TỰ TỬ HỤT/Shinju Misui (Hiraiwa Yumie/Quỳnh Chi dịch)
Mar 6, 2024 5:02:31 GMT -6
Post by sheen on Mar 6, 2024 5:02:31 GMT -6
Ông Yohei gỡ chiếc màn cửa noren bằng vải nhuộm màu lam đậm, chỉ chừa lại giòng chữ “Hiệu cơm Manya” màu trắng, treo trước cửa hiệu.
Đó là một đêm tối mờ mịt và khí trời hơi ẩm ướt. Vầng trăng khuyết đã nhô lên bên kia sông Okawa.
- Ông ạ!
Người vợ bước ra cửa, nói:
- Không chừng đến khuya trời mưa ông ạ.
Tuy không nhằm mùa lạnh, nhưng bất giác bà ta cũng kéo hai ống tay áo chồng lên nhau.
- Đằng nào thì cũng ướt thôi. Dù trời có trăng sáng hay mưa…
Yohei suýt buột miệng nói “Sắp tự tử mà vẫn còn sợ trời mưa hay sao” nhưng đã kịp giữ lại.
Trong ánh sáng tù mù của chiếc đèn lồng treo trước cửa, nét mặt của vợ trông tiều tụy đến đáng thương. Chỉ trong vòng nửa năm qua, bà đã già sộc đi đến năm sáu tuổi và gầy rộc cả người, tuy chỉ kém chồng năm tuổi, mùa xuân này bà mới 52 tuổi.
Ông Yohei cũng tự cười mình là còn ba năm nữa mới đến tuổi lục tuần, mà sao đã chẳng còn nhuệ khí gì cả.
Con người ta đến lúc đã sa cơ thất thế thì chỉ trong mười ngày cũng già đi đến năm mười tuổi.
- Tôi tắt đèn đây, ông ạ.
Người vợ tên Tsune nói, rồi như quả quyết thổi tắt ngọn nến thắp trong chiếc đèn lồng có viết tên hiệu Manya. Đàn bà sức yếu chỉ thổi một hơi không đủ tắt được. Ngọn lửa rung rinh, bị bạt sang một bên đến hai ba lần mới tắt hẳn, khiến hai vợ chồng ông Yohei chạnh lòng nghĩ đến mạng sống của họ cũng đã đến ngày tàn.
Trên sông Okawa, một con thuyền đang ngược giòng, trên thuyền vọng ra tiếng đàn shamisen rộn rã. Có lẽ đó là thuyền chở khách đi ngắm hoa anh đào trong đêm ở bên Mukojima trở về.
Đôi vợ chồng già đứng trước cửa hiệu nhìn theo chiếc thuyền rộn rã tưng bừng đi qua.
- Bà nó..
Ông Yohei cắp lại chiếc màn noren đi vào nhà trước. Người vợ chậm chạp theo sau.
Gian bếp lạnh ngắt như đồng. Bầu không khí ảm đạm trong khoảng sáu tháng nghỉ bán hàng bao trùm lên cả gian bếp. Từ khi có sự cố xảy ra, các bếp chưa hề được nhóm lửa. Những chiếc nồi vạc, nồi đồng lớn nằm im lìm trông cứ như là vô tích sự.
Chỗ ấy là gian bếp của cửa hàng, còn bếp riêng của gia đình ông bà thì ở đằng sau.
Ông Yohei bước lên gian giữa, thắp đèn trên bàn thờ thần. Ông cũng mở cửa tủ thờ Phật ra.
Ông quỳ xuống, lâm râm đọc bài kinh Bát nhã thường tụng sáng chiều, đọc xong lại tụng thêm một bài kinh xin từ Chùa Bồ Đề. Bà Tsune ngồi gục đầu xuống trông thật thản hại sau lưng chồng.
Tụng kinh xong, không còn chuyện gì để làm, hai vợ chồng thẫn thờ ngồi quay mặt vào nhau, chỉ biết chờ cho đến lúc thiên hạ ngủ yên. Trong lúc trước cửa vẫn còn người qua kẻ lại thì không thể nhẩy xuống sông tự vẫn được. Ông Yohei cầm gói giấy bọc tất cả tiền bạc còn lại có ghi chữ “Tiền tang lễ” để vào một góc bàn thờ Phật.
- Nếu xác không nổi lên ngay trên sông Okawa mà trôi luôn ra biền làm mồi cho cá, thì cũng không cần tang lễ chôn cất gì cả...Nhưng đây là để phòng khi nhỡ mà lại tấp vào đâu thì phải cần đến.
Ông nói như phân bua với người vợ già.
- Ông đừng nói những chuyện nghe ghê quá..
- Có sao đâu..Lúc ấy thì hồn đã lìa khỏi xác rồi còn gì.
- Tôi với bà thế nào cũng được về chốn Cực Lạc. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay, không bị ai lừa mà cũng chẳng lừa gạt ai, chắc hẳn là mình cũng chẳng làm điều gì tội lỗi cả.
- Thế nhưng, mình cũng có thể vô tình phạm phải tội gì rất nặng mà không hay ông ạ. Nếu không, thì tại sao vợ chồng mình vẫn ăn ngay ở lành mà nay lại ra nông nỗi này…
Bà Tsune thở than chừng đã cạn lời, lại khóc.
- Tình cảnh đến ra nông nỗi này, thấy còn may là mình không có con.
Nghe vợ nói trong tiếng khóc, ông Yohei vừa gật đầu vừa nghĩ đến đứa con trai duy nhẩt đã chết mười lăm năm trước. Nếu nó còn sống thì dù có phải cạp đất mà ăn thì chắc là hai vợ chồng cũng phải cố tìm đường sống.
Vợ chồng ông Yohei bây giờ không còn gì để phải cố vượt qua mọi gian khổ mà sống cho bằng được.
Quá nửa đêm, bên ngoài đã lặng yên như tờ.
Không còn nghe tiếng người đi tuần canh phòng hỏa hoạn.
- Sắp đến lúc rồi...
Ông Yohei cố làm ra vẻ thản nhiên, bước xuống nền gian bếp.
- Ông..
- Bà đợi đấy, tôi ra xem thử cái đã.
Ông Yohei nhấc một cánh cửa ngách lên, thò đầu ra xem thử, thì bỗng cất tiếng kêu thảng thốt.
- Không được! Đừng! Đừng!
Rồi cứ thế, ông chạy bổ ra, nên bà Tsune cũng vội vàng chui ra theo.
Ngay gần cửa hiệu có một bức tường đá nhô ra ngoài sông Okawa. Đứng trên bức tường ấy mà nhẩy xuống sông thì chắc chắn là chết thôi. Ông Yohei đang co kéo với một người nào ở trên ấy.
Bà Tsune vừa chạy tới thì ông Yohei đang vừa thở hổn hển vừa gọi:
- Bà nó đâu, giúp tôi một tay. Cô này định nhẩy xuống sông tự vẫn.
Hai vợ chồng vừa xốc hai bên nách cô gái vừa cố lôi cô ta vào được trong nhà. Cô ta như người mất trí, cứ đòi “Buông tôi ra”,” Hãy để cho tôi chết”.
Hai ông bà nhìn cô gái ngồi gục đầu trên nền gian bếp mà khóc, rồi lại nhìn nhau.
Dưới ánh đèn, mới biết cô gái còn rất trẻ, chỉ độ 18, 19 là cùng, thân hình gầy gò còn có vẻ rất ngây thơ.
- Còn trẻ như cô mà cũng muốn chết sao? Lạ thật.
Ông nói rất thực lòng.
- Nói thực ra thì vợ chồng tôi cũng sắp nhảy xuống sông tự tử đây. Không ngờ là cả cô cũng muốn chết nữa.
Tiếng khóc nấc của cô gái nhỏ dần. Như thể cô đang ngẫm nghĩ về lời của ông Yohei.
- Thôi thì cô cứ vào đây. Đêm hãy còn dài.
Ông Yohei bước lên gian giữa cao hơn nền nhà bếp. Cô gái ngước mặt lên nhìn hai ông bà, Dường như cô cũng cảm thấy có điều gì khác lạ, vì đã nửa đêm mà hai vợ chồng già vẫn ăn mặc chỉnh tề, và khắp nhà thoang thoảng mùi hương, bàn thờ Phật thì thắp đèn nến sáng choang. Nét mặt cô hiện rõ vẻ ngạc nhiên.
- Cô hãy vào đây cái đã. Có câu “Đi đường xa thì cũng nên có bầu bạn cùng đi”. Nếu cô nhất định đòi chết cho bằng được, thì chết cùng với vợ chồng tôi luôn thể cũng được.
Bà Tsune bỗng cảm thấy như là chỗ thân quen với cô gái, có lẽ vì cô gái định tự tử ngay trước khi mà vợ chồng bà cũng đang định tự tử. Bà kéo áo lại cho cô gái vừa nói:
- Sao ông lại nói thế.
Cô gái khẽ mỉm cười e thẹn rồi rụt rè bước lên thềm nhà.
- Cô còn trẻ, không được làm liều thế.
Ông Yohei vừa quở trách cô gái vừa cười nhăn nhó. Thật ra ông thấy mình không có tư cách để quở mắng ai cả.
Cô gái cứ ngồi yên ở chỗ vừa bước vào, hai vợ chồng ông Yohei cũng cảm thấy lúng túng làm sao ấy.
- Thôi thì ta cứ pha trà uống cái đã.
Ông bảo bà thế, và bà Tsune cũng đi pha trà. Đúng lúc ấy, họ để ý thấy cô gái sôi bụng vì đói. Trong đêm vắng, tiếng sôi bụng nghe rõ mồn một.
Bà Tsune lẳng lặng vào bếp rồi bưng lên một chén cơm chan nước trà ochazuke, cùng với món củ cải kho có sẵn được hâm nóng lại, và dưa muối. Chỉ có thế mà cũng đủ khiến cô gái rưng rưng nước mắt và nuốt nước bọt.
Cô gái chần chừ do dự trước bát cơm mà bà Tsune dọn ra, nhưng chỉ trong khoảnh khắc sau đó, cô đã cầm đũa lên ngay.
Cô gái ăn thật khỏe. Nhìn cô gái ăn có vẻ ngon lành, ông Yohei cũng thấy đói, bảo “Tôi cũng ăn, bà cũng ăn đi”, thế là ba người cùng ăn cơm chan nước trà.
Hóa ra từ sáng đến giờ cả hai vợ chồng đã ăn uống gì đâu.
Cô gái ăn xong trước tiên, buông đũa, cúi đầu nói:
-Cháu cảm ơn ông bà.
- Nếu cô muốn ăn nữa thì tôi thổi cơm cho. Gạo thì ở đây còn khối.
- Gạo còn khối…?
Cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Thế là lúc nãy hai bác bảo định tự tử chỉ là nói đùa thôi, phải không ạ?
- Không đùa đâu. Tối nay hai vợ chồng tôi định tự tử đấy chứ.
- Tại sao ạ? Gạo còn khối ra đấy mà sao phải tự tử ạ?
Cô gái hỏi rất thành thật, nên tuy không định nói mà ông Yohei đã kể cho cô nghe đầu đuôi sự tình.
- Vì thấy chán đời… Chúng tôi làm nghề nấu cơm hộp bento đã ba mươi năm nay. Cô thấy đấy, tuy cửa hiệu chật hẹp nhưng cũng có bốn năm người làm công. Vậy mà vào mùa hè năm ngoái, chúng tôi đã gây ra sự cố làm phiền tới khách hàng ăn cơm hộp bento của hiệu Manya này.
- Làm phiền ư..?
- Đó là do con tôm trong hộp cơm bento… Sáng hôm ấy mua được tôm giá rẻ, cứ nghĩ là cho vào hộp cơm thì chắc là khách ăn cơm sẽ vui lòng, mà hộp cơm trông cũng đẹp hẳn lên. Nào ngờ cũng vì thế mà gặp vận hạn, là do hình như mớ tôm ấy bị ôi, lại thêm hôm ấy trời nóng quá nữa. Khách ăn hộp cơm bento hôm ấy đều bị đau bụng, tháo dạ ghê gớm lắm, còn lên cơn sốt nữa… May mà không có người chết, nhưng việc này cũng bị thiên hạ bàn tán xôn xao cả lên.
Ông Yohei thở dài, kéo lại gần chiếc khay để thuốc lá hút sau khi ăn, đoạn kể tiếp:
-Dĩ nhiên là chúng tôi đã ra sức bồi thường cho khách, không những chịu trang trải tất cả tiền thuốc thang, mà còn đền cho khách cả tiền lương đã mất vì phải nghỉ việc. Từ sáng đến tối những lo đến thăm từng người khách, đến nhà nào cũng bị nặng lời nhiếc mắng. Thì cũng phải thôi. Ai đời lại ngã bệnh vì hộp cơm bento đã mất tiền mua, đúng là bỏ tiền đi mua cái vạ vào thân. Chúng tôi đến từng nhà xin lỗi. Nếu là thợ mộc thợ hồ đã phải nằm một chỗ nghỉ việc bao nhiêu ngày, thì đền cho người ta ngần ấy. Không phải là chúng tôi nghĩ xấu về họ đâu, mà về sau đã có người mách lại cho chúng tôi biết là có người đã khỏe hẳn đi làm được rồi, nhưng vẫn cố tình giả vờ còn đau ốm để bắt chúng tôi phải trả chỗ tiền công ấy cho họ. Nhưng chúng tôi không dám than vãn gì cả, vì sự việc vốn là do chúng tôi gây ra.
Đi xin lỗi và bồi thường xong, thì mùa thu cũng đã qua rồi.
Suốt thời gian ấy không làm hàng họ gì được. Vụ việc ầm ĩ cả lên rồi cũng yên ắng, ai cũng khỏe mạnh đi làm trở lại, xong vẫn có người còn đến kiếm chuyện với chúng tôi. Nào là trong lúc ốm nằm một chỗ, khách hàng quen thuộc bị nơi khác lấy mất, nào là hôn sự của con gái vì thế mà lỡ dở, nào là vợ họ ngã bệnh vì đã phải chăm sóc họ trong suốt thời gian họ bị ốm… Tuy rằng chuyện đời thường vẫn thế, người ta chỉ thừa cơ đem những chuyện ở đâu ấy ra mà đổ tại là vì chúng tôi. Bị bao nhiêu điều tiếng đổ vào đầu như thế, chúng tôi lâm vào bước đường cùng, chẳng còn tâm trí đâu mà tức giận. Tất cả chỉ vì đồng tiền. Khi hiểu ra, chúng tôi thấy việc mình thành khẩn xin lỗi cứ như là ngớ ngẩn. Cứ lẳng lặng nghe họ nói, rồi gói bừa một món tiền đưa cho họ là xong chuyện. Nhìn cảnh họ nhận tiền xong ngượng ngùng ra về, còn thấy khôi hài nữa là khác.
Đó là một đêm tối mờ mịt và khí trời hơi ẩm ướt. Vầng trăng khuyết đã nhô lên bên kia sông Okawa.
- Ông ạ!
Người vợ bước ra cửa, nói:
- Không chừng đến khuya trời mưa ông ạ.
Tuy không nhằm mùa lạnh, nhưng bất giác bà ta cũng kéo hai ống tay áo chồng lên nhau.
- Đằng nào thì cũng ướt thôi. Dù trời có trăng sáng hay mưa…
Yohei suýt buột miệng nói “Sắp tự tử mà vẫn còn sợ trời mưa hay sao” nhưng đã kịp giữ lại.
Trong ánh sáng tù mù của chiếc đèn lồng treo trước cửa, nét mặt của vợ trông tiều tụy đến đáng thương. Chỉ trong vòng nửa năm qua, bà đã già sộc đi đến năm sáu tuổi và gầy rộc cả người, tuy chỉ kém chồng năm tuổi, mùa xuân này bà mới 52 tuổi.
Ông Yohei cũng tự cười mình là còn ba năm nữa mới đến tuổi lục tuần, mà sao đã chẳng còn nhuệ khí gì cả.
Con người ta đến lúc đã sa cơ thất thế thì chỉ trong mười ngày cũng già đi đến năm mười tuổi.
- Tôi tắt đèn đây, ông ạ.
Người vợ tên Tsune nói, rồi như quả quyết thổi tắt ngọn nến thắp trong chiếc đèn lồng có viết tên hiệu Manya. Đàn bà sức yếu chỉ thổi một hơi không đủ tắt được. Ngọn lửa rung rinh, bị bạt sang một bên đến hai ba lần mới tắt hẳn, khiến hai vợ chồng ông Yohei chạnh lòng nghĩ đến mạng sống của họ cũng đã đến ngày tàn.
Trên sông Okawa, một con thuyền đang ngược giòng, trên thuyền vọng ra tiếng đàn shamisen rộn rã. Có lẽ đó là thuyền chở khách đi ngắm hoa anh đào trong đêm ở bên Mukojima trở về.
Đôi vợ chồng già đứng trước cửa hiệu nhìn theo chiếc thuyền rộn rã tưng bừng đi qua.
- Bà nó..
Ông Yohei cắp lại chiếc màn noren đi vào nhà trước. Người vợ chậm chạp theo sau.
Gian bếp lạnh ngắt như đồng. Bầu không khí ảm đạm trong khoảng sáu tháng nghỉ bán hàng bao trùm lên cả gian bếp. Từ khi có sự cố xảy ra, các bếp chưa hề được nhóm lửa. Những chiếc nồi vạc, nồi đồng lớn nằm im lìm trông cứ như là vô tích sự.
Chỗ ấy là gian bếp của cửa hàng, còn bếp riêng của gia đình ông bà thì ở đằng sau.
Ông Yohei bước lên gian giữa, thắp đèn trên bàn thờ thần. Ông cũng mở cửa tủ thờ Phật ra.
Ông quỳ xuống, lâm râm đọc bài kinh Bát nhã thường tụng sáng chiều, đọc xong lại tụng thêm một bài kinh xin từ Chùa Bồ Đề. Bà Tsune ngồi gục đầu xuống trông thật thản hại sau lưng chồng.
Tụng kinh xong, không còn chuyện gì để làm, hai vợ chồng thẫn thờ ngồi quay mặt vào nhau, chỉ biết chờ cho đến lúc thiên hạ ngủ yên. Trong lúc trước cửa vẫn còn người qua kẻ lại thì không thể nhẩy xuống sông tự vẫn được. Ông Yohei cầm gói giấy bọc tất cả tiền bạc còn lại có ghi chữ “Tiền tang lễ” để vào một góc bàn thờ Phật.
- Nếu xác không nổi lên ngay trên sông Okawa mà trôi luôn ra biền làm mồi cho cá, thì cũng không cần tang lễ chôn cất gì cả...Nhưng đây là để phòng khi nhỡ mà lại tấp vào đâu thì phải cần đến.
Ông nói như phân bua với người vợ già.
- Ông đừng nói những chuyện nghe ghê quá..
- Có sao đâu..Lúc ấy thì hồn đã lìa khỏi xác rồi còn gì.
- Tôi với bà thế nào cũng được về chốn Cực Lạc. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến nay, không bị ai lừa mà cũng chẳng lừa gạt ai, chắc hẳn là mình cũng chẳng làm điều gì tội lỗi cả.
- Thế nhưng, mình cũng có thể vô tình phạm phải tội gì rất nặng mà không hay ông ạ. Nếu không, thì tại sao vợ chồng mình vẫn ăn ngay ở lành mà nay lại ra nông nỗi này…
Bà Tsune thở than chừng đã cạn lời, lại khóc.
- Tình cảnh đến ra nông nỗi này, thấy còn may là mình không có con.
Nghe vợ nói trong tiếng khóc, ông Yohei vừa gật đầu vừa nghĩ đến đứa con trai duy nhẩt đã chết mười lăm năm trước. Nếu nó còn sống thì dù có phải cạp đất mà ăn thì chắc là hai vợ chồng cũng phải cố tìm đường sống.
Vợ chồng ông Yohei bây giờ không còn gì để phải cố vượt qua mọi gian khổ mà sống cho bằng được.
Quá nửa đêm, bên ngoài đã lặng yên như tờ.
Không còn nghe tiếng người đi tuần canh phòng hỏa hoạn.
- Sắp đến lúc rồi...
Ông Yohei cố làm ra vẻ thản nhiên, bước xuống nền gian bếp.
- Ông..
- Bà đợi đấy, tôi ra xem thử cái đã.
Ông Yohei nhấc một cánh cửa ngách lên, thò đầu ra xem thử, thì bỗng cất tiếng kêu thảng thốt.
- Không được! Đừng! Đừng!
Rồi cứ thế, ông chạy bổ ra, nên bà Tsune cũng vội vàng chui ra theo.
Ngay gần cửa hiệu có một bức tường đá nhô ra ngoài sông Okawa. Đứng trên bức tường ấy mà nhẩy xuống sông thì chắc chắn là chết thôi. Ông Yohei đang co kéo với một người nào ở trên ấy.
Bà Tsune vừa chạy tới thì ông Yohei đang vừa thở hổn hển vừa gọi:
- Bà nó đâu, giúp tôi một tay. Cô này định nhẩy xuống sông tự vẫn.
Hai vợ chồng vừa xốc hai bên nách cô gái vừa cố lôi cô ta vào được trong nhà. Cô ta như người mất trí, cứ đòi “Buông tôi ra”,” Hãy để cho tôi chết”.
Hai ông bà nhìn cô gái ngồi gục đầu trên nền gian bếp mà khóc, rồi lại nhìn nhau.
Dưới ánh đèn, mới biết cô gái còn rất trẻ, chỉ độ 18, 19 là cùng, thân hình gầy gò còn có vẻ rất ngây thơ.
- Còn trẻ như cô mà cũng muốn chết sao? Lạ thật.
Ông nói rất thực lòng.
- Nói thực ra thì vợ chồng tôi cũng sắp nhảy xuống sông tự tử đây. Không ngờ là cả cô cũng muốn chết nữa.
Tiếng khóc nấc của cô gái nhỏ dần. Như thể cô đang ngẫm nghĩ về lời của ông Yohei.
- Thôi thì cô cứ vào đây. Đêm hãy còn dài.
Ông Yohei bước lên gian giữa cao hơn nền nhà bếp. Cô gái ngước mặt lên nhìn hai ông bà, Dường như cô cũng cảm thấy có điều gì khác lạ, vì đã nửa đêm mà hai vợ chồng già vẫn ăn mặc chỉnh tề, và khắp nhà thoang thoảng mùi hương, bàn thờ Phật thì thắp đèn nến sáng choang. Nét mặt cô hiện rõ vẻ ngạc nhiên.
- Cô hãy vào đây cái đã. Có câu “Đi đường xa thì cũng nên có bầu bạn cùng đi”. Nếu cô nhất định đòi chết cho bằng được, thì chết cùng với vợ chồng tôi luôn thể cũng được.
Bà Tsune bỗng cảm thấy như là chỗ thân quen với cô gái, có lẽ vì cô gái định tự tử ngay trước khi mà vợ chồng bà cũng đang định tự tử. Bà kéo áo lại cho cô gái vừa nói:
- Sao ông lại nói thế.
Cô gái khẽ mỉm cười e thẹn rồi rụt rè bước lên thềm nhà.
- Cô còn trẻ, không được làm liều thế.
Ông Yohei vừa quở trách cô gái vừa cười nhăn nhó. Thật ra ông thấy mình không có tư cách để quở mắng ai cả.
Cô gái cứ ngồi yên ở chỗ vừa bước vào, hai vợ chồng ông Yohei cũng cảm thấy lúng túng làm sao ấy.
- Thôi thì ta cứ pha trà uống cái đã.
Ông bảo bà thế, và bà Tsune cũng đi pha trà. Đúng lúc ấy, họ để ý thấy cô gái sôi bụng vì đói. Trong đêm vắng, tiếng sôi bụng nghe rõ mồn một.
Bà Tsune lẳng lặng vào bếp rồi bưng lên một chén cơm chan nước trà ochazuke, cùng với món củ cải kho có sẵn được hâm nóng lại, và dưa muối. Chỉ có thế mà cũng đủ khiến cô gái rưng rưng nước mắt và nuốt nước bọt.
Cô gái chần chừ do dự trước bát cơm mà bà Tsune dọn ra, nhưng chỉ trong khoảnh khắc sau đó, cô đã cầm đũa lên ngay.
Cô gái ăn thật khỏe. Nhìn cô gái ăn có vẻ ngon lành, ông Yohei cũng thấy đói, bảo “Tôi cũng ăn, bà cũng ăn đi”, thế là ba người cùng ăn cơm chan nước trà.
Hóa ra từ sáng đến giờ cả hai vợ chồng đã ăn uống gì đâu.
Cô gái ăn xong trước tiên, buông đũa, cúi đầu nói:
-Cháu cảm ơn ông bà.
- Nếu cô muốn ăn nữa thì tôi thổi cơm cho. Gạo thì ở đây còn khối.
- Gạo còn khối…?
Cô gái tỏ vẻ ngạc nhiên.
- Thế là lúc nãy hai bác bảo định tự tử chỉ là nói đùa thôi, phải không ạ?
- Không đùa đâu. Tối nay hai vợ chồng tôi định tự tử đấy chứ.
- Tại sao ạ? Gạo còn khối ra đấy mà sao phải tự tử ạ?
Cô gái hỏi rất thành thật, nên tuy không định nói mà ông Yohei đã kể cho cô nghe đầu đuôi sự tình.
- Vì thấy chán đời… Chúng tôi làm nghề nấu cơm hộp bento đã ba mươi năm nay. Cô thấy đấy, tuy cửa hiệu chật hẹp nhưng cũng có bốn năm người làm công. Vậy mà vào mùa hè năm ngoái, chúng tôi đã gây ra sự cố làm phiền tới khách hàng ăn cơm hộp bento của hiệu Manya này.
- Làm phiền ư..?
- Đó là do con tôm trong hộp cơm bento… Sáng hôm ấy mua được tôm giá rẻ, cứ nghĩ là cho vào hộp cơm thì chắc là khách ăn cơm sẽ vui lòng, mà hộp cơm trông cũng đẹp hẳn lên. Nào ngờ cũng vì thế mà gặp vận hạn, là do hình như mớ tôm ấy bị ôi, lại thêm hôm ấy trời nóng quá nữa. Khách ăn hộp cơm bento hôm ấy đều bị đau bụng, tháo dạ ghê gớm lắm, còn lên cơn sốt nữa… May mà không có người chết, nhưng việc này cũng bị thiên hạ bàn tán xôn xao cả lên.
Ông Yohei thở dài, kéo lại gần chiếc khay để thuốc lá hút sau khi ăn, đoạn kể tiếp:
-Dĩ nhiên là chúng tôi đã ra sức bồi thường cho khách, không những chịu trang trải tất cả tiền thuốc thang, mà còn đền cho khách cả tiền lương đã mất vì phải nghỉ việc. Từ sáng đến tối những lo đến thăm từng người khách, đến nhà nào cũng bị nặng lời nhiếc mắng. Thì cũng phải thôi. Ai đời lại ngã bệnh vì hộp cơm bento đã mất tiền mua, đúng là bỏ tiền đi mua cái vạ vào thân. Chúng tôi đến từng nhà xin lỗi. Nếu là thợ mộc thợ hồ đã phải nằm một chỗ nghỉ việc bao nhiêu ngày, thì đền cho người ta ngần ấy. Không phải là chúng tôi nghĩ xấu về họ đâu, mà về sau đã có người mách lại cho chúng tôi biết là có người đã khỏe hẳn đi làm được rồi, nhưng vẫn cố tình giả vờ còn đau ốm để bắt chúng tôi phải trả chỗ tiền công ấy cho họ. Nhưng chúng tôi không dám than vãn gì cả, vì sự việc vốn là do chúng tôi gây ra.
Đi xin lỗi và bồi thường xong, thì mùa thu cũng đã qua rồi.
Suốt thời gian ấy không làm hàng họ gì được. Vụ việc ầm ĩ cả lên rồi cũng yên ắng, ai cũng khỏe mạnh đi làm trở lại, xong vẫn có người còn đến kiếm chuyện với chúng tôi. Nào là trong lúc ốm nằm một chỗ, khách hàng quen thuộc bị nơi khác lấy mất, nào là hôn sự của con gái vì thế mà lỡ dở, nào là vợ họ ngã bệnh vì đã phải chăm sóc họ trong suốt thời gian họ bị ốm… Tuy rằng chuyện đời thường vẫn thế, người ta chỉ thừa cơ đem những chuyện ở đâu ấy ra mà đổ tại là vì chúng tôi. Bị bao nhiêu điều tiếng đổ vào đầu như thế, chúng tôi lâm vào bước đường cùng, chẳng còn tâm trí đâu mà tức giận. Tất cả chỉ vì đồng tiền. Khi hiểu ra, chúng tôi thấy việc mình thành khẩn xin lỗi cứ như là ngớ ngẩn. Cứ lẳng lặng nghe họ nói, rồi gói bừa một món tiền đưa cho họ là xong chuyện. Nhìn cảnh họ nhận tiền xong ngượng ngùng ra về, còn thấy khôi hài nữa là khác.
Quanh đi quẩn lại thấm thoắt mà đã đến cuối năm.
Mở cửa hiệu bán hàng trở lại nhưng cơm nấu ra chẳng có ai mua.
Sang đến đầu năm mới cũng thế. Kẻ ăn người làm lần lượt bỏ đi, qua lễ setsubun (ngày 3 tháng 2) thì người làm công cuối cùng cũng xin thôi việc .
Hai vợ chồng thấy việc mình làm trở nên vô nghĩa. Không còn niềm vui nấu cơm hộp bento thật ngon làm vui lòng thực khách, mà mình cũng nhờ thế có kế sinh nhai. Con cái thì không, họ cũng chẳng có họ hàng thân thích để nương tựa, hay người quen nào có thể ra tay giúp đỡ họ.
Có thể là cũng có đấy không chừng, nhưng hai vợ chồng họ đã ngoảnh mặt quay lưng lại với thế gian.
Hai ông bà đem miếng đất và cửa hiệu đi thế chấp để vay tiền trả hết nợ nần. Chỉ còn lại món tiền nhờ Chùa Bồ Đề xây mộ cho mình.
- Ra là vậy.
Cô gái nghe chuyện ra chiều ái ngại cứ cúi đầu lẩm bẩm mãi câu này.
Lúc ấy nghe có tiếng mưa trên mái nhà.
- Thế là trời đổ mưa rồi. - Bà Tsune nói, giọng mệt mỏi.
Bấy giờ trước cửa bỗng có tiếng người nói như quát tháo.
Ba người bước ra thì thấy có người đàn ông vớ lấy chiếc đèn ở điếm canh đò trên bờ đê mà chạy đi. Nghe đâu là có chiếc thuyền đi câu bị lật.
Sông Okawa dưới mưa đen ngòm chẳng trông thấy gì cả.
- Tối nay thế là không được rồi…
Ông Yohei đóng cửa lại. Cho dù không có chiếc thuyền câu bị lật, dường như ba người đã bỏ lỡ dịp có thể chết được.
Bà Tsune đưa cô gái vào nghỉ ở căn buồng dành cho người ăn người làm, trải chăn nệm ra cho cô.
- Cô hãy ngủ đi đã. Có thức cũng chẳng làm gì được...
Cô gái ngoan ngoãn cúi chào bà, rồi vào phòng.
Mở cửa hiệu bán hàng trở lại nhưng cơm nấu ra chẳng có ai mua.
Sang đến đầu năm mới cũng thế. Kẻ ăn người làm lần lượt bỏ đi, qua lễ setsubun (ngày 3 tháng 2) thì người làm công cuối cùng cũng xin thôi việc .
Hai vợ chồng thấy việc mình làm trở nên vô nghĩa. Không còn niềm vui nấu cơm hộp bento thật ngon làm vui lòng thực khách, mà mình cũng nhờ thế có kế sinh nhai. Con cái thì không, họ cũng chẳng có họ hàng thân thích để nương tựa, hay người quen nào có thể ra tay giúp đỡ họ.
Có thể là cũng có đấy không chừng, nhưng hai vợ chồng họ đã ngoảnh mặt quay lưng lại với thế gian.
Hai ông bà đem miếng đất và cửa hiệu đi thế chấp để vay tiền trả hết nợ nần. Chỉ còn lại món tiền nhờ Chùa Bồ Đề xây mộ cho mình.
- Ra là vậy.
Cô gái nghe chuyện ra chiều ái ngại cứ cúi đầu lẩm bẩm mãi câu này.
Lúc ấy nghe có tiếng mưa trên mái nhà.
- Thế là trời đổ mưa rồi. - Bà Tsune nói, giọng mệt mỏi.
Bấy giờ trước cửa bỗng có tiếng người nói như quát tháo.
Ba người bước ra thì thấy có người đàn ông vớ lấy chiếc đèn ở điếm canh đò trên bờ đê mà chạy đi. Nghe đâu là có chiếc thuyền đi câu bị lật.
Sông Okawa dưới mưa đen ngòm chẳng trông thấy gì cả.
- Tối nay thế là không được rồi…
Ông Yohei đóng cửa lại. Cho dù không có chiếc thuyền câu bị lật, dường như ba người đã bỏ lỡ dịp có thể chết được.
Bà Tsune đưa cô gái vào nghỉ ở căn buồng dành cho người ăn người làm, trải chăn nệm ra cho cô.
- Cô hãy ngủ đi đã. Có thức cũng chẳng làm gì được...
Cô gái ngoan ngoãn cúi chào bà, rồi vào phòng.
Bà Tsune đóng cửa phòng lại trở về gian nhà giữa, thì ông Yohei cởi áo trong ra bảo vợ:
- Này, bà nó dán cho tôi miếng cao vào lưng, Lúc nãy, khi ngăn con bé lại, tôi bị vẹo lưng, đau quá đi mất.
2
Sáng sớm hôm sau, một thứ âm thanh hiền hòa đã đánh thức đôi vợ chồng già.
- Này, bà nó dán cho tôi miếng cao vào lưng, Lúc nãy, khi ngăn con bé lại, tôi bị vẹo lưng, đau quá đi mất.
2
Sáng sớm hôm sau, một thứ âm thanh hiền hòa đã đánh thức đôi vợ chồng già.
Tiếng gì như tiếng dao thái rau trên thớt gỗ. Kế đó là mùi canh tương miso ngào ngạt tỏa ra khắp nhà. Hai ông bà vội nhỏm dậy đi xuống bếp. Cô gái đêm hôm trước đang nhanh nhẹn nấu nướng trong bếp. Trông thấy hai ông bà cô nhoẻn miệng cười.
- Chào hai bác ạ. Cháu xin vô phép hai bác …
Cô đem cơm vừa nấu lên bàn thờ thần lẫn bàn thờ Phật để cúng, và dọn ba phần ăn bầy ra cho ba người. Ông Yohei chắp tay lạy trước bàn thờ rồi tụng kinh Bát nhã vẫn như thể không có chuyện gì cả.
- Xin mời hai bác… Canh nguội mất thôi ạ.
Cô gái giục, nên hai ông bà bèn ngồi ăn. Cơm canh đều rất ngon.
Từ năm ngoái khi xẩy ra cớ sự đến nay, bà Tsune nuốt không trôi chỉ ăn chiếu lệ vài ba miếng, thế mà không ngờ hôm nay còn xới thêm bát nữa và húp đến ba chén canh. Ông Yohei thì bảo cô gái xới cho đến bát cơm thứ ba, đang định nói chữa thẹn rằng sao mà mình háu ăn thế.
Ăn sáng xong, cô gái ngồi sụp xuống, đặt hai tay lên nền nhà và cúi rạp người xuống:
- Cháu muốn thổi cơm để làm cơm hộp …
- Được thôi… Cháu cứ làm đi...
- Nhưng thưa hai bác, một mình cháu không làm nổi… Cháu muốn thổi một trăm phần cơm cơ ạ.
- Một trăm phần cơm? - Hai ông bà nghe đến đây cũng phải giật mình.
- Thổi làm gì mà những một trăm phần cơm?
- Cháu đem đi bán ạ.
- Đi bán cơm hộp?
- Xin hai bác cho cháu được tự ý làm trong một ngày, chỉ một ngày thôi...
Ánh mắt của cô gái lộ rõ một quyết tâm, khiến hai ông bà cũng bất ngờ.
Hai ông bà lại nhìn nhau, rồi người lên tiếng trả lời trước là bà Tsune.
- Được thôi, có sao đâu. Dù sao thì từ giờ đến tối cũng chẳng có việc gì bận rộn cả.
Ông Yohei vừa đi vào nhà bếp vừa cảm thấy như mình đang làm một việc không bình thường.
- Ông ơi, ông đi mua các thứ đi, chứ ở nhà chẳng còn gì cả.
Người vợ già cầm gói tiền đưa cho ông mà nói giọng vui hẳn lên. Đấy chính là gói tiền có ghi chữ “Tiền tang lễ”. Ông lẳng lặng cầm lấy và đi ra.
Khi ông về đến nhà, thì cơm đã chín tới. Bà Tsune và cô gái cũng đã cho cơm vào các hộp gỗ.
Ông làm tạm món củ cải kho với khoai, tảo bẹ và konnyaku. Bà Tsune thì làm món trứng rán.
Chẳng mấy chốc họ đã làm xong một trăm hộp cơm bento và chất lên chiếc xe kéo.
Bấy giờ cô gái đến trước mặt hai ông bà căn dặn:
- Hai bác hãy hứa là cho đến khi cháu đi bán về, hai bác không làm liều đấy nhé. Nhất định như thế nhé.
Cô gái chờ hai ông bà gật đầu rồi, mới lạch cạch kéo xe chở cơm đi bán.
- Con bé định làm gì thế nhỉ?
Bà Tsune ngồi xuống bậc thềm nói vậy, nhưng giọng nói lại ra chiều vui vẻ.
- Thì bán cơm lấy tiền rồi bỏ đi đâu mất chứ gì. Biết thế thì ngay từ đầu mình đã cho nó một món tiền…
Ông Yohei nghĩ bụng là chớ có chờ đợi mà uổng công. Ngay cả đến tên cô ta cũng còn chưa biết nữa là.
Ông quay vào dọn dẹp trong bếp.
(Cũng được, chẳng sao. Chỉ là lùi lại một ngày, rồi cũng chết thôi.)
Hai vợ chồng thờ thẫn chẳng biết làm gì trong khoảng thời gian còn lại của họ.
Cơn mưa tối qua đã tạnh, bầu trời hơi có mây nhưng là một ngày ấm áp.
Sông Okawa hôm nay rộn rịp những chiếc thuyền chở khách đi ngắm hoa anh đào.
Tiếng xe chở hàng ngừng trước cửa hiệu là khi mặt trời đã ngả về tây. Trên sông bắt đầu có gió thổi.
Trên xe không còn một hộp cơm nào cả.
- Đang giữa mùa hoa anh đào nở, nên người đi xem đông lắm ạ. Cháu thử đem tới chỗ có vẻ đông người đi xem hoa, thế là bán được ngay ạ.
Tuy cô gái nói thế nhưng nhìn cô thì biết là để bán hết dược những hộp cơm ấy, không dễ dàng như cô nói. Cả người cô nhễ nhại mồ hôi và lấm bụi đen như bồ hóng.
Thế nhưng trông cô gái lại như tràn trề nhựa sống. Cô đã dốc cạn sinh lực ra rồi mới phải, thế mà nguồn sống như vẫn còn đầy ắp khắp châu thân.
Cô gái đi rửa chân rồi bước vào trong nhà. Cô dốc ngược chiếc túi vải vẫn ôm chặt nẫy giờ, những đồng xu rơi ra kêu lẻng xẻng.
Cô gái đếm từng đồng tiền nhỏ trước vẻ kinh ngạc của hai ông bà.
- Đây là tiền gạo, đây là tiền làm món kho, đây là tiền hộp gỗ, còn lại là tiền lời.
Cô lại hớn hở đếm tiếp.
- Trừ cả tiền than củi đi rồi, vẫn còn đủ cho ba người sống qua ngày.
Cô gái đẩy tất cả số tiền đó đến trước mặt ông Yohei.
- Xin bác thu lại số tiền này.
Ông Yohei lúng túng nói:
- Cô định làm gì thế?
- Cháu xin bác ngày mai cũng lại cho cháu thổi cơm đi bán, cũng lại nấu một trăm phần cơm như hôm nay…
- Cô nói thế là định làm gì mới được chứ?
- Cháu ... cháu muốn sống ạ… Cháu không muốn chết nữa... Cháu muốn có việc làm … Có việc làm, để mà sống.
Cô gái bật khóc nức nở, thấy thế hai ông bà cũng khóc theo.
Sự sống dịu dàng ôm choàng lấy đôi vợ chồng già.
Hôm sau, cô gái lại chất một trăm phần cơm lên xe đi bán. Nghe tiếng xe lăn xa dần, ông Yohei bỗng quả quyết nói:
- Tôi cũng đi bán thử xem sao bà nó ạ. Ta làm thêm một trăm phần cơm nữa đi bà.
Một trăm phần ấy thì ông Yohei gánh đi bán 80 phần, phần còn lại bà Tsune đem ra bờ sông Okawa, lấy hết sức ra rao rõ to, gọi những thuyền bè đi lại trên sông:
- Cơm hộp đây... Cơm hộp ngon đây…
Không còn xấu hổ hay sĩ diện gì nữa.
Ngày thứ hai lại bán được gần hết hai trăm phần cơm. Ba người mừng rỡ, cầm tay nhau mà khóc.
Cô gái tên là Ai.
Sống chung với hai ông bà rồi, tuy cùng làm với nhau, nhưng Ai vẫn không kể chuyện mình cho hai ông bà nghe.Tại sao cô lại muốn chết. Trước đó cô làm gì, ở đâu. Cô tuyệt nhiên không nói gì cả.
Hai vợ chồng ông Yohei cũng không định hỏi ra cho bằng được, nhất là còn phải lo thổi cơm từ sáng sớm, cả ngày thì đem đi bán, tối đến lại lo chuẩn bị sẵn cho ngày hôm sau, ông bà cũng không được thong thả mà hỏi nữa.
Hoa anh đào ở Mukojima rụng hết rồi thì lại có hoa mẫu đơn nở trong chùa. Tiếp đến là mùa hoa đằng. Tiết trời thật lý tưởng để du ngoạn ngoài đồng nội.
Cơm hộp gánh đi bán rong rất đắt khách.
Ngoảnh đi ngoảnh lại mà hai tháng đã trôi qua.
Đến tháng 6, có một hiệu buôn gỗ ở Fukagawa đặt mua thật nhiều cơm tháng cho thợ mỗi ngày. Tình cờ khi đi du ngoạn họ gặp Ai đem cơm đi bán, mua ăn thấy ngon quá bèn lặn lội hỏi thăm, tìm đến tận cửa hàng để đặt mua cơm tháng.
Nhờ thế, dần dà khách quen ngày trước cũng trở lại đặt cơm.
Ông Yohei nay cẩn thận còn hơn trước khi chọn mua vật liệu. và bỏ nhiều công sức vào hơn, như rau củ đều phải nấu chín, lại cho thêm quả mơ muối vào hộp cơm, có khi lại cuốn bằng lá cỏ trúc xanh. Kẻ ăn người làm bỏ đi nay có hai người đã đến xin vào làm trở lại.
Đến lúc ấy thì Ai cũng không còn phải đem cơm đi bán nữa, mà chỉ ở nhà tất bật làm lụng suốt ngày.
Không đua đòi se sua, tính tình vui vẻ, giọng nói lúc nào cũng như reo vui.
Bà Tsune để ý sắm sửa đủ bộ cho cô, nào kimono bằng vải lụa dệt Yuzen đang thịnh hành, với áo lót và đai lưng obi, toàn là những thứ mà cô gái trẻ nào cũng thích, nhưng Ai chỉ cẩn thận đem cất kỹ, ngày ngày chỉ mặc chiếc áo vải của người ăn người làm, thắt dây lưng dỏ, mà làm lụng cần cù.
Quanh hiệu Manya không nhiều nhà cửa chen chúc, tiếp với bụi tre sau nhà là chiếc sân rộng của một nhà làm nghề nung ngói. Trước nhà là sông Okawa. Dọc theo bờ sông, bên trái có ruộng rau, tiếp tới là hai nhà làm nông. Phía bên phải là một nhà kho giữa khoảng đất trống và ngôi nhà lớn của một nhà địa chủ trong vùng.
Hai vợ chồng ông Yohei lâu nay không qua lại thân thiết với hàng xóm láng giềng, nay tuy bỗng dưng trong nhà có thêm người lạ, cũng không có mấy ai đến rầy rà căn vặn hỏi han, thi thoảng có người đánh tiếng hỏi thì cũng chỉ đáp rằng
- Đó là đứa cháu họ xa.
Ông bà cũng giải thích như thế với người ăn người làm trong nhà, nên trong hiệu Manya Ai cũng có địa vị cao hơn những người làm công khác. Thế nhưng Ai vẫn làm việc cùng với những người làm công, xem mình cũng như họ, trò chuyện hòa đồng vui vẻ.
Đến cuối mùa hạ, Ai đã trở thành cô con gái không thể thiếu được trong hiệu Manya.
3
Mãi đến độ cuối năm, vợ chồng ông Yohei mới để ý thấy là ban ngày Ai thường tươi cười vui vẻ hồn nhiên, thế nhưng trong đáy lòng cô gái nhỏ này trĩu nặng một nỗi khổ tâm dường như ghê gớm lắm.
Đó là có lần Ai bị cảm - thật là hiếm khi vì ngày thường cô rất khỏe - Ai cứ gượng dậy, bảo không sao đâu, nhưng bà Tsune ép cô đi ngủ sớm.
Đúng vào đêm hôm ấy, nửa khuya bà Tsune chợt nhớ ra, mới đem áo cho Ai thay, vì nghĩ rằng cô uống thuốc cho ra mồ hôi thì nên thay ra áo khác, và bà đã đến phòng Ai.
Trước cánh cửa giấy shoji, bà sắp lên tiếng gọi thì nghe có tiếng rên thảm thiết từ trong phòng vọng ra. Mới đầu bà tưởng là Ai trở bệnh nặng, nhưng tiếp đó bà nghe có tiếng Ai nói:
- Anh... Anh ơi …Tha cho em…Tha cho em…
Giọng Ai như đang trăn trở dằn vặt mà khóc than … khiến bà bàng hoàng đứng sững lại.
Rồi mở cửa bước vào, bà thấy cả nửa người Ai đã lăn ra ngoài chiếc nệm ngủ, mới biết là Ai đang mê sảng.
- Ai… Ai...
Bà lay gọi cô gái dậy, thì cô gái mồ hôi mồ kê nhễ nhại mở bừng mắt ra. Đôi mắt ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh, khi chạm vào ánh mắt của bà Tsune cô mới như định thần trở lại, tỏ vẻ hoang mang lo sợ.
- Cháu ... Lúc cháu ngủ mê… cháu có nói điều gì không ạ?
Cô gái hỏi. Bà Tsune không nỡ nói thật là cô đã mê sảng, chỉ lắc đầu bảo:
- Không, không có gì cả... Cháu ra mồ hôi thế có mệt không?
- Không sao ạ.
Ai có vẻ yên tâm nhoẻn miệng cười. Rồi cô nghe lời bà, trở dậy ngồi quay lại thay áo trong. Bà Tsune giật mình vì như cảm thấy chiếc lưng cô gái nặng trĩu điều gì u uẩn.
Bà quay về phòng kể lại cho ông Yohei nghe.
- Chắc là tại con bé bị sốt – Ông Yohei không để ý lắm, chỉ đáp lại thế.
- Nhưng tôi nghe rõ ràng là con bé đã nói “ Anh ơi ..Tha cho em…” mà.
- Con bé có anh à... Mình chưa bao giờ nghe nó nói gì về chuyện ấy.
Thế rồi khuya hôm ấy, ông Yonei thức dậy đi tiểu, lúc trở về phòng ông chợt nhớ lại điều bà Tsune vừa kể, bèn đi tới tận phòng của Ai. Thì ông cũng nghe được rõ ràng câu nói trong lúc ngủ mê của cô.
Giọng nói đau khổ phiền muộn:
- Anh ơi…Tha cho em…
Ông bà để ý thấy hầu như đêm nào Ai cũng rên rỉ nói mê như thế, chứ không phải chỉ trong đêm bị cảm sốt.
Ông bà còn biết là khi chợt tỉnh vì giọng nói của chính mình, cô gái lại khe khẽ tụng bài kinh Bát nhã.
Hai ông bà do dự mãi không biết có nên hỏi rõ sự tình hay không. Họ cứ bàn bạc với nhau mãi.
Tuy nhiên hai ông bà e rằng nếu gặng hỏi mà biết được rằng Ai trằn trọc nói mê như thế là vì một nguyên nhân sâu xa ghê gớm nào đó, thì hóa ra là lại làm cho vết thương lòng của Ai càng bị xé to hơn.
Cổ nhân cũng đã bảo “Đừng làm kinh động đến quỷ thần thì sẽ không bị họa.”
- Chào hai bác ạ. Cháu xin vô phép hai bác …
Cô đem cơm vừa nấu lên bàn thờ thần lẫn bàn thờ Phật để cúng, và dọn ba phần ăn bầy ra cho ba người. Ông Yohei chắp tay lạy trước bàn thờ rồi tụng kinh Bát nhã vẫn như thể không có chuyện gì cả.
- Xin mời hai bác… Canh nguội mất thôi ạ.
Cô gái giục, nên hai ông bà bèn ngồi ăn. Cơm canh đều rất ngon.
Từ năm ngoái khi xẩy ra cớ sự đến nay, bà Tsune nuốt không trôi chỉ ăn chiếu lệ vài ba miếng, thế mà không ngờ hôm nay còn xới thêm bát nữa và húp đến ba chén canh. Ông Yohei thì bảo cô gái xới cho đến bát cơm thứ ba, đang định nói chữa thẹn rằng sao mà mình háu ăn thế.
Ăn sáng xong, cô gái ngồi sụp xuống, đặt hai tay lên nền nhà và cúi rạp người xuống:
- Cháu muốn thổi cơm để làm cơm hộp …
- Được thôi… Cháu cứ làm đi...
- Nhưng thưa hai bác, một mình cháu không làm nổi… Cháu muốn thổi một trăm phần cơm cơ ạ.
- Một trăm phần cơm? - Hai ông bà nghe đến đây cũng phải giật mình.
- Thổi làm gì mà những một trăm phần cơm?
- Cháu đem đi bán ạ.
- Đi bán cơm hộp?
- Xin hai bác cho cháu được tự ý làm trong một ngày, chỉ một ngày thôi...
Ánh mắt của cô gái lộ rõ một quyết tâm, khiến hai ông bà cũng bất ngờ.
Hai ông bà lại nhìn nhau, rồi người lên tiếng trả lời trước là bà Tsune.
- Được thôi, có sao đâu. Dù sao thì từ giờ đến tối cũng chẳng có việc gì bận rộn cả.
Ông Yohei vừa đi vào nhà bếp vừa cảm thấy như mình đang làm một việc không bình thường.
- Ông ơi, ông đi mua các thứ đi, chứ ở nhà chẳng còn gì cả.
Người vợ già cầm gói tiền đưa cho ông mà nói giọng vui hẳn lên. Đấy chính là gói tiền có ghi chữ “Tiền tang lễ”. Ông lẳng lặng cầm lấy và đi ra.
Khi ông về đến nhà, thì cơm đã chín tới. Bà Tsune và cô gái cũng đã cho cơm vào các hộp gỗ.
Ông làm tạm món củ cải kho với khoai, tảo bẹ và konnyaku. Bà Tsune thì làm món trứng rán.
Chẳng mấy chốc họ đã làm xong một trăm hộp cơm bento và chất lên chiếc xe kéo.
Bấy giờ cô gái đến trước mặt hai ông bà căn dặn:
- Hai bác hãy hứa là cho đến khi cháu đi bán về, hai bác không làm liều đấy nhé. Nhất định như thế nhé.
Cô gái chờ hai ông bà gật đầu rồi, mới lạch cạch kéo xe chở cơm đi bán.
- Con bé định làm gì thế nhỉ?
Bà Tsune ngồi xuống bậc thềm nói vậy, nhưng giọng nói lại ra chiều vui vẻ.
- Thì bán cơm lấy tiền rồi bỏ đi đâu mất chứ gì. Biết thế thì ngay từ đầu mình đã cho nó một món tiền…
Ông Yohei nghĩ bụng là chớ có chờ đợi mà uổng công. Ngay cả đến tên cô ta cũng còn chưa biết nữa là.
Ông quay vào dọn dẹp trong bếp.
(Cũng được, chẳng sao. Chỉ là lùi lại một ngày, rồi cũng chết thôi.)
Hai vợ chồng thờ thẫn chẳng biết làm gì trong khoảng thời gian còn lại của họ.
Cơn mưa tối qua đã tạnh, bầu trời hơi có mây nhưng là một ngày ấm áp.
Sông Okawa hôm nay rộn rịp những chiếc thuyền chở khách đi ngắm hoa anh đào.
Tiếng xe chở hàng ngừng trước cửa hiệu là khi mặt trời đã ngả về tây. Trên sông bắt đầu có gió thổi.
Trên xe không còn một hộp cơm nào cả.
- Đang giữa mùa hoa anh đào nở, nên người đi xem đông lắm ạ. Cháu thử đem tới chỗ có vẻ đông người đi xem hoa, thế là bán được ngay ạ.
Tuy cô gái nói thế nhưng nhìn cô thì biết là để bán hết dược những hộp cơm ấy, không dễ dàng như cô nói. Cả người cô nhễ nhại mồ hôi và lấm bụi đen như bồ hóng.
Thế nhưng trông cô gái lại như tràn trề nhựa sống. Cô đã dốc cạn sinh lực ra rồi mới phải, thế mà nguồn sống như vẫn còn đầy ắp khắp châu thân.
Cô gái đi rửa chân rồi bước vào trong nhà. Cô dốc ngược chiếc túi vải vẫn ôm chặt nẫy giờ, những đồng xu rơi ra kêu lẻng xẻng.
Cô gái đếm từng đồng tiền nhỏ trước vẻ kinh ngạc của hai ông bà.
- Đây là tiền gạo, đây là tiền làm món kho, đây là tiền hộp gỗ, còn lại là tiền lời.
Cô lại hớn hở đếm tiếp.
- Trừ cả tiền than củi đi rồi, vẫn còn đủ cho ba người sống qua ngày.
Cô gái đẩy tất cả số tiền đó đến trước mặt ông Yohei.
- Xin bác thu lại số tiền này.
Ông Yohei lúng túng nói:
- Cô định làm gì thế?
- Cháu xin bác ngày mai cũng lại cho cháu thổi cơm đi bán, cũng lại nấu một trăm phần cơm như hôm nay…
- Cô nói thế là định làm gì mới được chứ?
- Cháu ... cháu muốn sống ạ… Cháu không muốn chết nữa... Cháu muốn có việc làm … Có việc làm, để mà sống.
Cô gái bật khóc nức nở, thấy thế hai ông bà cũng khóc theo.
Sự sống dịu dàng ôm choàng lấy đôi vợ chồng già.
Hôm sau, cô gái lại chất một trăm phần cơm lên xe đi bán. Nghe tiếng xe lăn xa dần, ông Yohei bỗng quả quyết nói:
- Tôi cũng đi bán thử xem sao bà nó ạ. Ta làm thêm một trăm phần cơm nữa đi bà.
Một trăm phần ấy thì ông Yohei gánh đi bán 80 phần, phần còn lại bà Tsune đem ra bờ sông Okawa, lấy hết sức ra rao rõ to, gọi những thuyền bè đi lại trên sông:
- Cơm hộp đây... Cơm hộp ngon đây…
Không còn xấu hổ hay sĩ diện gì nữa.
Ngày thứ hai lại bán được gần hết hai trăm phần cơm. Ba người mừng rỡ, cầm tay nhau mà khóc.
Cô gái tên là Ai.
Sống chung với hai ông bà rồi, tuy cùng làm với nhau, nhưng Ai vẫn không kể chuyện mình cho hai ông bà nghe.Tại sao cô lại muốn chết. Trước đó cô làm gì, ở đâu. Cô tuyệt nhiên không nói gì cả.
Hai vợ chồng ông Yohei cũng không định hỏi ra cho bằng được, nhất là còn phải lo thổi cơm từ sáng sớm, cả ngày thì đem đi bán, tối đến lại lo chuẩn bị sẵn cho ngày hôm sau, ông bà cũng không được thong thả mà hỏi nữa.
Hoa anh đào ở Mukojima rụng hết rồi thì lại có hoa mẫu đơn nở trong chùa. Tiếp đến là mùa hoa đằng. Tiết trời thật lý tưởng để du ngoạn ngoài đồng nội.
Cơm hộp gánh đi bán rong rất đắt khách.
Ngoảnh đi ngoảnh lại mà hai tháng đã trôi qua.
Đến tháng 6, có một hiệu buôn gỗ ở Fukagawa đặt mua thật nhiều cơm tháng cho thợ mỗi ngày. Tình cờ khi đi du ngoạn họ gặp Ai đem cơm đi bán, mua ăn thấy ngon quá bèn lặn lội hỏi thăm, tìm đến tận cửa hàng để đặt mua cơm tháng.
Nhờ thế, dần dà khách quen ngày trước cũng trở lại đặt cơm.
Ông Yohei nay cẩn thận còn hơn trước khi chọn mua vật liệu. và bỏ nhiều công sức vào hơn, như rau củ đều phải nấu chín, lại cho thêm quả mơ muối vào hộp cơm, có khi lại cuốn bằng lá cỏ trúc xanh. Kẻ ăn người làm bỏ đi nay có hai người đã đến xin vào làm trở lại.
Đến lúc ấy thì Ai cũng không còn phải đem cơm đi bán nữa, mà chỉ ở nhà tất bật làm lụng suốt ngày.
Không đua đòi se sua, tính tình vui vẻ, giọng nói lúc nào cũng như reo vui.
Bà Tsune để ý sắm sửa đủ bộ cho cô, nào kimono bằng vải lụa dệt Yuzen đang thịnh hành, với áo lót và đai lưng obi, toàn là những thứ mà cô gái trẻ nào cũng thích, nhưng Ai chỉ cẩn thận đem cất kỹ, ngày ngày chỉ mặc chiếc áo vải của người ăn người làm, thắt dây lưng dỏ, mà làm lụng cần cù.
Quanh hiệu Manya không nhiều nhà cửa chen chúc, tiếp với bụi tre sau nhà là chiếc sân rộng của một nhà làm nghề nung ngói. Trước nhà là sông Okawa. Dọc theo bờ sông, bên trái có ruộng rau, tiếp tới là hai nhà làm nông. Phía bên phải là một nhà kho giữa khoảng đất trống và ngôi nhà lớn của một nhà địa chủ trong vùng.
Hai vợ chồng ông Yohei lâu nay không qua lại thân thiết với hàng xóm láng giềng, nay tuy bỗng dưng trong nhà có thêm người lạ, cũng không có mấy ai đến rầy rà căn vặn hỏi han, thi thoảng có người đánh tiếng hỏi thì cũng chỉ đáp rằng
- Đó là đứa cháu họ xa.
Ông bà cũng giải thích như thế với người ăn người làm trong nhà, nên trong hiệu Manya Ai cũng có địa vị cao hơn những người làm công khác. Thế nhưng Ai vẫn làm việc cùng với những người làm công, xem mình cũng như họ, trò chuyện hòa đồng vui vẻ.
Đến cuối mùa hạ, Ai đã trở thành cô con gái không thể thiếu được trong hiệu Manya.
3
Mãi đến độ cuối năm, vợ chồng ông Yohei mới để ý thấy là ban ngày Ai thường tươi cười vui vẻ hồn nhiên, thế nhưng trong đáy lòng cô gái nhỏ này trĩu nặng một nỗi khổ tâm dường như ghê gớm lắm.
Đó là có lần Ai bị cảm - thật là hiếm khi vì ngày thường cô rất khỏe - Ai cứ gượng dậy, bảo không sao đâu, nhưng bà Tsune ép cô đi ngủ sớm.
Đúng vào đêm hôm ấy, nửa khuya bà Tsune chợt nhớ ra, mới đem áo cho Ai thay, vì nghĩ rằng cô uống thuốc cho ra mồ hôi thì nên thay ra áo khác, và bà đã đến phòng Ai.
Trước cánh cửa giấy shoji, bà sắp lên tiếng gọi thì nghe có tiếng rên thảm thiết từ trong phòng vọng ra. Mới đầu bà tưởng là Ai trở bệnh nặng, nhưng tiếp đó bà nghe có tiếng Ai nói:
- Anh... Anh ơi …Tha cho em…Tha cho em…
Giọng Ai như đang trăn trở dằn vặt mà khóc than … khiến bà bàng hoàng đứng sững lại.
Rồi mở cửa bước vào, bà thấy cả nửa người Ai đã lăn ra ngoài chiếc nệm ngủ, mới biết là Ai đang mê sảng.
- Ai… Ai...
Bà lay gọi cô gái dậy, thì cô gái mồ hôi mồ kê nhễ nhại mở bừng mắt ra. Đôi mắt ngơ ngác sợ hãi nhìn quanh, khi chạm vào ánh mắt của bà Tsune cô mới như định thần trở lại, tỏ vẻ hoang mang lo sợ.
- Cháu ... Lúc cháu ngủ mê… cháu có nói điều gì không ạ?
Cô gái hỏi. Bà Tsune không nỡ nói thật là cô đã mê sảng, chỉ lắc đầu bảo:
- Không, không có gì cả... Cháu ra mồ hôi thế có mệt không?
- Không sao ạ.
Ai có vẻ yên tâm nhoẻn miệng cười. Rồi cô nghe lời bà, trở dậy ngồi quay lại thay áo trong. Bà Tsune giật mình vì như cảm thấy chiếc lưng cô gái nặng trĩu điều gì u uẩn.
Bà quay về phòng kể lại cho ông Yohei nghe.
- Chắc là tại con bé bị sốt – Ông Yohei không để ý lắm, chỉ đáp lại thế.
- Nhưng tôi nghe rõ ràng là con bé đã nói “ Anh ơi ..Tha cho em…” mà.
- Con bé có anh à... Mình chưa bao giờ nghe nó nói gì về chuyện ấy.
Thế rồi khuya hôm ấy, ông Yonei thức dậy đi tiểu, lúc trở về phòng ông chợt nhớ lại điều bà Tsune vừa kể, bèn đi tới tận phòng của Ai. Thì ông cũng nghe được rõ ràng câu nói trong lúc ngủ mê của cô.
Giọng nói đau khổ phiền muộn:
- Anh ơi…Tha cho em…
Ông bà để ý thấy hầu như đêm nào Ai cũng rên rỉ nói mê như thế, chứ không phải chỉ trong đêm bị cảm sốt.
Ông bà còn biết là khi chợt tỉnh vì giọng nói của chính mình, cô gái lại khe khẽ tụng bài kinh Bát nhã.
Hai ông bà do dự mãi không biết có nên hỏi rõ sự tình hay không. Họ cứ bàn bạc với nhau mãi.
Tuy nhiên hai ông bà e rằng nếu gặng hỏi mà biết được rằng Ai trằn trọc nói mê như thế là vì một nguyên nhân sâu xa ghê gớm nào đó, thì hóa ra là lại làm cho vết thương lòng của Ai càng bị xé to hơn.
Cổ nhân cũng đã bảo “Đừng làm kinh động đến quỷ thần thì sẽ không bị họa.”
Thế nhưng, một hôm bà Tsune quyết định là cứ hỏi.
- Ông ạ, hay là mình cứ hỏi đi. Tôi cứ thử nghĩ nếu con bé ấy là con ruột của mình, thì mình phải làm sao bây giờ. Có bậc cha mẹ nào lại nỡ để mặc cho con mình đêm nào cũng vã mồ hôi ra trằn trọc khổ sở như thế không? Nếu là bị bệnh thì cũng phải tìm thầy chạy thuốc lo chữa trị hay đi đền chùa cầu khẩn xin giải hạn, phải nghĩ cách nào chứ. Nếu trong quá khứ con bé ấy đã phạm tội gì tầy đình đi nữa, thì phải làm sao giúp nó đền bù tội lỗi. Nếu là cha mẹ, thì vì con, sẽ phải tìm mọi cách mới được. Ông với tôi lẽ ra đã chết rồi, mà còn sống được đến ngày nay, cũng là nhờ con bé ấy.
- Bà nói phải. - Ông Yohei cũng gật đầu.
Tình cờ hai ông bà cùng nhớ lại dáng dấp của Ai vào buổi sáng sau cái đêm tự tử hụt, khi cô kéo xe chở cơm hộp đi bán về. Buổi chiều về tuy mệt lả như cái giẻ rách, nhưng hai mắt sáng rỡ, cô đã bầy số tiền kiếm được trong ngày hôm ấy ra trước mặt hai ông bà.
- Lúc ấy con bé ấy đã nói đấy ông nhỉ. Là muốn sống. Muốn có việc làm để sống. Nó đã toan nhẩy xuống sông tự vẫn, nhưng đấy không phải là vì chán đời mà muốn chết… Con bé ấy... chỉ bị dồn vào bước đường cùng thôi...
- Không biết là con bé đã làm gì …Tối hôm ấy ... nó từ đâu đến …?
Chắc hẳn là từ nơi nào rất xa đến đây.
- Trước đây con bé đã làm gì thì cũng có làm sao đâu? Cho dù là kẻ trộm... Việc gì con bé đã làm, tôi cũng sẵn sàng gánh tội thay cho nó... Tôi thấy con bé ấy với mình như không còn là người dưng nữa.
Bà Tsune nói mà nước mắt lã chã tuôn rơi.
- Bây giờ tôi thấy tôi với ông chỉ có hai người sống với nhau mãi thế này cũng buồn lắm ông ạ. Tôi với ông từ trước đến nay đã tâm niệm là sống trên đời không làm điều gì sai với ai cả. Nhưng chỉ một lần phạm phải sai sót là người đời đều quay lưng lại với mình… Chưa bao giờ thấy buồn đến thế… Tối hôm ấy nếu mình đã chết rồi, chắc hẳn là thiên hạ cũng chẳng ai nhớ đến mình. Người đời xôn xao bàn tán chuyện gì bất quá cũng được ít lâu... Rồi họ sẽ quên bẵng… Thì cũng là điều đương nhiên thôi. Cho đến nay mình sống cũng chỉ là cho riêng mình, chứ chưa bao giờ liều mình vì ai cả. Vậy mà nay lại đòi người ta phải nhớ đến mình sao?
Ông Yohei nhìn vợ nói thao thao bất tuyệt … mà xúc động. Bà Tsune vốn là người đàn bà hiền lành, thậm chí còn có vẻ hơi chậm chạp, khờ khạo là khác. Vậy mà bây giờ bà bỗng như một hòn lửa cháy rừng rực như thế..
- Mình chết đi vào lúc này thì sẽ không biết là mình sống trên đời là để làm gì ...Tôi ấy à, tôi muốn để lại bằng chứng dù rất nhỏ nhoi, rằng mình đã sống trên đời này…Tôi thương con bé ấy lắm…Tôi thương nó lắm. Tôi muốn làm được điều gì giúp nó. Tôi muốn được một lần làm bổn phận của một người mẹ, như mọi người đàn bà khác trên đời này.
Ngoài hành lang bỗng có tiếng người òa lên khóc nức nở.
Ai đang ngồi khóc ngoài hành lang.
Cô vừa khóc vừa nhích dần vào trong phòng, gập người cúi rạp xuống chiếu, nghẹn ngào nói đứt quãng trong tiếng khóc:
- Cháu đã giết người… Cháu là một đứa giết người …
4.
Sáng sớm hôm sau, ông Yohei được bà Tsune và Ai tiễn lên đường. Ông Yohei tay cắp nón, chân đi dép rơm có giây buộc bó lấy ống chân để đi đường xa.
- Cho đến khi bác về, ở nhà tuyệt đối không được làm điều gì liều lĩnh hồ đồ nghe chưa.
Ông Yohei vỗ vai Ai, dặn dò. Ai gượng cười mà nước mắt lưng tròng. Toàn thân cô lộ rõ một sự phó mặc cho số phận an bài.
Tối hôm qua, sau khi thú thật hết chuyện của mình với vợ chồng ông Yohei. Ai bèn ngồi ngay ngắn lại, mà thưa với hai ông bà.
- Lâu nay cô vẫn nghĩ anh mình là người tồi tệ. Người làng cũng bảo trên đời chưa hề có ai xấu xa như anh cô… Mẹ cô và các em cô cũng đều oán ghét người anh. Nay cô lại lỡ tay giết chết anh, người mà ai cũng bảo là có bị giết chết cũng đáng đời. Cho nên cô thấy mình nếu phải bị tội giết anh thì có phần oan uổng. Thế nhưng trong lúc kể hết đầu đuôi câu chuyện với ông bà Yohei, cô mới chợt nhận ra rằng dù sao thì mình cũng có tội, và hiểu ra rằng mình đã mang tội giết anh, dù có bị tội chết cũng cam lòng...
- Nhờ vậy mà từ nay, tối tối cháu sẽ không còn trằn trọc khổ sở nữa…
Cô lau nước mắt trên khuôn mặt nhợt nhạt. Cô tỏ ý muốn ra đầu thú, nên nhờ hai ông bà dẫn đi.
Bấy giờ đến lượt hai vợ chồng ông Yohei hoảng hốt.
Là vì nếu đã như vậy thì phải đến tận nhà của Ai để nghe ngóng sự tình, rồi sau đó mới có thể tính xem nên làm thế nào.Và thế là ông Yohei phải lên đường ngay vào sáng sớm hôm sau.
Nhà của Ai ở xóm Komaba trong làng Meguro.
Từ sông Okawa đến đây khá xa.
Ánh nắng mùa đông rọi trên chiếc nón lá, ông Yohei ra đi mà lòng nặng trĩu.
Nghe Ai kể thì người anh khác mẹ của Ai là một tên vô lại, không ai trị nổi. Mới có mấy tuổi đầu đã rượu chè be bét, rượu đã làm cho đầu óc hắn mụ mẫm.
Sau khi bố chết hắn hành hạ bà mẹ kế, lấy củi phang cả vào người bà rồi lôi xềnh xệch ra bờ sông, bỏ ở đấy đến sống dở chết dở.
Tuy rằng Ai không dám kể ra, nhưng ông Yohei cũng đoán được rằng hắn định làm điều gì trái luân thường đạo lý với người mẹ kế còn trẻ tuổi tác không cách nhau là bao, nhưng bị bà cự tuyệt, nên hắn mới đối xử với bà như vậy.
Hắn còn bắt mẹ kế và Ai cùng lũ em suốt ngày làm quần quật ngoài đồng mà chẳng cho ăn uống gì cả. Các em nhỏ còn bé bị bỏ đói kêu khóc thì hắn đánh đập không thương tiếc. Hắn thật là quỷ dữ.
Hôm ấy, Ai vừa ở ngoài đồng về, thì thấy con quỷ ấy đang nắm tóc mẹ mà lôi xềnh xệch vào nhà kho, rồi đè bà xuống mà đánh thật tàn nhẫn. Thấy mặt mẹ chảy máu, và ngã quỵ xuống, Ai uất ức, gồng mình lấy hết sức bình sinh mà lăn xả vào xô hắn ngã.
Con quỷ lồm cồm bò dậy, nhưng vì say rượu nên hắn còn đang loạng choạng, thừa cơ Ai lại lao tới xô hắn thêm một cái nữa.
Con quỷ ngã vật ra, chúi đầu vào góc nhà kho có để chiếc cối đá.
Nghe tiếng các em khóc, Ai mới định thần nhìn lại.
- Chị ơi, chị chạy đi…
- Chị chạy đi, chị ơi…
Ai trông thấy trước mắt mình là con quỷ đang ngã ngửa.
Ai hoảng sợ đến mất cả hồn vía.
Cô không còn nhớ rõ sự việc gì đã xảy ra sau đó. Chỉ nhớ là khi từ nhà kho chạy ra thì đụng phải ông bác ruột ở làng bên đi tới, và Ai đã bỏ trốn.
Khi đầu óc tỉnh táo trở lại, thì Ai đang ở chỗ sông Okawa.
Ông Yohei vừa đi vừa nghĩ, Ai bị ông bác bắt gặp lúc đó thật không may.
Có lẽ mẹ Ai cũng không tài nào che giấu được mọi chuyện.
Không biết sự tình sau đó ra sao.
Trong vụ này, cái gai trong làng như đã được nhổ đi. Hơn nữa, Ai vốn không có ý giết anh, mà chỉ là lỡ giết chết hắn mà thôi. Vì không may nên mới có cái cối đá ở góc nhà.
Tuy nhiên, dù là quỷ, là đồ vô lại, anh vẫn là anh. Giết anh em trong nhà là một trọng tội.
Có lẽ trong thâm tâm ai nấy đều cảm thông cho Ai, nhưng chỉ là cảm thông mà không có cách nào giúp cô khỏi tội được.
Trên đường đến Meguro, ông Yohei đã nghĩ hết cách này đến cách khác để làm sao cứu Ai. Chẳng hạn như hai vợ chồng ông dẫn Ai rời khỏi Edo đến xứ khác, lẩn lút mà sinh sống làm ăn, hay bỏ tiền ra tìm cách xóa tội cho Ai, không biết có được không… Nghe đâu là ở chỗ cửa quan, hễ có đồng tiền thì xoay sở thế nào cũng xong. Cho nên ông có đem theo sẵn một món tiền lớn để phòng hờ.
Đến cổng làng có pho tượng Phật Địa Tạng, ông Yohei bèn hỏi đứa bé đang chơi ở đấy thì biết ngay đường đến nhà Ai. Đó là một căn nhà nhỏ lợp mái rạ.
Trên chiếu trải trước sân có hai đứa bé độ mười, với mười hai hay mười ba tuổi đang chơi ô ăn quan bằng hạt đậu.
Thấy ông Yohei bước vào nhà, mấy đứa bé nhìn ông với ánh mắt ngờ vực.
Trông chúng đứa nào cũng có nét nhang nhác giống Ai.
Có tiếng chân từ trong nhà bước ra của một người đàn bà độ chừng ba bẩy ba tám tuổi. Chắc là mẹ của Ai.
Ông Yohei cúi chào, hỏi:
- Anh Sazo nhà ta vẫn khỏe chứ ạ?
Sazo là tên người anh cùng cha khác mẹ với Ai.
- Ông là ai ạ?
- Tôi tên là Yohei. Có lần đi ngang qua đây thì bị đứt dép, nên được anh Sazo để cho một đôi. Đôi dép ấy đi vừa vặn êm chân quá, nên lâu ngày lại có dịp qua đây, tôi định đến để nhờ bện cho một đôi nữa.
Ông Yohei đã được Ai kể lại rằng ngoài công việc đồng áng, mẹ Ai còn bện dép rơm, nên đã nghĩ ra một cách nói dối như thế.
- Ra là vậy …
Người mẹ đã bớt vẻ ngờ vực. Bà lấy ra hai đôi dép rơm.
- Ông xem hai đôi dép này có được không ạ?
Trả tiền xong, ông Yohei lại hỏi;
- Anh Sazo đi vắng à?
Người mẹ sụp hai mí mắt nhìn xuống mà đáp:
- Thằng cháu ấy ... Mùa xuân năm nay … Bị đột quỵ mà chết rồi ạ.
- Bị đột quỵ … à?
Ông Yohei giật mình chợt nghĩ:
(Anh ta hãy còn trẻ mà ..?)
Ông định cứ thế quay về, xong lại thấy không yên tâm.
Liệu là có qua mắt được người đời cũng như quan trên với cái lý do đột quỵ ấy không nhỉ.
- Thế còn... Nhà ta còn cô con gái là cô Ai thì sao ạ?
Đôi mắt người mẹ như có ánh lửa lóe lên.
- Con bé ... đã đi ở cho nhà người ta rồi ạ …
Bà nhìn thẳng vào mặt ông Yohei, hòi:
- Thưa ông... thế nhà ông là ai ạ?
Ông Yohei nhận ra được là người mẹ đang ra sức chống đỡ. Ông cũng cảm thấy như có hơi người sau lưng. Quay lại nhìn thì thấy một cậu con trai chừng mười tuổi, tay cầm hòn đá đang đứng đấy. Trong đôi mắt ngước lên nhìn, tuy là ánh mắt trẻ thơ nhưng như có ẩn chứa điều gì. Ông lúng túng không biết phải giải thích làm sao.
Đúng lúc ấy có một ông lão tóc bạc phơ băng ngang qua vườn đi tới.
Cách ăn mặc và mái tóc cho biết đó là một ông lang. Đi theo sau ông lang là đứa bé gái đã đi gọi ông đến. Đó là em gái của Ai.
- Lão là Genan, là anh của người đàn bà này.
Ông Yohei nghĩ bụng, à ra thế, đây là ông lang bác ruột của Ai mà Ai đã gặp phải khi bỏ chạy, bèn nhìn mặt ông ta lần nữa.
- Tôi tên là Yohei.
- Ông quen với thằng Sazo à?
- Thưa không phải ạ, chỉ là tôi được anh ta để lại cho đôi dép rơm… Anh ta đã mất vì bị đột quỵ phải không ạ.
- Vâng, đúng vậy. Cũng vì thích rượu chè mà thành ra mất mạng. Bị lên cơn đột quỵ trong nhà kho, rồi chết ngay tức khắc.
- Khi ấy là vào lúc nào ạ?
- Hôm ấy là vào tối hôm mồng mười tháng ba.
Tức là phải đến tận hai hôm sau cái ngày Ai chạy tới sông Okawa.
- Ông là người đã chứng kiến lúc anh Sazo mất phải không ạ?
- Phải rồi...
- Bị đột quỵ phải không ạ.
- Tôi là ông lang đã khám cho Sazo lúc ấy. Ông thấy có điều gì hay sao?
Nét mặt của ông lang bỗng rắn đanh lại.
Từ người mẹ đến những đứa bé là em của Ai đều đăm đăm nhìn ông Yohei. Đôi mắt nào cũng đều như bốc lửa, khăng khăng quyết bảo vệ đến cùng cái sự thực “bị đột quỵ”, làm ông Yohei hết sức cảm động.
- Xin cảm ơn...
Ông cúi gầm xuống, khẽ sụt sịt.
- Thật không uổng công tôi đến đây. Con gái tôi đang đợi ở nhà, tôi xin phép cáo từ ạ.
Ông hấp tấp quay đi, thì ông lang đã đuổi theo:
- Thưa ông... Có phải ông …
Điều ông lang muốn hỏi hiện rõ ra trong mắt.
- Ai…?
Ông Yohei vội vàng xua tay, rồi lại cười nói:
- Con gái tôi nó bình yên khỏe mạnh đang đợi tôi về. Chắc là nó đang sốt ruột mong tôi về. Tôi phải về ngay cho nó yên lòng.
Ông Yohei thấy lòng lâng lâng.
- Vâng… Tôi sẽ lại đến mua dép rơm ạ.
Bước đi được một quãng ông chợt thắc thỏm lo âu.
Chỉ sợ là nói rằng sau khi cháu đi rồi, Sazo còn sống được thêm hai ngày, rồi mới đột quỵ mà chết, thì liệu là Ai có chịu tin là như thế hay không?
Ông nhủ thầm trong tận đáy lòng là sẽ thuyết phục cho Ai phải tin rằng đó là sự thật.
Ông nghĩ bổn phận làm cha là phải làm cho con tin vào điều mà trước đó đứa con quyết không chịu tin.
Được, nếu thế gian gọi đó là tội, thì mình và Tsune sẵn sàng gánh lấy cái tội ấy. Đương nhiên là quyết tâm ấy không khác gì với cái quyết tâm của ông lang đã quả quyết về chuyện bị đột quỵ.
Khi đi ngang qua tượng Phật Địa tạng, ông Yohei ngoảnh lại.
Ở đầu đường đằng kia, là ông lang và người mẹ cùng với hai đứa em đứng chụm vào nhau mà nhìn theo tiễn ông.
Có thể nhận thấy điều gì như lời cầu nguyện từ bốn người ấy. Ông cúi gập người xuống mà chào họ.
Và ông lại chợt nghĩ ra được một điều.
Ai đã toan nhẩy xuống sông tự vẫn. Và nhờ thế mà đã cứu được tính mạng của hai vợ chồng ông.
- Như thế là con bé ấy đã chuộc tội rồi.
Bước chân của ông Yohei thế là lại càng nhẹ nhàng hơn.
Quỳnh Chi dịch
- Ông ạ, hay là mình cứ hỏi đi. Tôi cứ thử nghĩ nếu con bé ấy là con ruột của mình, thì mình phải làm sao bây giờ. Có bậc cha mẹ nào lại nỡ để mặc cho con mình đêm nào cũng vã mồ hôi ra trằn trọc khổ sở như thế không? Nếu là bị bệnh thì cũng phải tìm thầy chạy thuốc lo chữa trị hay đi đền chùa cầu khẩn xin giải hạn, phải nghĩ cách nào chứ. Nếu trong quá khứ con bé ấy đã phạm tội gì tầy đình đi nữa, thì phải làm sao giúp nó đền bù tội lỗi. Nếu là cha mẹ, thì vì con, sẽ phải tìm mọi cách mới được. Ông với tôi lẽ ra đã chết rồi, mà còn sống được đến ngày nay, cũng là nhờ con bé ấy.
- Bà nói phải. - Ông Yohei cũng gật đầu.
Tình cờ hai ông bà cùng nhớ lại dáng dấp của Ai vào buổi sáng sau cái đêm tự tử hụt, khi cô kéo xe chở cơm hộp đi bán về. Buổi chiều về tuy mệt lả như cái giẻ rách, nhưng hai mắt sáng rỡ, cô đã bầy số tiền kiếm được trong ngày hôm ấy ra trước mặt hai ông bà.
- Lúc ấy con bé ấy đã nói đấy ông nhỉ. Là muốn sống. Muốn có việc làm để sống. Nó đã toan nhẩy xuống sông tự vẫn, nhưng đấy không phải là vì chán đời mà muốn chết… Con bé ấy... chỉ bị dồn vào bước đường cùng thôi...
- Không biết là con bé đã làm gì …Tối hôm ấy ... nó từ đâu đến …?
Chắc hẳn là từ nơi nào rất xa đến đây.
- Trước đây con bé đã làm gì thì cũng có làm sao đâu? Cho dù là kẻ trộm... Việc gì con bé đã làm, tôi cũng sẵn sàng gánh tội thay cho nó... Tôi thấy con bé ấy với mình như không còn là người dưng nữa.
Bà Tsune nói mà nước mắt lã chã tuôn rơi.
- Bây giờ tôi thấy tôi với ông chỉ có hai người sống với nhau mãi thế này cũng buồn lắm ông ạ. Tôi với ông từ trước đến nay đã tâm niệm là sống trên đời không làm điều gì sai với ai cả. Nhưng chỉ một lần phạm phải sai sót là người đời đều quay lưng lại với mình… Chưa bao giờ thấy buồn đến thế… Tối hôm ấy nếu mình đã chết rồi, chắc hẳn là thiên hạ cũng chẳng ai nhớ đến mình. Người đời xôn xao bàn tán chuyện gì bất quá cũng được ít lâu... Rồi họ sẽ quên bẵng… Thì cũng là điều đương nhiên thôi. Cho đến nay mình sống cũng chỉ là cho riêng mình, chứ chưa bao giờ liều mình vì ai cả. Vậy mà nay lại đòi người ta phải nhớ đến mình sao?
Ông Yohei nhìn vợ nói thao thao bất tuyệt … mà xúc động. Bà Tsune vốn là người đàn bà hiền lành, thậm chí còn có vẻ hơi chậm chạp, khờ khạo là khác. Vậy mà bây giờ bà bỗng như một hòn lửa cháy rừng rực như thế..
- Mình chết đi vào lúc này thì sẽ không biết là mình sống trên đời là để làm gì ...Tôi ấy à, tôi muốn để lại bằng chứng dù rất nhỏ nhoi, rằng mình đã sống trên đời này…Tôi thương con bé ấy lắm…Tôi thương nó lắm. Tôi muốn làm được điều gì giúp nó. Tôi muốn được một lần làm bổn phận của một người mẹ, như mọi người đàn bà khác trên đời này.
Ngoài hành lang bỗng có tiếng người òa lên khóc nức nở.
Ai đang ngồi khóc ngoài hành lang.
Cô vừa khóc vừa nhích dần vào trong phòng, gập người cúi rạp xuống chiếu, nghẹn ngào nói đứt quãng trong tiếng khóc:
- Cháu đã giết người… Cháu là một đứa giết người …
4.
Sáng sớm hôm sau, ông Yohei được bà Tsune và Ai tiễn lên đường. Ông Yohei tay cắp nón, chân đi dép rơm có giây buộc bó lấy ống chân để đi đường xa.
- Cho đến khi bác về, ở nhà tuyệt đối không được làm điều gì liều lĩnh hồ đồ nghe chưa.
Ông Yohei vỗ vai Ai, dặn dò. Ai gượng cười mà nước mắt lưng tròng. Toàn thân cô lộ rõ một sự phó mặc cho số phận an bài.
Tối hôm qua, sau khi thú thật hết chuyện của mình với vợ chồng ông Yohei. Ai bèn ngồi ngay ngắn lại, mà thưa với hai ông bà.
- Lâu nay cô vẫn nghĩ anh mình là người tồi tệ. Người làng cũng bảo trên đời chưa hề có ai xấu xa như anh cô… Mẹ cô và các em cô cũng đều oán ghét người anh. Nay cô lại lỡ tay giết chết anh, người mà ai cũng bảo là có bị giết chết cũng đáng đời. Cho nên cô thấy mình nếu phải bị tội giết anh thì có phần oan uổng. Thế nhưng trong lúc kể hết đầu đuôi câu chuyện với ông bà Yohei, cô mới chợt nhận ra rằng dù sao thì mình cũng có tội, và hiểu ra rằng mình đã mang tội giết anh, dù có bị tội chết cũng cam lòng...
- Nhờ vậy mà từ nay, tối tối cháu sẽ không còn trằn trọc khổ sở nữa…
Cô lau nước mắt trên khuôn mặt nhợt nhạt. Cô tỏ ý muốn ra đầu thú, nên nhờ hai ông bà dẫn đi.
Bấy giờ đến lượt hai vợ chồng ông Yohei hoảng hốt.
Là vì nếu đã như vậy thì phải đến tận nhà của Ai để nghe ngóng sự tình, rồi sau đó mới có thể tính xem nên làm thế nào.Và thế là ông Yohei phải lên đường ngay vào sáng sớm hôm sau.
Nhà của Ai ở xóm Komaba trong làng Meguro.
Từ sông Okawa đến đây khá xa.
Ánh nắng mùa đông rọi trên chiếc nón lá, ông Yohei ra đi mà lòng nặng trĩu.
Nghe Ai kể thì người anh khác mẹ của Ai là một tên vô lại, không ai trị nổi. Mới có mấy tuổi đầu đã rượu chè be bét, rượu đã làm cho đầu óc hắn mụ mẫm.
Sau khi bố chết hắn hành hạ bà mẹ kế, lấy củi phang cả vào người bà rồi lôi xềnh xệch ra bờ sông, bỏ ở đấy đến sống dở chết dở.
Tuy rằng Ai không dám kể ra, nhưng ông Yohei cũng đoán được rằng hắn định làm điều gì trái luân thường đạo lý với người mẹ kế còn trẻ tuổi tác không cách nhau là bao, nhưng bị bà cự tuyệt, nên hắn mới đối xử với bà như vậy.
Hắn còn bắt mẹ kế và Ai cùng lũ em suốt ngày làm quần quật ngoài đồng mà chẳng cho ăn uống gì cả. Các em nhỏ còn bé bị bỏ đói kêu khóc thì hắn đánh đập không thương tiếc. Hắn thật là quỷ dữ.
Hôm ấy, Ai vừa ở ngoài đồng về, thì thấy con quỷ ấy đang nắm tóc mẹ mà lôi xềnh xệch vào nhà kho, rồi đè bà xuống mà đánh thật tàn nhẫn. Thấy mặt mẹ chảy máu, và ngã quỵ xuống, Ai uất ức, gồng mình lấy hết sức bình sinh mà lăn xả vào xô hắn ngã.
Con quỷ lồm cồm bò dậy, nhưng vì say rượu nên hắn còn đang loạng choạng, thừa cơ Ai lại lao tới xô hắn thêm một cái nữa.
Con quỷ ngã vật ra, chúi đầu vào góc nhà kho có để chiếc cối đá.
Nghe tiếng các em khóc, Ai mới định thần nhìn lại.
- Chị ơi, chị chạy đi…
- Chị chạy đi, chị ơi…
Ai trông thấy trước mắt mình là con quỷ đang ngã ngửa.
Ai hoảng sợ đến mất cả hồn vía.
Cô không còn nhớ rõ sự việc gì đã xảy ra sau đó. Chỉ nhớ là khi từ nhà kho chạy ra thì đụng phải ông bác ruột ở làng bên đi tới, và Ai đã bỏ trốn.
Khi đầu óc tỉnh táo trở lại, thì Ai đang ở chỗ sông Okawa.
Ông Yohei vừa đi vừa nghĩ, Ai bị ông bác bắt gặp lúc đó thật không may.
Có lẽ mẹ Ai cũng không tài nào che giấu được mọi chuyện.
Không biết sự tình sau đó ra sao.
Trong vụ này, cái gai trong làng như đã được nhổ đi. Hơn nữa, Ai vốn không có ý giết anh, mà chỉ là lỡ giết chết hắn mà thôi. Vì không may nên mới có cái cối đá ở góc nhà.
Tuy nhiên, dù là quỷ, là đồ vô lại, anh vẫn là anh. Giết anh em trong nhà là một trọng tội.
Có lẽ trong thâm tâm ai nấy đều cảm thông cho Ai, nhưng chỉ là cảm thông mà không có cách nào giúp cô khỏi tội được.
Trên đường đến Meguro, ông Yohei đã nghĩ hết cách này đến cách khác để làm sao cứu Ai. Chẳng hạn như hai vợ chồng ông dẫn Ai rời khỏi Edo đến xứ khác, lẩn lút mà sinh sống làm ăn, hay bỏ tiền ra tìm cách xóa tội cho Ai, không biết có được không… Nghe đâu là ở chỗ cửa quan, hễ có đồng tiền thì xoay sở thế nào cũng xong. Cho nên ông có đem theo sẵn một món tiền lớn để phòng hờ.
Đến cổng làng có pho tượng Phật Địa Tạng, ông Yohei bèn hỏi đứa bé đang chơi ở đấy thì biết ngay đường đến nhà Ai. Đó là một căn nhà nhỏ lợp mái rạ.
Trên chiếu trải trước sân có hai đứa bé độ mười, với mười hai hay mười ba tuổi đang chơi ô ăn quan bằng hạt đậu.
Thấy ông Yohei bước vào nhà, mấy đứa bé nhìn ông với ánh mắt ngờ vực.
Trông chúng đứa nào cũng có nét nhang nhác giống Ai.
Có tiếng chân từ trong nhà bước ra của một người đàn bà độ chừng ba bẩy ba tám tuổi. Chắc là mẹ của Ai.
Ông Yohei cúi chào, hỏi:
- Anh Sazo nhà ta vẫn khỏe chứ ạ?
Sazo là tên người anh cùng cha khác mẹ với Ai.
- Ông là ai ạ?
- Tôi tên là Yohei. Có lần đi ngang qua đây thì bị đứt dép, nên được anh Sazo để cho một đôi. Đôi dép ấy đi vừa vặn êm chân quá, nên lâu ngày lại có dịp qua đây, tôi định đến để nhờ bện cho một đôi nữa.
Ông Yohei đã được Ai kể lại rằng ngoài công việc đồng áng, mẹ Ai còn bện dép rơm, nên đã nghĩ ra một cách nói dối như thế.
- Ra là vậy …
Người mẹ đã bớt vẻ ngờ vực. Bà lấy ra hai đôi dép rơm.
- Ông xem hai đôi dép này có được không ạ?
Trả tiền xong, ông Yohei lại hỏi;
- Anh Sazo đi vắng à?
Người mẹ sụp hai mí mắt nhìn xuống mà đáp:
- Thằng cháu ấy ... Mùa xuân năm nay … Bị đột quỵ mà chết rồi ạ.
- Bị đột quỵ … à?
Ông Yohei giật mình chợt nghĩ:
(Anh ta hãy còn trẻ mà ..?)
Ông định cứ thế quay về, xong lại thấy không yên tâm.
Liệu là có qua mắt được người đời cũng như quan trên với cái lý do đột quỵ ấy không nhỉ.
- Thế còn... Nhà ta còn cô con gái là cô Ai thì sao ạ?
Đôi mắt người mẹ như có ánh lửa lóe lên.
- Con bé ... đã đi ở cho nhà người ta rồi ạ …
Bà nhìn thẳng vào mặt ông Yohei, hòi:
- Thưa ông... thế nhà ông là ai ạ?
Ông Yohei nhận ra được là người mẹ đang ra sức chống đỡ. Ông cũng cảm thấy như có hơi người sau lưng. Quay lại nhìn thì thấy một cậu con trai chừng mười tuổi, tay cầm hòn đá đang đứng đấy. Trong đôi mắt ngước lên nhìn, tuy là ánh mắt trẻ thơ nhưng như có ẩn chứa điều gì. Ông lúng túng không biết phải giải thích làm sao.
Đúng lúc ấy có một ông lão tóc bạc phơ băng ngang qua vườn đi tới.
Cách ăn mặc và mái tóc cho biết đó là một ông lang. Đi theo sau ông lang là đứa bé gái đã đi gọi ông đến. Đó là em gái của Ai.
- Lão là Genan, là anh của người đàn bà này.
Ông Yohei nghĩ bụng, à ra thế, đây là ông lang bác ruột của Ai mà Ai đã gặp phải khi bỏ chạy, bèn nhìn mặt ông ta lần nữa.
- Tôi tên là Yohei.
- Ông quen với thằng Sazo à?
- Thưa không phải ạ, chỉ là tôi được anh ta để lại cho đôi dép rơm… Anh ta đã mất vì bị đột quỵ phải không ạ.
- Vâng, đúng vậy. Cũng vì thích rượu chè mà thành ra mất mạng. Bị lên cơn đột quỵ trong nhà kho, rồi chết ngay tức khắc.
- Khi ấy là vào lúc nào ạ?
- Hôm ấy là vào tối hôm mồng mười tháng ba.
Tức là phải đến tận hai hôm sau cái ngày Ai chạy tới sông Okawa.
- Ông là người đã chứng kiến lúc anh Sazo mất phải không ạ?
- Phải rồi...
- Bị đột quỵ phải không ạ.
- Tôi là ông lang đã khám cho Sazo lúc ấy. Ông thấy có điều gì hay sao?
Nét mặt của ông lang bỗng rắn đanh lại.
Từ người mẹ đến những đứa bé là em của Ai đều đăm đăm nhìn ông Yohei. Đôi mắt nào cũng đều như bốc lửa, khăng khăng quyết bảo vệ đến cùng cái sự thực “bị đột quỵ”, làm ông Yohei hết sức cảm động.
- Xin cảm ơn...
Ông cúi gầm xuống, khẽ sụt sịt.
- Thật không uổng công tôi đến đây. Con gái tôi đang đợi ở nhà, tôi xin phép cáo từ ạ.
Ông hấp tấp quay đi, thì ông lang đã đuổi theo:
- Thưa ông... Có phải ông …
Điều ông lang muốn hỏi hiện rõ ra trong mắt.
- Ai…?
Ông Yohei vội vàng xua tay, rồi lại cười nói:
- Con gái tôi nó bình yên khỏe mạnh đang đợi tôi về. Chắc là nó đang sốt ruột mong tôi về. Tôi phải về ngay cho nó yên lòng.
Ông Yohei thấy lòng lâng lâng.
- Vâng… Tôi sẽ lại đến mua dép rơm ạ.
Bước đi được một quãng ông chợt thắc thỏm lo âu.
Chỉ sợ là nói rằng sau khi cháu đi rồi, Sazo còn sống được thêm hai ngày, rồi mới đột quỵ mà chết, thì liệu là Ai có chịu tin là như thế hay không?
Ông nhủ thầm trong tận đáy lòng là sẽ thuyết phục cho Ai phải tin rằng đó là sự thật.
Ông nghĩ bổn phận làm cha là phải làm cho con tin vào điều mà trước đó đứa con quyết không chịu tin.
Được, nếu thế gian gọi đó là tội, thì mình và Tsune sẵn sàng gánh lấy cái tội ấy. Đương nhiên là quyết tâm ấy không khác gì với cái quyết tâm của ông lang đã quả quyết về chuyện bị đột quỵ.
Khi đi ngang qua tượng Phật Địa tạng, ông Yohei ngoảnh lại.
Ở đầu đường đằng kia, là ông lang và người mẹ cùng với hai đứa em đứng chụm vào nhau mà nhìn theo tiễn ông.
Có thể nhận thấy điều gì như lời cầu nguyện từ bốn người ấy. Ông cúi gập người xuống mà chào họ.
Và ông lại chợt nghĩ ra được một điều.
Ai đã toan nhẩy xuống sông tự vẫn. Và nhờ thế mà đã cứu được tính mạng của hai vợ chồng ông.
- Như thế là con bé ấy đã chuộc tội rồi.
Bước chân của ông Yohei thế là lại càng nhẹ nhàng hơn.
Quỳnh Chi dịch