Bánh chưng, bánh tét nhân cá tra, basa, tưởng tanh mà ngon
Jan 28, 2021 16:48:05 GMT -6
Post by phongvien007 on Jan 28, 2021 16:48:05 GMT -6
Bánh chưng, bánh tét nhân cá tra, basa, tưởng tanh mà ngon lạ!
27/01/21 16:39 GMT+7
Đây là món bánh chưng, bánh tét mới trong mùa Tết năm nay giữa bối cảnh thịt heo đắt đỏ còn cá tra, basa thì phải bán
Tại "Phiên chợ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa" do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ở công viên Dương Đình Nghệ (phường 8, quận 11, TP HCM) từ hôm nay (27-1) đến ngày 31-1, nhiều khách tham quan ghé đến dùng thử món bánh tét tại gian hàng của Công ty TNHH Uni-Sea (Hà Nội).
Vì không có bảng giới thiệu nên rất nhiều người bất ngờ khi anh Phạm Đức Cường, đồng sáng lập Công ty TNHH Uni-Sea, cho biết nhân bánh làm từ nhân cá basa phi-lê vì không hề ngửi thấy mùi tanh.
Người tiêu dùng dùng thử bánh tét nhân cá basa
Theo anh Cường, sản phẩm chính của công ty là cá basa phi-lê tẩm ướp; còn bánh chưng, bánh tét là do các đối tác là nghệ nhân, đầu bếp thực hiện để tung ra vào dịp Tết này.
"Đặc điểm của nhân bánh từ basa phi-lê là không bị xơ, phần thịt và mỡ cá xen với nhau và mùi tanh thì bị khử bởi phương pháp lên men yếm khí, tương tự cách làm mắm xổi. Người tiêu dùng ăn thử phần lớn đều khen nên mua ủng hộ. Giá bán bánh chưng, bánh tét nhân cá basa đang được bán khoảng 70.000 đồng/bánh (khoảng 800gram). Người tiêu dùng cũng có thể mua basa phi-lê từ công ty để về tự gói bánh chưng, bánh tét với cách gói tương tự như với nhân thịt heo nhưng thời gian nấu ngắn hơn với giá bán tại các siêu thị khoảng 50.000 đồng/hộp 400gram" – anh Cường cho hay.
Cá tra, basa là thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu từng đạt hơn 2 tỉ USD vào năm 2018.
Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, xuất khẩu loài cá da trơn này sụt giảm, đặc biệt là năm 2020, do ảnh hưởng Covid-19.
Nhiều đơn vị đã đẩy mạnh đưa cá tra, basa tiêu thụ nội địa như là một nguồn protein tốt thay thế cho thịt heo đang đắt đỏ vì thiếu hụt nguồn cung do dịch tả heo châu Phi.
Người tiêu dùng thử đặc sản tại phiên chợ
"Phiên chợ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa" là nơi bán hàng, giới thiệu sản phẩm của hơn 40 gian hàng đến từ các tỉnh, thành: Hà Nội, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, TP HCM, Bến Tre, Bình Định, An Giang… từ những bạn trẻ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa.
Ngọc Ánh
27/01/21 16:39 GMT+7
Đây là món bánh chưng, bánh tét mới trong mùa Tết năm nay giữa bối cảnh thịt heo đắt đỏ còn cá tra, basa thì phải bán
Tại "Phiên chợ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa" do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức ở công viên Dương Đình Nghệ (phường 8, quận 11, TP HCM) từ hôm nay (27-1) đến ngày 31-1, nhiều khách tham quan ghé đến dùng thử món bánh tét tại gian hàng của Công ty TNHH Uni-Sea (Hà Nội).
Vì không có bảng giới thiệu nên rất nhiều người bất ngờ khi anh Phạm Đức Cường, đồng sáng lập Công ty TNHH Uni-Sea, cho biết nhân bánh làm từ nhân cá basa phi-lê vì không hề ngửi thấy mùi tanh.
Theo anh Cường, sản phẩm chính của công ty là cá basa phi-lê tẩm ướp; còn bánh chưng, bánh tét là do các đối tác là nghệ nhân, đầu bếp thực hiện để tung ra vào dịp Tết này.
"Đặc điểm của nhân bánh từ basa phi-lê là không bị xơ, phần thịt và mỡ cá xen với nhau và mùi tanh thì bị khử bởi phương pháp lên men yếm khí, tương tự cách làm mắm xổi. Người tiêu dùng ăn thử phần lớn đều khen nên mua ủng hộ. Giá bán bánh chưng, bánh tét nhân cá basa đang được bán khoảng 70.000 đồng/bánh (khoảng 800gram). Người tiêu dùng cũng có thể mua basa phi-lê từ công ty để về tự gói bánh chưng, bánh tét với cách gói tương tự như với nhân thịt heo nhưng thời gian nấu ngắn hơn với giá bán tại các siêu thị khoảng 50.000 đồng/hộp 400gram" – anh Cường cho hay.
Món truyền thống được làm mới
Cá tra, basa là thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu từng đạt hơn 2 tỉ USD vào năm 2018.
Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, xuất khẩu loài cá da trơn này sụt giảm, đặc biệt là năm 2020, do ảnh hưởng Covid-19.
Nhiều đơn vị đã đẩy mạnh đưa cá tra, basa tiêu thụ nội địa như là một nguồn protein tốt thay thế cho thịt heo đang đắt đỏ vì thiếu hụt nguồn cung do dịch tả heo châu Phi.
Người tiêu dùng thử đặc sản tại phiên chợ
"Phiên chợ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa" là nơi bán hàng, giới thiệu sản phẩm của hơn 40 gian hàng đến từ các tỉnh, thành: Hà Nội, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, TP HCM, Bến Tre, Bình Định, An Giang… từ những bạn trẻ khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa.
Ngọc Ánh