‘Thảo cầm viên’ giữa Little Saigon (Đoan Trang)
Jan 4, 2024 16:53:13 GMT -6
Post by sheen on Jan 4, 2024 16:53:13 GMT -6
‘Thảo cầm viên’ giữa Little Saigon của người cựu sĩ quan VNCH
Mảnh vườn rộng 12,000 sqft với đủ loại chim, hoa, cá, như một thảo cầm viên thu nhỏ, là tài sản vô giá của vợ chồng người cựu sĩ quan VNCH tạo dựng sau gần 30 năm định cư trên đất Mỹ.
Nhưng trước khi dẫn đi tham quan “thảo cầm viên” của mình, chú Quốc mời tôi ghé vào cái lán giữa vườn, nơi chú và bạn bè thường ngồi “trà dư tửu hậu” để vừa làm thơ, thưởng trà, uống rượu thanh tao, nho nhã. Hôm ấy, tôi cũng được nhâm nhi tách trà Olong thơm phức, mang vị chan chát nhưng để lại cái hậu ngòn ngọt, như chính cuộc đời của gia đình người cựu sĩ quan VNCH, được chính gia chủ kể lại:
Những mẩu ký ức của nửa thế kỷ trước
Chú Võ Quốc năm nay vừa tròn 80, trí óc còn rất minh mẫn, nhớ như in chuyện của hơn 55 năm trước, cái thời chú mới gia nhập Quân lực VNCH sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức Khóa 3, năm 1968.
“Ra trường, tôi được điều động lên Kon Tum, chức vụ chuẩn úy, làm Trung đội trưởng,” chú Quốc kể. “Hai năm sau thì được biệt phái qua Bộ Nội Vụ làm sĩ quan lo về vũ khí cho nhân dân tự vệ Kon Tum.”
Năm 1975, Kon Tum mất, chú chạy từ đó vào Sài Gòn để trình diện Bộ Nội Vụ, đến khi Sài Gòn cũng mất, chú lại chạy ngược về nhà ở Cam Ranh, Nha Trang, rồi bị bắt đi tù. Khi đó, vợ chồng chú đã có được năm mụn con, người con đầu lòng mới lên bảy.
“Suốt sáu năm ổng ngồi tù, tui phải đem năm đứa nhỏ về tá túc nhà ông bà ngoại,” cô Thuận kể. “Không giấy tờ, quần áo cũng chẳng còn gì, may mà được ông bà nuôi ăn.”
Từ cuộc sống sung túc của vợ viên sĩ quan, cô Thuận phải xắn áo quần đi gặt lúa, cắt lúa, té lên té xuống khi gặp đỉa, loại sinh trùng mà cô sợ nhất đời. Thấy làm nông khó sống, cô chuyển sang buôn bán. Cô mua gà, gạo từ Nha Trang, đi tàu hỏa Hòa Tân xuống Long Thành bán, rồi mua bắp, khoai, đậu từ Long Thành lên Nha Trang bán lại. Gọi là đi buôn cho sang, chứ thời ấy, buôn bán như vậy là hoạt động bất hợp pháp, nhiều người bị bắt, nhưng những chuyến hàng của cô Thuận đều trót lọt.
Nhắm chừng buôn bán được, cô mua cá ở Nha Trang, bắt xe đò về Sài Gòn bán, rồi mua gạo miền Tây đi tàu hỏa về lại Nha Trang. Nhờ vậy, cô có tiền nuôi bày con thơ chờ chồng. Cô là người lo xa, có được đồng nào, cô xài nhin nhín, rồi để dành. Mua được gạo, cô nấu cho con, còn mình chỉ ăn chuối cây, ăn đến nỗi bị phù, nhưng mải lo buôn bán, cô không hề biết mình bị bệnh.
Trong một chuyến hàng đem gà, gạo lên thành phố bán, cô nghe được câu chuyện của một người đàn ông kể, vì ăn chuối cây mà tăng cân vèo vèo, mà là bệnh, chứ không phải do mập khỏe. Nghe vậy, cô Thuận về nhà lấy gương ra soi – việc mà hầu như cô không làm từ ngày chồng bị đi tù, và giật mình khi thấy mình quá mập. Từ đó, cô không dám hà tiện nữa, bỏ ăn chuối cây, mà nấu dư cơm, ăn cùng các con.
Khi đã có chút đỉnh “dằn túi”, cô Thuận xin cha mẹ con mấy mẹ con ra riêng. Ông bà không đồng ý, nhưng vì nghĩ chẳng lẽ cứ “ăn bám” hoài, coi sao được, cô bèn tự đi mua cây, rồi nhờ người em họ làm nghề thợ hồ, tới cất cho ngôi nhà, chỉ cách nhà cha mẹ cô vài trăm mét.
Mấy mẹ con cô ra riêng được một năm thì chú Quốc được thả từ trại giam A30 Tuy Hòa. Đó là cuối năm 1980. “Ổng về là cuộc sống gia đình cô cũng đỡ được một chút rồi,” cô Thuận kể. “Có nhà riêng nè, mấy đứa nhỏ, hổng đứa nào bị thất học, cô còn nuôi được heo, vịt, ngỗng,…”
Chú cùng vợ làm ruộng, lên rẫy, xẻ cây, trong lòng mang mối hận vì phải kéo cày thay trâu bò. Ngồi nói chuyện với tôi, chú vẫn chưa nguôi cơn nóng giận, nên đọc bài thơ tự chú sáng tác khi còn ở trong tù.
Mùa lúa
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Một thân giải gió nắng dầu
Lấy sức mình thay trâu kéo
Một manh áo duỗi dài trên cánh ruộng
Nắng ban chiều dọi mình em em héo hắt
Áo bạc màu sờn rách với phong sương
Ươm cây lúa mừng cho lúa bén
Sống với đời khổ lắm phải không em
Thân giải gió em lo toan từng tác ruộng
Tối về nhà cơm cháo lũ con thơ
Mùa lúa đến em rộn ràng lúa chín
Lại một mình bươn chải cánh đồng sâu
Hai sương vất vả lo mùa đến
Sức em đâu phải như người khác
Chưa khổ giờ đây lại khổ nhiều.”
(Trại tù A30 Ngày 15-5-1980, gửi về người vợ thân yêu)
Mang nghề nông sang Mỹ
Lẽ ra chú Quốc thuộc diện HO3, nhưng vì không có tiền làm hồ sơ nên cứ lần lữa mãi, cho đến khi gom đủ tiền để lo dịch vụ giấy tờ, thì đã qua tới HO35. Tháng Ba năm 1995 cả gia đình chú sang Mỹ định cư, bắt đầu cuộc sống mới, nhưng tâm trạng không vui vì phải xa bạn, chú lại làm thơ:
Đối ẩm
Một mình, một ấm, một khay trà
Chẳng biết mời ai, ta cụng ta
Cạn chén tình xa, ngồi nhớ bạn
Khóc lòng bạn cũ, nghĩ thương nhà
Khi không, trà nhạt, ba người uống
Lúc có, trà ngon, chẳng kẻ pha
Tiên cảnh ở đâu sao chẳng thấy
Một mình, một cảnh, một tình xa.
(Ngày 2 Tháng Sáu, 1995-Thời gian đầu trên đất Mỹ)
Được người anh bảo trợ, gia đình chú Quốc cư ngụ tại thành phố Garden Grove từ ngày “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, cho tới bây giờ. Lúc đầu ở nhà thuê, chú làm việc trong hãng, được bốn năm thì mua căn nhà hiện hữu với giá $186,000. Hai năm sau, do bị bệnh tiểu đường, chú ở nhà lo đưa rước cháu đi học.
Khi ra đi, vợ chồng chú Quốc chỉ mang được sáu người con vì người con gái lớn đã lập gia đình, nên mãi 12 năm sau cả nhà mới được đoàn tụ.
Qua Mỹ với hai bàn tay trắng, nhưng với nghị lực của người vợ, người mẹ trải qua biết bao sóng gió cuộc đời khi phải thay chồng nuôi con, cuộc sống ở Mỹ của cô Thuận dù khó khăn đến mấy cũng trở thành… chuyện nhỏ.
Cô ghi danh đi học Anh ngữ tại Simpson School, rồi Lincoln Education School ở thành phố Garden Grove, tự học cách sống ở Mỹ. Thời gian đầu cô đi may. Đến năm 1998, khi lần đầu tiên Goodwill mở khóa huấn luyện để tuyển dụng nhân viên không phải là người gốc cư dân Mỹ, cô Thuận nộp đơn xin việc. Đại Hàn, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,… mỗi nước họ chỉ nhận ba người. Cô Thuận và hai phụ nữ gốc Việt khác là Lê Thị Mỹ và Nguyễn Thị Nguyệt được chọn. Cô Thuận làm được 18 năm tại Goodwill ở thành phố Santa Ana, và mới nghỉ hưu từ năm 2015.
Từ khi sở hữu được ngôi nhà trên đất Mỹ, cô trồng trọt quanh nhà. Thời gian đầu trồng mía, một năm bán được $4,000, vợ chồng chú mua vé về Việt nam thăm gia đình con gái. Vài năm sau họ chuyển sang trồng bồ ngót, là một trong những người Việt đầu tiên ở khu Little Saigon “kinh doanh” bồ ngót, cũng kéo dài được bốn năm.
Những người con của cô chú giờ đây đều học hành thành tài, lập gia đình, yên bề gia thất, một nửa ở California, một nửa chuyển sang Arizona sinh sống. Cháu nội cháu ngoại có đủ, nhưng cô chú không còn phải chăm sóc, ngoài “lũ chim, cá, cây” trong vườn, mà cô chú chăm chút cho còn hơn lo con nhỏ.
“Cô có duyên với cây trái, ruộng vườn, dù được sinh ra trong gia đình giàu có, từ nhỏ chẳng phải động tay động chân,” cô Thuận tâm sự. “Tới tuổi này, mà ngày nào cô chú cũng ở ngoài vườn từ sáng sớm tới chập tối mới vô nhà. Nào là cho chim, cá, gà ngóe ăn, bắt sâu nhặt lá, bón cây,… Cưng lắm, đi đâu chút là nhớ.”
Zoo thu nhỏ
Nào là thông Cali, sen đá, hòn non bộ khô, hòn non bộ nước, lan các loại; chim thì có chim trĩ, công, yến hót, hoàng yến, yến phụng, chích chòe, vành khuyên,…Cây ăn trái có xoài, mít, mãng cầu, ổi, quýt, chanh, cam, bưởi, cóc,…
Từ năm 2005, cô chú gia nhập Hội Cây Kiểng Việt Nam-Hoa Kỳ ở Little Saigon, chuyển sang chơi bonsai. Đặc biệt “dàn” bonsai được săn từ các tiểu bang khác, như Ohio, có tuổi thọ hàng trăm năm.
Chỉ vài năm sau khi “lập vườn”, ngôi nhà của vợ chồng người cựu binh VNCH nhận được giải thưởng “Home Beautification” của thành phố Garden Grove, bằng tri ân do Thị trưởng Bruce A. Broadwater, Thị trưởng lâm thời William Dalton, và các nghị viên Mark Rosen, Mark Leyes, Trần Thái Văn, đồng ký ngày 10 Tháng Năm 2004.
Nhớ quê hương, cô chú lại sưu tầm rất nhiều loại thực vật Việt Nam, đem về vườn nhà trồng, như rau chùm bác, cây muồng vàng, nguyệt quế, lá giang,… Cô Thuận còn trồng nhiều loại được xem là dược thảo, như lá mơ, cây chó đẻ,…
“Nhớ hồi về Việt Nam, chú bị đau bụng, đi tìm lá mơ nhai, mà ở chỗ đó người ta bán thịt chó, vì không đủ lá cho khách mua thịt chó, nên mình bỏ tiền mua họ cũng không bán. Tức khí, cô về Mỹ trồng lá mơ, ui chu choa, nó lên nhanh như thổi. Đau bụng cứ lấy vài lá ra nhai là hết đau liền,” cô Thuận vừa nhắc chuyện cũ, vừa kể câu chuyện mới tinh của chính mình, kêu tôi ghi xuống, để có bịnh thì lấy ra áp dụng:
“Cô bị ngứa, ngứa hung, từ tay chân mình mẩy, thấy ớn, mà không phải nổi mề đay nghen. Cũng tính đi gặp bác sĩ rồi, nhưng chợt nhớ ‘bài thuốc’ mà vợ của anh cựu hội trưởng Hội Bonsai Việt Nam-Hoa Kỳ, cũng bị ngứa sáu tháng trời, thuốc tây thuốc ta gì cũng thua, mà khỏi hẳn sau khi uống 5 loại rau, củ này: diếp cá, cần tây, củ cải đỏ, blueberry và củ dền, đem xay rồi uống. Cô uống ba ngày là hết ngứa luôn! Chú Quốc còn hổng tin, nói ‘bà làm như thuốc Tiên không bằng’, mà đúng thuốc Tiên chứ còn gì!,” cô cười khà khà, vừa kể, vừa ngắt cho tôi mấy cây chó đẻ, kêu đem về trồng. “Nè, cây này tên nghe không đẹp, cũng giống như lá mơ, hay còn gọi là lá thúi địt, nhưng đều là những ‘thần dược’ đó, khi nào rảnh tới, cô kể tiếp cho nghe.”
“Có lúc nào cô đếm xem vườn nhà mình có bao nhiêu loại thực vật không?” Cô trợn mắt nhìn tôi: “Đếm xong khùng luôn ha!” Chú Quốc nghe vậy, cười giải thích: “Đếm hổng có xuể đâu, nhiều lắm, mà mưa hổm rày, cây non mọc lên cũng bộn à nhe.”
Không chỉ có thú vui chăm sóc chim chóc, cây cảnh, chú Quốc còn khéo tay tự đúc những chiếc bình bằng xi măng thiệt lớn, để trồng mấy giống cây quý, hoặc bonsai vài trăm tuổi.
Chú Quốc còn là người mê đồ cổ, đặt trong nhà có nguyên dàn âm thanh cổ, dĩa nhạc xưa, nhưng nghe rất đã tai. Chú nói: “Mấy thứ này chẳng đáng bao nhiêu, có thứ chú mua ngoài chợ trời có hơn trăm bạc, nhưng là những vật của cái thời trai trẻ chú từng trải qua, rất đẹp, mà nhiều người trẻ không biết được nó quý giá thế nào đối với những bậc cao niên như chúng tôi, bởi đó là kỷ niệm, mà kỷ niệm luôn là khái niệm vô giá.”
***
Ở tuổi bát thập đắc hi hỉ, chú Quốc giờ chỉ có nhiệm vụ chính là cùng vợ chăm sóc “thảo cầm viên” của mình, có dịp thì cùng đối ẩm với bạn bè. Trước còn có mấy ông bạn tới đàm đạo, làm thơ, nói chuyện đời, giờ không còn bao nhiêu, có khi xong việc, chú ngồi một mình, chiêm nghiệm cuộc đời.
Mảnh vườn rộng 12,000 sqft với đủ loại chim, hoa, cá, như một thảo cầm viên thu nhỏ, là tài sản vô giá của vợ chồng người cựu sĩ quan VNCH tạo dựng sau gần 30 năm định cư trên đất Mỹ.
Qua Hội Bonsai Việt Nam-Hoa Kỳ ở Little Saigon, tôi biết vợ chồng cô chú hội viên là Võ Quốc-Nguyễn Thị Thuận, có một cơ ngơi rộng lớn ở thành phố Garden Grove, ngay Little Saigon, nơi có thể được gọi là “Zoo thu nhỏ” với hàng trăm loại thực vật, vừa cây kiểng, vừa cây ăn trái; những bể cá, lồng chim với nhiều giống khác nhau.
Một góc nhỏ trong khu vườn 12,000 sqft. (Ảnh Đ.Trang)
Nhưng trước khi dẫn đi tham quan “thảo cầm viên” của mình, chú Quốc mời tôi ghé vào cái lán giữa vườn, nơi chú và bạn bè thường ngồi “trà dư tửu hậu” để vừa làm thơ, thưởng trà, uống rượu thanh tao, nho nhã. Hôm ấy, tôi cũng được nhâm nhi tách trà Olong thơm phức, mang vị chan chát nhưng để lại cái hậu ngòn ngọt, như chính cuộc đời của gia đình người cựu sĩ quan VNCH, được chính gia chủ kể lại:
Những mẩu ký ức của nửa thế kỷ trước
Chú Võ Quốc năm nay vừa tròn 80, trí óc còn rất minh mẫn, nhớ như in chuyện của hơn 55 năm trước, cái thời chú mới gia nhập Quân lực VNCH sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Thủ Đức Khóa 3, năm 1968.
“Ra trường, tôi được điều động lên Kon Tum, chức vụ chuẩn úy, làm Trung đội trưởng,” chú Quốc kể. “Hai năm sau thì được biệt phái qua Bộ Nội Vụ làm sĩ quan lo về vũ khí cho nhân dân tự vệ Kon Tum.”
Năm 1975, Kon Tum mất, chú chạy từ đó vào Sài Gòn để trình diện Bộ Nội Vụ, đến khi Sài Gòn cũng mất, chú lại chạy ngược về nhà ở Cam Ranh, Nha Trang, rồi bị bắt đi tù. Khi đó, vợ chồng chú đã có được năm mụn con, người con đầu lòng mới lên bảy.
“Suốt sáu năm ổng ngồi tù, tui phải đem năm đứa nhỏ về tá túc nhà ông bà ngoại,” cô Thuận kể. “Không giấy tờ, quần áo cũng chẳng còn gì, may mà được ông bà nuôi ăn.”
Từ cuộc sống sung túc của vợ viên sĩ quan, cô Thuận phải xắn áo quần đi gặt lúa, cắt lúa, té lên té xuống khi gặp đỉa, loại sinh trùng mà cô sợ nhất đời. Thấy làm nông khó sống, cô chuyển sang buôn bán. Cô mua gà, gạo từ Nha Trang, đi tàu hỏa Hòa Tân xuống Long Thành bán, rồi mua bắp, khoai, đậu từ Long Thành lên Nha Trang bán lại. Gọi là đi buôn cho sang, chứ thời ấy, buôn bán như vậy là hoạt động bất hợp pháp, nhiều người bị bắt, nhưng những chuyến hàng của cô Thuận đều trót lọt.
Nhắm chừng buôn bán được, cô mua cá ở Nha Trang, bắt xe đò về Sài Gòn bán, rồi mua gạo miền Tây đi tàu hỏa về lại Nha Trang. Nhờ vậy, cô có tiền nuôi bày con thơ chờ chồng. Cô là người lo xa, có được đồng nào, cô xài nhin nhín, rồi để dành. Mua được gạo, cô nấu cho con, còn mình chỉ ăn chuối cây, ăn đến nỗi bị phù, nhưng mải lo buôn bán, cô không hề biết mình bị bệnh.
Trong một chuyến hàng đem gà, gạo lên thành phố bán, cô nghe được câu chuyện của một người đàn ông kể, vì ăn chuối cây mà tăng cân vèo vèo, mà là bệnh, chứ không phải do mập khỏe. Nghe vậy, cô Thuận về nhà lấy gương ra soi – việc mà hầu như cô không làm từ ngày chồng bị đi tù, và giật mình khi thấy mình quá mập. Từ đó, cô không dám hà tiện nữa, bỏ ăn chuối cây, mà nấu dư cơm, ăn cùng các con.
Khi đã có chút đỉnh “dằn túi”, cô Thuận xin cha mẹ con mấy mẹ con ra riêng. Ông bà không đồng ý, nhưng vì nghĩ chẳng lẽ cứ “ăn bám” hoài, coi sao được, cô bèn tự đi mua cây, rồi nhờ người em họ làm nghề thợ hồ, tới cất cho ngôi nhà, chỉ cách nhà cha mẹ cô vài trăm mét.
Mấy mẹ con cô ra riêng được một năm thì chú Quốc được thả từ trại giam A30 Tuy Hòa. Đó là cuối năm 1980. “Ổng về là cuộc sống gia đình cô cũng đỡ được một chút rồi,” cô Thuận kể. “Có nhà riêng nè, mấy đứa nhỏ, hổng đứa nào bị thất học, cô còn nuôi được heo, vịt, ngỗng,…”
Chú về, cô sanh thêm cho chú được hai người con.
Gia đình Cô Thuận-Chú Quốc khi còn ở Việt Nam. (Ảnh gia đình cung cấp)
Chú cùng vợ làm ruộng, lên rẫy, xẻ cây, trong lòng mang mối hận vì phải kéo cày thay trâu bò. Ngồi nói chuyện với tôi, chú vẫn chưa nguôi cơn nóng giận, nên đọc bài thơ tự chú sáng tác khi còn ở trong tù.
Mùa lúa
“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Một thân giải gió nắng dầu
Lấy sức mình thay trâu kéo
Một manh áo duỗi dài trên cánh ruộng
Nắng ban chiều dọi mình em em héo hắt
Áo bạc màu sờn rách với phong sương
Ươm cây lúa mừng cho lúa bén
Sống với đời khổ lắm phải không em
Thân giải gió em lo toan từng tác ruộng
Tối về nhà cơm cháo lũ con thơ
Mùa lúa đến em rộn ràng lúa chín
Lại một mình bươn chải cánh đồng sâu
Hai sương vất vả lo mùa đến
Sức em đâu phải như người khác
Chưa khổ giờ đây lại khổ nhiều.”
(Trại tù A30 Ngày 15-5-1980, gửi về người vợ thân yêu)
“Mùa Lúa” là một trong 80 bài thơ Đường và 20 bài thơ tự do, chú sáng tác và sau đó in thành nguyên tập thơ, thỉnh thoảng lấy ra đọc đỡ buồn.
Cô Thuận đang chăm sóc vườn lan. (Ảnh Đ.Trang)
Mang nghề nông sang Mỹ
Lẽ ra chú Quốc thuộc diện HO3, nhưng vì không có tiền làm hồ sơ nên cứ lần lữa mãi, cho đến khi gom đủ tiền để lo dịch vụ giấy tờ, thì đã qua tới HO35. Tháng Ba năm 1995 cả gia đình chú sang Mỹ định cư, bắt đầu cuộc sống mới, nhưng tâm trạng không vui vì phải xa bạn, chú lại làm thơ:
Đối ẩm
Một mình, một ấm, một khay trà
Chẳng biết mời ai, ta cụng ta
Cạn chén tình xa, ngồi nhớ bạn
Khóc lòng bạn cũ, nghĩ thương nhà
Khi không, trà nhạt, ba người uống
Lúc có, trà ngon, chẳng kẻ pha
Tiên cảnh ở đâu sao chẳng thấy
Một mình, một cảnh, một tình xa.
(Ngày 2 Tháng Sáu, 1995-Thời gian đầu trên đất Mỹ)
Chú Quốc chăm chút một trong những hòn non bộ trong vườn. (Ảnh Đ.Trang)
Được người anh bảo trợ, gia đình chú Quốc cư ngụ tại thành phố Garden Grove từ ngày “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, cho tới bây giờ. Lúc đầu ở nhà thuê, chú làm việc trong hãng, được bốn năm thì mua căn nhà hiện hữu với giá $186,000. Hai năm sau, do bị bệnh tiểu đường, chú ở nhà lo đưa rước cháu đi học.
Khi ra đi, vợ chồng chú Quốc chỉ mang được sáu người con vì người con gái lớn đã lập gia đình, nên mãi 12 năm sau cả nhà mới được đoàn tụ.
Qua Mỹ với hai bàn tay trắng, nhưng với nghị lực của người vợ, người mẹ trải qua biết bao sóng gió cuộc đời khi phải thay chồng nuôi con, cuộc sống ở Mỹ của cô Thuận dù khó khăn đến mấy cũng trở thành… chuyện nhỏ.
Cô ghi danh đi học Anh ngữ tại Simpson School, rồi Lincoln Education School ở thành phố Garden Grove, tự học cách sống ở Mỹ. Thời gian đầu cô đi may. Đến năm 1998, khi lần đầu tiên Goodwill mở khóa huấn luyện để tuyển dụng nhân viên không phải là người gốc cư dân Mỹ, cô Thuận nộp đơn xin việc. Đại Hàn, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam,… mỗi nước họ chỉ nhận ba người. Cô Thuận và hai phụ nữ gốc Việt khác là Lê Thị Mỹ và Nguyễn Thị Nguyệt được chọn. Cô Thuận làm được 18 năm tại Goodwill ở thành phố Santa Ana, và mới nghỉ hưu từ năm 2015.
Cô Thuận và người quản lý của Goodwill. (Ảnh gia đình cung cấp)
Từ khi sở hữu được ngôi nhà trên đất Mỹ, cô trồng trọt quanh nhà. Thời gian đầu trồng mía, một năm bán được $4,000, vợ chồng chú mua vé về Việt nam thăm gia đình con gái. Vài năm sau họ chuyển sang trồng bồ ngót, là một trong những người Việt đầu tiên ở khu Little Saigon “kinh doanh” bồ ngót, cũng kéo dài được bốn năm.
Những người con của cô chú giờ đây đều học hành thành tài, lập gia đình, yên bề gia thất, một nửa ở California, một nửa chuyển sang Arizona sinh sống. Cháu nội cháu ngoại có đủ, nhưng cô chú không còn phải chăm sóc, ngoài “lũ chim, cá, cây” trong vườn, mà cô chú chăm chút cho còn hơn lo con nhỏ.
Ngắm đàn cá bơi lội trong hồ là thú vui của cặp vợ chồng già. (Ảnh Đ.Trang)
“Cô có duyên với cây trái, ruộng vườn, dù được sinh ra trong gia đình giàu có, từ nhỏ chẳng phải động tay động chân,” cô Thuận tâm sự. “Tới tuổi này, mà ngày nào cô chú cũng ở ngoài vườn từ sáng sớm tới chập tối mới vô nhà. Nào là cho chim, cá, gà ngóe ăn, bắt sâu nhặt lá, bón cây,… Cưng lắm, đi đâu chút là nhớ.”
Zoo thu nhỏ
Sống trong ngôi nhà rộng 1,200 sqft, cộng với khu vườn 12,000 sqft, cô chú giờ chỉ biết làm bạn với cây cảnh và muông thú, vì chăm sóc chúng, cũng là cách hưởng thụ, sau ngần ấy năm gầy dựng nên một “thảo cầm viên” thu nhỏ, với đầy đủ chim, hoa, cá, cảnh, kể không hết.
Một trong những lồng chim trong vườn. (Ảnh Đ.Trang)
Nào là thông Cali, sen đá, hòn non bộ khô, hòn non bộ nước, lan các loại; chim thì có chim trĩ, công, yến hót, hoàng yến, yến phụng, chích chòe, vành khuyên,…Cây ăn trái có xoài, mít, mãng cầu, ổi, quýt, chanh, cam, bưởi, cóc,…
Từ năm 2005, cô chú gia nhập Hội Cây Kiểng Việt Nam-Hoa Kỳ ở Little Saigon, chuyển sang chơi bonsai. Đặc biệt “dàn” bonsai được săn từ các tiểu bang khác, như Ohio, có tuổi thọ hàng trăm năm.
Chú Quốc bên cây bonsai trên 100 tuổi. (Ảnh Đ.Trang)
Chỉ vài năm sau khi “lập vườn”, ngôi nhà của vợ chồng người cựu binh VNCH nhận được giải thưởng “Home Beautification” của thành phố Garden Grove, bằng tri ân do Thị trưởng Bruce A. Broadwater, Thị trưởng lâm thời William Dalton, và các nghị viên Mark Rosen, Mark Leyes, Trần Thái Văn, đồng ký ngày 10 Tháng Năm 2004.
Ngôi nhà của chú Quốc cô Thuận được nhận giải thưởng “Home Beautification” của thành phố Garden Grove. (Ảnh Đ.Trang)
Nhớ quê hương, cô chú lại sưu tầm rất nhiều loại thực vật Việt Nam, đem về vườn nhà trồng, như rau chùm bác, cây muồng vàng, nguyệt quế, lá giang,… Cô Thuận còn trồng nhiều loại được xem là dược thảo, như lá mơ, cây chó đẻ,…
“Nhớ hồi về Việt Nam, chú bị đau bụng, đi tìm lá mơ nhai, mà ở chỗ đó người ta bán thịt chó, vì không đủ lá cho khách mua thịt chó, nên mình bỏ tiền mua họ cũng không bán. Tức khí, cô về Mỹ trồng lá mơ, ui chu choa, nó lên nhanh như thổi. Đau bụng cứ lấy vài lá ra nhai là hết đau liền,” cô Thuận vừa nhắc chuyện cũ, vừa kể câu chuyện mới tinh của chính mình, kêu tôi ghi xuống, để có bịnh thì lấy ra áp dụng:
“Cô bị ngứa, ngứa hung, từ tay chân mình mẩy, thấy ớn, mà không phải nổi mề đay nghen. Cũng tính đi gặp bác sĩ rồi, nhưng chợt nhớ ‘bài thuốc’ mà vợ của anh cựu hội trưởng Hội Bonsai Việt Nam-Hoa Kỳ, cũng bị ngứa sáu tháng trời, thuốc tây thuốc ta gì cũng thua, mà khỏi hẳn sau khi uống 5 loại rau, củ này: diếp cá, cần tây, củ cải đỏ, blueberry và củ dền, đem xay rồi uống. Cô uống ba ngày là hết ngứa luôn! Chú Quốc còn hổng tin, nói ‘bà làm như thuốc Tiên không bằng’, mà đúng thuốc Tiên chứ còn gì!,” cô cười khà khà, vừa kể, vừa ngắt cho tôi mấy cây chó đẻ, kêu đem về trồng. “Nè, cây này tên nghe không đẹp, cũng giống như lá mơ, hay còn gọi là lá thúi địt, nhưng đều là những ‘thần dược’ đó, khi nào rảnh tới, cô kể tiếp cho nghe.”
“Có lúc nào cô đếm xem vườn nhà mình có bao nhiêu loại thực vật không?” Cô trợn mắt nhìn tôi: “Đếm xong khùng luôn ha!” Chú Quốc nghe vậy, cười giải thích: “Đếm hổng có xuể đâu, nhiều lắm, mà mưa hổm rày, cây non mọc lên cũng bộn à nhe.”
Không chỉ có thú vui chăm sóc chim chóc, cây cảnh, chú Quốc còn khéo tay tự đúc những chiếc bình bằng xi măng thiệt lớn, để trồng mấy giống cây quý, hoặc bonsai vài trăm tuổi.
Rất nhiều chậu trong vườn là do tự tay chú Quốc đúc. (Ảnh Đ.Trang)
Chú Quốc còn là người mê đồ cổ, đặt trong nhà có nguyên dàn âm thanh cổ, dĩa nhạc xưa, nhưng nghe rất đã tai. Chú nói: “Mấy thứ này chẳng đáng bao nhiêu, có thứ chú mua ngoài chợ trời có hơn trăm bạc, nhưng là những vật của cái thời trai trẻ chú từng trải qua, rất đẹp, mà nhiều người trẻ không biết được nó quý giá thế nào đối với những bậc cao niên như chúng tôi, bởi đó là kỷ niệm, mà kỷ niệm luôn là khái niệm vô giá.”
Cô Thuận-Chú Quốc bên dàn loa cổ. (Ảnh Đ.Trang)
Chú Quốc chỉ thích nghe nhạc từ máy dĩa thời xưa. (Ảnh Đ.Trang)
***
Ở tuổi bát thập đắc hi hỉ, chú Quốc giờ chỉ có nhiệm vụ chính là cùng vợ chăm sóc “thảo cầm viên” của mình, có dịp thì cùng đối ẩm với bạn bè. Trước còn có mấy ông bạn tới đàm đạo, làm thơ, nói chuyện đời, giờ không còn bao nhiêu, có khi xong việc, chú ngồi một mình, chiêm nghiệm cuộc đời.
Đại gia đình Cô Thuận-Chú Quốc. (Ảnh Gia đình cung cấp)
Khi tôi hỏi nếu có lời nhắn nhủ gì, cho thế hệ con cháu, đôi mắt nhìn xa xăm, chú Quốc chậm rãi nói: “Chú nhớ hoài cuộc sống khổ cực của ngày xưa, khi đó chỉ mong có được cuộc sống bình an, cố gắng chăm chỉ làm việc và nghĩ tới tương lai, không bao giờ nản chí. Cô chú có được như bây giờ, cũng là nhờ sống tích cực như vậy đó!”
Đoan Trang