Sự biến Lương Sơn (Tuệ Sỹ)
Nov 24, 2023 16:32:57 GMT -6
Post by sheen on Nov 24, 2023 16:32:57 GMT -6
Trên nền tảng tranh chấp pháp lý
Sự biến Lương sơn là điểm cao của một chuỗi sự biến đang tạo thành khúc quanh mới của Phật giáo Việt nam nói chung, không phải chỉ là vấn đề tồn tại hay phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
Các chi tiết trong bản tường thuật này cho thấy có sự tham gia xã hội trên một quy mô rộng lớn, để thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Thành phần tham gia chủ yếu là các cơ quan quyền lực Nhà Nước và các cơ chế phụ tùy. Đáng kể trong số đó:
Trong bản tin mới đây dẫn lời tuyên bố của phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Việt nam, đọc được trong mục Thông cáo báo chí trên trang Web của tòa Đại sứ Việt nam tại Mỹ, lặp lại quan điểm của Chính phủ Việt nam rằng, tại Việt nam chỉ tồn tại một Giáo hội Phật giáo duy nhất, mà nguyên tiếng trong bản tin nói trên gọi là Vietnam Buddhist Sangha, nghĩa là Tăng già Phật giáo (Phật tử) Việt nam. Bản tin dùng tiếng Phạn Sangha (Pali = Sanskrit) để chỉ cho một tổ chức chính trị đội lốt tôn giáo là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, được lãnh đạo bởi một đảng chính trị đương quyền là đảng Cộng sản Việt nam; đó là một sự lạm dụng từ ngữ. Những người Phật tử chân chính, biết rõ ý nghĩa của từ ngữ này (Sangha = Tăng-già), không thể chấp nhận được cách dùng chữ lập lờ đánh lận con đen đó.
Trong nhiều trường hợp khác, trong nhiều văn bản tiếng Anh chính thức của Nhà nước, tổ chức tôn giáo của đảng Cộng sản Việt nam, được mệnh danh là Giáo hội Phật giáo Việt nam, được dịch thành tiếng Anh là Association of Buddhism of Vietnam, nghĩa là, chính thức được gọi là “Hiệp hội Phật giáo Việt nam”, cùng ý nghĩa như Association of Woman (tức Hội Phụ nữ), hay Association of Fine Arts of Ho Chi Minh City, (Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh). Đây là những từ ngữ được các văn bản pháp định của Nhà nước Việt nam thừa nhận. Theo ý nghĩa đó, Việt nam thực sự không có tổ chức tôn giáo nào chính thức được gọi là Giáo hội của Phật giáo Việt nam, ngoại trừ Giáo hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất tồn tại như một cơ cấu tôn giáo đúng nghĩa trước 1975, mà đến nay vấn đề hợp pháp của nó đang là điểm tranh luận và cũng là điểm thách thức mang tính pháp quy đối với Pháp luật của Nhà nước Việt nam.
Ngoài ra, tuyên bố của phát ngôn nhân bộ Ngoại giao còn vi phạm một điều được quy định bởi Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam: quyền được theo một tôn giáo. Không thể nói chỉ thừa nhận một tổ chức duy nhất, các tổ chức khác đều bất hợp pháp. Đảng Cộng sản Việt nam nếu thấy Phật giáo có thể là công cụ cho mục đích chính trị của mình, thì có thể tập hợp những người Phật tử sẵn sàng đem Phật giáo phục vụ cho đảng để lập thành một bộ phận chính trị đội lốt tôn giáo của đảng, Những người Phật tử khác, chỉ trung thành với lý tưởng đạo Phật, không muốn pha trộn Phật giáo với bất cứ ý thức hệ nào, cũng không chịu điều khiển bởi bất cứ đảng phái chính trị nào, trong đều kiện hợp pháp, có quyền đăng ký với Nhà Nước để lập hiệp hội tôn giáo theo quy chế hiệp hội theo pháp định, hay lập thành Giáo hội theo tập quán truyền thống. Như Đạo dụ số 10 của Chính quyền Bảo hộ Pháp, được thừa nhận bởi Chính phủ Ngô Đình Diệm, trong đó quy định các tổ chức hiệp hội, và đặt các tổ chức Thiên chúa giáo ra ngoài Đạo dụ vì được thừa nhận là các tổ chức tôn giáo. Nhưng Phật giáo Việt nam phải bị chi phối bởi Đạo dụ này vì Chính quyền thực dân Pháp không coi Phật giáo Việt nam lúc bấy giờ là tôn giáo theo định nghĩa kinh điển. Đó là nguyên nhân sâu xa của cuộc vận động Phật giáo năm 1963 dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng gián tiếp khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là tổ chức bất hợp pháp. Nhưng, thế nào là “bất hợp pháp” Nếu đó là một tổ chức, hay một hiệp hội, được thành lập chỉ sau ngày Cộng sản chiến thắng miền Nam mà chưa được thừa nhận theo bất cứ thủ tục pháp định nào, như thế có thể gọi là bất hợp pháp. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được thành lập trước khi nước Việt nam Cộng hòa sụp đổ, đã sở hữu hợp pháp rất nhiều cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện, tôn giáo, trên toàn miền Nam. Hầu hết các cơ sở đó đã bị cưỡng chiếm bởi Nhà nước Cộng sản theo thủ tục hiến tặng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng được trang bị bởi nhận thức duy nhất có tính hăm dọa: tất cả đều là tàn dư của chế độ Mỹ Ngụy. Khi tiếp thu một chính quyền đã bị sụp đổ, chính quyền mới có quyền thừa nhận hay huỷ bỏ bất cứ tổ chức nào trước đó sinh hoạt trong hệ thống pháp chế của Hiến pháp của Nhà nước đã bị sụp đổ. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, chính quyền mới, từ khi đang là chế độ Quân quản, cho đến thời hiệp thương Nam Bắc, thống nhất cả nước thành Nhà nước duy nhất gọi là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam; Nhà nước đó chưa hề có văn bản chính thức nào tuyên bố huỷ bỏ sự tồn tại của Giáo hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất. Không những thế, năm 1977, Giáo hội này đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 7. Toàn quốc ở đây, theo Hiến chương, chỉ giới hạn từ vĩ tuyến 17 cho đến toàn miền Nam. Thừa nhận Đại hội trên một quy mô toàn quốc như vậy, rõ ràng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam mặc nhiên xác nhận, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là tổ chức hợp pháp, theo hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Đây là một tiền lệ chưa từng có, nên về sau Nhà nước tỏ ra không nhất quán và rất lúng túng khi phải có quan hệ với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
Điển hình trước hết về sự thừa nhận mặc nhiên này là công nhận phái đoàn đại biểu của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tham dự đại hội thành lập Giáo hội mới do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức tại Hội trường Giảng võ, Hà nội, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ông Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Tổ chức của Ban Bí thư trung ương Đảng. Đoàn đại biểu này do Thượng tọa Thích Thiện Siêu làm trưởng đoàn.
Khi Giáo hội mới được thành lập, gọi là Giáo hội Phật giáo Việt nam, các hệ phái khác như Giáo hội Cổ sơn môn, Giáo hội Theravada, Giáo hội Tăng già khất sỹ, vân vân, đều được quyền bảo lưu danh xưng. Giáo hội Thống nhất thì bị phớt lờ. Nhưng nhân sự và cơ sở toàn bộ của Giáo hội mới thì hoàn toàn trưng dụng của Giáo hội Việt nam Thống nhất. Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, đã có văn thư phản đối gởi Hòa Thượng Thích Trí Thủ về việc chiếm dụng này.
Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất không bị giải thể, nhưng tồn tại nửa như hợp pháp, nửa như không hợp pháp. Có khi Nhà nước tuyên bố, Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất không còn tồn tại kể từ khi được thay thế bằng Giáo hội mới. Nhưng cũng có khi Nhà Nước nói, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tồn tại như là một hệ phái trong sáu hệ phái thành lập Giáo hội mới. Lý luận cho điều này là, Hòa thượng Thích Trí Thủ nguyên là Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đã gia nhập Giáo hội mới, thì Giáo hội Thống nhất không tồn tại biệt lập nữa, mà trở thành một trong các hệ phái thuộc Giáo hội mới. Một vị Trưởng lão (được yêu cầu giấu tên) trả lời cho đại diện Chính quyền Trung ương: Giả sử Ông Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt nam tự động gia nhập một đảng khác, vậy thì đảng Cộng sản lúc ấy có trở thành bộ phận của đảng mới không? Huống chi, Hòa Thượng Thích Trí Thủ gia nhập Giáo hội mới theo nhận thức riêng của Ngài, không hề được ủy nhiệm của Hội đồng Lưỡng viện của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Cũng không có văn thư chính thức nào của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất cử phái đoàn đại biểu do Hòa Thượng Thiện Siêu dẫn đầu. Do tính cách mập mờ như vậy mà Nhà Nước tuỳ tiện phán đoán khi cần phải có quan hệ với Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất.
Điển hình thêm để thấy rõ ý nghĩa này, là sự kiện thầy Tuệ Sỹ thừa ủy nhiệm Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang đại diện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đến họp với Ủy hội Châu Âu tại trụ sở của Ủy hội ngay tại thủ đô Hà nội. Ông F. Baron, Đại diện Liên hiệp Châu Âu tuyên bố, đây là cuộc họp chính thức đầu tiên của Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất với Phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Hà nội. Sau đó, trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Reuter, Ông Đại sứ Châu Âu cho biết đã có xin phép Chính phủ Việt nam về cuộc họp này. Nhà Nước VN, trên phương diện ngoại giao, nếu không thừa nhận tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất thì tất phải có công hàm phản đối về việc Ủy hội Châu Âu đã vi phạm các nguyên tắc ngoại giao khi tổ chức hội họp chính thức với một tổ chức bất hợp pháp ngay tại thủ đô của mình.
Qua các trường hợp điển hình như trên, rõ ràng Nhà Nước Việt nam không dứt khoát về tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, mà hậu quả là thường xuyên dẫn đến xung đột giữa Giáo hội và Nhà Nước.
Thông thường, Nhà Nước tránh né xung đột bằng các thủ đoạn gián tiếp. Đại hội Bất thường của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tại tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, vừa qua cho thấy bản chất của vấn đề.
Ý tưởng về một Đại hội Bất thường của Giáo hội Thống nhất được gợi ý từ cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN. Trong cuộc hội kiến, hai vị lãnh đạo tối cao của Nhà nước và Giáo hội nhận định thực tế trên hai điểm.
Thủ tướng nói: trong quá khứ có quá nhiều sai lầm; nên nhìn vấn đề với tâm từ bi. Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang đáp ứng lời Thủ tướng rằng Ngài cũng sẽ nhìn vấn đề với tâm hỷ xả. Lời Thủ Tướng là điều được nhắc nhở rất nhiều từ khi có chủ trương sửa sai và đổi mới của đảng Cộng sản VN: hãy quên đi quá khứ để hướng về tương lai.
Điểm thứ hai, Thủ Tướng nói: các vị tự sắp xếp lại nội bộ Phật giáo. Tuy chưa cụ thể nói sắp xếp theo hướng nào, nhưng điều xác định rõ ràng là vị trí của Đại lão Hòa thượng trong toàn thể Phật giáo Việt nam được Thủ tướng khẳng định. Vị trí không chỉ đơn giản là Cao tăng của Phật giáo Việt nam. Ngài cũng không phải là thành viên của Hội Phật giáo thành viên của Mặt trận. Vị trí của Ngài rõ ràng cả thế giới đều biết, đó là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Tất nhiên, lời Thủ Tướng không nên xem chỉ là xã giao, mà là đề nghị thực tiễn hành động trong cương vị của người lãnh đạo đất nước. Một cách mặc nhiên, Thủ Tướng đã xác nhận thêm sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất với lãnh đạo tối cao là Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang.
Đó là cơ sở pháp lý, có thể gọi là cơ sở bất thành văn, để Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tiến hành Đại hội Bất thường, củng cố lại cơ cấu, tiến tới “sắp xếp lại nội bộ Phật giáo” như lời đề nghị của Thủ Tướng.
Những cản trở đầu tiên
Trong khoảng thượng tuần tháng Bảy 2003, hai vị Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội đã triệu tập một số thành viên của Giáo hội về tu viện Nguyên Thiều (Bình định) để tham khảo ý kiến. Từ cuộc họp thu hẹp này, ba vị Thượng tọa Thích Thái Hòa, Thích Phước Viên và Thích Hải Tạng được ủy nhiệm đi tham vấn các vị Trưởng lão về hiện tình Giáo hội, và những việc cần làm. Đồng thời, Đại lão Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống gởi Giáo chỉ đến Hòa Thượng Hộ Giác, Phó Viện Trưởng Viện Hóa đạo (Văn phòng II) kiêm Chủ tịch Hội đồng điều hành GHPGVNTN tại Hoa kỳ, tuỳ hoàn cảnh, triệu tập một Đại hội Bất thường tại hải ngoại.
Sau đó, vào khoảng trung tuần tháng Chín, hai Ngài Hòa thượng triệu tập phiên họp khác tại phương trượng tu viện Nguyên Thiều để nghe báo cáo của các thầy được ủy nhiệm. Trong ba ngày họp, 16-19/9, 2003, sau khi nghe báo cáo về hiện tình Phật giáo Việt nam của các Thượng tọa được ủy nhiệm (vắng Thượng tọa Hải Tạng), cùng với đề nghị của Chư tôn đức Trưởng lão, gồm các thư tuỳ hỷ tán thành và phiếu đề nghị các thành viên trong Hội đồng Lưỡng viện, hội nghị đã lập danh sách Hội đồng Lưỡng viện. Hội nghị cũng quyết định tổ chức lễ Khai mạc Đại hội Bất thường tại tu viện Nguyên Thiều vào ngày 1/10/2003 (ngày 12 tháng 8, PL 2547), như là tiền Đại hội của Đại hội Bất thường chính thức được tổ chức tại tu viện Quảng Đức, Úc-đại-lợi vào các ngày 10-12/10, 2003 (tức 15-17 tháng 9, 2547).
Ngay sau buổi họp đầu, Chinh quyền tại các địa phương, sau khi nghe tin đồn không chính thức trong quần chúng, đã tìm cách ngăn cản các tôn đức được cho là sẽ tham gia Hội đồng Lưỡng viện; ngăn cản bằng hăm dọa, bằng thuyết phục, nhưng không nêu ra được một cơ sở pháp lý nào để chứng minh sự tham gia này là phi pháp cần phải chặn đứng. Mặt khác, cản trở bằng cách hăm dọa các tài xế giao thông không được hợp đồng chở các thầy dự hội. Ngăn cản này cũng bằng thủ đoạn gián tiếp, vì không tìm ra bằng chứng phi pháp để ngăn cản bằng quyết định hợp pháp. Như vậy, quá trình vận động Đại hội một cách công khai được thừa nhận là hợp pháp; vì các Thầy vận động trong giới hạn quy định của luật pháp, và cũng tiến hành theo tập quán sinh hoạt Phật giáo theo truyền thống từ ngàn xưa. Hòa thượng Quảng Độ đã có văn thư gởi Thủ Tướng Phan Văn Khải phản đối những sự cản trở bất hợp pháp của các chính quyền địa phương. Thủ Tướng không có văn thư bác bỏ phản đối của Hòa thượng Quảng Độ. Theo quy định của luật pháp, “công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm.” Thư phản đối của Hòa Thượng Viện trưởng là văn kiện chính thức báo cáo Chính phủ những điều mà Giáo hội Thống nhất đang làm. Vì là việc làm mang tính truyền thống nên pháp luật (bất thành văn) không đòi hỏi phải đăng ký hay xin phép, cũng không cấm đoán, do đó các cơ quan chức năng Nhà Nước đã không chính thức ngăn cấm.
Sự ngăn cản bằng thủ đoạn gián tiếp của các Chính quyền địa phương, không theo một mệnh lệnh pháp luật nào cả, chứng tỏ một bộ phận trong Chính quyền vì từ lâu nay đã có quyền lợi ràng buộc nào đó nên không muốn thấy có sự sinh hoạt chân chính của Phật giáo, như một tôn giáo truyền thống.
Ngày 1/10, 2003, Đại hội Bất thường được tiến hành như dự định. Đây là điểm tranh chấp gay cấn của vấn đề. Trước hết, về hình thức, đây có thể gọi là một Đại hội của một đoàn thể hay không? Hay chỉ là nghi thức tôn giáo theo tập quán? Chúng ta chưa cần tranh luận dài dòng. Điều đáng quan tâm là suốt quá trình chuẩn bị hành lễ, gọi là Đại hội hay một nghi lễ tôn giáo truyền thống như thế nào đó cũng được tuỳ theo các tiếp cận mang tính pháp lý, mà không hề có bất cứ sự cản trở hay cảnh cáo của các cơ quan có chức năng giám sát và thi hành pháp luật. Tất nhiên cảnh cáo bằng khẩu lệnh thì không có giá trị pháp luật. Dù vậy, ở đây không hề có bất cứ sự cảnh cáo nào.
Không thể nói cơ quan an ninh không biết có buổi lễ như vậy. Trước hết, chính Ông Phó ban Tôn giáo tỉnh Bình định đã có đề nghị với TT Minh Hạnh, thị giả trưởng của Hòa thượng Huyền Quang, cho cán bộ Ban Tôn giáo tỉnh vào quan sát buổi lễ. TT Minh Hạnh từ chối vì chưa có lệnh của Hòa thượng. Ban Tôn giáo tỉnh có nhiệm vụ giám sát các sinh hoạt Tôn giáo tỉnh, tất nhiên biết rõ các buổi hành lễ như thế có điều nào vi phạm luật pháp hay không. Nếu phát hiện có vi phạm, tất phải có nhiệm vụ thông báo cơ quan có chức năng thi hành pháp luật kịp thời ngăn cản, không để dẫn đến tình trạng gây xáo trộn, mất trật tự xã hội. Phát hiện tội phạm đang được chuẩn bị hay đang được thực hiện mà không tố giác, là vi phạm các điều 314 của bộ Luật Hình sự, Nhà Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tất nhiên, vì không phát hiện được hành vi vi phạm nào nên Ban Tôn giáo tỉnh Bình định đã không có phản ứng ngăn cản kịp thời như luật quy định. Vì vậy buổi lễ, hay buổi Đại hội, tuỳ theo phán đoán pháp luật, được tiến hành êm đẹp; cơ quan chức năng không tiến hành lập biên bản vi phạm. Chỉ có điều, Ban Tôn giáo tỉnh muốn cử người đến quan sát mà không được chấp nhận, và Ban cũng im lặng không tỏ thái độ phản đối gì. Cả đến những ngày tiếp theo, cho đến khi tất cả các thầy rời khỏi Bình định, các cơ quan chức năng địa phương cũng không tiến hành lập biên bản vi phạm.
Nói tóm lại, ngay từ đầu, quan điểm của Chính quyền không rõ ràng về sự vụ, không có quyết định kịp thời. Chỉ sau khi biết được ý định của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang là sẽ cùng với Hòa thượng Quảng Độ vào thành phố Hồ Chí Minh để khám răng và chữa cuống họng bị viêm, các cơ quan chức năng của Chính quyền Bình định mới nêu vấn đề về tính hợp pháp của buổi lễ vừa qua.
Rõ ràng, vấn đề không phải là Đại hội hợp hay không hợp pháp; mà vấn đề chính yếu là Hòa thượng Huyền Quang có được phép tự do di chuyển, nhất là di chuyển cùng với Hòa thượng Quảng Độ, hay không?
Chúng ta cần đặt một câu hỏi ở đây: tại sao Chính quyền e ngại việc Hòa Thượng Huyền Quang đi chung với Hòa thượng Quảng Độ?
Trong một dịp trước đó không lâu, Tỉnh Bình định đã dàn xếp để cho Xã Nhơn An là quê hương của Hòa thượng Huyền Quang thỉnh Hoà thượng về thăm quê nhà, vì Hòa thượng rời xa quê quá lâu. Tại xã, không phải tình cờ mà có sự hiện diện của cựu Chủ tịch tỉnh và cả đương kim Chủ tịch tỉnh. Cả hai ông Chủ tịch lấy tình nghĩa quê hương khuyên Hòa thượng nhiều điều, nhưng Hòa thượng nói, những điều ấy đã được đương kim Chủ tịch tỉnh đề cập nhiều lần, nay không có gì mới mà phải bàn luận. Riêng có một điều đáng nói, đó là ông Chủ tịch tỉnh đề nghị, nếu Hòa thượng cần đi thành phố Hồ Chí Minh trị bịnh thì Tỉnh sẽ giúp đỡ, nhưng không nên đi chung với Hòa thượng Quảng Độ.
Chính từ một sự e ngại nào đó, mà vào ngày 6/10, 2003, vào lúc 2 giờ chiều, Chính quyền địa phương gồm các ông Phó Chủ tịch Huyện (Tuy phước), Phó Chủ tịch Mặt trận Huyện, Phó Ban tôn giáo Huyện, cùng với Phó Ban Tôn giáo Tỉnh, đến tại tu nguyện Nguyên Thiều, yêu cầu làm việc với Hòa thượng Quảng Độ và thầy Tuệ Sỹ. Trong buổi làm việc, Hòa thượng Huyền Quang cũng hiện diện với tư cách chủ tu viện.
Ông Phó Chủ tịch Huyện nêu hai vấn đề. Thứ nhất, việc làm của các thầy vừa qua, ngày 1/10, 2003, là vi phạm pháp luật, vi phạm nghi định 26/CP của Chính phủ về sinh hoạt Tôn giáo. Thứ hai, thời hạn đăng ký tạm trú của hai thầy đã hết. Muốn gia hạn, hai Thầy nên vào thành phố, hay gọi điện thoại cũng được, xin giấy tạm vắng thì địa phương mới có yếu tố hợp pháp để gia hạn tạm trú. Về điểm thứ hai, Hòa thượng Quảng Độ trả lời, vì trong thời gian dài ở tù và bị quản thúc nên Ngài không biết rõ điều luật quy định ấy như thế nào. Vậy đề nghị các ông viết cho ít chữ nói rõ vì sao Hoà thượng không được phép tạm trú để Hòa thượng có cơ sở hiểu rõ vấn đề và sẽ theo đó mà chấp hành. Các đại diện Chính quyền không chấp nhận đề nghị, và nhất quyết nói, hết hạn tạm trú thì phải đi. Hòa thượng vẫn kiên trì yêu cầu cho văn bản để thi hành, không thể ra lệnh bằng miệng. Tranh luận đến chỗ gay cấn, Hòa thượng Huyền Quang lên tiếng, nếu Hòa thượng Quảng Độ bị bắt buộc rời khỏi đây thì Ngài cũng sẽ đi theo luôn. Vì hai Ngài bị cách ly nhau trên 20 năm. Nay gặp nhau chưa được bao lâu, tâm sự những ngày gian khổ đã qua chưa hết, nên chưa muốn rời. Phó Ban Tôn giáo Tỉnh cảm thấy căng thẳng, bèn nói: chỉ hai thầy vì hết hạn tạm trú nên phải rời khỏi tu viện. Còn Ngài Huyền Quang thì Nhà Nước tạo mọi điều kiện thuận tiện để ở tại đây. Mặc dù được che đậy dưới lớp sơn ưu ái của Chính quyền, nhưng những lời ấy rõ ràng là mệnh lệnh cảnh cáo: Hòa thượng Huyền Quang không được phép tự ý rời tu viện Nguyên Thiều.
Về điểm thứ hai, thầy Tuệ Sỹ cho là buộc tội vô căn cứ. Phải tiến hành lập biên bản, rồi xét theo tình tiết trong biên bản mới có thể phán quyết là sự việc có vi phạm hay không. Nếu chỉ bằng lời nói suông, không có căn cứ hợp pháp, lời buộc tội như vậy mang tính hăm dọa của Chính quyền đối với công dân. Phó Ban Tôn giáo nói, “các thầy phải về lại địa phương cư trú của mình; Chính quyền tại đó sẽ tiến hành lập biên bản.” Thầy Tuệ Sỹ phản đối, cho rằng sự việc diễn ra tại tu viện Nguyên Thiều (Bình định), thì chính tu viện là hiện trường phạm pháp, phải lập biên bản tại đây. Phó Ban Tôn giáo nói, “các thầy ở trong thành phố, về trong đó để được lập biên bản. Vì pháp luật quy định như vậy, vì chính tôi đã tốt nghiệp trường luật nên biết rõ.” Thầy Tuệ Sỹ hỏi, “trường luật nào đã dạy ông như vậy: phạm pháp tại một địa phương này lại tiến hành lập biên bản tại một địa phương khác?” Phó Ban bỗng nhiên nổi giận, nói “Chính quyền sẽ lập biên bản” (không nói lập tại đâu). Rồi đứng dậy ra về.
Đây không phải là chỗ tranh luận về kiến thức luật pháp. Nhưng rõ ràng Chính quyền địa phương tránh né vấn đề. Chỉ có thể buộc tội bằng miệng. Nhưng luật pháp đã quy định, không công dân nào được xem là có tội nếu chưa được tòa án phán quyết. Cán bộ Nhà Nước biết rõ điều đó. Do đó, cán bộ dùng mọi lý luận quanh co, nhiều khi dẫn đến chỗ phi lý, thiếu trình độ, cho thấy Chính quyền các cấp hoàn toàn bối rối trước vấn đề pháp lý tế nhị.
Như vậy, sự tồn tại hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, và như là hệ luận, tính hợp pháp của Đại hội Bất thường (nếu có thể gọi đó là Đại hội theo định nghĩa nào đó) vừa qua tại tu Viện Nguyên Thiều, còn là điểm nóng tranh luận; nhưng tính kế thừa truyền thống và thực tế sinh hoạt của Giáo hội Thống nhất là điều trở thành hiển nhiên. Các vị lãnh đạo Giáo hội Thống Nhất đã kinh nghiệm điều đó, kể từ Hoàng triều Khải Định, qua chế độ Cộng hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho nên các Ngài đã lãnh đạo Tăng Ni Phật tử Việt nam vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, nguy hiểm của lịch sử dân tộc và đạo pháp.
Về tình hình Phật giáo miền Bắc kể từ 1954 đến 1975, chúng ta căn cứ theo hành xử của Ngài Pháp sư Trí Độ để biết. Năm 1975, tại lễ đài Chiến thắng được tổ chức tại thành phố Sài Gòn, Phật tử miền Nam lần đầu tiên thấy xuất hiện vị Chủ tịch Hội Phật giáo Việt nam, tổ chức Phật giáo duy nhất ở miền Bắc. Ngài không xuất hiện trong chiếc tăng bào như thường lệ của các Hòa thượng, Thượng tọa; mà Ngài bận chiếc áo sơ mi cụt tay, như tất cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, và các cán bộ cao cấp khác, đọc diễn văn chào mừng chiến thắng. Điều đó xác nhận miền Bắc bấy giờ không tồn tại tổ chức Phật giáo như một tôn giáo. Ngài Pháp sư Trí Độ là Hội trưởng Hội Phật giáo, cũng giống như Hội trưởng các hội đoàn quần chúng khác. Có lẽ, chính không phân biệt cơ cấu tổ chức tôn giáo khác với các hội đoàn nhân dân khác, Đảng và Nhà Nước tiến hành áp đặt một tổ chức Phật giáo khác thay thế Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất như là thực thể xã hội đang tranh chấp tính hợp pháp tồn tại với nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà Nước đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của nhiều vị Thượng tọa trong Hội đồng Lưỡng viện. Từ Đại hội 7 tại chùa Ấn Quang năm 1977, cho đến Đại hội Bất thường (thu hẹp) tại tu viện Nguyên Thiều, 25 năm đã trôi qua, mà sự thách thức tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất vẫn nguyên vẹn, mặc dù pháp chế xã hội chủ nghĩa đã trải qua nhiều sửa sai, nhiều đổi mới.
Những nhà làm luật Việt nam hiện tại tất hiểu rõ ràng, tồn tại của một cộng đồng tôn giáo, dù lớn hay nhỏ, là một thực thể lịch sử và truyền thống vượt lên hạn chế của thời gian và địa lý. Phật giáo Việt nam tuy mang nhiều sắc thái dân tộc cá biệt, nhưng vẫn là một bộ phận của Phật giáo thế giới. Do đó, không thể xử lý như các hội đoàn quần chúng nhân dân khác, vốn tập họp một số người dù đông đến đâu, như Đảng Cộng sản Việt nam, cũng chỉ là thực thể xã hội tập hợp trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định. Mập mờ giữa hai thực thể ấy chỉ dẫn đến bất ổn xã hội hơn là đoàn kết dân tộc. Vã lại, kể từ khi Nhà Nước để cho Hòa Thượng Huyền Quang thực hiện chuyến hành trình lịch sử từ Hà nội vào thành phố Hồ Chí Minh, cả nước và cả thế giới đã thấy rõ được tâm tư của tuyệt đại đa số Tăng Ni Phật tử Việt nam. Biến cố mới nhất ngay trước cổng tu viện Nguyên Thiều đã cảnh báo cho các nhà đương quyền đánh giá chính xác, rằng đại bộ phận Tăng Ni Phật tử Việt nam đang hướng về đâu, và thực sự ai đang lãnh đạo tinh thần Phật giáo Việt nam: tổ chức Phật giáo của Mặt trận Tổ quốc, hay Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất? Che đậy một thực tế hiển nhiên, chứng tỏ sự bất lực của mình. Và từ chối một thực tế hiển nhiên cũng đồng nghĩa với tự huỷ. Nhưng làm thế nào để đánh giá đúng vấn đề, đó là điều kiện sinh tồn của chế độ.
Chuyến xe lịch sử
Ngay tối hôm đó, sau khi Chính quyền địa phương đến tu viện Nguyên Thiều làm việc về vấn đề tạm trú, ông Trưởng ty Công an tỉnh Bình định gọi điện thoại hỏi thầy Minh Tuấn, Phó Trụ trì của tu viện, về việc gì đã xảy ra hồi chiều. Thầy Minh Tuấn trả lời: quản lý hộ khẩu là việc của Công an; sao các ông không làm, lại để cho Ban Tôn giáo và Ủy ban làm? Hình như ông Trưởng ty cho rằng có sự nhầm lẫn. Ông hứa hẹn, Công an Tỉnh cố gắng tạo điều kiện để hai Thầy ở lại thăm Ông Ngài một cách thoái mái. Ông sẽ xem xét lại vấn đề.
Tuy vậy, sáng hôm sau, khoảng gần trưa, công an xã đến tu viện chuyển đạt giấy mời, yêu cầu Hòa thượng Quảng Độ ra trụ sở Ủy ban xã làm việc. 2 giờ chiều hôm đó Hòa thượng ra xã. Cùng lúc ấy, ông Thượng tá Công an tên Thanh, đặc trách an ninh tôn giáo các tỉnh phía Nam, Bộ Công an, từ thành phố ra thăm Hòa thượng Huyền Quang. Ông Thượng tá công an đề nghị Hòa thượng khoan đi Sài Gòn, vì Hòa thượng Trí Quảng sẽ ra thăm và bàn với Ngài về việc phiên dịch Đại tạng. Người ta đặt câu hỏi, nếu là Phật sự thuần túy như phiên dịch kinh điển, tại sao lại có sự kết hợp giữa Công an vốn là lực lượng vũ trang với Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp của Giáo hội Trung ương?
Khoảng hơn 4 giờ chiều, Hòa thượng Quảng Độ trở về tu viện, cho biết Hòa thượng nhận thấy việc tạm trú ở Nguyên Thiều hơi phiền phức. Vả lại, bây giờ cũng không có việc gì quan trọng, ngoài việc Hòa thượng muốn nghỉ lại đây một thời gian để tĩnh dưỡng trong không khí trong lành, bù lại một thời gian bị quản thúc trong bốn vách tường của Thanh minh Thiền viện. Vì vậy, Hòa thượng đã báo cho xã biết, ngày kia, 8/10/2003, Hòa thượng sẽ vào lại thành phố. Hòa thượng đã gọi thầy Nguyên Lý mang xe ra đón, cả hai Ngài cùng đi chung.
Chiều hôm sau, cháu gọi Hòa thượng Huyền Quang bằng bác ruột từ quê lên thăm, cùng đi với ông Bí thư xã. Anh cho biết, chính quyền xã bảo anh hãy lên chùa khuyên Bác đừng đi Sài Gòn. Xã còn cho biết, Chủ tịch Tỉnh cũng đến thăm Hòa thượng vào chiều hôm đó. Nhưng hôm ấy không có Chủ tịch Tỉnh lên chùa như xã báo. Hòa thượng cũng không ra gặp cháu, vì Ngài hơi mệt.
Một loạt các sự kiện trên không phải là ngẫu nhiên trùng hợp, hay tự nguyện của mỗi người với tình cảm thân thiết khác nhau dành cho Hòa thượng Huyền Quang. Rất dễ thấy rằng Chính quyền đang tìm mọi biện pháp, mọi thủ đoạn quanh co để cách ly hai Hòa thượng. Như vậy có thâm ý gì?
Sáng hôm sau, ngày 8/10/2003, vào lúc 4:50, hai Hòa thượng cùng các thầy Tuệ Sỹ, Thanh Huyền, Viên Định, Nguyên Lý, Minh Hạnh, Đồng Thọ và Nguyên Vương, lên xe rời tu viện. Xe vừa ra khỏi cổng, bắt đầu lên dốc, gặp ngay một hàng đá tảng chắn ngang. Ai đó, vào lúc giữa đêm, đã thực hiện kế hoạch đắp mô. Nhưng tài xế đã khéo léo lách qua được. Khi xe bắt đầu xuống dốc, một chiếc xe ngược chiều đón ngay đầu. Tài xế xe chùa cố giữ tay phải. Phía sau có thầy lên tiếng bảo tài xế lách qua phía trái mà tránh. Nhưng tài xế nói, không thể được, mà phải chạy đúng luật, và vẫn giữ xe phía tay phải. Cho đến khi, hai xe gần đụng đầu nhau, tài xế bắt buộc phải ngừng xe. Mọi người trên xe bấy giờ biết rõ ý đồ của chiếc xe ngược chiều. Ngay lúc đó, một tốp thanh niên từ hai bên lề đường đợi sẵn, mà trước đó mọi người cứ tưởng là công nhân xây dựng đi làm sớm, bấy giờ tràn ra chận đầu xe chùa. Lập tức có lệnh bên trong xe bảo các thầy hãy đóng chặt các cửa lại, đề phòng có thể bị hành hung. Đám thanh niên xã bắt đầu đập vào đầu xe và la ó: Các thầy hãy trở lại chùa! Các thầy hãy trở lại chùa!
Số người bao vây xe bắt đầu tăng. Phần lớn phụ nữ và một ít người già. Một phụ nữ trẻ đập tay vào các cửa la lớn: “Các thầy hãy ở lại với chúng con. Đây là đất nước mình, quê hương mình, các thầy chớ bỏ đi! Các thầy hãy ở lại xây dựng chùa!” Có lẽ cô này tưởng các thầy vượt biên chắc? Mọi người trong xe im lặng, quan sát, và chờ xem sự gì sẽ xảy ra nữa.
Điệp khúc ấy lặp lại nhiều lần. Cho đến khi trời hừng sáng, số thanh niên có vẻ được tăng cường. Họ bắt đầu bao vây xe. Một vài thanh niên tiến hành xả bánh xe. Tài xế mở cửa xe, thò đầu ra la lối. Rất may, ngay lúc đó, hình như thầy Minh Tuấn trong tu viện hay tin được nên đến kịp thời. Khiến đám thanh niên này không dám tiếp tục xả bánh xe.
Một vài người đàn ông lớn tuổi áp sát cửa xe, nói to vào: “Thầy Huyền Quang ở lại! Thầy Huyền Quang ở lại!” Trong xe có thầy thò đầu ra hỏi: “Ông gọi thầy Huyền Quang ở lại. Trong xe này ai là Huyền Quang, ông chỉ xem.” Ông ấy nhìn khắp xe, rồi trả lời: “Không biết.” Mọi người cười ồ cả lên. Có vị hỏi: “Ông gọi Thầy Huyền Quang ở lại, mà không biết mặt thầy Huyền Quang, như vậy nghĩa là sao?” Ông ấy lại trả lời: “Người ta bảo tôi nói vậy đó.”
Ngay lúc đó, có tiếng người nhận là Chủ tịch xã Phước hiệp, huyện Tuy phước, nơi đang xảy ra sự cố. Ông cho biết, vừa hay tin có sự việc cản trở giao thông tại dốc Lở, tháp Bánh ít, gây mất trật tự, nên ông đến đây quan sát sự việc, và tiến hành lập biên bản. Ông yêu cầu bà con xã phát biểu ý kiến. Có vài người lên tiếng, nội dung không khác nhau bao nhiêu. Điểm chính được nói nhiều là, nghe nói Ngài Huyền Quang đang dự định dịch bộ kinh Đại tạng, kinh rất hay, vô cùng quý giá, nên bà con xã kéo đến đây mời ngài ở lại chùa dịch kinh, chớ bỏ vô Sài Gòn. Có người đề nghị ngài Huyền Quang hãy ở lại xã với Phật tử trong xã để xây dựng chùa. Khoảng bốn năm người phát biểu. Đại ý giống nhau như vậy. Tất cả đều muốn Ngài Huyền Quang hãy ở lại, chớ đi vô Sài Gòn.
Sau đó xã tiến hành lập biên bản. Nội dung ghi sự cố tắc nghẽn giao thông, do xe số 53M 4539 (tức xe chở quý thầy), phạm lỗi, có bà con làm chứng. Trên xe có hai ông Đặng Phúc Tuệ tức Thích Quảng Độ và Phạm Văn Thương tức Thích Tuệ Sỹ, vì hết hạn tạm trú nên xã yêu cầu phải trở vào thành phố Hồ Chí Minh. Còn Hòa thượng Huyền Quang, thường trú tại tu viện Nguyên Thiều, đề nghị trở lại chùa. Sau đó, yêu cầu bà con ký tên. Không rõ có bao nhiêu người ký.
Trời càng sáng rõ, các chú trong tu viện bắt đầu xuất hiện. Tài xế nhận thấy biên bản cố tình bóp méo sự thật, anh sợ sẽ phải gặp rắc rối khi trở về thành phố, do đó đề nghị thầy Minh Tuấn chụp hình hai xe và hiện trường để làm bằng. Thầy Minh Tuấn vội cho người trở vào tu viện lấy máy chụp hình. Thầy bắt đầu chụp hình chi tiết toàn bộ hiện trường, cùng quang cảnh quanh hiện trường.
Một lát sau, nhiều học tăng hay tin xe Hòa thượng bị chặn đã bỏ lớp đến ngay hiện trường. Cho đến hơn 9:00, số học tăng đến hiện trường rất đông. Một số chú chất vấn xã trưởng, và đã có tranh luận nhỏ xảy ra về việc làm sai trái, thiên lệch của chính quyền xã với biên bản không trung thực và tập họp dân xã với ý đồ không tốt.
Khoảng 9:00, Phó Ban Tôn giáo Tỉnh đến, tự động mở cửa xe, lên ngồi chỗ tài xế, nói chuyện với Hòa thượng: “Sao kỳ vậy? Hòa thượng hẹn với ông Chủ tịch, chiều nay 2:00 gặp ông Chủ tịch. Sao bây giờ Hòa thượng lại bỏ đi?” Hòa thượng hỏi lại, có hẹn à? Ngài không nhớ. Phó ban cho biết, có giấy mời của ông Chủ tịch, và chiều hôm qua ông đã đọc cho Hòa thượng nghe rồi. Bây giờ ông vẫn giữ trong túi đây. Nếu Hòa thượng cần nghe lại, ông sẽ đọc cho Hòa thượng nghe. Nói đoạn, Phó ban thò tay vào túi, định móc giấy mời ra (!). Hòa thượng bảo, thôi khỏi cần đọc. Nếu thật sự Ngài có hẹn, thì bây giờ xin lỗi ông Chủ tịch. Để Ngài đi vô thành phố HCM chữa bịnh xong, sẽ ra lại, và sẽ gặp ông Chủ tịch cũng được.
Ngay lúc đó, khoảng gần 10 giờ, cảnh sát giao thông đến, đề nghị Phó ban tránh đi chỗ khác để cán bộ giao thông làm việc. Ông Thiếu tá Cảnh sát giao thông tiến hành quan sát, tịch thu tất cả giấy tờ xe và dẫn tài xế đi làm việc. Lát sau, quay trở lại hiện trường, ông Thiếu tá quy lỗi cho xe chùa vi phạm giao thông gây tắc nghẽn, buộc tài xế phải lùi trở lại, vào đậu trong chùa để chờ xử lý. Rõ ràng, ngoài ý đồ muốn xoá dấu vết hiện trường để dễ dàng buộc tội xe chùa phạm lỗi, còn có ý đồ khác sâu sắc hơn nhiều, đó là dựa vào sự cố giao thông để bắt Hòa thượng Huyền Quang phải trở về tu viện, điều mà dân xã từ khuya đến giờ không làm được. Lập tức, các chú đứng chặn ngay sau xe, không cho xe thối lui. Họ lên tiếng phản đối, cảnh sát giao thông xử không đúng. Bị phản ứng, Thiếu tá dẫn thuộc hạ cảnh sát vội vàng rút lui.
Một vài thầy trụ trì ở các chùa gần đó, hay tin bèn vội đến hiện trường. Nhận thấy sự việc có thể nghiêm trọng, các thầy bèn phân công về thông báo các chùa khác hay. Nhưng khi họ ra khỏi hiện trường, lực lượng an ninh đã bố trí chốt hai đầu. Một đầu ở ngã ba cầu Bà Di, và một ở ngã ba Phước hiệp. Từ đó cho đến chiều, không có thầy Trụ trì nào ở các chùa gần đó được phép tiếp cận hiện trường.
Khoảng giữa trưa, số Tăng Ni tụ tập đến hiện trường càng lúc càng đông. Có trên 200 Tăng Ni. Cùng với khoảng trên 500 đồng bào, sau giờ làm việc, kéo về hiện trường càng đông. Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm soát, nhưng chỉ dàn hàng một khoảng cách xa chiếc xe chùa trên trăm thước. Tăng Ni đứng bao quanh xe. Thỉnh thoáng từng nhóm thanh niên không rõ nguồn gốc, cũng không xác định được ý định của họ, xuất hiện và tiến về phía xe chùa. Nhưng mỗi lần như vậy, các học tăng báo động, làm thành rào chắn ngay trước xe, đề phòng có sự hành hung nào đó. Tuy nhiên, vẫn không có xáo trộn đáng kể xảy ra. Duy có một sự xô xát nhỏ: Vào khoảng gần giữa trưa, nhận thấy số Tăng Ni và đồng bào tụ tập tại hiện trường càng lúc càng đông, và sự việc càng trở nên căng thẳng, thầy Minh Tuấn bèn mang camera ra quây phim thu hình. Một thanh niên tiến đến giựt máy, tức thì bị các chú đứng gần đó xô ra. Hiện trường có dấu hiệu náo loạn. Nhưng các thầy đã ngăn cản kịp thời, nên không khí lắng dịu trở lại.
Hòa thượng Quảng Độ bị lên cơn ho, kéo một thời gian khá dài. Do đó, Hòa thượng phải uống thuốc chặn. Có thể do phản ứng thuốc, Hòa thượng bắt đầu bị choáng. Các thầy trong xe ngồi dồn lại để trống chỗ cho Hòa thượng nằm nghỉ giây lát, cho qua cơn ho và choáng. Tình trạng sức khỏe của Hòa thượng rất đáng quan ngại. Vì trong xe thiếu không khí; bên ngoài trời càng về trưa càng trở nên nóng bức.
Càng về trưa, số đồng bào và Phật tử tụ tập càng đông, phần lớn phía sau xe, nối dài qua phía sau dốc, nên ngồi trong xe không quan sát hết được. Tình trạng ách tắc kéo dài cho đến hơn 2 giờ chiều, có ông Chủ tịch huyện đến, yêu cầu thương lượng. Các học tăng liền đứng chắn ngay trước xe, không cho ông tiến vào. Ông phải lớn tiếng, đề nghị được gặp Hòa thượng Huyền Quang. Thầy Minh Tuấn được yêu cầu hướng dẫn ông Chủ tịch huyện đến bên xe nói chuyện với Hòa thượng.
Ông Chủ tịch đề cập mấy vấn đề:
Hòa thượng Huyền Quang trả lời, Hòa thượng nhờ xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh vì quên hẹn. Hòa thượng đi vào Sài Gòn chữa bịnh xong, khi ra lại Ngài sẽ đích thân đến xin lỗi sau. Bây giờ Ngài đã mệt, đề nghị ông Chủ tịch huyện làm việc với Thầy Tuệ Sỹ.
Thầy Tuệ Sỹ hỏi ông Chủ tịch: “Nãy giờ ông nhắc đến rất nhiều bộ kinh Đại tạng rất quý giá; vậy ông có thể cho biết, kinh đó nói gì không?” Ông Chủ tịch trả lời, ông không biết. Nhưng đồng bào Phật tử chắc có người biết. Thầy Tuệ Sỹ nói: "theo sự quan sát các thầy từ sáng đến nay, dân làng ở đây chắc chắn không ai biết kinh Đại tạng là kinh gì. Ngay các thầy tu hành lâu năm, cũng có vị còn chưa biết đó là kinh gì. Vậy, ai đã dàn cảnh vụ đón xe này với cớ là dân xã mời Hòa thượng ở lại dịch kinh? Thêm nữa, những người đón xe từ khuya, chưa ai một lần chứng tỏ vào thăm tu viện, họ cũng không biết Thầy Huyền Quang là ai. Trong số những người đón đường, có người ra đời sau khi Hòa thượng rời tu viện đã lâu, từ đó chưa một lần về thăm. Từ ngày Hòa thượng về lại, cũng chưa ai đến tu viện viếng thăm. Làm sao họ biết Hòa thượng là ai? Việc Hòa thượng đi trị bịnh, hay đi thăm viếng các nơi là chuyện thường, rồi Ngài sẽ về lại. Vậy, ai đã kích động đồng bào, phao tin Hòa thượng bỏ tu viện đi luôn, rồi tập hợp họ đến đây để đón đường. Chúng tôi không phải là những người khờ dại, để không biết rõ ai đứng sau vụ dàn cảnh đón đường này. Các ông chớ có lấy bàn tay mà che mặt trời.”
Về việc ông Chủ tịch tỉnh mời Hòa thượng; lời mời của ông Chủ tịch không phải là mệnh lệnh của pháp luật; nó chỉ mang tính chất đề nghị gặp dân để tham khảo. Nếu nhận thấy việc gặp ông Chủ tịch Tỉnh không đóng góp ích lợi gì, Hòa thượng có quyền từ chối. Ông (Chủ tịch huyện) không được phép đồng hoá lời mời ấy với lệnh gọi của pháp luật để hăm dọa Hòa thượng. Ông Chủ tịch huyện ngắt lời, rằng ông không có ý nói như vậy.
Thầy Tuệ Sỹ tiếp: “Tôi có thể xác nhận rằng Hòa thượng không nhận được giấy mời của Chủ tịch tỉnh. Chỉ mới sáng nay thôi, ông Phó Ban Tôn giáo Tỉnh mới đến hiện trường này để nhắc Hòa thượng về thư mời của Chủ tịch Tỉnh. Để làm bằng chứng, ông Phó Ban nói ông còn giữ thư mời trong túi đây, Hòa thượng có cần xem lại không? Thư mời mà không giao cho người nhận. Cho đến lúc sự cố xảy ra, mới nói là người đưa thư đang giữ trong túi của mình. Ông Chủ tịch Huyện nên về trình lại với Ông Chủ tịch Tỉnh, rằng Hòa thượng không nhận được giấy mời. Các ông nghĩ, có thể Hòa thượng Huyền Quang tuổi tác đã quá cao, nên dàn cảnh qua mặt Hòa thượng, với lý do Hòa thượng chúng tôi lẩm cẩm, khi nhớ khi quên, nên không nhớ đã được ông Chủ tịch Tỉnh mời, phải không? Thư mời của Chủ tịch gởi Hòa thượng chiều hôm qua, mà sáng nay lại vẫn còn nằm trong túi ông Phó Ban Tôn giáo, nên chúng tôi có quyền xem đó là thư mời giả mạo. Tuy nhiên, Hòa thượng cũng gởi lời xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh về việc sai hẹn này. Sau khi đi chữa bịnh xong trở về, Ngài sẽ thân hành đến xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh sau.”
Chủ tịch Huyện hứa sẽ trình bày lại chi tiết với Chủ tịch Tỉnh, để chờ giải quyết.
Hơn một giờ sau, Chủ tịch Huyện trở lại, chuyển lời Chủ tịch Tỉnh, rằng rất lấy làm tiếc không được gặp Hòa thượng chiều nay để bàn một việc rất quan trọng (!). Hòa thượng cần vào thành phố Hồ Chí Minh chữa bịnh, Ngài có thể tự do đi lại thoải mái. Khi nào chữa bịnh xong, trở về tu viện, ông Chủ tịch mong có dịp gặp lại. Ông Chủ tịch Tỉnh đã ra lệnh cho các cơ quan địa phương giải tỏa ách tắc để xe Hòa thượng ra đi không trở ngại.
Khoảng 3:30 chiều, tài xế xe chùa nhận lại đầy đủ các giấy tờ. Các biên bản vi phạm coi như huỷ bỏ. Xe bắt đầu chuyển bánh. Tăng Ni đề nghị được tiễn hai Hòa Thượng và các thầy ra đến quốc lộ. Tài xế được đề nghị cho xe chạy chậm. Trên 200 Tăng Ni, và trên một ngàn đồng bào Phật tử đã đi bộ theo xe, tiễn ra đến ngã ba Quốc lộ. Xe thực sự bắt đầu mở vận tốc bình thường vào lúc 4:00.
Đồn biên phòng Lương Sơn
7:30 tối, ngày 8/10/2003, phái đoàn ghé lại chùa Linh sơn, thị trấn Vạn giã, huyện Vạn ninh, nghỉ qua đêm. Tối đó, mấy bác ở gần chùa phát hiện có người lạ rình rập trong khuôn viên chùa, lập tức đến chặn lại, cho là quân trộm cắp gì đây, định bắt giao cho an ninh xóm. Hai người vội xuất trình giấy. Họ là cán bộ công an tỉnh Bình định.
Sáng hôm sau, gần 7 giờ, xe lại tiếp tục lên đường trở về thành phố. Khoảng 9:30, xe đi đến trạm Lương sơn. Đột nhiên, một toán công an đồng phục, trang bị roi điện, dàn hàng ngang giữa đường, chặn xe các thầy lại, hướng dẫn đưa vào sân đồn Công an Biên phòng Lương sơn.
Tất cả những người trong xe được lệnh xuống xe để công an tiến hành khám xét xe. Sau khi mọi người xuống xe, lập tức mỗi người được dẫn đi cách ly một nơi. Tôi được dẫn đến một phòng riêng, buộc nghe lệnh bắt giữ và khám xét. Tôi hỏi: “Bắt giữ tôi vì lý do gì?” Cán bộ trả lời: “Lát nữa qua bên kia sẽ có cán bộ giải thích cho biết lý do bị bắt giữ. Ở đây trước hết tiến hành thủ tục khám xét, xét người và xét vật dụng cá nhân.” Khám xét người, không phát hiện tang vật gì. Các vật dụng khác của tôi gồm có: 1 xắc tay, 1 sổ địa chỉ và một số danh thiếp. Tất cả được thu giữ, lập biên bản tạm giữ, ghi là “tang vật.” Tôi yêu cầu trao cho tôi giữ một biên bản, nhưng cán bộ không đáp ứng. Sau đó, áp giải tôi đưa lên xe.
Ngay lúc đó, tôi thấy hai CA dìu Hòa thượng Quảng Độ ra xe. Họ đẩy Ngài lên xe. Nhưng Ngài chống đối; tì tay vào khung xe, không chịu bước vào. Rất đông cán bộ công an tụ tập, khoảng gần 20 người. Hai cán bộ trẻ thường phục cặp sát Hòa thượng, một người quặt tay Ngài xuống, và những người khác đẩy Ngài lên xe. Xe chở Ngài đi mất.
Lát sau, người ta dẫn thầy Thanh Huyền đến, đưa lên cùng một xe với tôi. Kèm theo chúng tôi có 4 công an thường phục, kể cả tài xế. Xe chở chúng tôi bắt đầu khởi hành. Tôi hỏi những người dẫn độ tôi: “Các ông bắt giữ tôi vì lý do gì?” Không ai trả lời. Tôi và thầy Thanh Huyền lặp lại câu hỏi nhiều lần, cũng không được trả lời. Thầy Thanh Huyền nói, “Các ông bắt người vô cớ, không cho biết lý do, mà chỉ dựa vào bạo lực. Cái chế độ mà các ông gọi là dân chủ, tự do chỉ là sự giả dối, dùng vũ lực ức hiếp dân.” Các cán bộ vẫn im lặng. Tôi và thầy Thanh Huyền liền đó tuyên bố, “Để phản đối hành vi phi pháp này, kể từ giờ phút này, chúng tôi tuyệt thực.”
Mấy giờ sau, chúng tôi biết chắc xe chạy về Sài Gòn.
Khoảng 4:00 chiều, xe ngừng tại bộ chỉ huy Công an quận Gò vấp. Tôi được đưa riêng lên phòng hội. Ngồi chờ đến gần 6:00, phó đội an ninh quận và một CA từ Sở CA thành phố HCM đến làm việc. Tôi được yêu cầu báo cáo những việc tôi đã làm trong chuyến đi Bình định. Tôi nêu câu hỏi tiên quyết, nếu không giải quyết xong, tôi sẽ không trả lời bất cứ yêu cầu nào khác: “Bắt tôi vào đây vì lý do gì?” Cán bộ CA trả lời: “không hề có lệnh bắt.” “Vậy, tại sao tôi được đưa vào đây?” Cán bộ không trả lời được. Từ đó cho đến hơn 9 giờ tối, tôi ngồi im không nói một lời. Đến khoảng 9:30, phó đội anh ninh đến, đề nghị tôi sang trụ sở Ủy ban Nhân dân quận làm việc, sau đó tôi sẽ được đưa về chùa nghỉ. Tôi trả lời, tôi sẽ không đi bất cứ đâu, không rời khỏi nơi đây, trừ khi câu hỏi của tôi được trả lời chính xác: “Bắt tôi vào đây vì lý do gì? Cho tôi xem lệnh bắt.” Phó đội trả lời: Tôi không bị bắt, cũng không có lệnh bắt. “Các anh đừng xem tôi như con nít. Không bị bắt, sao tôi được đưa vào ngồi đây? Không có lệnh bắt, sao tôi được công an dẫn độ từ Khánh hòa về đây?”
Phó đội không trả lời được, bỏ đi một lúc lâu. Sau đó trở lại, báo cho biết, vì tôi không chịu sang trụ sở của Ủy ban, nên Ủy ban sẽ đến ngay tại đây làm việc.
Khoảng 10:30 tối, đến gặp tôi tại phòng hội của CA gồm có: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Gò vấp, Phó Viện kiểm soát nhân dân quận, Chủ tịch Mặt trận quận, Phó Ban Tôn giáo quận, và đại diện công an quận, cùng với nhiều người khác nữa, tôi không nhớ hết.
Chủ tịch Quận đề nghị tôi tường thuật chuyến đi Bình định vừa rồi. Điều kiện tiên quyết của tôi nêu ra, trước khi tôi có thể trả lời các câu hỏi. Tôi cần phải xác định tình trạng công dân của mình: phạm tội hay không phạm tội. Vậy, tôi đã bị bắt đưa vào đây vì lý do gì? Cho tôi xem lệnh bắt giữ, hặc giấy gọi của Chính quyền đến đây làm việc.
Chủ tịch Quận trả lời, tôi không bị bắt. “Vậy, làm sao tôi có thể vào ngồi tại đây? Tôi là công dân thường, không thể đường đột xông vào cơ quan CA để ngồi chơi được.” Bà Phó Chủ tịch trả lời: Công an Khánh hòa đưa tôi vào đây hồi chiều. Bây giờ họ trở về ngoài đó, nên chưa rõ lý do tôi được đưa vào đây. Vô lý, CA chuyển giao phải có giấy tờ. Vả lại, nếu họ quên giao lệnh bắt, Quận phải hỏi họ, hoặc đưa tôi ra đó trở lại để làm việc, nếu họ quên giao lệnh bắt. Bà Phó hứa sẽ đưa tôi trở ra Khánh hòa để làm sáng tỏ vấn đề.
“Vậy, cho tới khi vấn đề chưa được sáng tỏ, đề nghị quý vị đừng hỏi tôi bất cứ câu hỏi nào. Tôi nhất định không trả lời. Tôi cũng báo cho các vị biết, tôi đã hỏi những người dẫn độ tôi, bắt tôi vì lý do gì. Nhưng không có ai trả lời nên tôi tuyên bố tuyệt thực, nhịn cả ăn và uống từ sáng đến nay. Cán bộ chuyển giao mà không báo lại lại cơ quan tiếp nhận rõ tình trạng người bị bắt, đó là việc làm thiếu trách nhiệm. Chuyển giao một con người chứ không phải chuyển giao một khúc gỗ. Bây giờ tôi xác định với các vị, tôi vẫn tuyệt thực cho đến khi nào Chính quyền trả lời rõ tôi bị bắt giữ vì lý do gì.”
Chủ tịch Quận đồng ý lập biên bản, chờ nghiên cứu lại vấn đề. Trong thời gian chờ đợi, Chủ tịch Mặt trận đề nghị, vì tôi nhịn ăn đã từ sáng, nay ông mời tôi một bữa cơm chay. Tôi từ chối. Ông Chủ tịch Mặt trận đề nghị lập thêm biên bản, ghi lại lời mời của Chủ tịch Mặt trận và sự từ chối của tôi.
Các biên bản lập xong, các quan chức của Quận rời phòng họp ra về.
Công an quận có vẻ lúng túng, không biết xử lý tôi bằng cách nào. Ban đầu, có người đề nghị mang đến cho tôi một ghế bố để tôi nghỉ luôn tại phòng hội này. Nhưng sau đó, khoảng hơn 1 giờ sáng, cán bộ đến yêu cầu tôi nghe lệnh tạm giữ 12 hai tiếng, từ 22:00 ngày 9/10, 2003, đến 10:00 ngày 10/10, 2003. Lý do: không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ. Tôi hỏi lại: “Hồi chiều đến giờ các ông yêu cầu tôi những gì mà bảo tôi không chấp hành? Tuy nhiên, tôi biết đây chỉ kiếm một cái cớ gì đó để tôi được ở lại cơ quan CA quận. Cơ quan CA quận chứ đâu phải là nhà trọ?” Cho nên, tôi cũng không thắc mắc gì thêm.
Hôm sau, ngày 10/10, 2003, khoảng 8:00, cán bộ y tế đến khám sức khoẻ. Tôi vẫn tiếp tục tuyệt thực. Đến lúc 10:00, hết hạn tạm giữ, cán bộ gọi tôi lên phòng hội ngồi chơi. Tôi ngồi chơi đó, trò chuyện phiếm với các cán bộ có nhiệm vụ canh gác, cho đến 22:30, lại nhận thêm lệnh tạm giữ, lý do như ngày qua. Tôi lại hỏi: “Suốt ngày nay, có ai hỏi tôi câu nào đâu?” Nhưng tôi biết cũng phải tìm một lý do vu vơ nào đó để có thể giữ tôi lại trong nhà giam.
Sáng 11/10. 2003, lúc gần 8 giờ, cán bộ y tế lại vào khám. Sau đó, cán bộ CA gọi tôi đi làm việc. Tôi từ chối, sẽ không đi đâu nữa. Nằm đây tuyệt thực và chờ trả lời thoả đáng. Tôi đề nghị lập biên bản, nêu các câu hỏi của tôi:
Nếu không giải quyết ba yêu cầu này của tôi, tôi sẽ không chấp hành bất cứ mệnh lệnh nào.
Cán bộ tiến hành lập biên bản. Nhưng chỉ ghi hai điều: yêu cầu trả lời lý do tôi bị bắt giữ, và đề nghị thông báo cho thân nhân tôi biết nơi tôi đang bị tạm giữ. Tuy biên bản không trung thực, nhưng trung hay không trung thì cũng chỉ có cán bộ đọc với cán bộ, khi cần thì họ tiêu huỷ đi; người dân ai biết? Cho nên, tôi chẳng cần bắt buộc sửa đổi cho chính xác những gì tôi đã nêu. Tôi chấp nhận ký.
Đến chiều, tôi đột nhiên bị ói mửa. Có lẽ do mất nước quá nhiều, và dịch vị tiết quá nhiều, gây rối loạn tiêu hóa. Bác sỹ vội đến khám và chuyền dịch ngay. Nhưng chỉ một lát thôi, có lệnh di chuyển tôi rời đi chỗ khác. Tôi từ chối, không đi đâu cả. Cán bộ nói, để anh em chúng tôi đưa thầy về chùa.
“Các ông chớ có nói gạt, như đã gạt tôi một lần đưa về đây rồi. Bây giờ tôi không đi đâu hết.” Cán bộ nói, “Nếu thầy không đi, anh em chúng tôi sẽ dìu thầy đi.” – “Vậy các anh cứ dùng vũ lực mà cưỡng bức. Còn tôi, nhất quyết tôi không đi đâu cả.”
Lập tức cán bộ được lệnh khiêng tôi ra xe. Hai cán bộ khiêng tôi ra đặt vào xe, rồi chở đi. Lát sau, xe dừng trong sân trường Nguyễn Thượng Hiền, gần chùa Già lam. Tôi vẫn không chịu bước xuống. Cán bộ lại được lệnh ẵm tôi xuống xe, bế thẳng vào phòng hội. Tại đó, tôi thấy hiện diện một số đông đồng bào, khoảng trên dưới 30 người.
Tôi và thầy Thanh Huyền được đưa vào ngồi ghế bị cáo (!). Khi Chủ tọa đoàn đến, tôi nhận thấy hơn 10 người, nhưng chỉ nhận diện được vài người. Ông Chủ tịch Quận tuyên bố lý do có buổi họp nhân dân hôm này, và giới thiệu Trưởng Công an phường I quận Gò Vấp đọc cáo trạng. Phần thứ nhất dành cho tôi, và phần thứ hai dành cho thầy Thanh Huyền. Riêng về phần tôi, ghi nhận 4 tội danh, nếu tôi còn nhớ rõ:
Rất tiếc, tôi chỉ nghe một lần mà không được tự mình đọc cáo trạng, nên không chắc những điều trên đây đúng nguyên văn, nguyên ý. Nhưng không phải tại tôi cố tình xuyên tạc, mà các vị quan chức cai trị dân không làm đúng theo pháp luật.
Tiếp theo, Chủ tịch Quận đọc quyết định xử phạt quản chế hành chánh 24 tháng do Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký thay Chủ tịch thành phố HCM. Tôi và thầy Thanh Huyền, mỗi người nhận được một bản.
Phần tiếp theo, phát biểu của đồng bào. Khỏi tường thuật dài dòng, ai cũng biết những người được mời phát biểu sẽ nói gì. Vì đó là quy luật được thực hiện từ những cuộc đấu tố kinh hoàng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc. May mắn, chúng tôi được xử nhẹ hơn. Đồng bào phát biểu: “Đảng và Nước xử phạt như vậy vừa nhân đạo, vừa nhân quyền.” Bình mới, nhưng rượu cũ, chưng cất trên nửa thế kỷ. Cho nên có hương vị đặc thù.
Phát biểu xong, cán bộ lôi lẹ tôi ra khỏi phòng. Các thầy Ban Đại diện Phật giáo quận Gò Vấp đến chào tôi mà chưa kịp nói hết lời. Tôi được đẩy tiếp lên xe, và chở về trả lại nhà chùa.
Theo quy định, chúng tôi được phép có 10 ngày để khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM.
Cho đến nay, tôi chưa khiếu nại gì. Nhưng chắn chắn tôi sẽ hỏi cho ra lẽ trước dư luận của loài người có lương tri, biết phải trái, về lý do bắt giữ tôi rồi đột nhiên đưa ra xử trước tòa án quần chúng mà không hề có biên bản vi phạm, cũng không hề có thẩm vấn, hay bất cứ hình thức nào mà luật tố tụng hình sự quy định phải tiến hành trước khi xét xử. Tôi chỉ biết mình đang được xét xử khi nghe Trưởng CA phường đọc cáo trạng.
Nói tóm lại, tự nhiên một nhóm người ở đâu đó coi thường pháp luật, coi thường đạo lý con người, chặn bắt tôi giữa đường như bắt cóc, rồi bỗng nhiên tống tôi vào nhà giam chẳng viện được lý do gì, rồi lại đột nhiên khiêng tôi từ nhà giam, mà chẳng cho biết sẽ khiêng đi đâu, lại đưa ra trước công đường để nghe luận tội. Thực tế, ai đang luận tội ai? Tôi hỏi Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Chúng tôi đang sống trong một xã hội nào đây, xã hội loài người giữa thế kỷ 21 chăng, thưa Ông Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố?
Tôi không khiếu nại hay kháng cáo. Thầy Thanh Huyền có gởi thơ đến chất vấn ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Chuyện chất vấn như một trò đùa, không phải là chuyện pháp luật mà nơi đó liên hệ đến sinh mạng và phẩm giá của con người.
Chuyện như thế này. Ngày hôm đó, các thầy trong chùa Già lam phát hiện Quyết định số 4312/QĐ-UB buộc tội ông Phạm Văn Thương tức Thích Tuệ Sỹ đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân qui định tại điều 258 Chương 20 Bộ Luật hình sự Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, do đó, quyết định xử phạt ông Lê Quang Thiện 24 tháng quản chế hành chánh. Thì ra, thầy Tuệ Sỹ gây tội mà thầy Thanh Huyền phải gánh chịu hình phạt.
Hôm sau, thầy Thanh Huyền được mời lên quận để làm việc, nội dung là “Để đối chiếu vật dụng bị tạm giữ”. Nhưng khi đến Quận, có lẽ Quận đã phát hiện chỗ sai lầm khôi hài này nên ra lệnh Thanh Huyền phải giao bản chính của Quyết định (Quyết định số 4312/QĐ-UB). Thanh Huyền không chịu và đề nghị “Tôi sẳn sàng giao lại bản QĐ 4312/QĐ-UB nhưng phải trong bối cảnh như ngày hôm qua – trước đông đảo cử toạ chứng kiến – và phải nói rõ lý do thu hồi Quyết định đó.” Sau khi dùng biện pháp doạ nạt không có hiệu quả, Chủ tịch Phường đổi sang giọng thuyết phục. Cũng không có hiệu quả, nên cuối cùng Chủ tịch Quận thân hành đến xin lỗi và xin thâu hồi lại quyết định số 4312. Thầy Thanh Huyền thật tình xúc động trước thái độ xin lỗi thành khẩn (!) của Chủ tịch Quận, nên vui vẻ trả lại cái quyết định 4312 xử phạt người mà như trò đùa ấy. Sau đó thầy được trao cho quyết định khác, mang số 4314/QD-UB. Thành ra, một mình thầy Thanh Huyền bị xử phạt bằng hai Quyết định cùng lúc, cùng một người ký: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM, và ký cùng trong một ngày: 11/10/2003. Chuyện này lại càng rắc rối cho Thanh Huyền. Vì Quyết định số 4312 không có lệnh thâu hồi, nên vẫn còn hiệu lực. Trong khi đó lại phải nhận thêm quyết định mới. Cả hai đều có hiệu lực, buộc người bị xử phạt phải chấp hành. Thanh Huyền viết thơ hỏi Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, thầy phải chấp hành theo quyết định nào? Ông Chủ tịch im lặng. Sao Ông Chủ tịch lại làm ngơ trước một sự kiện như vậy? Tuy là lỗi hành chánh nhỏ thôi, nhưng danh dự con người thì quá lớn. Ông Chủ tịch sợ gì mà né tránh, không dám trả lời? Theo đạo lý, và cả theo pháp luật, Ông Chủ tịch phải trả lời, vì lỗi lầm chính mình vi phạm. Sao ông sẵn sàng buộc tội người khác, tội rất lớn vì xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, mà không cần điều tra, trong khi giấu kín lỗi nhỏ của mình? Tôi có nên đặt vấn đề lương tâm và tự trọng của một con người chân chính với Ông Chủ tịch thành phố ở đây hay không?
Những nghi vấn
Chuyện sai lầm của hai Quyết định chỉ là vấn đề hình thức. Không thể dựa vào một vài lỗi lầm hành chánh nhỏ mà liên hệ đến cả danh dự và phẩm giá của con người. Những người biết xử dụng vi tính đều hiểu rõ lý do kỹ thuật dẫn đến sự sai lầm như vậy. Nhưng cũng từ lỗi kỹ thuật của vi tính đó mà người ta có thể hiểu thêm được tầm mức quan trọng và ý nghĩa của sự việc.
Rõ ràng, cả hai quyết định dành cho hai người được soạn thảo với một nội dung văn bản như nhau; đồng nhất với nhau từ dấu chấm phẩy. Bởi vì đây là một bản án tiền chế, người ta soạn án lệnh đồng nhất chung cho cả hai người mặc dù không có tội danh giống nhau, và không có bằng chứng vi phạm giống nhau. Với một nội dung án lệnh soạn sẵn cho hai người, chỉ cần thay tên người bị xử phạt. Do đó, khi điền tên trong án lệnh tiền chế, người thư ký vô tình chỉ thay tên người bị phạt mà không thay tên người bị đề nghị xử phạt.
Tại sao lại có quyết định tiền chế như vậy, nếu không phải là giải pháp tình thế, mà tục ngữ ta nói là “cả vú lấp miệng em!” Không thể nói Chính quyền không tuân thủ pháp luật, quyết định tùy tiện. Nhưng trong những cái xấu, người ta bị bắt buộc phải chọn tình thế ít xấu nhất. Tình thế như thế nào mà bị bắt buộc phải chọn lựa bất đắc dĩ như vậy? Có thể Nhà nước dựa trên các nguồn tin tình báo nào đó, mà nguồn tin hoàn toàn không đúng sự thật. Để rồi dựa trên đó để đánh giá sự việc một cách sai lầm, dẫn đến hằng loạt sai lầm đáng tiếc.
Ở đây, chúng tôi đúc kết lại những sự vụ cốt lõi, để từ đó cho thấy có thể có những nghi vấn nào, chung quanh cái gọi là “Sự biến Lương sơn”
1- Vận động toàn dân của Tỉnh Bình định
Ngay từ đầu, Tỉnh đã vận động các tầng lớp nhân dân trong cả hai phạm vi riêng và tư, để Hòa thượng Huyền Quang không đi chung với Hòa thượng Quảng Độ vào Sài Gòn. Trên cao, đích thân ông Chủ tịch vận động, và lôi cuốn cả ông cựu Chủ tịch tỉnh cùng vận động.
Kế đến là Ban Tôn giáo tỉnh. Ban hứa hẹn sẽ tập họp người cần thiết để dịch kinh Đại tạng cho Hòa thượng. Tôi biết chắc, Ban Tôn giáo tỉnh chẳng có chút khả năng và uy tín nào để tập họp. Chỉ là hứa hẹn suông, như miếng mồi để nhử Hòa thượng. Làm sao qua mắt những người chuyên môn trong sự nghiệp nghiên cứu, phiên dịch và trước tác kinh điển Phật hằng mấy chục năm trường? Ban Tôn giáo cũng hứa hẹn sẽ giúp Hòa thượng Huyền Quang xây dựng tại Nguyên Thiều thành một trường Đại học Phật giáo. Điều này thì rõ ràng vượt quá khả năng của Ban Tôn giáo tỉnh rồi. Đại học Phật giáo không phải là lớp huấn luyện thầy cúng, mà Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh và Ban Tôn giáo Tỉnh bàn luận như chuyện đùa, làm sao qua mắt những người chuyên môn đã từng giảng dạy và phụ trách chương trình giảng huấn của hầu như tất cả các trường Đại học và Cao đẳng Phật giáo toàn miền Nam trước đây?
Cho đến dưới cùng là vận dụng tình cảm gia đình, cho nên đích thân Bí thư xã dẫn cháu của Hòa thượng Huyền Quang lên chùa, khuyên Bác đừng đi Sài Gòn.
Giải pháp xấu nhất phải thực hiện, là vận động dân xã cản trở, với chiêu bài, Phật tử muốn Hòa thượng Huyền Quang ở lại để xây dựng chùa. Nhưng vận động này phản tác dụng, dẫn đến tình trạng tồi tệ ngoài mong muốn.
Chính quyền nên rút ra đây một bài học đáng giá, tuy chưa có sự vụ gì đáng tiếc xảy ra, không phải nó không thể xảy ra. Nhưng đã không thể xảy ra vì các thầy không cho phép, chứ không phải do an ninh của Chính quyền đã làm việc có hiệu quả.
Có thể nói, Chính quyền Bình định đã không từ bỏ bất cứ biện pháp nào, với mục đích duy nhất là không để Hòa thượng Huyền Quang vào Sài Gòn chung với Hòa thượng Quảng Độ.
Tất nhiên, không cần phải đi chung, hai Ngài vẫn có thể thảo luận chi tiết riêng tư với nhau hàng loạt sự việc. Vậy, sự cản trở này có mục đích gì? Trước hết, phải chăng Nhà Nước muốn cách ly hai Hòa thượng, cô lập Hòa thượng Huyền Quang để dễ bề lung lạc? Nhưng điều có thể hơn cả là, dựa trên nguồn tin tình báo sai lầm, Nhà Nước đánh giá sẽ có một vận động to lớn nào đó khi hai Hòa thượng sát cạnh nhau, mà vận động này có thể đe doạ sụp đổ chế độ. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, bất chấp dù là giải pháp tồi tệ nhất.
2- Công tác của Giáo hội Mặt Trận
Ngay từ hôm Hòa thượng Quảng Độ đến Bình định, hẳn không phải là tình cờ mà một phái đoàn của Giáo hội Mặt trận (Giáo hội Phật giáo Việt nam) cũng đến Bình định, do Hòa thượng Thanh Tứ dẫn đầu, cùng đi theo có ông Vụ Phó Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Trung ương của Chính phủ. Những ngày tiếp theo, đến Bình định thăm viếng Hòa thượng Huyền Quang lại có phái đoàn Ban trị sự Phật giáo Thừa thiên – Huế do Hòa thượng Dân biểu Thích Chơn Thiện dẫn đầu, và phái đoàn Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Trí Quảng dẫn đầu. Trừ HT Thanh Tứ có đề nghị rõ, mời Hòa thượng Huyền Quang ra Hà nội thăm, hai phái đoàn kia chỉ thuần tuý thăm hỏi. Thực chất các phái đoàn này chỉ làm bình phong Phật giáo để cho Chính quyền núp phía sau mở cuộc vận động. Đó là cuộc vận động bất đắc dĩ. Vì chính những cơ quan có nhiệm vụ vận động trước đó đã kết án “bọn phản động Lê Đình Nhàn” tức Thích Huyền Quang, nay đột nhiên xưng tụng Hòa thượng lên hàng cao tăng nhất nước. Trực tiếp vận động là Bộ Công an, và Ban Tôn giáo Trung ương của Chính phủ. Về hình thức, người ta muốn Hòa thượng Huyền Quang làm tâm điểm hội tụ để thống nhất hai Giáo hội. Hòa thượng được trao trách nhiệm này, với chức vụ xứng đáng, tất nhiên do Nhà Nước phong tặng. Cao nhất là Pháp chủ, hay chức danh tương tự. Tại sao Nhà Nước cần sự hợp nhất đến như vậy, để phải đưa một người tù sau hơn 21 năm chưa có lệnh phóng thích lên hàng cao tăng nhất nước, được Thủ Tướng long trọng tiếp đón với nghi thức mà chưa vị nào trong Giáo hội Phật giáo Việt nam (của Mặt Trận) được vinh dự?
3- Điều phối của Bộ Công an
Trước đây, đại diện của Bộ Công an, đặc trách an ninh tôn giáo các tỉnh phía nam, có đến gặp tôi tại chùa Già lam. Ông cán bộ yêu cầu tôi có những đề nghị cụ thể gì liên hệ đến Phật giáo cứ đề nghị thẳng với ông. Tôi trả lời, vấn đề Phật giáo nếu có, đó là những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, tất phải thuộc phạm vi giải quyết của Bộ Chính trị hay Phủ Thủ Tướng. Bộ Công an chỉ phụ trách an ninh, làm sao tôi có thể báo cáo những vấn đề như vậy được? Tôi muốn nói, tôi không thể là chỉ điểm viên của Công an, dù là Công an cấp Bộ. Thế nhưng, qua câu chuyện, chúng ta có thể biết được vai trò của Công an trong sự giám sát sinh hoạt của Phật giáo.
Trong sinh hoạt vừa qua của Giáo hội Thống nhất, thoạt đầu, Công an các tỉnh thành có vài cản trở, nhưng chỉ tới một giới hạn nào đó thì ngưng. Suốt trong các ngày hội họp, hành lễ, không ai thấy bóng dáng công an lai vãng. Nhiều vị cho rằng tính hợp pháp của Giáo hội Thống nhất như vậy đã được Nhà Nước mặc nhiên công nhận. Nếu không, chẳng bao giờ lực lượng công an để yên cho các thầy lui tới tự do như vậy.
Cho đến khi xảy ra sự cố giao thông trước cổng tu viện Nguyên Thiều, lực lượng công an chính quy cũng không xuất hiện. Duy chỉ Cảnh sát giao thông đến làm nhiệm vụ phân xử luật lệ đi đường, mà lại xử một cách ngang chướng khiến bị Tăng Ni và quần chúng phản đối đành phải lãng đi mất.
Kể từ sự việc tại đồn công an biên phòng Lương sơn, người ta mới thấy Bộ Công an thực sự tham gia và điều phối. Điều phối công an Bình định bám sát theo xe các thầy vào đến chùa Linh sơn, Khánh hòa. Rồi thông báo công an đồn biên phòng Lương sơn biết để chặn bắt. Sau đó ra lệnh công an quận Gò vấp có nhiệm vụ giam giữ. Những sự việc như vậy quá đơn giản với nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan an ninh cấp Bộ. Nhưng thực tế đã cho thấy Bộ điều phối một cách vụng về. Tất nhiên không thể làm khác đi được, vì phản ứng bất ngờ, ngoài tiên liệu.
Bắt giữ người trái phép, không nêu rõ lý do. Lại giam giữ nhiều ngày mà không thông báo cho thân nhân biết. Các hành vi này có thể dẫn đến tội bắt cóc. Cán bộ Bộ Công an biết rõ điều đó.
Vật dụng của công dân, dùng vũ lực uy hiếp để khám xét không có lý do; tạm giữ mà không cấp biên lai hay bất cứ giấy tờ gì tương tợ cho sở hữu chủ. Các hành vi này có thể dẫn đến tội cưỡng đoạt tài sản. Mặt khác, vật dụng hằng ngày của tôi, vô cớ tạm giữ, ghi là “tang vật,” tức tang chứng phạm pháp. Đó là hành vi lợi dụng chức quyền xâm phạm danh dự công nhân. Cho đến bây giờ, không thấy cơ quan an ninh tạm giữ của tôi thông báo vật dụng tôi đang ở đâu. Tôi không cố tình kết buộc cán bộ lợi dụng chức quyền chiếm dụng tài sản của tôi.
Bộ Công an có chức năng thi hành mệnh lệnh pháp luật, hiểu rất rõ các yếu tố dẫn đến tội phạm. Nhưng vẫn cố tình vi phạm, không hẳn là khinh thường dân. Nhưng trong tình thế thảng thốt, ngoài tiên liệu, chưa kịp suy nghĩ cách làm nào hay hơn, nên đành phải chọn giải pháp tình thế quá xấu. Phải chăng công an đã thụ động trong sự vụ này?
4- Giải pháp cho Ủy ban Nhân dân thành phố HCM
Chặn bắt cóc người giữa đường, giam giữ người trái phép; Chính quyền muốn thả những người này càng sớm càng tốt. Nhưng khổ nỗi, các vị này khăng khăng đòi giải thích lý do bắt giữ và giam giữ, nếu không, cương quyết ở lại nhà tù. Dùng vũ lực áp tải kẻ ngoan cố trở về chùa, không phải là điều không làm được. Nhưng có lẽ Nhà Nước muốn tìm một giải pháp đẹp mặt hơn, nên cần đến Ủy ban Nhân dân thành phố HCM, với quyết định quản chế hành chánh.
Chắc chắn vì không được chuẩn bị trước để đối phó sự việc, và cũng vì xem đây chỉ là biện pháp chữa cháy tạm thời, nên các vị quan chức Ủy ban chỉ thi hành mang tính hình thức, và cũng vì vậy mà gây nên những lỗi lầm có tính hình thức tai hại.
Bình thường, có lẽ ông Phó Chủ tịch không dám nhắm mắt ký bừa bất cứ giấy tờ gì mà trợ lý mang đến. Nhiều quan chức rất thận trọng chữ ký mà còn phải ra tòa. Ông Phó Chủ tịch khi ký các quyết định quản chế hành chánh này một cách thiếu suy nghĩ, đã có thể phản ánh đúng mức tầm quan trọng của sự vụ. Nội dung quyết định không là vấn đề quan trọng, mà còn vấn đề khác quan trọng, cấp thiết hơn, buộc ông phải ký không cần đắn đo. Tất nhiên, ông biết rõ quyết định này không chỉ như sự vụ lệnh, mà nó mang tính pháp luật, có hiệu lực như án lệnh để có thể tước bớt quyền hạn của công dân, và trong chừng mức nó cũng ghi một vài điểm xấu trên phẩm giá con người của những người nhận quyết định. Thái độ cẩu thả của ông Phó Chủ tịch, tôi không muốn kết án là quan liêu, hách dịch, xem thường phẩm giá của công dân khác, mà thông cảm cho ông vì bị bắt buộc làm một việc ngoài ý muốn. Bởi vì, trong một chế độ dân chủ thực sự, khi ký một bản văn mang tính pháp luật cưỡng chế mà bất cẩn như vậy, chắc chắn sự nghiệp chính trị của ông Phó leo lên đến đây là hết.
Vậy, đằng sau ông Phó chủ tịch là lệnh của ai, lớn hơn ông Phó, để rồi dù ông có sai lầm đến cỡ nào, vẫn được bảo vệ, và có thể còn được thưởng công vì với chữ ký bất cẩn đã mang lại danh dự phần nào cho Chính quyền?
5- Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao bị bắt buộc phải trả lời trước dư luận quốc tế về sự vụ được xem là đàn áp. Ông phát ngôn viên đã có bài học thuộc lòng sẵn, với công thức đã được chuẩn hóa. Mỗi khi có sự cố bất thường, ông mang bài học ấy đọc lại cho cả thế giới nghe, để mọi người thư giãn vì những lời tuyên bố ngây ngô: Hai Hòa thượng cất giữ tài liệu có tính chất bí mật quốc gia. Bằng chứng do khám xét xe. Không ai khờ dại để có thể tin những lời tuyên bố bịa đặt một cách sống sượng như vậy. Nhà nước thiếu gì lý do để bắt giữ người, mà luật pháp cho phép tạm giữ trong ba ngày. Nhân viên kiểm soát có thể nhầm lẫn vì sự cố gì đó. Luật pháp nước nào cũng có khi nhầm lẫn. Vậy thì cần gì phải bịa ra lý do xúc phạm nhân phẩm hai vị Hòa thượng? Ông phát ngôn của Bộ Ngoại giao nhất định phải biết, bộ luật Hình sự của Nhà nước Việt nam xã hội chủ nghĩa quy định (điều 80, mục c), thu thập bí mật Nhà Nước như thế nào để dẫn đến trường hợp hội đủ yếu tố tội phạm gián điệp, phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hai Hòa thượng chỉ mới trong giai đoạn thu thập, để cất giấu. Đó là ngụ ý trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Bộ không dứt khoát ngụ ý có tiến hành thêm nữa để hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm gián điệp hay không. Nhưng vu khống người khác với hành vi liên hệ đến tội phạm nghiêm trọng như vậy, không phải là chuyện đùa. Không thể mang phẩm giá con người của hai vị Hòa thượng, mà hết thảy tăng ni Phật tử trong và ngoài nước kính trọng, để bôi bác trước dư luận thế giới. Ai sẽ xử phạt Bộ Ngoại giao về tội vu khống mang tầm ảnh hưởng thế giới này, để bắt buộc Bộ này phải bồi thường danh dự đích đáng?
6- Trách nhiệm cuối cùng
Qua diễn biến của sự việc, các cơ quan quyền lực Chính quyền đều cho thấy tình trạng bị động của họ. Vì vậy mà gây ra hết sai lầm này đến nhầm lẫn khác. Nhầm lẫn nào cũng rất tai hại, lan đến cả quy mô thế giới. Vậy, đằng sau tất cả các cơ quan Nhà nước bị động này, tất phải có một cơ quan quyền lực cao hơn tất cả để chi phối. Ngoại trừ Phủ Thủ Tương, hay chính Ban Bí thư Trung ương Đảng, còn cơ quan nào đủ uy quyền để điều động ngần ấy Bộ, Ban ngành? Vậy thì, chính xác, Đảng Cộng sản Việt nam muốn gì, khi đặt Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất thành một thế lực đối đầu đáng sợ như vậy? Gần ba thập kỷ nay, Nhà Nước đã sử dụng tối đa bạo lực chuyên chính vô sản để triệt hạ Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất; toàn bộ cơ sở của Giáo hội bị chiếm dụng; các vị lãnh đạo, người thì chết trong tù, người thì bị tù đầy ròng rã. Giáo hội ấy nếu còn tồn tại, còn bao nhiêu khả năng để đe doạ sinh mạng tồn tại của Đảng Cộng sản Việt nam mà phải vận dụng các sách lược tưởng chừng như đối đầu với kẻ thù nào đó vô cùng nguy hiểm? Không những thế, Giáo hội ấy được nhiều cán bộ cao cấp của Nhà Nước tuyên bố là không còn tồn tại, hoặc không hợp pháp để tồn tại. Nhà nước sợ gì một tổ chức bất hợp pháp, để phải vận dụng ngần ấy Bộ, ban ngành, đối phó với một chuyến xe khách? Tất phải có nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Rất nhiều người hiểu rõ nguyên nhân sâu xa ấy.
Tuệ Sỹ
Sự biến Lương sơn là điểm cao của một chuỗi sự biến đang tạo thành khúc quanh mới của Phật giáo Việt nam nói chung, không phải chỉ là vấn đề tồn tại hay phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
Các chi tiết trong bản tường thuật này cho thấy có sự tham gia xã hội trên một quy mô rộng lớn, để thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Thành phần tham gia chủ yếu là các cơ quan quyền lực Nhà Nước và các cơ chế phụ tùy. Đáng kể trong số đó:
- Bộ Công an, với sự huy động Công an các tỉnh thành như Thừa thiên-Huế, thành phố Hồ Chí Minh, và tỉnh Bình định.
- Bộ Ngoại giao, cố gắng đưa hình ảnh xấu trước dư luận thế giới về các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh, Thừa thiên-Huế, Bình định.
- Ban Tôn giáo Chính phủ Trung ương và các tỉnh.
- Giáo hội Phật giáo Việt nam, với sự tham gia chưa từng thấy gồm cả hai bộ phận: Hội đồng Chứng minh và các Ban trị sự.
- Riêng tại Bình định, sự tham gia có thể nói là toàn diện: từ Chủ tịch tỉnh, cho đến xã, và Chính quyền địa phương đưa vào tham gia cả những thân nhân của Hòa thượng Huyền Quang, được xem như chiến dịch vận động tình cảm thuyết phục.
Trong bản tin mới đây dẫn lời tuyên bố của phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Việt nam, đọc được trong mục Thông cáo báo chí trên trang Web của tòa Đại sứ Việt nam tại Mỹ, lặp lại quan điểm của Chính phủ Việt nam rằng, tại Việt nam chỉ tồn tại một Giáo hội Phật giáo duy nhất, mà nguyên tiếng trong bản tin nói trên gọi là Vietnam Buddhist Sangha, nghĩa là Tăng già Phật giáo (Phật tử) Việt nam. Bản tin dùng tiếng Phạn Sangha (Pali = Sanskrit) để chỉ cho một tổ chức chính trị đội lốt tôn giáo là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam, được lãnh đạo bởi một đảng chính trị đương quyền là đảng Cộng sản Việt nam; đó là một sự lạm dụng từ ngữ. Những người Phật tử chân chính, biết rõ ý nghĩa của từ ngữ này (Sangha = Tăng-già), không thể chấp nhận được cách dùng chữ lập lờ đánh lận con đen đó.
Trong nhiều trường hợp khác, trong nhiều văn bản tiếng Anh chính thức của Nhà nước, tổ chức tôn giáo của đảng Cộng sản Việt nam, được mệnh danh là Giáo hội Phật giáo Việt nam, được dịch thành tiếng Anh là Association of Buddhism of Vietnam, nghĩa là, chính thức được gọi là “Hiệp hội Phật giáo Việt nam”, cùng ý nghĩa như Association of Woman (tức Hội Phụ nữ), hay Association of Fine Arts of Ho Chi Minh City, (Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh). Đây là những từ ngữ được các văn bản pháp định của Nhà nước Việt nam thừa nhận. Theo ý nghĩa đó, Việt nam thực sự không có tổ chức tôn giáo nào chính thức được gọi là Giáo hội của Phật giáo Việt nam, ngoại trừ Giáo hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất tồn tại như một cơ cấu tôn giáo đúng nghĩa trước 1975, mà đến nay vấn đề hợp pháp của nó đang là điểm tranh luận và cũng là điểm thách thức mang tính pháp quy đối với Pháp luật của Nhà nước Việt nam.
Ngoài ra, tuyên bố của phát ngôn nhân bộ Ngoại giao còn vi phạm một điều được quy định bởi Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam: quyền được theo một tôn giáo. Không thể nói chỉ thừa nhận một tổ chức duy nhất, các tổ chức khác đều bất hợp pháp. Đảng Cộng sản Việt nam nếu thấy Phật giáo có thể là công cụ cho mục đích chính trị của mình, thì có thể tập hợp những người Phật tử sẵn sàng đem Phật giáo phục vụ cho đảng để lập thành một bộ phận chính trị đội lốt tôn giáo của đảng, Những người Phật tử khác, chỉ trung thành với lý tưởng đạo Phật, không muốn pha trộn Phật giáo với bất cứ ý thức hệ nào, cũng không chịu điều khiển bởi bất cứ đảng phái chính trị nào, trong đều kiện hợp pháp, có quyền đăng ký với Nhà Nước để lập hiệp hội tôn giáo theo quy chế hiệp hội theo pháp định, hay lập thành Giáo hội theo tập quán truyền thống. Như Đạo dụ số 10 của Chính quyền Bảo hộ Pháp, được thừa nhận bởi Chính phủ Ngô Đình Diệm, trong đó quy định các tổ chức hiệp hội, và đặt các tổ chức Thiên chúa giáo ra ngoài Đạo dụ vì được thừa nhận là các tổ chức tôn giáo. Nhưng Phật giáo Việt nam phải bị chi phối bởi Đạo dụ này vì Chính quyền thực dân Pháp không coi Phật giáo Việt nam lúc bấy giờ là tôn giáo theo định nghĩa kinh điển. Đó là nguyên nhân sâu xa của cuộc vận động Phật giáo năm 1963 dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Lời tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cũng gián tiếp khẳng định Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là tổ chức bất hợp pháp. Nhưng, thế nào là “bất hợp pháp” Nếu đó là một tổ chức, hay một hiệp hội, được thành lập chỉ sau ngày Cộng sản chiến thắng miền Nam mà chưa được thừa nhận theo bất cứ thủ tục pháp định nào, như thế có thể gọi là bất hợp pháp. Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất được thành lập trước khi nước Việt nam Cộng hòa sụp đổ, đã sở hữu hợp pháp rất nhiều cơ sở văn hoá, giáo dục, từ thiện, tôn giáo, trên toàn miền Nam. Hầu hết các cơ sở đó đã bị cưỡng chiếm bởi Nhà nước Cộng sản theo thủ tục hiến tặng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng được trang bị bởi nhận thức duy nhất có tính hăm dọa: tất cả đều là tàn dư của chế độ Mỹ Ngụy. Khi tiếp thu một chính quyền đã bị sụp đổ, chính quyền mới có quyền thừa nhận hay huỷ bỏ bất cứ tổ chức nào trước đó sinh hoạt trong hệ thống pháp chế của Hiến pháp của Nhà nước đã bị sụp đổ. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, chính quyền mới, từ khi đang là chế độ Quân quản, cho đến thời hiệp thương Nam Bắc, thống nhất cả nước thành Nhà nước duy nhất gọi là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam; Nhà nước đó chưa hề có văn bản chính thức nào tuyên bố huỷ bỏ sự tồn tại của Giáo hội Phật Giáo Việt nam Thống nhất. Không những thế, năm 1977, Giáo hội này đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 7. Toàn quốc ở đây, theo Hiến chương, chỉ giới hạn từ vĩ tuyến 17 cho đến toàn miền Nam. Thừa nhận Đại hội trên một quy mô toàn quốc như vậy, rõ ràng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam mặc nhiên xác nhận, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất là tổ chức hợp pháp, theo hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Đây là một tiền lệ chưa từng có, nên về sau Nhà nước tỏ ra không nhất quán và rất lúng túng khi phải có quan hệ với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.
Điển hình trước hết về sự thừa nhận mặc nhiên này là công nhận phái đoàn đại biểu của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tham dự đại hội thành lập Giáo hội mới do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức tại Hội trường Giảng võ, Hà nội, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ông Trần Quốc Hoàn, Ủy viên Tổ chức của Ban Bí thư trung ương Đảng. Đoàn đại biểu này do Thượng tọa Thích Thiện Siêu làm trưởng đoàn.
Khi Giáo hội mới được thành lập, gọi là Giáo hội Phật giáo Việt nam, các hệ phái khác như Giáo hội Cổ sơn môn, Giáo hội Theravada, Giáo hội Tăng già khất sỹ, vân vân, đều được quyền bảo lưu danh xưng. Giáo hội Thống nhất thì bị phớt lờ. Nhưng nhân sự và cơ sở toàn bộ của Giáo hội mới thì hoàn toàn trưng dụng của Giáo hội Việt nam Thống nhất. Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống, đã có văn thư phản đối gởi Hòa Thượng Thích Trí Thủ về việc chiếm dụng này.
Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất không bị giải thể, nhưng tồn tại nửa như hợp pháp, nửa như không hợp pháp. Có khi Nhà nước tuyên bố, Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất không còn tồn tại kể từ khi được thay thế bằng Giáo hội mới. Nhưng cũng có khi Nhà Nước nói, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tồn tại như là một hệ phái trong sáu hệ phái thành lập Giáo hội mới. Lý luận cho điều này là, Hòa thượng Thích Trí Thủ nguyên là Viện Trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đã gia nhập Giáo hội mới, thì Giáo hội Thống nhất không tồn tại biệt lập nữa, mà trở thành một trong các hệ phái thuộc Giáo hội mới. Một vị Trưởng lão (được yêu cầu giấu tên) trả lời cho đại diện Chính quyền Trung ương: Giả sử Ông Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt nam tự động gia nhập một đảng khác, vậy thì đảng Cộng sản lúc ấy có trở thành bộ phận của đảng mới không? Huống chi, Hòa Thượng Thích Trí Thủ gia nhập Giáo hội mới theo nhận thức riêng của Ngài, không hề được ủy nhiệm của Hội đồng Lưỡng viện của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Cũng không có văn thư chính thức nào của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất cử phái đoàn đại biểu do Hòa Thượng Thiện Siêu dẫn đầu. Do tính cách mập mờ như vậy mà Nhà Nước tuỳ tiện phán đoán khi cần phải có quan hệ với Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất.
Điển hình thêm để thấy rõ ý nghĩa này, là sự kiện thầy Tuệ Sỹ thừa ủy nhiệm Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang đại diện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất đến họp với Ủy hội Châu Âu tại trụ sở của Ủy hội ngay tại thủ đô Hà nội. Ông F. Baron, Đại diện Liên hiệp Châu Âu tuyên bố, đây là cuộc họp chính thức đầu tiên của Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất với Phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Hà nội. Sau đó, trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn Reuter, Ông Đại sứ Châu Âu cho biết đã có xin phép Chính phủ Việt nam về cuộc họp này. Nhà Nước VN, trên phương diện ngoại giao, nếu không thừa nhận tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất thì tất phải có công hàm phản đối về việc Ủy hội Châu Âu đã vi phạm các nguyên tắc ngoại giao khi tổ chức hội họp chính thức với một tổ chức bất hợp pháp ngay tại thủ đô của mình.
Qua các trường hợp điển hình như trên, rõ ràng Nhà Nước Việt nam không dứt khoát về tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, mà hậu quả là thường xuyên dẫn đến xung đột giữa Giáo hội và Nhà Nước.
Thông thường, Nhà Nước tránh né xung đột bằng các thủ đoạn gián tiếp. Đại hội Bất thường của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tại tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, vừa qua cho thấy bản chất của vấn đề.
Ý tưởng về một Đại hội Bất thường của Giáo hội Thống nhất được gợi ý từ cuộc hội kiến giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, GHPGVNTN. Trong cuộc hội kiến, hai vị lãnh đạo tối cao của Nhà nước và Giáo hội nhận định thực tế trên hai điểm.
Thủ tướng nói: trong quá khứ có quá nhiều sai lầm; nên nhìn vấn đề với tâm từ bi. Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang đáp ứng lời Thủ tướng rằng Ngài cũng sẽ nhìn vấn đề với tâm hỷ xả. Lời Thủ Tướng là điều được nhắc nhở rất nhiều từ khi có chủ trương sửa sai và đổi mới của đảng Cộng sản VN: hãy quên đi quá khứ để hướng về tương lai.
Điểm thứ hai, Thủ Tướng nói: các vị tự sắp xếp lại nội bộ Phật giáo. Tuy chưa cụ thể nói sắp xếp theo hướng nào, nhưng điều xác định rõ ràng là vị trí của Đại lão Hòa thượng trong toàn thể Phật giáo Việt nam được Thủ tướng khẳng định. Vị trí không chỉ đơn giản là Cao tăng của Phật giáo Việt nam. Ngài cũng không phải là thành viên của Hội Phật giáo thành viên của Mặt trận. Vị trí của Ngài rõ ràng cả thế giới đều biết, đó là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất. Tất nhiên, lời Thủ Tướng không nên xem chỉ là xã giao, mà là đề nghị thực tiễn hành động trong cương vị của người lãnh đạo đất nước. Một cách mặc nhiên, Thủ Tướng đã xác nhận thêm sự tồn tại của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất với lãnh đạo tối cao là Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang.
Đó là cơ sở pháp lý, có thể gọi là cơ sở bất thành văn, để Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất tiến hành Đại hội Bất thường, củng cố lại cơ cấu, tiến tới “sắp xếp lại nội bộ Phật giáo” như lời đề nghị của Thủ Tướng.
Những cản trở đầu tiên
Trong khoảng thượng tuần tháng Bảy 2003, hai vị Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội đã triệu tập một số thành viên của Giáo hội về tu viện Nguyên Thiều (Bình định) để tham khảo ý kiến. Từ cuộc họp thu hẹp này, ba vị Thượng tọa Thích Thái Hòa, Thích Phước Viên và Thích Hải Tạng được ủy nhiệm đi tham vấn các vị Trưởng lão về hiện tình Giáo hội, và những việc cần làm. Đồng thời, Đại lão Hòa thượng Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống gởi Giáo chỉ đến Hòa Thượng Hộ Giác, Phó Viện Trưởng Viện Hóa đạo (Văn phòng II) kiêm Chủ tịch Hội đồng điều hành GHPGVNTN tại Hoa kỳ, tuỳ hoàn cảnh, triệu tập một Đại hội Bất thường tại hải ngoại.
Sau đó, vào khoảng trung tuần tháng Chín, hai Ngài Hòa thượng triệu tập phiên họp khác tại phương trượng tu viện Nguyên Thiều để nghe báo cáo của các thầy được ủy nhiệm. Trong ba ngày họp, 16-19/9, 2003, sau khi nghe báo cáo về hiện tình Phật giáo Việt nam của các Thượng tọa được ủy nhiệm (vắng Thượng tọa Hải Tạng), cùng với đề nghị của Chư tôn đức Trưởng lão, gồm các thư tuỳ hỷ tán thành và phiếu đề nghị các thành viên trong Hội đồng Lưỡng viện, hội nghị đã lập danh sách Hội đồng Lưỡng viện. Hội nghị cũng quyết định tổ chức lễ Khai mạc Đại hội Bất thường tại tu viện Nguyên Thiều vào ngày 1/10/2003 (ngày 12 tháng 8, PL 2547), như là tiền Đại hội của Đại hội Bất thường chính thức được tổ chức tại tu viện Quảng Đức, Úc-đại-lợi vào các ngày 10-12/10, 2003 (tức 15-17 tháng 9, 2547).
Ngay sau buổi họp đầu, Chinh quyền tại các địa phương, sau khi nghe tin đồn không chính thức trong quần chúng, đã tìm cách ngăn cản các tôn đức được cho là sẽ tham gia Hội đồng Lưỡng viện; ngăn cản bằng hăm dọa, bằng thuyết phục, nhưng không nêu ra được một cơ sở pháp lý nào để chứng minh sự tham gia này là phi pháp cần phải chặn đứng. Mặt khác, cản trở bằng cách hăm dọa các tài xế giao thông không được hợp đồng chở các thầy dự hội. Ngăn cản này cũng bằng thủ đoạn gián tiếp, vì không tìm ra bằng chứng phi pháp để ngăn cản bằng quyết định hợp pháp. Như vậy, quá trình vận động Đại hội một cách công khai được thừa nhận là hợp pháp; vì các Thầy vận động trong giới hạn quy định của luật pháp, và cũng tiến hành theo tập quán sinh hoạt Phật giáo theo truyền thống từ ngàn xưa. Hòa thượng Quảng Độ đã có văn thư gởi Thủ Tướng Phan Văn Khải phản đối những sự cản trở bất hợp pháp của các chính quyền địa phương. Thủ Tướng không có văn thư bác bỏ phản đối của Hòa thượng Quảng Độ. Theo quy định của luật pháp, “công dân có quyền làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm.” Thư phản đối của Hòa Thượng Viện trưởng là văn kiện chính thức báo cáo Chính phủ những điều mà Giáo hội Thống nhất đang làm. Vì là việc làm mang tính truyền thống nên pháp luật (bất thành văn) không đòi hỏi phải đăng ký hay xin phép, cũng không cấm đoán, do đó các cơ quan chức năng Nhà Nước đã không chính thức ngăn cấm.
Sự ngăn cản bằng thủ đoạn gián tiếp của các Chính quyền địa phương, không theo một mệnh lệnh pháp luật nào cả, chứng tỏ một bộ phận trong Chính quyền vì từ lâu nay đã có quyền lợi ràng buộc nào đó nên không muốn thấy có sự sinh hoạt chân chính của Phật giáo, như một tôn giáo truyền thống.
Ngày 1/10, 2003, Đại hội Bất thường được tiến hành như dự định. Đây là điểm tranh chấp gay cấn của vấn đề. Trước hết, về hình thức, đây có thể gọi là một Đại hội của một đoàn thể hay không? Hay chỉ là nghi thức tôn giáo theo tập quán? Chúng ta chưa cần tranh luận dài dòng. Điều đáng quan tâm là suốt quá trình chuẩn bị hành lễ, gọi là Đại hội hay một nghi lễ tôn giáo truyền thống như thế nào đó cũng được tuỳ theo các tiếp cận mang tính pháp lý, mà không hề có bất cứ sự cản trở hay cảnh cáo của các cơ quan có chức năng giám sát và thi hành pháp luật. Tất nhiên cảnh cáo bằng khẩu lệnh thì không có giá trị pháp luật. Dù vậy, ở đây không hề có bất cứ sự cảnh cáo nào.
Không thể nói cơ quan an ninh không biết có buổi lễ như vậy. Trước hết, chính Ông Phó ban Tôn giáo tỉnh Bình định đã có đề nghị với TT Minh Hạnh, thị giả trưởng của Hòa thượng Huyền Quang, cho cán bộ Ban Tôn giáo tỉnh vào quan sát buổi lễ. TT Minh Hạnh từ chối vì chưa có lệnh của Hòa thượng. Ban Tôn giáo tỉnh có nhiệm vụ giám sát các sinh hoạt Tôn giáo tỉnh, tất nhiên biết rõ các buổi hành lễ như thế có điều nào vi phạm luật pháp hay không. Nếu phát hiện có vi phạm, tất phải có nhiệm vụ thông báo cơ quan có chức năng thi hành pháp luật kịp thời ngăn cản, không để dẫn đến tình trạng gây xáo trộn, mất trật tự xã hội. Phát hiện tội phạm đang được chuẩn bị hay đang được thực hiện mà không tố giác, là vi phạm các điều 314 của bộ Luật Hình sự, Nhà Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam. Tất nhiên, vì không phát hiện được hành vi vi phạm nào nên Ban Tôn giáo tỉnh Bình định đã không có phản ứng ngăn cản kịp thời như luật quy định. Vì vậy buổi lễ, hay buổi Đại hội, tuỳ theo phán đoán pháp luật, được tiến hành êm đẹp; cơ quan chức năng không tiến hành lập biên bản vi phạm. Chỉ có điều, Ban Tôn giáo tỉnh muốn cử người đến quan sát mà không được chấp nhận, và Ban cũng im lặng không tỏ thái độ phản đối gì. Cả đến những ngày tiếp theo, cho đến khi tất cả các thầy rời khỏi Bình định, các cơ quan chức năng địa phương cũng không tiến hành lập biên bản vi phạm.
Nói tóm lại, ngay từ đầu, quan điểm của Chính quyền không rõ ràng về sự vụ, không có quyết định kịp thời. Chỉ sau khi biết được ý định của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang là sẽ cùng với Hòa thượng Quảng Độ vào thành phố Hồ Chí Minh để khám răng và chữa cuống họng bị viêm, các cơ quan chức năng của Chính quyền Bình định mới nêu vấn đề về tính hợp pháp của buổi lễ vừa qua.
Rõ ràng, vấn đề không phải là Đại hội hợp hay không hợp pháp; mà vấn đề chính yếu là Hòa thượng Huyền Quang có được phép tự do di chuyển, nhất là di chuyển cùng với Hòa thượng Quảng Độ, hay không?
Chúng ta cần đặt một câu hỏi ở đây: tại sao Chính quyền e ngại việc Hòa Thượng Huyền Quang đi chung với Hòa thượng Quảng Độ?
Trong một dịp trước đó không lâu, Tỉnh Bình định đã dàn xếp để cho Xã Nhơn An là quê hương của Hòa thượng Huyền Quang thỉnh Hoà thượng về thăm quê nhà, vì Hòa thượng rời xa quê quá lâu. Tại xã, không phải tình cờ mà có sự hiện diện của cựu Chủ tịch tỉnh và cả đương kim Chủ tịch tỉnh. Cả hai ông Chủ tịch lấy tình nghĩa quê hương khuyên Hòa thượng nhiều điều, nhưng Hòa thượng nói, những điều ấy đã được đương kim Chủ tịch tỉnh đề cập nhiều lần, nay không có gì mới mà phải bàn luận. Riêng có một điều đáng nói, đó là ông Chủ tịch tỉnh đề nghị, nếu Hòa thượng cần đi thành phố Hồ Chí Minh trị bịnh thì Tỉnh sẽ giúp đỡ, nhưng không nên đi chung với Hòa thượng Quảng Độ.
Chính từ một sự e ngại nào đó, mà vào ngày 6/10, 2003, vào lúc 2 giờ chiều, Chính quyền địa phương gồm các ông Phó Chủ tịch Huyện (Tuy phước), Phó Chủ tịch Mặt trận Huyện, Phó Ban tôn giáo Huyện, cùng với Phó Ban Tôn giáo Tỉnh, đến tại tu nguyện Nguyên Thiều, yêu cầu làm việc với Hòa thượng Quảng Độ và thầy Tuệ Sỹ. Trong buổi làm việc, Hòa thượng Huyền Quang cũng hiện diện với tư cách chủ tu viện.
Ông Phó Chủ tịch Huyện nêu hai vấn đề. Thứ nhất, việc làm của các thầy vừa qua, ngày 1/10, 2003, là vi phạm pháp luật, vi phạm nghi định 26/CP của Chính phủ về sinh hoạt Tôn giáo. Thứ hai, thời hạn đăng ký tạm trú của hai thầy đã hết. Muốn gia hạn, hai Thầy nên vào thành phố, hay gọi điện thoại cũng được, xin giấy tạm vắng thì địa phương mới có yếu tố hợp pháp để gia hạn tạm trú. Về điểm thứ hai, Hòa thượng Quảng Độ trả lời, vì trong thời gian dài ở tù và bị quản thúc nên Ngài không biết rõ điều luật quy định ấy như thế nào. Vậy đề nghị các ông viết cho ít chữ nói rõ vì sao Hoà thượng không được phép tạm trú để Hòa thượng có cơ sở hiểu rõ vấn đề và sẽ theo đó mà chấp hành. Các đại diện Chính quyền không chấp nhận đề nghị, và nhất quyết nói, hết hạn tạm trú thì phải đi. Hòa thượng vẫn kiên trì yêu cầu cho văn bản để thi hành, không thể ra lệnh bằng miệng. Tranh luận đến chỗ gay cấn, Hòa thượng Huyền Quang lên tiếng, nếu Hòa thượng Quảng Độ bị bắt buộc rời khỏi đây thì Ngài cũng sẽ đi theo luôn. Vì hai Ngài bị cách ly nhau trên 20 năm. Nay gặp nhau chưa được bao lâu, tâm sự những ngày gian khổ đã qua chưa hết, nên chưa muốn rời. Phó Ban Tôn giáo Tỉnh cảm thấy căng thẳng, bèn nói: chỉ hai thầy vì hết hạn tạm trú nên phải rời khỏi tu viện. Còn Ngài Huyền Quang thì Nhà Nước tạo mọi điều kiện thuận tiện để ở tại đây. Mặc dù được che đậy dưới lớp sơn ưu ái của Chính quyền, nhưng những lời ấy rõ ràng là mệnh lệnh cảnh cáo: Hòa thượng Huyền Quang không được phép tự ý rời tu viện Nguyên Thiều.
Về điểm thứ hai, thầy Tuệ Sỹ cho là buộc tội vô căn cứ. Phải tiến hành lập biên bản, rồi xét theo tình tiết trong biên bản mới có thể phán quyết là sự việc có vi phạm hay không. Nếu chỉ bằng lời nói suông, không có căn cứ hợp pháp, lời buộc tội như vậy mang tính hăm dọa của Chính quyền đối với công dân. Phó Ban Tôn giáo nói, “các thầy phải về lại địa phương cư trú của mình; Chính quyền tại đó sẽ tiến hành lập biên bản.” Thầy Tuệ Sỹ phản đối, cho rằng sự việc diễn ra tại tu viện Nguyên Thiều (Bình định), thì chính tu viện là hiện trường phạm pháp, phải lập biên bản tại đây. Phó Ban Tôn giáo nói, “các thầy ở trong thành phố, về trong đó để được lập biên bản. Vì pháp luật quy định như vậy, vì chính tôi đã tốt nghiệp trường luật nên biết rõ.” Thầy Tuệ Sỹ hỏi, “trường luật nào đã dạy ông như vậy: phạm pháp tại một địa phương này lại tiến hành lập biên bản tại một địa phương khác?” Phó Ban bỗng nhiên nổi giận, nói “Chính quyền sẽ lập biên bản” (không nói lập tại đâu). Rồi đứng dậy ra về.
Đây không phải là chỗ tranh luận về kiến thức luật pháp. Nhưng rõ ràng Chính quyền địa phương tránh né vấn đề. Chỉ có thể buộc tội bằng miệng. Nhưng luật pháp đã quy định, không công dân nào được xem là có tội nếu chưa được tòa án phán quyết. Cán bộ Nhà Nước biết rõ điều đó. Do đó, cán bộ dùng mọi lý luận quanh co, nhiều khi dẫn đến chỗ phi lý, thiếu trình độ, cho thấy Chính quyền các cấp hoàn toàn bối rối trước vấn đề pháp lý tế nhị.
Như vậy, sự tồn tại hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, và như là hệ luận, tính hợp pháp của Đại hội Bất thường (nếu có thể gọi đó là Đại hội theo định nghĩa nào đó) vừa qua tại tu Viện Nguyên Thiều, còn là điểm nóng tranh luận; nhưng tính kế thừa truyền thống và thực tế sinh hoạt của Giáo hội Thống nhất là điều trở thành hiển nhiên. Các vị lãnh đạo Giáo hội Thống Nhất đã kinh nghiệm điều đó, kể từ Hoàng triều Khải Định, qua chế độ Cộng hòa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho nên các Ngài đã lãnh đạo Tăng Ni Phật tử Việt nam vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn, nguy hiểm của lịch sử dân tộc và đạo pháp.
Về tình hình Phật giáo miền Bắc kể từ 1954 đến 1975, chúng ta căn cứ theo hành xử của Ngài Pháp sư Trí Độ để biết. Năm 1975, tại lễ đài Chiến thắng được tổ chức tại thành phố Sài Gòn, Phật tử miền Nam lần đầu tiên thấy xuất hiện vị Chủ tịch Hội Phật giáo Việt nam, tổ chức Phật giáo duy nhất ở miền Bắc. Ngài không xuất hiện trong chiếc tăng bào như thường lệ của các Hòa thượng, Thượng tọa; mà Ngài bận chiếc áo sơ mi cụt tay, như tất cả các vị lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, và các cán bộ cao cấp khác, đọc diễn văn chào mừng chiến thắng. Điều đó xác nhận miền Bắc bấy giờ không tồn tại tổ chức Phật giáo như một tôn giáo. Ngài Pháp sư Trí Độ là Hội trưởng Hội Phật giáo, cũng giống như Hội trưởng các hội đoàn quần chúng khác. Có lẽ, chính không phân biệt cơ cấu tổ chức tôn giáo khác với các hội đoàn nhân dân khác, Đảng và Nhà Nước tiến hành áp đặt một tổ chức Phật giáo khác thay thế Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất như là thực thể xã hội đang tranh chấp tính hợp pháp tồn tại với nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà Nước đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của nhiều vị Thượng tọa trong Hội đồng Lưỡng viện. Từ Đại hội 7 tại chùa Ấn Quang năm 1977, cho đến Đại hội Bất thường (thu hẹp) tại tu viện Nguyên Thiều, 25 năm đã trôi qua, mà sự thách thức tính hợp pháp của Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất vẫn nguyên vẹn, mặc dù pháp chế xã hội chủ nghĩa đã trải qua nhiều sửa sai, nhiều đổi mới.
Những nhà làm luật Việt nam hiện tại tất hiểu rõ ràng, tồn tại của một cộng đồng tôn giáo, dù lớn hay nhỏ, là một thực thể lịch sử và truyền thống vượt lên hạn chế của thời gian và địa lý. Phật giáo Việt nam tuy mang nhiều sắc thái dân tộc cá biệt, nhưng vẫn là một bộ phận của Phật giáo thế giới. Do đó, không thể xử lý như các hội đoàn quần chúng nhân dân khác, vốn tập họp một số người dù đông đến đâu, như Đảng Cộng sản Việt nam, cũng chỉ là thực thể xã hội tập hợp trong một giới hạn thời gian và không gian nhất định. Mập mờ giữa hai thực thể ấy chỉ dẫn đến bất ổn xã hội hơn là đoàn kết dân tộc. Vã lại, kể từ khi Nhà Nước để cho Hòa Thượng Huyền Quang thực hiện chuyến hành trình lịch sử từ Hà nội vào thành phố Hồ Chí Minh, cả nước và cả thế giới đã thấy rõ được tâm tư của tuyệt đại đa số Tăng Ni Phật tử Việt nam. Biến cố mới nhất ngay trước cổng tu viện Nguyên Thiều đã cảnh báo cho các nhà đương quyền đánh giá chính xác, rằng đại bộ phận Tăng Ni Phật tử Việt nam đang hướng về đâu, và thực sự ai đang lãnh đạo tinh thần Phật giáo Việt nam: tổ chức Phật giáo của Mặt trận Tổ quốc, hay Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất? Che đậy một thực tế hiển nhiên, chứng tỏ sự bất lực của mình. Và từ chối một thực tế hiển nhiên cũng đồng nghĩa với tự huỷ. Nhưng làm thế nào để đánh giá đúng vấn đề, đó là điều kiện sinh tồn của chế độ.
Chuyến xe lịch sử
Ngay tối hôm đó, sau khi Chính quyền địa phương đến tu viện Nguyên Thiều làm việc về vấn đề tạm trú, ông Trưởng ty Công an tỉnh Bình định gọi điện thoại hỏi thầy Minh Tuấn, Phó Trụ trì của tu viện, về việc gì đã xảy ra hồi chiều. Thầy Minh Tuấn trả lời: quản lý hộ khẩu là việc của Công an; sao các ông không làm, lại để cho Ban Tôn giáo và Ủy ban làm? Hình như ông Trưởng ty cho rằng có sự nhầm lẫn. Ông hứa hẹn, Công an Tỉnh cố gắng tạo điều kiện để hai Thầy ở lại thăm Ông Ngài một cách thoái mái. Ông sẽ xem xét lại vấn đề.
Tuy vậy, sáng hôm sau, khoảng gần trưa, công an xã đến tu viện chuyển đạt giấy mời, yêu cầu Hòa thượng Quảng Độ ra trụ sở Ủy ban xã làm việc. 2 giờ chiều hôm đó Hòa thượng ra xã. Cùng lúc ấy, ông Thượng tá Công an tên Thanh, đặc trách an ninh tôn giáo các tỉnh phía Nam, Bộ Công an, từ thành phố ra thăm Hòa thượng Huyền Quang. Ông Thượng tá công an đề nghị Hòa thượng khoan đi Sài Gòn, vì Hòa thượng Trí Quảng sẽ ra thăm và bàn với Ngài về việc phiên dịch Đại tạng. Người ta đặt câu hỏi, nếu là Phật sự thuần túy như phiên dịch kinh điển, tại sao lại có sự kết hợp giữa Công an vốn là lực lượng vũ trang với Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp của Giáo hội Trung ương?
Khoảng hơn 4 giờ chiều, Hòa thượng Quảng Độ trở về tu viện, cho biết Hòa thượng nhận thấy việc tạm trú ở Nguyên Thiều hơi phiền phức. Vả lại, bây giờ cũng không có việc gì quan trọng, ngoài việc Hòa thượng muốn nghỉ lại đây một thời gian để tĩnh dưỡng trong không khí trong lành, bù lại một thời gian bị quản thúc trong bốn vách tường của Thanh minh Thiền viện. Vì vậy, Hòa thượng đã báo cho xã biết, ngày kia, 8/10/2003, Hòa thượng sẽ vào lại thành phố. Hòa thượng đã gọi thầy Nguyên Lý mang xe ra đón, cả hai Ngài cùng đi chung.
Chiều hôm sau, cháu gọi Hòa thượng Huyền Quang bằng bác ruột từ quê lên thăm, cùng đi với ông Bí thư xã. Anh cho biết, chính quyền xã bảo anh hãy lên chùa khuyên Bác đừng đi Sài Gòn. Xã còn cho biết, Chủ tịch Tỉnh cũng đến thăm Hòa thượng vào chiều hôm đó. Nhưng hôm ấy không có Chủ tịch Tỉnh lên chùa như xã báo. Hòa thượng cũng không ra gặp cháu, vì Ngài hơi mệt.
Một loạt các sự kiện trên không phải là ngẫu nhiên trùng hợp, hay tự nguyện của mỗi người với tình cảm thân thiết khác nhau dành cho Hòa thượng Huyền Quang. Rất dễ thấy rằng Chính quyền đang tìm mọi biện pháp, mọi thủ đoạn quanh co để cách ly hai Hòa thượng. Như vậy có thâm ý gì?
Sáng hôm sau, ngày 8/10/2003, vào lúc 4:50, hai Hòa thượng cùng các thầy Tuệ Sỹ, Thanh Huyền, Viên Định, Nguyên Lý, Minh Hạnh, Đồng Thọ và Nguyên Vương, lên xe rời tu viện. Xe vừa ra khỏi cổng, bắt đầu lên dốc, gặp ngay một hàng đá tảng chắn ngang. Ai đó, vào lúc giữa đêm, đã thực hiện kế hoạch đắp mô. Nhưng tài xế đã khéo léo lách qua được. Khi xe bắt đầu xuống dốc, một chiếc xe ngược chiều đón ngay đầu. Tài xế xe chùa cố giữ tay phải. Phía sau có thầy lên tiếng bảo tài xế lách qua phía trái mà tránh. Nhưng tài xế nói, không thể được, mà phải chạy đúng luật, và vẫn giữ xe phía tay phải. Cho đến khi, hai xe gần đụng đầu nhau, tài xế bắt buộc phải ngừng xe. Mọi người trên xe bấy giờ biết rõ ý đồ của chiếc xe ngược chiều. Ngay lúc đó, một tốp thanh niên từ hai bên lề đường đợi sẵn, mà trước đó mọi người cứ tưởng là công nhân xây dựng đi làm sớm, bấy giờ tràn ra chận đầu xe chùa. Lập tức có lệnh bên trong xe bảo các thầy hãy đóng chặt các cửa lại, đề phòng có thể bị hành hung. Đám thanh niên xã bắt đầu đập vào đầu xe và la ó: Các thầy hãy trở lại chùa! Các thầy hãy trở lại chùa!
Số người bao vây xe bắt đầu tăng. Phần lớn phụ nữ và một ít người già. Một phụ nữ trẻ đập tay vào các cửa la lớn: “Các thầy hãy ở lại với chúng con. Đây là đất nước mình, quê hương mình, các thầy chớ bỏ đi! Các thầy hãy ở lại xây dựng chùa!” Có lẽ cô này tưởng các thầy vượt biên chắc? Mọi người trong xe im lặng, quan sát, và chờ xem sự gì sẽ xảy ra nữa.
Điệp khúc ấy lặp lại nhiều lần. Cho đến khi trời hừng sáng, số thanh niên có vẻ được tăng cường. Họ bắt đầu bao vây xe. Một vài thanh niên tiến hành xả bánh xe. Tài xế mở cửa xe, thò đầu ra la lối. Rất may, ngay lúc đó, hình như thầy Minh Tuấn trong tu viện hay tin được nên đến kịp thời. Khiến đám thanh niên này không dám tiếp tục xả bánh xe.
Một vài người đàn ông lớn tuổi áp sát cửa xe, nói to vào: “Thầy Huyền Quang ở lại! Thầy Huyền Quang ở lại!” Trong xe có thầy thò đầu ra hỏi: “Ông gọi thầy Huyền Quang ở lại. Trong xe này ai là Huyền Quang, ông chỉ xem.” Ông ấy nhìn khắp xe, rồi trả lời: “Không biết.” Mọi người cười ồ cả lên. Có vị hỏi: “Ông gọi Thầy Huyền Quang ở lại, mà không biết mặt thầy Huyền Quang, như vậy nghĩa là sao?” Ông ấy lại trả lời: “Người ta bảo tôi nói vậy đó.”
Ngay lúc đó, có tiếng người nhận là Chủ tịch xã Phước hiệp, huyện Tuy phước, nơi đang xảy ra sự cố. Ông cho biết, vừa hay tin có sự việc cản trở giao thông tại dốc Lở, tháp Bánh ít, gây mất trật tự, nên ông đến đây quan sát sự việc, và tiến hành lập biên bản. Ông yêu cầu bà con xã phát biểu ý kiến. Có vài người lên tiếng, nội dung không khác nhau bao nhiêu. Điểm chính được nói nhiều là, nghe nói Ngài Huyền Quang đang dự định dịch bộ kinh Đại tạng, kinh rất hay, vô cùng quý giá, nên bà con xã kéo đến đây mời ngài ở lại chùa dịch kinh, chớ bỏ vô Sài Gòn. Có người đề nghị ngài Huyền Quang hãy ở lại xã với Phật tử trong xã để xây dựng chùa. Khoảng bốn năm người phát biểu. Đại ý giống nhau như vậy. Tất cả đều muốn Ngài Huyền Quang hãy ở lại, chớ đi vô Sài Gòn.
Sau đó xã tiến hành lập biên bản. Nội dung ghi sự cố tắc nghẽn giao thông, do xe số 53M 4539 (tức xe chở quý thầy), phạm lỗi, có bà con làm chứng. Trên xe có hai ông Đặng Phúc Tuệ tức Thích Quảng Độ và Phạm Văn Thương tức Thích Tuệ Sỹ, vì hết hạn tạm trú nên xã yêu cầu phải trở vào thành phố Hồ Chí Minh. Còn Hòa thượng Huyền Quang, thường trú tại tu viện Nguyên Thiều, đề nghị trở lại chùa. Sau đó, yêu cầu bà con ký tên. Không rõ có bao nhiêu người ký.
Trời càng sáng rõ, các chú trong tu viện bắt đầu xuất hiện. Tài xế nhận thấy biên bản cố tình bóp méo sự thật, anh sợ sẽ phải gặp rắc rối khi trở về thành phố, do đó đề nghị thầy Minh Tuấn chụp hình hai xe và hiện trường để làm bằng. Thầy Minh Tuấn vội cho người trở vào tu viện lấy máy chụp hình. Thầy bắt đầu chụp hình chi tiết toàn bộ hiện trường, cùng quang cảnh quanh hiện trường.
Một lát sau, nhiều học tăng hay tin xe Hòa thượng bị chặn đã bỏ lớp đến ngay hiện trường. Cho đến hơn 9:00, số học tăng đến hiện trường rất đông. Một số chú chất vấn xã trưởng, và đã có tranh luận nhỏ xảy ra về việc làm sai trái, thiên lệch của chính quyền xã với biên bản không trung thực và tập họp dân xã với ý đồ không tốt.
Khoảng 9:00, Phó Ban Tôn giáo Tỉnh đến, tự động mở cửa xe, lên ngồi chỗ tài xế, nói chuyện với Hòa thượng: “Sao kỳ vậy? Hòa thượng hẹn với ông Chủ tịch, chiều nay 2:00 gặp ông Chủ tịch. Sao bây giờ Hòa thượng lại bỏ đi?” Hòa thượng hỏi lại, có hẹn à? Ngài không nhớ. Phó ban cho biết, có giấy mời của ông Chủ tịch, và chiều hôm qua ông đã đọc cho Hòa thượng nghe rồi. Bây giờ ông vẫn giữ trong túi đây. Nếu Hòa thượng cần nghe lại, ông sẽ đọc cho Hòa thượng nghe. Nói đoạn, Phó ban thò tay vào túi, định móc giấy mời ra (!). Hòa thượng bảo, thôi khỏi cần đọc. Nếu thật sự Ngài có hẹn, thì bây giờ xin lỗi ông Chủ tịch. Để Ngài đi vô thành phố HCM chữa bịnh xong, sẽ ra lại, và sẽ gặp ông Chủ tịch cũng được.
Ngay lúc đó, khoảng gần 10 giờ, cảnh sát giao thông đến, đề nghị Phó ban tránh đi chỗ khác để cán bộ giao thông làm việc. Ông Thiếu tá Cảnh sát giao thông tiến hành quan sát, tịch thu tất cả giấy tờ xe và dẫn tài xế đi làm việc. Lát sau, quay trở lại hiện trường, ông Thiếu tá quy lỗi cho xe chùa vi phạm giao thông gây tắc nghẽn, buộc tài xế phải lùi trở lại, vào đậu trong chùa để chờ xử lý. Rõ ràng, ngoài ý đồ muốn xoá dấu vết hiện trường để dễ dàng buộc tội xe chùa phạm lỗi, còn có ý đồ khác sâu sắc hơn nhiều, đó là dựa vào sự cố giao thông để bắt Hòa thượng Huyền Quang phải trở về tu viện, điều mà dân xã từ khuya đến giờ không làm được. Lập tức, các chú đứng chặn ngay sau xe, không cho xe thối lui. Họ lên tiếng phản đối, cảnh sát giao thông xử không đúng. Bị phản ứng, Thiếu tá dẫn thuộc hạ cảnh sát vội vàng rút lui.
Một vài thầy trụ trì ở các chùa gần đó, hay tin bèn vội đến hiện trường. Nhận thấy sự việc có thể nghiêm trọng, các thầy bèn phân công về thông báo các chùa khác hay. Nhưng khi họ ra khỏi hiện trường, lực lượng an ninh đã bố trí chốt hai đầu. Một đầu ở ngã ba cầu Bà Di, và một ở ngã ba Phước hiệp. Từ đó cho đến chiều, không có thầy Trụ trì nào ở các chùa gần đó được phép tiếp cận hiện trường.
Khoảng giữa trưa, số Tăng Ni tụ tập đến hiện trường càng lúc càng đông. Có trên 200 Tăng Ni. Cùng với khoảng trên 500 đồng bào, sau giờ làm việc, kéo về hiện trường càng đông. Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm soát, nhưng chỉ dàn hàng một khoảng cách xa chiếc xe chùa trên trăm thước. Tăng Ni đứng bao quanh xe. Thỉnh thoáng từng nhóm thanh niên không rõ nguồn gốc, cũng không xác định được ý định của họ, xuất hiện và tiến về phía xe chùa. Nhưng mỗi lần như vậy, các học tăng báo động, làm thành rào chắn ngay trước xe, đề phòng có sự hành hung nào đó. Tuy nhiên, vẫn không có xáo trộn đáng kể xảy ra. Duy có một sự xô xát nhỏ: Vào khoảng gần giữa trưa, nhận thấy số Tăng Ni và đồng bào tụ tập tại hiện trường càng lúc càng đông, và sự việc càng trở nên căng thẳng, thầy Minh Tuấn bèn mang camera ra quây phim thu hình. Một thanh niên tiến đến giựt máy, tức thì bị các chú đứng gần đó xô ra. Hiện trường có dấu hiệu náo loạn. Nhưng các thầy đã ngăn cản kịp thời, nên không khí lắng dịu trở lại.
Hòa thượng Quảng Độ bị lên cơn ho, kéo một thời gian khá dài. Do đó, Hòa thượng phải uống thuốc chặn. Có thể do phản ứng thuốc, Hòa thượng bắt đầu bị choáng. Các thầy trong xe ngồi dồn lại để trống chỗ cho Hòa thượng nằm nghỉ giây lát, cho qua cơn ho và choáng. Tình trạng sức khỏe của Hòa thượng rất đáng quan ngại. Vì trong xe thiếu không khí; bên ngoài trời càng về trưa càng trở nên nóng bức.
Càng về trưa, số đồng bào và Phật tử tụ tập càng đông, phần lớn phía sau xe, nối dài qua phía sau dốc, nên ngồi trong xe không quan sát hết được. Tình trạng ách tắc kéo dài cho đến hơn 2 giờ chiều, có ông Chủ tịch huyện đến, yêu cầu thương lượng. Các học tăng liền đứng chắn ngay trước xe, không cho ông tiến vào. Ông phải lớn tiếng, đề nghị được gặp Hòa thượng Huyền Quang. Thầy Minh Tuấn được yêu cầu hướng dẫn ông Chủ tịch huyện đến bên xe nói chuyện với Hòa thượng.
Ông Chủ tịch đề cập mấy vấn đề:
- Buổi lễ vừa rồi tại tu viện Nguyên Thiều đã vi phạm nghị định 26/CP; yêu cầu các thầy đừng lặp lại nữa.
- Hòa thượng Huyền Quang đã hẹn gặp ông Chủ tịch tỉnh vào lúc 2 giờ chiều nay. Bây giờ đã hơn 2 giờ mà Hòa thượng không đi gặp; ông Chủ tịch Tỉnh đang đợi Hòa thượng.
- Đồng bào Phật tử xã Phước hiệp được biết Hòa thượng đang dự định dịch bộ kinh Đại tạng rất quý giá; nên đồng bào mời Hòa thượng ở lại dịch kinh để đồng bào được nhờ.
Hòa thượng Huyền Quang trả lời, Hòa thượng nhờ xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh vì quên hẹn. Hòa thượng đi vào Sài Gòn chữa bịnh xong, khi ra lại Ngài sẽ đích thân đến xin lỗi sau. Bây giờ Ngài đã mệt, đề nghị ông Chủ tịch huyện làm việc với Thầy Tuệ Sỹ.
Thầy Tuệ Sỹ hỏi ông Chủ tịch: “Nãy giờ ông nhắc đến rất nhiều bộ kinh Đại tạng rất quý giá; vậy ông có thể cho biết, kinh đó nói gì không?” Ông Chủ tịch trả lời, ông không biết. Nhưng đồng bào Phật tử chắc có người biết. Thầy Tuệ Sỹ nói: "theo sự quan sát các thầy từ sáng đến nay, dân làng ở đây chắc chắn không ai biết kinh Đại tạng là kinh gì. Ngay các thầy tu hành lâu năm, cũng có vị còn chưa biết đó là kinh gì. Vậy, ai đã dàn cảnh vụ đón xe này với cớ là dân xã mời Hòa thượng ở lại dịch kinh? Thêm nữa, những người đón xe từ khuya, chưa ai một lần chứng tỏ vào thăm tu viện, họ cũng không biết Thầy Huyền Quang là ai. Trong số những người đón đường, có người ra đời sau khi Hòa thượng rời tu viện đã lâu, từ đó chưa một lần về thăm. Từ ngày Hòa thượng về lại, cũng chưa ai đến tu viện viếng thăm. Làm sao họ biết Hòa thượng là ai? Việc Hòa thượng đi trị bịnh, hay đi thăm viếng các nơi là chuyện thường, rồi Ngài sẽ về lại. Vậy, ai đã kích động đồng bào, phao tin Hòa thượng bỏ tu viện đi luôn, rồi tập hợp họ đến đây để đón đường. Chúng tôi không phải là những người khờ dại, để không biết rõ ai đứng sau vụ dàn cảnh đón đường này. Các ông chớ có lấy bàn tay mà che mặt trời.”
Về việc ông Chủ tịch tỉnh mời Hòa thượng; lời mời của ông Chủ tịch không phải là mệnh lệnh của pháp luật; nó chỉ mang tính chất đề nghị gặp dân để tham khảo. Nếu nhận thấy việc gặp ông Chủ tịch Tỉnh không đóng góp ích lợi gì, Hòa thượng có quyền từ chối. Ông (Chủ tịch huyện) không được phép đồng hoá lời mời ấy với lệnh gọi của pháp luật để hăm dọa Hòa thượng. Ông Chủ tịch huyện ngắt lời, rằng ông không có ý nói như vậy.
Thầy Tuệ Sỹ tiếp: “Tôi có thể xác nhận rằng Hòa thượng không nhận được giấy mời của Chủ tịch tỉnh. Chỉ mới sáng nay thôi, ông Phó Ban Tôn giáo Tỉnh mới đến hiện trường này để nhắc Hòa thượng về thư mời của Chủ tịch Tỉnh. Để làm bằng chứng, ông Phó Ban nói ông còn giữ thư mời trong túi đây, Hòa thượng có cần xem lại không? Thư mời mà không giao cho người nhận. Cho đến lúc sự cố xảy ra, mới nói là người đưa thư đang giữ trong túi của mình. Ông Chủ tịch Huyện nên về trình lại với Ông Chủ tịch Tỉnh, rằng Hòa thượng không nhận được giấy mời. Các ông nghĩ, có thể Hòa thượng Huyền Quang tuổi tác đã quá cao, nên dàn cảnh qua mặt Hòa thượng, với lý do Hòa thượng chúng tôi lẩm cẩm, khi nhớ khi quên, nên không nhớ đã được ông Chủ tịch Tỉnh mời, phải không? Thư mời của Chủ tịch gởi Hòa thượng chiều hôm qua, mà sáng nay lại vẫn còn nằm trong túi ông Phó Ban Tôn giáo, nên chúng tôi có quyền xem đó là thư mời giả mạo. Tuy nhiên, Hòa thượng cũng gởi lời xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh về việc sai hẹn này. Sau khi đi chữa bịnh xong trở về, Ngài sẽ thân hành đến xin lỗi ông Chủ tịch Tỉnh sau.”
Chủ tịch Huyện hứa sẽ trình bày lại chi tiết với Chủ tịch Tỉnh, để chờ giải quyết.
Hơn một giờ sau, Chủ tịch Huyện trở lại, chuyển lời Chủ tịch Tỉnh, rằng rất lấy làm tiếc không được gặp Hòa thượng chiều nay để bàn một việc rất quan trọng (!). Hòa thượng cần vào thành phố Hồ Chí Minh chữa bịnh, Ngài có thể tự do đi lại thoải mái. Khi nào chữa bịnh xong, trở về tu viện, ông Chủ tịch mong có dịp gặp lại. Ông Chủ tịch Tỉnh đã ra lệnh cho các cơ quan địa phương giải tỏa ách tắc để xe Hòa thượng ra đi không trở ngại.
Khoảng 3:30 chiều, tài xế xe chùa nhận lại đầy đủ các giấy tờ. Các biên bản vi phạm coi như huỷ bỏ. Xe bắt đầu chuyển bánh. Tăng Ni đề nghị được tiễn hai Hòa Thượng và các thầy ra đến quốc lộ. Tài xế được đề nghị cho xe chạy chậm. Trên 200 Tăng Ni, và trên một ngàn đồng bào Phật tử đã đi bộ theo xe, tiễn ra đến ngã ba Quốc lộ. Xe thực sự bắt đầu mở vận tốc bình thường vào lúc 4:00.
Đồn biên phòng Lương Sơn
7:30 tối, ngày 8/10/2003, phái đoàn ghé lại chùa Linh sơn, thị trấn Vạn giã, huyện Vạn ninh, nghỉ qua đêm. Tối đó, mấy bác ở gần chùa phát hiện có người lạ rình rập trong khuôn viên chùa, lập tức đến chặn lại, cho là quân trộm cắp gì đây, định bắt giao cho an ninh xóm. Hai người vội xuất trình giấy. Họ là cán bộ công an tỉnh Bình định.
Sáng hôm sau, gần 7 giờ, xe lại tiếp tục lên đường trở về thành phố. Khoảng 9:30, xe đi đến trạm Lương sơn. Đột nhiên, một toán công an đồng phục, trang bị roi điện, dàn hàng ngang giữa đường, chặn xe các thầy lại, hướng dẫn đưa vào sân đồn Công an Biên phòng Lương sơn.
Tất cả những người trong xe được lệnh xuống xe để công an tiến hành khám xét xe. Sau khi mọi người xuống xe, lập tức mỗi người được dẫn đi cách ly một nơi. Tôi được dẫn đến một phòng riêng, buộc nghe lệnh bắt giữ và khám xét. Tôi hỏi: “Bắt giữ tôi vì lý do gì?” Cán bộ trả lời: “Lát nữa qua bên kia sẽ có cán bộ giải thích cho biết lý do bị bắt giữ. Ở đây trước hết tiến hành thủ tục khám xét, xét người và xét vật dụng cá nhân.” Khám xét người, không phát hiện tang vật gì. Các vật dụng khác của tôi gồm có: 1 xắc tay, 1 sổ địa chỉ và một số danh thiếp. Tất cả được thu giữ, lập biên bản tạm giữ, ghi là “tang vật.” Tôi yêu cầu trao cho tôi giữ một biên bản, nhưng cán bộ không đáp ứng. Sau đó, áp giải tôi đưa lên xe.
Ngay lúc đó, tôi thấy hai CA dìu Hòa thượng Quảng Độ ra xe. Họ đẩy Ngài lên xe. Nhưng Ngài chống đối; tì tay vào khung xe, không chịu bước vào. Rất đông cán bộ công an tụ tập, khoảng gần 20 người. Hai cán bộ trẻ thường phục cặp sát Hòa thượng, một người quặt tay Ngài xuống, và những người khác đẩy Ngài lên xe. Xe chở Ngài đi mất.
Lát sau, người ta dẫn thầy Thanh Huyền đến, đưa lên cùng một xe với tôi. Kèm theo chúng tôi có 4 công an thường phục, kể cả tài xế. Xe chở chúng tôi bắt đầu khởi hành. Tôi hỏi những người dẫn độ tôi: “Các ông bắt giữ tôi vì lý do gì?” Không ai trả lời. Tôi và thầy Thanh Huyền lặp lại câu hỏi nhiều lần, cũng không được trả lời. Thầy Thanh Huyền nói, “Các ông bắt người vô cớ, không cho biết lý do, mà chỉ dựa vào bạo lực. Cái chế độ mà các ông gọi là dân chủ, tự do chỉ là sự giả dối, dùng vũ lực ức hiếp dân.” Các cán bộ vẫn im lặng. Tôi và thầy Thanh Huyền liền đó tuyên bố, “Để phản đối hành vi phi pháp này, kể từ giờ phút này, chúng tôi tuyệt thực.”
Mấy giờ sau, chúng tôi biết chắc xe chạy về Sài Gòn.
Khoảng 4:00 chiều, xe ngừng tại bộ chỉ huy Công an quận Gò vấp. Tôi được đưa riêng lên phòng hội. Ngồi chờ đến gần 6:00, phó đội an ninh quận và một CA từ Sở CA thành phố HCM đến làm việc. Tôi được yêu cầu báo cáo những việc tôi đã làm trong chuyến đi Bình định. Tôi nêu câu hỏi tiên quyết, nếu không giải quyết xong, tôi sẽ không trả lời bất cứ yêu cầu nào khác: “Bắt tôi vào đây vì lý do gì?” Cán bộ CA trả lời: “không hề có lệnh bắt.” “Vậy, tại sao tôi được đưa vào đây?” Cán bộ không trả lời được. Từ đó cho đến hơn 9 giờ tối, tôi ngồi im không nói một lời. Đến khoảng 9:30, phó đội anh ninh đến, đề nghị tôi sang trụ sở Ủy ban Nhân dân quận làm việc, sau đó tôi sẽ được đưa về chùa nghỉ. Tôi trả lời, tôi sẽ không đi bất cứ đâu, không rời khỏi nơi đây, trừ khi câu hỏi của tôi được trả lời chính xác: “Bắt tôi vào đây vì lý do gì? Cho tôi xem lệnh bắt.” Phó đội trả lời: Tôi không bị bắt, cũng không có lệnh bắt. “Các anh đừng xem tôi như con nít. Không bị bắt, sao tôi được đưa vào ngồi đây? Không có lệnh bắt, sao tôi được công an dẫn độ từ Khánh hòa về đây?”
Phó đội không trả lời được, bỏ đi một lúc lâu. Sau đó trở lại, báo cho biết, vì tôi không chịu sang trụ sở của Ủy ban, nên Ủy ban sẽ đến ngay tại đây làm việc.
Khoảng 10:30 tối, đến gặp tôi tại phòng hội của CA gồm có: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Gò vấp, Phó Viện kiểm soát nhân dân quận, Chủ tịch Mặt trận quận, Phó Ban Tôn giáo quận, và đại diện công an quận, cùng với nhiều người khác nữa, tôi không nhớ hết.
Chủ tịch Quận đề nghị tôi tường thuật chuyến đi Bình định vừa rồi. Điều kiện tiên quyết của tôi nêu ra, trước khi tôi có thể trả lời các câu hỏi. Tôi cần phải xác định tình trạng công dân của mình: phạm tội hay không phạm tội. Vậy, tôi đã bị bắt đưa vào đây vì lý do gì? Cho tôi xem lệnh bắt giữ, hặc giấy gọi của Chính quyền đến đây làm việc.
Chủ tịch Quận trả lời, tôi không bị bắt. “Vậy, làm sao tôi có thể vào ngồi tại đây? Tôi là công dân thường, không thể đường đột xông vào cơ quan CA để ngồi chơi được.” Bà Phó Chủ tịch trả lời: Công an Khánh hòa đưa tôi vào đây hồi chiều. Bây giờ họ trở về ngoài đó, nên chưa rõ lý do tôi được đưa vào đây. Vô lý, CA chuyển giao phải có giấy tờ. Vả lại, nếu họ quên giao lệnh bắt, Quận phải hỏi họ, hoặc đưa tôi ra đó trở lại để làm việc, nếu họ quên giao lệnh bắt. Bà Phó hứa sẽ đưa tôi trở ra Khánh hòa để làm sáng tỏ vấn đề.
“Vậy, cho tới khi vấn đề chưa được sáng tỏ, đề nghị quý vị đừng hỏi tôi bất cứ câu hỏi nào. Tôi nhất định không trả lời. Tôi cũng báo cho các vị biết, tôi đã hỏi những người dẫn độ tôi, bắt tôi vì lý do gì. Nhưng không có ai trả lời nên tôi tuyên bố tuyệt thực, nhịn cả ăn và uống từ sáng đến nay. Cán bộ chuyển giao mà không báo lại lại cơ quan tiếp nhận rõ tình trạng người bị bắt, đó là việc làm thiếu trách nhiệm. Chuyển giao một con người chứ không phải chuyển giao một khúc gỗ. Bây giờ tôi xác định với các vị, tôi vẫn tuyệt thực cho đến khi nào Chính quyền trả lời rõ tôi bị bắt giữ vì lý do gì.”
Chủ tịch Quận đồng ý lập biên bản, chờ nghiên cứu lại vấn đề. Trong thời gian chờ đợi, Chủ tịch Mặt trận đề nghị, vì tôi nhịn ăn đã từ sáng, nay ông mời tôi một bữa cơm chay. Tôi từ chối. Ông Chủ tịch Mặt trận đề nghị lập thêm biên bản, ghi lại lời mời của Chủ tịch Mặt trận và sự từ chối của tôi.
Các biên bản lập xong, các quan chức của Quận rời phòng họp ra về.
Công an quận có vẻ lúng túng, không biết xử lý tôi bằng cách nào. Ban đầu, có người đề nghị mang đến cho tôi một ghế bố để tôi nghỉ luôn tại phòng hội này. Nhưng sau đó, khoảng hơn 1 giờ sáng, cán bộ đến yêu cầu tôi nghe lệnh tạm giữ 12 hai tiếng, từ 22:00 ngày 9/10, 2003, đến 10:00 ngày 10/10, 2003. Lý do: không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ. Tôi hỏi lại: “Hồi chiều đến giờ các ông yêu cầu tôi những gì mà bảo tôi không chấp hành? Tuy nhiên, tôi biết đây chỉ kiếm một cái cớ gì đó để tôi được ở lại cơ quan CA quận. Cơ quan CA quận chứ đâu phải là nhà trọ?” Cho nên, tôi cũng không thắc mắc gì thêm.
Hôm sau, ngày 10/10, 2003, khoảng 8:00, cán bộ y tế đến khám sức khoẻ. Tôi vẫn tiếp tục tuyệt thực. Đến lúc 10:00, hết hạn tạm giữ, cán bộ gọi tôi lên phòng hội ngồi chơi. Tôi ngồi chơi đó, trò chuyện phiếm với các cán bộ có nhiệm vụ canh gác, cho đến 22:30, lại nhận thêm lệnh tạm giữ, lý do như ngày qua. Tôi lại hỏi: “Suốt ngày nay, có ai hỏi tôi câu nào đâu?” Nhưng tôi biết cũng phải tìm một lý do vu vơ nào đó để có thể giữ tôi lại trong nhà giam.
Sáng 11/10. 2003, lúc gần 8 giờ, cán bộ y tế lại vào khám. Sau đó, cán bộ CA gọi tôi đi làm việc. Tôi từ chối, sẽ không đi đâu nữa. Nằm đây tuyệt thực và chờ trả lời thoả đáng. Tôi đề nghị lập biên bản, nêu các câu hỏi của tôi:
- Chặn bắt tôi giữa đường mà không nêu rõ lý do; cũng không báo cho thân nhân tôi biết tôi đang ở đâu để họ khỏi phải nghi ngờ tôi mất tích hay bị thủ tiêu. Hành vi như vậy phải được xem là bắt cóc. Tôi sẽ kiện những người đã bắt cóc tôi.
- Tịch thu vật dụng cá nhân của tôi, nói là tang vật, nhưng không nêu rõ bằng chứng phạm pháp; lại không giao tôi biên bản tạm giữ. Hành vi như vậy đồng nghĩa với tội ăn cướp.
- Quận giam giữ tôi hai hôm nay mà không có lý do chính đáng, như vậy giam giữ trái phép.
Nếu không giải quyết ba yêu cầu này của tôi, tôi sẽ không chấp hành bất cứ mệnh lệnh nào.
Cán bộ tiến hành lập biên bản. Nhưng chỉ ghi hai điều: yêu cầu trả lời lý do tôi bị bắt giữ, và đề nghị thông báo cho thân nhân tôi biết nơi tôi đang bị tạm giữ. Tuy biên bản không trung thực, nhưng trung hay không trung thì cũng chỉ có cán bộ đọc với cán bộ, khi cần thì họ tiêu huỷ đi; người dân ai biết? Cho nên, tôi chẳng cần bắt buộc sửa đổi cho chính xác những gì tôi đã nêu. Tôi chấp nhận ký.
Đến chiều, tôi đột nhiên bị ói mửa. Có lẽ do mất nước quá nhiều, và dịch vị tiết quá nhiều, gây rối loạn tiêu hóa. Bác sỹ vội đến khám và chuyền dịch ngay. Nhưng chỉ một lát thôi, có lệnh di chuyển tôi rời đi chỗ khác. Tôi từ chối, không đi đâu cả. Cán bộ nói, để anh em chúng tôi đưa thầy về chùa.
“Các ông chớ có nói gạt, như đã gạt tôi một lần đưa về đây rồi. Bây giờ tôi không đi đâu hết.” Cán bộ nói, “Nếu thầy không đi, anh em chúng tôi sẽ dìu thầy đi.” – “Vậy các anh cứ dùng vũ lực mà cưỡng bức. Còn tôi, nhất quyết tôi không đi đâu cả.”
Lập tức cán bộ được lệnh khiêng tôi ra xe. Hai cán bộ khiêng tôi ra đặt vào xe, rồi chở đi. Lát sau, xe dừng trong sân trường Nguyễn Thượng Hiền, gần chùa Già lam. Tôi vẫn không chịu bước xuống. Cán bộ lại được lệnh ẵm tôi xuống xe, bế thẳng vào phòng hội. Tại đó, tôi thấy hiện diện một số đông đồng bào, khoảng trên dưới 30 người.
Tôi và thầy Thanh Huyền được đưa vào ngồi ghế bị cáo (!). Khi Chủ tọa đoàn đến, tôi nhận thấy hơn 10 người, nhưng chỉ nhận diện được vài người. Ông Chủ tịch Quận tuyên bố lý do có buổi họp nhân dân hôm này, và giới thiệu Trưởng Công an phường I quận Gò Vấp đọc cáo trạng. Phần thứ nhất dành cho tôi, và phần thứ hai dành cho thầy Thanh Huyền. Riêng về phần tôi, ghi nhận 4 tội danh, nếu tôi còn nhớ rõ:
- Tổ chức Đại hội VIII của GHPGVNTN tại Mỹ. – Không rõ trong số người tham dự, có mấy người biết Đại hội VIII là Đại hội gì.
- Soạn thảo văn bản gởi các Đại sứ Châu Âu, nói xấu Nhà Nước. – Không ai rõ nói xấu chuyện gì, và nói đúng hay sai.
- Lợi dụng ra Hà nội thăm bịnh Hòa thượng Huyền Quang, đến họp với Liên hiệp Châu Âu nói xấu Nhà Nước.
- Cùng với Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ hội họp trái phép tại tu viện Nguyên Thiều Bình định, âm mưu thành lập tổ chức bất hợp pháp.
Rất tiếc, tôi chỉ nghe một lần mà không được tự mình đọc cáo trạng, nên không chắc những điều trên đây đúng nguyên văn, nguyên ý. Nhưng không phải tại tôi cố tình xuyên tạc, mà các vị quan chức cai trị dân không làm đúng theo pháp luật.
Tiếp theo, Chủ tịch Quận đọc quyết định xử phạt quản chế hành chánh 24 tháng do Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký thay Chủ tịch thành phố HCM. Tôi và thầy Thanh Huyền, mỗi người nhận được một bản.
Phần tiếp theo, phát biểu của đồng bào. Khỏi tường thuật dài dòng, ai cũng biết những người được mời phát biểu sẽ nói gì. Vì đó là quy luật được thực hiện từ những cuộc đấu tố kinh hoàng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc. May mắn, chúng tôi được xử nhẹ hơn. Đồng bào phát biểu: “Đảng và Nước xử phạt như vậy vừa nhân đạo, vừa nhân quyền.” Bình mới, nhưng rượu cũ, chưng cất trên nửa thế kỷ. Cho nên có hương vị đặc thù.
Phát biểu xong, cán bộ lôi lẹ tôi ra khỏi phòng. Các thầy Ban Đại diện Phật giáo quận Gò Vấp đến chào tôi mà chưa kịp nói hết lời. Tôi được đẩy tiếp lên xe, và chở về trả lại nhà chùa.
Theo quy định, chúng tôi được phép có 10 ngày để khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM.
Cho đến nay, tôi chưa khiếu nại gì. Nhưng chắn chắn tôi sẽ hỏi cho ra lẽ trước dư luận của loài người có lương tri, biết phải trái, về lý do bắt giữ tôi rồi đột nhiên đưa ra xử trước tòa án quần chúng mà không hề có biên bản vi phạm, cũng không hề có thẩm vấn, hay bất cứ hình thức nào mà luật tố tụng hình sự quy định phải tiến hành trước khi xét xử. Tôi chỉ biết mình đang được xét xử khi nghe Trưởng CA phường đọc cáo trạng.
Nói tóm lại, tự nhiên một nhóm người ở đâu đó coi thường pháp luật, coi thường đạo lý con người, chặn bắt tôi giữa đường như bắt cóc, rồi bỗng nhiên tống tôi vào nhà giam chẳng viện được lý do gì, rồi lại đột nhiên khiêng tôi từ nhà giam, mà chẳng cho biết sẽ khiêng đi đâu, lại đưa ra trước công đường để nghe luận tội. Thực tế, ai đang luận tội ai? Tôi hỏi Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Chúng tôi đang sống trong một xã hội nào đây, xã hội loài người giữa thế kỷ 21 chăng, thưa Ông Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố?
Tôi không khiếu nại hay kháng cáo. Thầy Thanh Huyền có gởi thơ đến chất vấn ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố. Chuyện chất vấn như một trò đùa, không phải là chuyện pháp luật mà nơi đó liên hệ đến sinh mạng và phẩm giá của con người.
Chuyện như thế này. Ngày hôm đó, các thầy trong chùa Già lam phát hiện Quyết định số 4312/QĐ-UB buộc tội ông Phạm Văn Thương tức Thích Tuệ Sỹ đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân qui định tại điều 258 Chương 20 Bộ Luật hình sự Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, do đó, quyết định xử phạt ông Lê Quang Thiện 24 tháng quản chế hành chánh. Thì ra, thầy Tuệ Sỹ gây tội mà thầy Thanh Huyền phải gánh chịu hình phạt.
Hôm sau, thầy Thanh Huyền được mời lên quận để làm việc, nội dung là “Để đối chiếu vật dụng bị tạm giữ”. Nhưng khi đến Quận, có lẽ Quận đã phát hiện chỗ sai lầm khôi hài này nên ra lệnh Thanh Huyền phải giao bản chính của Quyết định (Quyết định số 4312/QĐ-UB). Thanh Huyền không chịu và đề nghị “Tôi sẳn sàng giao lại bản QĐ 4312/QĐ-UB nhưng phải trong bối cảnh như ngày hôm qua – trước đông đảo cử toạ chứng kiến – và phải nói rõ lý do thu hồi Quyết định đó.” Sau khi dùng biện pháp doạ nạt không có hiệu quả, Chủ tịch Phường đổi sang giọng thuyết phục. Cũng không có hiệu quả, nên cuối cùng Chủ tịch Quận thân hành đến xin lỗi và xin thâu hồi lại quyết định số 4312. Thầy Thanh Huyền thật tình xúc động trước thái độ xin lỗi thành khẩn (!) của Chủ tịch Quận, nên vui vẻ trả lại cái quyết định 4312 xử phạt người mà như trò đùa ấy. Sau đó thầy được trao cho quyết định khác, mang số 4314/QD-UB. Thành ra, một mình thầy Thanh Huyền bị xử phạt bằng hai Quyết định cùng lúc, cùng một người ký: Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố HCM, và ký cùng trong một ngày: 11/10/2003. Chuyện này lại càng rắc rối cho Thanh Huyền. Vì Quyết định số 4312 không có lệnh thâu hồi, nên vẫn còn hiệu lực. Trong khi đó lại phải nhận thêm quyết định mới. Cả hai đều có hiệu lực, buộc người bị xử phạt phải chấp hành. Thanh Huyền viết thơ hỏi Ông Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, thầy phải chấp hành theo quyết định nào? Ông Chủ tịch im lặng. Sao Ông Chủ tịch lại làm ngơ trước một sự kiện như vậy? Tuy là lỗi hành chánh nhỏ thôi, nhưng danh dự con người thì quá lớn. Ông Chủ tịch sợ gì mà né tránh, không dám trả lời? Theo đạo lý, và cả theo pháp luật, Ông Chủ tịch phải trả lời, vì lỗi lầm chính mình vi phạm. Sao ông sẵn sàng buộc tội người khác, tội rất lớn vì xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, mà không cần điều tra, trong khi giấu kín lỗi nhỏ của mình? Tôi có nên đặt vấn đề lương tâm và tự trọng của một con người chân chính với Ông Chủ tịch thành phố ở đây hay không?
Những nghi vấn
Chuyện sai lầm của hai Quyết định chỉ là vấn đề hình thức. Không thể dựa vào một vài lỗi lầm hành chánh nhỏ mà liên hệ đến cả danh dự và phẩm giá của con người. Những người biết xử dụng vi tính đều hiểu rõ lý do kỹ thuật dẫn đến sự sai lầm như vậy. Nhưng cũng từ lỗi kỹ thuật của vi tính đó mà người ta có thể hiểu thêm được tầm mức quan trọng và ý nghĩa của sự việc.
Rõ ràng, cả hai quyết định dành cho hai người được soạn thảo với một nội dung văn bản như nhau; đồng nhất với nhau từ dấu chấm phẩy. Bởi vì đây là một bản án tiền chế, người ta soạn án lệnh đồng nhất chung cho cả hai người mặc dù không có tội danh giống nhau, và không có bằng chứng vi phạm giống nhau. Với một nội dung án lệnh soạn sẵn cho hai người, chỉ cần thay tên người bị xử phạt. Do đó, khi điền tên trong án lệnh tiền chế, người thư ký vô tình chỉ thay tên người bị phạt mà không thay tên người bị đề nghị xử phạt.
Tại sao lại có quyết định tiền chế như vậy, nếu không phải là giải pháp tình thế, mà tục ngữ ta nói là “cả vú lấp miệng em!” Không thể nói Chính quyền không tuân thủ pháp luật, quyết định tùy tiện. Nhưng trong những cái xấu, người ta bị bắt buộc phải chọn tình thế ít xấu nhất. Tình thế như thế nào mà bị bắt buộc phải chọn lựa bất đắc dĩ như vậy? Có thể Nhà nước dựa trên các nguồn tin tình báo nào đó, mà nguồn tin hoàn toàn không đúng sự thật. Để rồi dựa trên đó để đánh giá sự việc một cách sai lầm, dẫn đến hằng loạt sai lầm đáng tiếc.
Ở đây, chúng tôi đúc kết lại những sự vụ cốt lõi, để từ đó cho thấy có thể có những nghi vấn nào, chung quanh cái gọi là “Sự biến Lương sơn”
1- Vận động toàn dân của Tỉnh Bình định
Ngay từ đầu, Tỉnh đã vận động các tầng lớp nhân dân trong cả hai phạm vi riêng và tư, để Hòa thượng Huyền Quang không đi chung với Hòa thượng Quảng Độ vào Sài Gòn. Trên cao, đích thân ông Chủ tịch vận động, và lôi cuốn cả ông cựu Chủ tịch tỉnh cùng vận động.
Kế đến là Ban Tôn giáo tỉnh. Ban hứa hẹn sẽ tập họp người cần thiết để dịch kinh Đại tạng cho Hòa thượng. Tôi biết chắc, Ban Tôn giáo tỉnh chẳng có chút khả năng và uy tín nào để tập họp. Chỉ là hứa hẹn suông, như miếng mồi để nhử Hòa thượng. Làm sao qua mắt những người chuyên môn trong sự nghiệp nghiên cứu, phiên dịch và trước tác kinh điển Phật hằng mấy chục năm trường? Ban Tôn giáo cũng hứa hẹn sẽ giúp Hòa thượng Huyền Quang xây dựng tại Nguyên Thiều thành một trường Đại học Phật giáo. Điều này thì rõ ràng vượt quá khả năng của Ban Tôn giáo tỉnh rồi. Đại học Phật giáo không phải là lớp huấn luyện thầy cúng, mà Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh và Ban Tôn giáo Tỉnh bàn luận như chuyện đùa, làm sao qua mắt những người chuyên môn đã từng giảng dạy và phụ trách chương trình giảng huấn của hầu như tất cả các trường Đại học và Cao đẳng Phật giáo toàn miền Nam trước đây?
Cho đến dưới cùng là vận dụng tình cảm gia đình, cho nên đích thân Bí thư xã dẫn cháu của Hòa thượng Huyền Quang lên chùa, khuyên Bác đừng đi Sài Gòn.
Giải pháp xấu nhất phải thực hiện, là vận động dân xã cản trở, với chiêu bài, Phật tử muốn Hòa thượng Huyền Quang ở lại để xây dựng chùa. Nhưng vận động này phản tác dụng, dẫn đến tình trạng tồi tệ ngoài mong muốn.
Chính quyền nên rút ra đây một bài học đáng giá, tuy chưa có sự vụ gì đáng tiếc xảy ra, không phải nó không thể xảy ra. Nhưng đã không thể xảy ra vì các thầy không cho phép, chứ không phải do an ninh của Chính quyền đã làm việc có hiệu quả.
Có thể nói, Chính quyền Bình định đã không từ bỏ bất cứ biện pháp nào, với mục đích duy nhất là không để Hòa thượng Huyền Quang vào Sài Gòn chung với Hòa thượng Quảng Độ.
Tất nhiên, không cần phải đi chung, hai Ngài vẫn có thể thảo luận chi tiết riêng tư với nhau hàng loạt sự việc. Vậy, sự cản trở này có mục đích gì? Trước hết, phải chăng Nhà Nước muốn cách ly hai Hòa thượng, cô lập Hòa thượng Huyền Quang để dễ bề lung lạc? Nhưng điều có thể hơn cả là, dựa trên nguồn tin tình báo sai lầm, Nhà Nước đánh giá sẽ có một vận động to lớn nào đó khi hai Hòa thượng sát cạnh nhau, mà vận động này có thể đe doạ sụp đổ chế độ. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, bất chấp dù là giải pháp tồi tệ nhất.
2- Công tác của Giáo hội Mặt Trận
Ngay từ hôm Hòa thượng Quảng Độ đến Bình định, hẳn không phải là tình cờ mà một phái đoàn của Giáo hội Mặt trận (Giáo hội Phật giáo Việt nam) cũng đến Bình định, do Hòa thượng Thanh Tứ dẫn đầu, cùng đi theo có ông Vụ Phó Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Trung ương của Chính phủ. Những ngày tiếp theo, đến Bình định thăm viếng Hòa thượng Huyền Quang lại có phái đoàn Ban trị sự Phật giáo Thừa thiên – Huế do Hòa thượng Dân biểu Thích Chơn Thiện dẫn đầu, và phái đoàn Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh do Hòa thượng Thích Trí Quảng dẫn đầu. Trừ HT Thanh Tứ có đề nghị rõ, mời Hòa thượng Huyền Quang ra Hà nội thăm, hai phái đoàn kia chỉ thuần tuý thăm hỏi. Thực chất các phái đoàn này chỉ làm bình phong Phật giáo để cho Chính quyền núp phía sau mở cuộc vận động. Đó là cuộc vận động bất đắc dĩ. Vì chính những cơ quan có nhiệm vụ vận động trước đó đã kết án “bọn phản động Lê Đình Nhàn” tức Thích Huyền Quang, nay đột nhiên xưng tụng Hòa thượng lên hàng cao tăng nhất nước. Trực tiếp vận động là Bộ Công an, và Ban Tôn giáo Trung ương của Chính phủ. Về hình thức, người ta muốn Hòa thượng Huyền Quang làm tâm điểm hội tụ để thống nhất hai Giáo hội. Hòa thượng được trao trách nhiệm này, với chức vụ xứng đáng, tất nhiên do Nhà Nước phong tặng. Cao nhất là Pháp chủ, hay chức danh tương tự. Tại sao Nhà Nước cần sự hợp nhất đến như vậy, để phải đưa một người tù sau hơn 21 năm chưa có lệnh phóng thích lên hàng cao tăng nhất nước, được Thủ Tướng long trọng tiếp đón với nghi thức mà chưa vị nào trong Giáo hội Phật giáo Việt nam (của Mặt Trận) được vinh dự?
3- Điều phối của Bộ Công an
Trước đây, đại diện của Bộ Công an, đặc trách an ninh tôn giáo các tỉnh phía nam, có đến gặp tôi tại chùa Già lam. Ông cán bộ yêu cầu tôi có những đề nghị cụ thể gì liên hệ đến Phật giáo cứ đề nghị thẳng với ông. Tôi trả lời, vấn đề Phật giáo nếu có, đó là những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, tất phải thuộc phạm vi giải quyết của Bộ Chính trị hay Phủ Thủ Tướng. Bộ Công an chỉ phụ trách an ninh, làm sao tôi có thể báo cáo những vấn đề như vậy được? Tôi muốn nói, tôi không thể là chỉ điểm viên của Công an, dù là Công an cấp Bộ. Thế nhưng, qua câu chuyện, chúng ta có thể biết được vai trò của Công an trong sự giám sát sinh hoạt của Phật giáo.
Trong sinh hoạt vừa qua của Giáo hội Thống nhất, thoạt đầu, Công an các tỉnh thành có vài cản trở, nhưng chỉ tới một giới hạn nào đó thì ngưng. Suốt trong các ngày hội họp, hành lễ, không ai thấy bóng dáng công an lai vãng. Nhiều vị cho rằng tính hợp pháp của Giáo hội Thống nhất như vậy đã được Nhà Nước mặc nhiên công nhận. Nếu không, chẳng bao giờ lực lượng công an để yên cho các thầy lui tới tự do như vậy.
Cho đến khi xảy ra sự cố giao thông trước cổng tu viện Nguyên Thiều, lực lượng công an chính quy cũng không xuất hiện. Duy chỉ Cảnh sát giao thông đến làm nhiệm vụ phân xử luật lệ đi đường, mà lại xử một cách ngang chướng khiến bị Tăng Ni và quần chúng phản đối đành phải lãng đi mất.
Kể từ sự việc tại đồn công an biên phòng Lương sơn, người ta mới thấy Bộ Công an thực sự tham gia và điều phối. Điều phối công an Bình định bám sát theo xe các thầy vào đến chùa Linh sơn, Khánh hòa. Rồi thông báo công an đồn biên phòng Lương sơn biết để chặn bắt. Sau đó ra lệnh công an quận Gò vấp có nhiệm vụ giam giữ. Những sự việc như vậy quá đơn giản với nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan an ninh cấp Bộ. Nhưng thực tế đã cho thấy Bộ điều phối một cách vụng về. Tất nhiên không thể làm khác đi được, vì phản ứng bất ngờ, ngoài tiên liệu.
Bắt giữ người trái phép, không nêu rõ lý do. Lại giam giữ nhiều ngày mà không thông báo cho thân nhân biết. Các hành vi này có thể dẫn đến tội bắt cóc. Cán bộ Bộ Công an biết rõ điều đó.
Vật dụng của công dân, dùng vũ lực uy hiếp để khám xét không có lý do; tạm giữ mà không cấp biên lai hay bất cứ giấy tờ gì tương tợ cho sở hữu chủ. Các hành vi này có thể dẫn đến tội cưỡng đoạt tài sản. Mặt khác, vật dụng hằng ngày của tôi, vô cớ tạm giữ, ghi là “tang vật,” tức tang chứng phạm pháp. Đó là hành vi lợi dụng chức quyền xâm phạm danh dự công nhân. Cho đến bây giờ, không thấy cơ quan an ninh tạm giữ của tôi thông báo vật dụng tôi đang ở đâu. Tôi không cố tình kết buộc cán bộ lợi dụng chức quyền chiếm dụng tài sản của tôi.
Bộ Công an có chức năng thi hành mệnh lệnh pháp luật, hiểu rất rõ các yếu tố dẫn đến tội phạm. Nhưng vẫn cố tình vi phạm, không hẳn là khinh thường dân. Nhưng trong tình thế thảng thốt, ngoài tiên liệu, chưa kịp suy nghĩ cách làm nào hay hơn, nên đành phải chọn giải pháp tình thế quá xấu. Phải chăng công an đã thụ động trong sự vụ này?
4- Giải pháp cho Ủy ban Nhân dân thành phố HCM
Chặn bắt cóc người giữa đường, giam giữ người trái phép; Chính quyền muốn thả những người này càng sớm càng tốt. Nhưng khổ nỗi, các vị này khăng khăng đòi giải thích lý do bắt giữ và giam giữ, nếu không, cương quyết ở lại nhà tù. Dùng vũ lực áp tải kẻ ngoan cố trở về chùa, không phải là điều không làm được. Nhưng có lẽ Nhà Nước muốn tìm một giải pháp đẹp mặt hơn, nên cần đến Ủy ban Nhân dân thành phố HCM, với quyết định quản chế hành chánh.
Chắc chắn vì không được chuẩn bị trước để đối phó sự việc, và cũng vì xem đây chỉ là biện pháp chữa cháy tạm thời, nên các vị quan chức Ủy ban chỉ thi hành mang tính hình thức, và cũng vì vậy mà gây nên những lỗi lầm có tính hình thức tai hại.
Bình thường, có lẽ ông Phó Chủ tịch không dám nhắm mắt ký bừa bất cứ giấy tờ gì mà trợ lý mang đến. Nhiều quan chức rất thận trọng chữ ký mà còn phải ra tòa. Ông Phó Chủ tịch khi ký các quyết định quản chế hành chánh này một cách thiếu suy nghĩ, đã có thể phản ánh đúng mức tầm quan trọng của sự vụ. Nội dung quyết định không là vấn đề quan trọng, mà còn vấn đề khác quan trọng, cấp thiết hơn, buộc ông phải ký không cần đắn đo. Tất nhiên, ông biết rõ quyết định này không chỉ như sự vụ lệnh, mà nó mang tính pháp luật, có hiệu lực như án lệnh để có thể tước bớt quyền hạn của công dân, và trong chừng mức nó cũng ghi một vài điểm xấu trên phẩm giá con người của những người nhận quyết định. Thái độ cẩu thả của ông Phó Chủ tịch, tôi không muốn kết án là quan liêu, hách dịch, xem thường phẩm giá của công dân khác, mà thông cảm cho ông vì bị bắt buộc làm một việc ngoài ý muốn. Bởi vì, trong một chế độ dân chủ thực sự, khi ký một bản văn mang tính pháp luật cưỡng chế mà bất cẩn như vậy, chắc chắn sự nghiệp chính trị của ông Phó leo lên đến đây là hết.
Vậy, đằng sau ông Phó chủ tịch là lệnh của ai, lớn hơn ông Phó, để rồi dù ông có sai lầm đến cỡ nào, vẫn được bảo vệ, và có thể còn được thưởng công vì với chữ ký bất cẩn đã mang lại danh dự phần nào cho Chính quyền?
5- Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao bị bắt buộc phải trả lời trước dư luận quốc tế về sự vụ được xem là đàn áp. Ông phát ngôn viên đã có bài học thuộc lòng sẵn, với công thức đã được chuẩn hóa. Mỗi khi có sự cố bất thường, ông mang bài học ấy đọc lại cho cả thế giới nghe, để mọi người thư giãn vì những lời tuyên bố ngây ngô: Hai Hòa thượng cất giữ tài liệu có tính chất bí mật quốc gia. Bằng chứng do khám xét xe. Không ai khờ dại để có thể tin những lời tuyên bố bịa đặt một cách sống sượng như vậy. Nhà nước thiếu gì lý do để bắt giữ người, mà luật pháp cho phép tạm giữ trong ba ngày. Nhân viên kiểm soát có thể nhầm lẫn vì sự cố gì đó. Luật pháp nước nào cũng có khi nhầm lẫn. Vậy thì cần gì phải bịa ra lý do xúc phạm nhân phẩm hai vị Hòa thượng? Ông phát ngôn của Bộ Ngoại giao nhất định phải biết, bộ luật Hình sự của Nhà nước Việt nam xã hội chủ nghĩa quy định (điều 80, mục c), thu thập bí mật Nhà Nước như thế nào để dẫn đến trường hợp hội đủ yếu tố tội phạm gián điệp, phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Hai Hòa thượng chỉ mới trong giai đoạn thu thập, để cất giấu. Đó là ngụ ý trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao. Bộ không dứt khoát ngụ ý có tiến hành thêm nữa để hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm gián điệp hay không. Nhưng vu khống người khác với hành vi liên hệ đến tội phạm nghiêm trọng như vậy, không phải là chuyện đùa. Không thể mang phẩm giá con người của hai vị Hòa thượng, mà hết thảy tăng ni Phật tử trong và ngoài nước kính trọng, để bôi bác trước dư luận thế giới. Ai sẽ xử phạt Bộ Ngoại giao về tội vu khống mang tầm ảnh hưởng thế giới này, để bắt buộc Bộ này phải bồi thường danh dự đích đáng?
6- Trách nhiệm cuối cùng
Qua diễn biến của sự việc, các cơ quan quyền lực Chính quyền đều cho thấy tình trạng bị động của họ. Vì vậy mà gây ra hết sai lầm này đến nhầm lẫn khác. Nhầm lẫn nào cũng rất tai hại, lan đến cả quy mô thế giới. Vậy, đằng sau tất cả các cơ quan Nhà nước bị động này, tất phải có một cơ quan quyền lực cao hơn tất cả để chi phối. Ngoại trừ Phủ Thủ Tương, hay chính Ban Bí thư Trung ương Đảng, còn cơ quan nào đủ uy quyền để điều động ngần ấy Bộ, Ban ngành? Vậy thì, chính xác, Đảng Cộng sản Việt nam muốn gì, khi đặt Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất thành một thế lực đối đầu đáng sợ như vậy? Gần ba thập kỷ nay, Nhà Nước đã sử dụng tối đa bạo lực chuyên chính vô sản để triệt hạ Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất; toàn bộ cơ sở của Giáo hội bị chiếm dụng; các vị lãnh đạo, người thì chết trong tù, người thì bị tù đầy ròng rã. Giáo hội ấy nếu còn tồn tại, còn bao nhiêu khả năng để đe doạ sinh mạng tồn tại của Đảng Cộng sản Việt nam mà phải vận dụng các sách lược tưởng chừng như đối đầu với kẻ thù nào đó vô cùng nguy hiểm? Không những thế, Giáo hội ấy được nhiều cán bộ cao cấp của Nhà Nước tuyên bố là không còn tồn tại, hoặc không hợp pháp để tồn tại. Nhà nước sợ gì một tổ chức bất hợp pháp, để phải vận dụng ngần ấy Bộ, ban ngành, đối phó với một chuyến xe khách? Tất phải có nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Rất nhiều người hiểu rõ nguyên nhân sâu xa ấy.
Tuệ Sỹ