cò, cái diệc, cái nông.
Ai mà giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Nông là bồ nông tức con chàng bè (Pelican - Anh-Pháp). Tên khoa học của bồ nông là Pelecanus onocrotalus, gia đình Pelecanidae.
Cây Sao - Tên Khoa Học: Hopea odorata (1) - Gia đình: Dipterocarpaceae
Ca dao địa phương miền Nam có câu:
Cảm thương ô đước, bời lời
Cha sao, me sến dựa nơi gốc bần.
_______
(1) Hopea trong tên khoa học xuất phát từ tên của nhà thực vật học Scotland John Hope (1725 - 1786). Odorata ( La Tinh): hương thơm (do nhựa của cây sao mà ra). Vỏ cây sao có công dụng trong ngành nha khoa.
Cây Trắc - Tên Khoa Học: Dalbergia cochinchinensis (Nam Kỳ) - Pterocarpus indicus (Ấn Độ) - (Pterocarpus: trái có cánh) - Pterocarpus draco ( Rồng) - Pterocarpus carolinensis (Carolina) - Gia đình: Fabaceae
Gỗ cây trắc (cẩm lai) rất quí. Cây trắc rất hiếm trong rừng phía bắc tỉnh Bình Dương.
Cây Bằng Lăng - Tên Khoa Học: Lagestroemia speciosa - Lagerstroemia flosreginae - Lagerstroemia macrocarpa (trái to) - Gia đình: Lythraceae
Cây bằng lăng vừa là một danh mộc vừa là loại thảo mộc có nhiều dược tính.
Cây Chay - Tên Khoa Học: Artocarpus tonkinensis - (cùng dòng với trái mít jackfruit, sa kê, breadfruit) - Gia đình: Moraceae
Công dụng: dùng gỗ; trái ăn được (cơm đỏ; múi màu trắng; vị chua- ngọt. Lá sắc uống trị đau lưng, đau khớp xương (kinh nghiệm trị liệu của người Hmong (Mường).
Cây chay là cây rừng rất hiếm. Cây chay cao lối 30 m được tìm thấy giữa ranh làng Bình Chuẩn và ấp Hòa Thạnh, xã Phú Hòa, cạnh một giọng suối chảy ra xã An Thạnh (Búng).
Cây Trường - Tên Khoa Học: Xerospermum tonkinense; Nephelium hypoleucum - Nephelium cochinchinense; Nephelium xerospermoides - Nephelium pulasan; Nephelium juglandifolium; Nephelium costatum. Gia đình: Sapindaceae (của cây nhãn và lệ chi tức trái vải)
Cây trường thuộc dòng Nephelium của lệ chi (trái vải). Đó là cây có trái ăn được. Vỏ trái trường sần sùi như trái vải. Vỏ màu đỏ hay màu vàng rất đẹp. Trái có hột to, rất chua. Cây trường được liệt vào cây rừng vì không ai trồng mặc dù trái đẹp nhưng vì quá chua và cơm mỏng. Cây trường được tìm thấy trong rừng Cò- Mi (An Phú, Lái Thiêu), rừng Bến Cát, Phú Giáo v. v.).
Không biết tại sao cây trường có nhiều tên khoa học như đã thấy trên tựa. Gỗ cây trường là gỗ tạp. Trái cây trường đẹp nhưng chua, không ngon.
Cây Gõ - Tên Khoa Học: Sindora cochinchinensis (Nam Kỳ), Sindora siamensis (Xiêm la: Thái Lan), Galedupa cochinchinensis, Galedupa siamensis, Grandiera cochinchinensis - Gia đình: Fabaceae
Gỗ cây gõ là danh mộc. Hột rang ăn được. Dầu lấy từ cây gõ dùng để xâm ghẻ.
Cây Cao Su - Tên Khoa Học: Hevea brasiliensis - Gia đình: Euphorbiaceae
Cây cao su gốc ở Brazil (Nam Mỹ). Người Anh trồng cao su ở Sri Lanka, Mã Lai. Người Hòa Lan trồng cao su ở Indonesia. Người Pháp lập nhiều đồn điền cao su ở Nam Kỳ. Trong tỉnh Thủ Dầu Một các quận Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo có nhiều đồn điền cao su do người Pháp làm chủ. Các quận Châu Thành, Phú Hòa Đông và Lái Thiêu có vài vườn cao su nhỏ. Dầu Tiếng nổi tiếng với đồn điền Michelin. Lai Khê, Bến Cát. có IRCI (Viện Khảo Cứu Cao Su Đông Dương- Institut de Recherche du Caoutchouc Indochinois). Cây cao su là cây kỹ nghệ hiện không còn quan trọng như trước.
Chúng tôi liệt cây cao su vào CÂY RỪNG vì các đồn điền cao su chiếm một diện tích to lớn mênh mông như rừng vậy.
Cây Bời Lời - Tên Khoa Học: Antherura rubra, Psychotria rubra, Psychotria elliptica - Gia đình: Rubiaceae
Cây bời lời không to lớn. Gỗ không có giá trị cao. Cây bời lời được tìm thấy nhiều trong rừng của các quận phía bắc tỉnh Bình Dương.
Cây Vên Vên - Tên Khoa Học: Anisoptera costata - Gia đình: Dipterocarpaceae (như cây sao, cây dầu)
Cây vên vên có rất nhiều trong rừng phía bắc tỉnh Bình Dương. Cây cao đến 60 m; gỗ vàng; nhựa thơm. Ở miền Nam người ta dùng gỗ cây vên vên để đóng quan tài bình dân. Vì vậy có cụm từ ‘vên vên kêu’ có nghĩa là Chết. Nhựa cây vên vên dùng để xảm thuyền bè và dùng trong ngành sơn mài.
Cây Bứa - Tên Khoa Học: Garcinia Oliver - Garcinia cambogia (Cao Miên) - Gardenia gummi - gutta - Gia đình: Clusiaceae hay Guttiferae (cùng dòng với cây măng cụt)
Cây bứa là thân thuộc của cây măng cụt. Trái bứa chua. Vì vậy người ta trồng măng cụt nhưng không trồng bứa. Cây búa là cây rừng có nhiều trong rừng Bến Cát.
B. CÂY ĂN TRÁI
Các xã Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn trong quận Lái Thiêu nổi tiếng với các loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, giâu miền dưới tức trái bon bon vì trái tròn như viên kẹo (bonbon: kẹo .<.Pháp.>. và xuất phát từ các quốc gia ở phía nam nước ta như Mã Lai và Indonesia (miền dưới). Các loại cây ăn trái miền nhiệt đới này được các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo từ chủng viện trên đảo Penang, Mã Lai, du nhập vào các họ đạo ở Nam Kỳ như Cái Mơn (trước thuộc tỉnh Vĩnh Long sau thuộc tỉnh Bến Tre), Nhị Bình (Gia Định), Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn (Thủ Dầu Một).
Mit, nhãn, điều (đào lộn hột), mãng cầu và vú sữa thích hợp với vùng đất cát tương đối khô hạn như xã Phú Hòa, An Mỹ, Phú Hữu, Phú Chánh, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Tân Khanh, Chánh Lưu và các xã phía bắc tỉnh Bình Dương. Đó là những loại trái được xem là NHIỆT.
Bưởi, mận, nhãn, xoài, dừa được trồng rải rác khắp 06 quận trong tỉnh nhưng không có những vườn bưởi, mận, nhãn, xoài hay dừa rộng lớn như đã thấy ở các tỉnh trên đồng bằng sông Cửu Long.
Cây Sầu Riêng - Tên Khoa Học: Durio zibethinus - Gia đình: Bombaceae
Cây Măng Cụt - Tên Khoa Học: Garcinia mangostana - Gia đình: Guttiferae hay Clusiaceae (của những loài thảo mộc có gỗ cứng - thiết mộc)
Nhìn chung tên gọi của các quốc gia trên thế giới về MĂNG CỤT đều có âm MANG xuất phát từ chữ MANGGIS của Mã Lai và Indonesia.
Cây Chôm Chôm - Tên Khoa Học: Nephelium lappaceum - Gia đình: Sapindaceae
Chôm chôm có hai màu đỏ và vàng rất đẹp.
Cây Giâu - Tên Khoa Học: Baccaurea sapida, Baccaurea ramiflora - Gia đình: Phyllanthaceae hay Euphorbiaceae
Cây Giâu Bon Bon (1) - Tên Khoa Học: Lansium domesticum - Aglaia dookoo - Aglaia domesticum - Aglaia aquea - Gia đình: Meliaceae
(1) Âm từ chữ bonbon của Pháp có nghĩa là viên kẹo (tròn).
(2) Miền dưới ám chỉ các nước nằm về phía Nam của Việt Nam như Mã Lai, Indonesia nơi phát xuất của các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ, giâu bon-bon v.v.
Cây Mít - Tên Khoa Học: Artocarpus heterophyllus - Gia đình: Moraceae
Cây Mít Tố Nữ - Tên Khoa Học: Artocarpus champeden, Artocarpus polyphema - Gia đình: Moraceae
(1) Mít tố nữ trái nhỏ, gai không nhọn, nhiều múi thơm ngon. Cây mít tố nữ thích hợp với đất màu mỡ và có nhiều nước. Trái lại, cây mít thường có trái to, gai khá nhọn, thích hợp với đất khô hạn. Lá mít dày, trái có gai, thân cây có nhiều nhựa (sáp). Đó là đặc điềm của thảo mộc vùng khí hậu khô hạn.
Cây Nhãn - Tên Khoa Học: Nephelium longana, Dimocarpus longan - Gia đình: Sapindaceae
Trong xã Tân Thới có xóm Vườn Nhãn. Đến thập niên 1970 chỉ còn vỏn vẹn ba cây nhãn trong xóm mang tên trái nhãn. Trong Ấp Trưởng có vài chục cây nhãn trồng quanh nhà cư dân trong ấp. Nhãn thích hợp đất cát không cần nhiều nước. Trái nhãn thơm và ngọt được xem là nhiệt như trái mít.
Cây Điều - Tên Khoa Học: Anacardium occidentale - Gia đình: Anacardiaceae
(1) Điều: Đào: màu đỏ. Trái điều có hai màu: đỏ và vàng rất đẹp. Khác với những trái cây khác hột trái điều không nằm trong trái mà nằm ngoài trái. Vì vậy mới có tên gọi Điều Lộn Hột.
Cây Vú Sữa - Tên Khoa Học: Chrysophyllum cainito - Gia đình: Sapotaceae
Trái vú sữa có vị ngọt, nhiều nhựa được xem là nhiệt. Trái vú sữa có hai màu: trắng và tím.
Cây Xoài - Tên Khoa Học: Mangifera indica (chỉ nguồn gốc Ấn Độ) - Gia đình: Anacardiaceae
Trên đường nối Phú Giáo với Phước Long có quận Đồng Xoài.
Nói chuyện trồng xoài: chuyện đòi hỏi nhiều thời gian. Trồng xoài phải mất 07 năm mới có trái nếu trồng bẳng hột.
Cây Mãng Cầu - Tên Khoa Học: Annona squamosa - Gia đình: Annonaceae
(1) Sinh quán của cây mãng cầu là các hải đảo trong biển Caribbean, Trung, Nam Mỹ. Người Tây Ban Nha gọi mãng cầu là Annona phỏng theo tên gọi Annon của thổ dân Tainos. Từ tên gọi Annona của người Tây Ban Nha ta có No-na (Mã Lai) và Noi- na (Thái Lan). Có phải chăng tên gọi NA ở miền bắc Việt Nam là âm NA sau cùng của chữ Annona của Tây Ban Nha. Các nhà truyền giáo Tây Ban Nha dòng Dominican truyền giảng đạo Thiên Chùa ở Thái Bình từ năm 1530.
Cây Mận - Tên Khoa Học: Eugenia aquea, Eugenia malaccensis (Mã Lai), Syzygium malaccense, Jambosa malaccensisl, Caryophyllus malaccensis - Gia đình: Myrtaceae
Qua tên khoa học và tên gọi thông thường ta thấy sinh quán của cây mận là xứ Mã Lai. Jambu là tên gọi của cây mận ở Mã Lai và Indonesia.
Cây Bưởi - Tên Khoa Học: Citrus grandis, Citrus decumana.. - Gia đình: Rutaceae
Thời tiền chiến xã An Phú (tên cũ: Tuy An) có nhiều bưởi, xoài và thơm. Xã hầu như không có ủy ban hành chánh xã trải qua hai cuộc chiến tranh Việt Nam vì cư dân trong xã sống tản mác khắp nơi. Năm 1973 ông Phạm Đình Hưng phát động việc tái thiết xã. Đình làng mới được xây dựng. Dấu vết của các cây to lớn như cây sao, cây dầu, cây gòn và cây ăn trái như xoài, bưởi, thời tiền chiến không còn nữa. Rừng Cò- Mi (1) không còn dấu tich sau khi xuất hiện Xa Lộ nối liền Dĩ An- Bình Dương.
(1) Gọi là Rừng Cò-Mi vì ngoài rìa khu rừng này có nhà của ông Commis Phạm Văn Mân. Commis là một ngạch công chức thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ. Từ thấp lên cao ta có: Thơ ký Nam Kỳ Soái Phủ, Cò- Mi (commis), Huyện, Đốc Phủ. Từ cấp thấp như thơ ký đến cấp cao đều phải qua các kỳ thi tuyển khó khăn. Có cử nhân Luật được tuyển vào ngạch Huyện.
Cây me - Tên Khoa Học: Tamarindus indica (Ấn Độ) - Gia đình: Caesalpiniaceae
Dưới thời Pháp thuộc dọc theo đường phố thường trồng cây dầu, cây sao hay cây me để có bóng mát và không sợ nguy hiểm. Trái dầu hay sao có cánh nên khi rụng không gây nguy hiểm cho người đi đường. Gỗ me rất dẻo nên nhánh cây me không gãy khi gặp gió lớn.
Thời tiền chiến trong xã Tân Thới có đường Hàng Me sau đổi thành đường Trưng Nữ Vương.
Cây Dừa - Tên Khoa Học: Coco nucifera - Gia đình: Arecaceae
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.
Tỉnh Bình Dương đề cập trong bài này là Bình Dương Lục Huyện (Bình Dương Sáu Quận). Đó là: Quận Châu Thành, Lái Thiêu, Phú Hòa Đông, Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo.
Trước khi Pháp xâm chiếm Nam Kỳ đa số lãnh thổ của tỉnh Bình Dương sau này nằm trong huyện Bình An, tỉnh Biên Hòa. Thời ấy Thủ Đức nằm trong quận Bình An.
Nam Kỳ Lục Tỉnh có 21 tỉnh dưới thời Pháp thuộc. Huyện Bình An trở thành tỉnh Thủ Dầu Một bao gồm luôn cả Lộc Ninh, Hớn Quản tức tỉnh Bình Long sau này nhưng không có Dĩ An và Thủ Đức. Hai địa danh này trở thành đơn vị hành chánh của tỉnh Gia Định sau khi Gò Công, Tân An, Tây Ninh trở thành tỉnh trong 21 tỉnh Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt- Pháp tỉnh Thủ Dầu Một sát nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên trong hệ thống hành chánh kháng chiến Nam Bộ.
Trong thời kỳ đất nước qua phân Thủ Dầu Một cải thành tỉnh Bình Dương. Lộc Ninh, Hớn Quản trở thành tỉnh Bình Long. Khi tỉnh Phước Thành giải thể để trở thành quận Phú Giáo, quận này sát nhập vào tỉnh Bình Dương.
Sau 1975 Bình Dương đổi thành tỉnh Bình Thủ rồi Sông Bé và trở lại địa danh Bình Dương như xưa. Bình Dương hiện nay là Bình Dương Cửu Huyện rộng lớn hơn Bình Dương cũ.
Bình Dương có ba dòng sông lớn. Đó là: sông Sài Gòn mà người địa phương gọi là sông Cái vì sự rộng lớn của nó, sông Bé và sông Thị Tính.
Trong bài này chúng tôi chỉ nói đến các loại cây to lớn trong Bình Dương Lục Quận như để gợi lại những ký ức còn sót lại về tỉnh sinh quán hiện cách xa nơi trú quán của tôi 20, 000 km. Đó là nơi:
Tổ tiên tôi đã chết,
Đồng bào tôi hy sinh.
Tất cả đều quyết tử
Cho Tổ quốc quyết sinh
Phạm Đình Lân
A. CÂY RỪNG
Địa danh Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng cho thấy địa phương có nhiều cây dầu. Ngoài ra còn có nhiều loại danh mộc như cây sao, cây gõ, cây trắc, cây bằng lăng hay cây cho gỗ tạp như cây bời lời, cây vên vên v. v..
Thời tiền chiến Thủ Dầu Một nổi tiếng về các trại mộc sản xuất bàn, ghế, tủ thờ đắt tiền nổi tiếng khắp miền Nam. Các trại mộc nổi tiếng tập trung trong quận Lái Thiêu. Trong xã Phú Long có Mộc Tổ Miếu. Hằng năm các công nhân ngành mộc tập hợp để cúng tổ.
Cây rừng to cung cấp gỗ tạp và gỗ quí được tìm thấy ở các quận phía bắc tỉnh Bình Dương. Cây dầu và cây sao được tìm thấy rải rác khắp 06 quận trong tỉnh. Các đường phố trong tỉnh, quận thường có cây dầu, cây sao, cây me ở hai bên vệ đường.
Rừng Cò-Mi trong quận Lái Thiêu (bây giờ là Thuận An) rộng không quá 15 km 2. Rừng này không có cây to lớn có thể dùng trong ngành mộc.
Cây Dầu - Tên Khoa Học: Dipterocarpus alatus (1) - Gia đình: Dipterocarpaceae
Về cây dầu, tại địa phương có câu hát:
Ngó lên chợ Thủ cây dầu
Có thằng bắt diệc (2) té nhào lộn xương.
_____
(1) Pteron: cánh; Di: hai (02); Karpos: trái (Hy Lạp ngữ). Dipterocarpus: trái hai cánh. Cây dầu không có nhánh. Cây cao từ 20-35 m. Trái có hai cánh. Khi rụng trái bay như cái chong chóng. Nhờ vậy trái dầu không gây thương tích khi rớt trúng đầu người nào.
(2) Con diệc là một giống chim hao hao giống con cò vì có mỏ, cổ và đôi chân dài. Tên khoa học của con diệc là Ardea melanocephala, gia đình Ardeidae (melano: màu đen - cephala: cái đầu). Người Anh gọi con diệc là black - headed heron (Con cò đầu đen). Trong ca dao Việt Nam có câu:
Cái cò, cái diệc, cái nông.
Ai mà giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
Nông là bồ nông tức con chàng bè (Pelican - Anh-Pháp). Tên khoa học của bồ nông là Pelecanus onocrotalus, gia đình Pelecanidae.
Cây Sao - Tên Khoa Học: Hopea odorata (1) - Gia đình: Dipterocarpaceae
Ca dao địa phương miền Nam có câu:
Cảm thương ô đước, bời lời
Cha sao, me sến dựa nơi gốc bần.
_______
(1) Hopea trong tên khoa học xuất phát từ tên của nhà thực vật học Scotland John Hope (1725 - 1786). Odorata ( La Tinh): hương thơm (do nhựa của cây sao mà ra). Vỏ cây sao có công dụng trong ngành nha khoa.
Cây Trắc - Tên Khoa Học: Dalbergia cochinchinensis (Nam Kỳ) - Pterocarpus indicus (Ấn Độ) - (Pterocarpus: trái có cánh) - Pterocarpus draco ( Rồng) - Pterocarpus carolinensis (Carolina) - Gia đình: Fabaceae
Gỗ cây trắc (cẩm lai) rất quí. Cây trắc rất hiếm trong rừng phía bắc tỉnh Bình Dương.
Cây Bằng Lăng - Tên Khoa Học: Lagestroemia speciosa - Lagerstroemia flosreginae - Lagerstroemia macrocarpa (trái to) - Gia đình: Lythraceae
Cây bằng lăng vừa là một danh mộc vừa là loại thảo mộc có nhiều dược tính.
Cây Chay - Tên Khoa Học: Artocarpus tonkinensis - (cùng dòng với trái mít jackfruit, sa kê, breadfruit) - Gia đình: Moraceae
Công dụng: dùng gỗ; trái ăn được (cơm đỏ; múi màu trắng; vị chua- ngọt. Lá sắc uống trị đau lưng, đau khớp xương (kinh nghiệm trị liệu của người Hmong (Mường).
Cây chay là cây rừng rất hiếm. Cây chay cao lối 30 m được tìm thấy giữa ranh làng Bình Chuẩn và ấp Hòa Thạnh, xã Phú Hòa, cạnh một giọng suối chảy ra xã An Thạnh (Búng).
Cây Trường - Tên Khoa Học: Xerospermum tonkinense; Nephelium hypoleucum - Nephelium cochinchinense; Nephelium xerospermoides - Nephelium pulasan; Nephelium juglandifolium; Nephelium costatum. Gia đình: Sapindaceae (của cây nhãn và lệ chi tức trái vải)
Cây trường thuộc dòng Nephelium của lệ chi (trái vải). Đó là cây có trái ăn được. Vỏ trái trường sần sùi như trái vải. Vỏ màu đỏ hay màu vàng rất đẹp. Trái có hột to, rất chua. Cây trường được liệt vào cây rừng vì không ai trồng mặc dù trái đẹp nhưng vì quá chua và cơm mỏng. Cây trường được tìm thấy trong rừng Cò- Mi (An Phú, Lái Thiêu), rừng Bến Cát, Phú Giáo v. v.).
Không biết tại sao cây trường có nhiều tên khoa học như đã thấy trên tựa. Gỗ cây trường là gỗ tạp. Trái cây trường đẹp nhưng chua, không ngon.
Cây Gõ - Tên Khoa Học: Sindora cochinchinensis (Nam Kỳ), Sindora siamensis (Xiêm la: Thái Lan), Galedupa cochinchinensis, Galedupa siamensis, Grandiera cochinchinensis - Gia đình: Fabaceae
Gỗ cây gõ là danh mộc. Hột rang ăn được. Dầu lấy từ cây gõ dùng để xâm ghẻ.
Cây Cao Su - Tên Khoa Học: Hevea brasiliensis - Gia đình: Euphorbiaceae
Cây cao su gốc ở Brazil (Nam Mỹ). Người Anh trồng cao su ở Sri Lanka, Mã Lai. Người Hòa Lan trồng cao su ở Indonesia. Người Pháp lập nhiều đồn điền cao su ở Nam Kỳ. Trong tỉnh Thủ Dầu Một các quận Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo có nhiều đồn điền cao su do người Pháp làm chủ. Các quận Châu Thành, Phú Hòa Đông và Lái Thiêu có vài vườn cao su nhỏ. Dầu Tiếng nổi tiếng với đồn điền Michelin. Lai Khê, Bến Cát. có IRCI (Viện Khảo Cứu Cao Su Đông Dương- Institut de Recherche du Caoutchouc Indochinois). Cây cao su là cây kỹ nghệ hiện không còn quan trọng như trước.
Chúng tôi liệt cây cao su vào CÂY RỪNG vì các đồn điền cao su chiếm một diện tích to lớn mênh mông như rừng vậy.
Cây Bời Lời - Tên Khoa Học: Antherura rubra, Psychotria rubra, Psychotria elliptica - Gia đình: Rubiaceae
Cây bời lời không to lớn. Gỗ không có giá trị cao. Cây bời lời được tìm thấy nhiều trong rừng của các quận phía bắc tỉnh Bình Dương.
Cây Vên Vên - Tên Khoa Học: Anisoptera costata - Gia đình: Dipterocarpaceae (như cây sao, cây dầu)
Cây vên vên có rất nhiều trong rừng phía bắc tỉnh Bình Dương. Cây cao đến 60 m; gỗ vàng; nhựa thơm. Ở miền Nam người ta dùng gỗ cây vên vên để đóng quan tài bình dân. Vì vậy có cụm từ ‘vên vên kêu’ có nghĩa là Chết. Nhựa cây vên vên dùng để xảm thuyền bè và dùng trong ngành sơn mài.
Cây Bứa - Tên Khoa Học: Garcinia Oliver - Garcinia cambogia (Cao Miên) - Gardenia gummi - gutta - Gia đình: Clusiaceae hay Guttiferae (cùng dòng với cây măng cụt)
Cây bứa là thân thuộc của cây măng cụt. Trái bứa chua. Vì vậy người ta trồng măng cụt nhưng không trồng bứa. Cây búa là cây rừng có nhiều trong rừng Bến Cát.
B. CÂY ĂN TRÁI
Các xã Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn trong quận Lái Thiêu nổi tiếng với các loại cây ăn trái như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, giâu miền dưới tức trái bon bon vì trái tròn như viên kẹo (bonbon: kẹo .<.Pháp.>. và xuất phát từ các quốc gia ở phía nam nước ta như Mã Lai và Indonesia (miền dưới). Các loại cây ăn trái miền nhiệt đới này được các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo từ chủng viện trên đảo Penang, Mã Lai, du nhập vào các họ đạo ở Nam Kỳ như Cái Mơn (trước thuộc tỉnh Vĩnh Long sau thuộc tỉnh Bến Tre), Nhị Bình (Gia Định), Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn (Thủ Dầu Một).
Mit, nhãn, điều (đào lộn hột), mãng cầu và vú sữa thích hợp với vùng đất cát tương đối khô hạn như xã Phú Hòa, An Mỹ, Phú Hữu, Phú Chánh, Bình Chuẩn, Thuận Giao, Tân Khanh, Chánh Lưu và các xã phía bắc tỉnh Bình Dương. Đó là những loại trái được xem là NHIỆT.
Bưởi, mận, nhãn, xoài, dừa được trồng rải rác khắp 06 quận trong tỉnh nhưng không có những vườn bưởi, mận, nhãn, xoài hay dừa rộng lớn như đã thấy ở các tỉnh trên đồng bằng sông Cửu Long.
Cây Sầu Riêng - Tên Khoa Học: Durio zibethinus - Gia đình: Bombaceae
Cây Măng Cụt - Tên Khoa Học: Garcinia mangostana - Gia đình: Guttiferae hay Clusiaceae (của những loài thảo mộc có gỗ cứng - thiết mộc)
Nhìn chung tên gọi của các quốc gia trên thế giới về MĂNG CỤT đều có âm MANG xuất phát từ chữ MANGGIS của Mã Lai và Indonesia.
Cây Chôm Chôm - Tên Khoa Học: Nephelium lappaceum - Gia đình: Sapindaceae
Chôm chôm có hai màu đỏ và vàng rất đẹp.
Cây Giâu - Tên Khoa Học: Baccaurea sapida, Baccaurea ramiflora - Gia đình: Phyllanthaceae hay Euphorbiaceae
Cây Giâu Bon Bon (1) - Tên Khoa Học: Lansium domesticum - Aglaia dookoo - Aglaia domesticum - Aglaia aquea - Gia đình: Meliaceae
(1) Âm từ chữ bonbon của Pháp có nghĩa là viên kẹo (tròn).
(2) Miền dưới ám chỉ các nước nằm về phía Nam của Việt Nam như Mã Lai, Indonesia nơi phát xuất của các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít tố nữ, giâu bon-bon v.v.
Cây Mít - Tên Khoa Học: Artocarpus heterophyllus - Gia đình: Moraceae
Cây Mít Tố Nữ - Tên Khoa Học: Artocarpus champeden, Artocarpus polyphema - Gia đình: Moraceae
(1) Mít tố nữ trái nhỏ, gai không nhọn, nhiều múi thơm ngon. Cây mít tố nữ thích hợp với đất màu mỡ và có nhiều nước. Trái lại, cây mít thường có trái to, gai khá nhọn, thích hợp với đất khô hạn. Lá mít dày, trái có gai, thân cây có nhiều nhựa (sáp). Đó là đặc điềm của thảo mộc vùng khí hậu khô hạn.
Cây Nhãn - Tên Khoa Học: Nephelium longana, Dimocarpus longan - Gia đình: Sapindaceae
Trong xã Tân Thới có xóm Vườn Nhãn. Đến thập niên 1970 chỉ còn vỏn vẹn ba cây nhãn trong xóm mang tên trái nhãn. Trong Ấp Trưởng có vài chục cây nhãn trồng quanh nhà cư dân trong ấp. Nhãn thích hợp đất cát không cần nhiều nước. Trái nhãn thơm và ngọt được xem là nhiệt như trái mít.
Cây Điều - Tên Khoa Học: Anacardium occidentale - Gia đình: Anacardiaceae
(1) Điều: Đào: màu đỏ. Trái điều có hai màu: đỏ và vàng rất đẹp. Khác với những trái cây khác hột trái điều không nằm trong trái mà nằm ngoài trái. Vì vậy mới có tên gọi Điều Lộn Hột.
Cây Vú Sữa - Tên Khoa Học: Chrysophyllum cainito - Gia đình: Sapotaceae
Trái vú sữa có vị ngọt, nhiều nhựa được xem là nhiệt. Trái vú sữa có hai màu: trắng và tím.
Cây Xoài - Tên Khoa Học: Mangifera indica (chỉ nguồn gốc Ấn Độ) - Gia đình: Anacardiaceae
Trên đường nối Phú Giáo với Phước Long có quận Đồng Xoài.
Nói chuyện trồng xoài: chuyện đòi hỏi nhiều thời gian. Trồng xoài phải mất 07 năm mới có trái nếu trồng bẳng hột.
Cây Mãng Cầu - Tên Khoa Học: Annona squamosa - Gia đình: Annonaceae
(1) Sinh quán của cây mãng cầu là các hải đảo trong biển Caribbean, Trung, Nam Mỹ. Người Tây Ban Nha gọi mãng cầu là Annona phỏng theo tên gọi Annon của thổ dân Tainos. Từ tên gọi Annona của người Tây Ban Nha ta có No-na (Mã Lai) và Noi- na (Thái Lan). Có phải chăng tên gọi NA ở miền bắc Việt Nam là âm NA sau cùng của chữ Annona của Tây Ban Nha. Các nhà truyền giáo Tây Ban Nha dòng Dominican truyền giảng đạo Thiên Chùa ở Thái Bình từ năm 1530.
Cây Mận - Tên Khoa Học: Eugenia aquea, Eugenia malaccensis (Mã Lai), Syzygium malaccense, Jambosa malaccensisl, Caryophyllus malaccensis - Gia đình: Myrtaceae
Qua tên khoa học và tên gọi thông thường ta thấy sinh quán của cây mận là xứ Mã Lai. Jambu là tên gọi của cây mận ở Mã Lai và Indonesia.
Cây Bưởi - Tên Khoa Học: Citrus grandis, Citrus decumana.. - Gia đình: Rutaceae
Thời tiền chiến xã An Phú (tên cũ: Tuy An) có nhiều bưởi, xoài và thơm. Xã hầu như không có ủy ban hành chánh xã trải qua hai cuộc chiến tranh Việt Nam vì cư dân trong xã sống tản mác khắp nơi. Năm 1973 ông Phạm Đình Hưng phát động việc tái thiết xã. Đình làng mới được xây dựng. Dấu vết của các cây to lớn như cây sao, cây dầu, cây gòn và cây ăn trái như xoài, bưởi, thời tiền chiến không còn nữa. Rừng Cò- Mi (1) không còn dấu tich sau khi xuất hiện Xa Lộ nối liền Dĩ An- Bình Dương.
(1) Gọi là Rừng Cò-Mi vì ngoài rìa khu rừng này có nhà của ông Commis Phạm Văn Mân. Commis là một ngạch công chức thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ. Từ thấp lên cao ta có: Thơ ký Nam Kỳ Soái Phủ, Cò- Mi (commis), Huyện, Đốc Phủ. Từ cấp thấp như thơ ký đến cấp cao đều phải qua các kỳ thi tuyển khó khăn. Có cử nhân Luật được tuyển vào ngạch Huyện.
Cây me - Tên Khoa Học: Tamarindus indica (Ấn Độ) - Gia đình: Caesalpiniaceae
Dưới thời Pháp thuộc dọc theo đường phố thường trồng cây dầu, cây sao hay cây me để có bóng mát và không sợ nguy hiểm. Trái dầu hay sao có cánh nên khi rụng không gây nguy hiểm cho người đi đường. Gỗ me rất dẻo nên nhánh cây me không gãy khi gặp gió lớn.
Thời tiền chiến trong xã Tân Thới có đường Hàng Me sau đổi thành đường Trưng Nữ Vương.
Cây Dừa - Tên Khoa Học: Coco nucifera - Gia đình: Arecaceae
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.