Đừng Quên (Văn Lan)
Apr 30, 2024 18:06:38 GMT -6
Post by sheen on Apr 30, 2024 18:06:38 GMT -6
Du Ca Nam California tưởng niệm Tháng Tư Đen với chủ đề ‘Đừng Quên’
Du Ca Nam California vừa tổ chức buổi tưởng niệm Tháng Tư Đen hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, với chủ đề “Đừng Quên.”
Những ký ức trở về với những mất mát đau thương của miền Nam Việt Nam trong Tháng Tư Đen, những câu chuyện kể bi tráng, những bài hát với tinh thần du ca, đã ca ngợi và hâm nóng tinh thần người tham dự.
Mở đầu chương trình là ba ca khúc của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, gồm “Đoàn Ta Ra Đi,” “Đuốc Hồng Tuổi Trẻ,” và “Không Phải Là Lúc,” do Du Ca Nam California trình bày.
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trưởng cố vấn Du Ca Nam California, chia sẻ: “Ngày hôm nay chúng ta đến đây cùng hướng về một tâm tình chung để tưởng niệm 49 năm mất nước. Có thể có những chuyện đã phai dần, cũng có những em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, hoặc các em ở Việt Nam được cả một hệ thống giáo dục của họ đào tạo, thành ra có những mảng lịch sử với những chi tiết, nếu chúng ta không nhắc nhở con cháu, nhắc nhở nhau, thì có thể không lâu nữa sự thật sẽ bị bóp méo và mai một.”
Đặc biệt của chương trình là mọi người cùng hát với nhau và cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những câu chuyện về ngày 30 Tháng Tư, 1975, để cùng nhắc nhở nhau đừng quên biến cố đau buồn ấy.
Chuyện gì đã xảy ra cho người miền Nam, chuyện gì đã xảy ra cho từng người, từng gia đình, những dấu ấn trong cuộc đời không thể nào quên, hoặc những gì đã làm cho mỗi người mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để tiến bước tương lai đều được thể hiện qua các bài hát.
Ca khúc “Không Phải Là Lúc” nhắc nhở mọi người đừng quên những điều mọi người cần làm và phải làm.
Những câu chuyện nhiều người kể trong ngày 30 Tháng Tư của 49 năm về trước cho tới nay vẫn không bao giờ nhạt phai theo năm tháng, lần lượt được kể lại trong nỗi buồn u uẩn nhưng cũng đầy bi tráng, của những người phải đánh đổi mạng sống để vượt biển ra đi tìm tự do, những câu chuyện kể của những người tù “cải tạo,” hoặc của những người trẻ theo gia đình, hoặc những người sinh ra và lớn lên ở Mỹ,…Mỗi câu chuyện là một vết thương không bao giờ lành, và cũng là những ý chí quyết tâm cho ngày mai tươi sáng hơn.
Ai ra đi cũng nhớ về Sài Gòn, dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống mới nhưng làm sao quên được nơi mình đã sinh ra và lớn lên trong tình thương gia đình với tuổi thơ, bạn bè với những mộng ước đầu đời, với những địa danh thân thương như Bến Bạch Đằng, Nhà Bè nước chảy chia đôi, với tàng cây xanh rợp mát Thảo Cầm Viên, với những hàng cây me đường Nguyễn Du, chợ Bến Thành, đường phố Sài Gòn dập dìu tài tử giai nhân chiều cuối tuần, nhất là tình nghĩa của người Sài Gòn,…Nói sao cho hết nỗi nhớ nhung về một “Hòn Ngọc Viễn Đông” năm xưa, đã một thời lưu dấu trên bản đồ thế giới.
Ca khúc “Nhớ Sài Gòn,” sáng tác Ngọc Trần, song ca Minh Ngân và Thiên Nga, đã thể hiện trọn vẹn tình cảm ấy.
Nhóm Sóng Xanh, một làn gió mới nơi hải ngoại, gồm các em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, tuy đã thành đạt và ổn định cuộc sống, nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi gia đình đã bỏ xứ ra đi. Các em vẫn nói và hát tiếng Việt thành thạo, với hai nhạc phẩm “Sài Gòn Đẹp Lắm” và “Đêm Đô Thị,” sáng tác Y Vân, làm người nghe ngạc nhiên, với những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Nhưng có lẽ đỉnh điểm, cao trào nhất là khi em Tori Đặng trình bày ca khúc “Sài Gòn Vĩnh Biệt,” sáng tác Nam Lộc, là bài hát đầu tiên viết về Sài Gòn sớm nhất, sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975. Lời bài hát nhắc nhớ về Sài Gòn thân yêu của người miền Nam, trong đó có câu “Sài Gòn ơi, tôi hứa là tôi sẽ về…,” ông phải hứa để tạo niềm tin trong cuộc sống tị nạn lưu vong trong những ngày đầu tiên bơ vơ lạc lõng nơi xứ người.
Em Tori Đặng, học sinh lớp Sáu, thuộc lớp Ước Mơ Việt của Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trong chiếc áo dài vàng ba sọc đỏ đẹp uy nghi, hát bằng tiếng Việt lưu loát, nhận được tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt.
Sau khi qua khỏi những hãi hùng của ngày 30 Tháng Tư, Bác Sĩ Thiên Hương đặt câu hỏi chuyện gì đã xảy ra cho người Việt tị nạn, cuộc sống của họ trong những năm tháng đầu tiên như thế nào, những tâm tình ấy được kể lại qua những nhân chứng sống trong buổi tưởng niệm.
Một nụ hoa trên mái tóc hững hờ
Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đang đợi ta
Đừng vùi tương lai kiếp sa hoa
Đừng dìm tin yêu trong e ngại với rụt rè
Hỡi những người con tuổi trẻ.
Đừng nhìn tương lai với những lo sợ
Đừng nhìn tha nhân trong nỗi nghi ngờ hay dèm pha
Đừng sợ chông gai vướng chân ta
Đừng ngại gian lao khuất tâm hồn cản chân người
Đang trên đường dựng đời mới.
[ĐK:]
Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên
Ca ngợi quê hương của chúng ta
Bằng niềm tin chứa chan trong tim
Người thanh niên.
Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên
Cuộc đời đang dang tay đón ta
Bằng yêu thương ta đi xoá tan mọi căm hờn.
Đừng ngồi yên nghe tiếng khóc quanh mình
Đừng ngồi yên trên nhung gấm vô tình hỡi bạn thân
Đừng vùi lương tri dưới gót chân
Đừng nhìn tha nhân đang kêu gào chống ngục tù
Xin công bằng đòi cơm áo.
Đừng đùa vui khi đói khát vẫn còn
Đừng đùa vui khi áp bức vẫn còn nhân loại ơi
Đừng làm quê hương thêm tả tơi
Đừng khoe khoang trên những xác người
Đã ngã gục chết cho đời được thêm vui.
Ông Trương Minh Cường, bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến, đi tù “cải tạo” mất 12 năm, cho rằng: “Tôi không phải là người mất nước, nước của tôi không bao giờ mất cả, mà tôi bị ‘cướp nước,’ mà kẻ cướp đã bị nhận dạng, sau này khi ra tòa phải trả lại tổ quốc cho tôi. Mất thì không lấy lại được, nhưng kẻ cướp khi bị nhận dạng, ra tòa phải trả lại đất nước của tôi lại cho tôi. Cho nên tôi tranh đấu không bao giờ ngưng nghỉ để lấy lại những gì đã bị cướp.”
Để vinh danh người lính VNCH, nối tiếp chương trình là nhạc phẩm “Chiều Biên Khu,” sáng tác Châu Ngân và Tuấn Khanh, chính là tâm sự của người lính chiến với tâm trạng lúc nào cũng canh cánh nhớ về hậu phương, nhớ mẹ già, nhớ vợ hiền con thơ, nhớ người yêu bé nhỏ luôn mong ngóng ngày các anh trở về.
Bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt” của Minh Đức Hoài Trinh, sáng tác từ 1962 tại Pháp, Phan Văn Hưng phổ nhạc, Thiên Hương trình bày, cho thấy sự dối trá của bên thắng cuộc, khi kêu gọi quân cán chính VNCH chuẩn bị đi “học tập cải tạo” trong 10 ngày hoặc một tháng rồi về, nhưng biến thành 10 năm hoặc hơn nữa trong lao động khổ sai, tàn phá cuộc đời hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH.
Chương trình tiếp tục với ca khúc “Đừng Quên,” sáng tác của du ca Nguyễn Quyết Thắng, cùng với nhiều tiết mục văn nghệ sôi nổi, xen kẽ là những chia sẻ tâm tình của người Việt tị nạn, gợi nhớ lại những ký ức đau buồn của ngày 30 Tháng Tư, để từ đó vươn lên với cuộc sống mới nơi xứ người.
Ý nghĩa của buổi nhạc cho thấy một trang sử đen tối của Việt Nam không thể nào quên, mọi người cùng ôn chuyện cũ, khi xác định kẻ cướp nước Việt là ai, chúng ta phải làm gì. Ngay cộng đồng Việt ở đây, đừng quên phải giải thích cho con cái biết được sự khác biệt giữa hai lá cờ, cờ nguyên thủy chính thống của Việt Nam và ý nghĩa đẹp của lá cờ ấy là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, và cờ phía bên kia.
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương cho hay đang hướng tới tương lai, mời gọi giới trẻ tại hải ngoại, từ 18 đến 50 tuổi, nếu yêu thích dòng nhạc du ca, hãy mạnh dạn đến với phong trào du ca để tham dự những chương trình du ca sắp tới.
Về đây nghe em, về đây nghe em!
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc...
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai...
Và về đây nghe lại tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỡ bờ.
Về đây nghe em, về đây nghe em!
Về đây thoả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi.
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Này về đây nghe nhau thở dài trong đêm.
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hoang phế khi đã gặp nhau.
Trước khi chấm dứt chương trình, mọi người cùng đứng lên cầu nguyện cho đất nuớc Việt Nam sớm thoát khỏi ách cộng sản tham tàn, cho dân Việt Nam sống tự do no ấm và nhân quyền, cho người Việt khắp nơi trên thế giới biết đoàn kết, xây dựng những cộng đồng vững mạnh làm nền tảng cho con em, cho những người đang bền bỉ đấu tranh cho tự do nhân quyền ở Việt Nam, nhất là những người đang bị tù đày trong nhà tù cộng sản. Mọi người cũng cầu nguyện cho con cái và giới trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có được một trái tim Việt Nam, biết nhớ đến cội nguồn và tiếp tục bảo tồn văn hóa Việt.
Mọi người cũng cùng cầu nguyện cho sức khỏe ông Hoàng Ngọc Tuệ, vị chủ tịch đầu tiên của phong trào Du Ca Việt Nam thành lập năm 1966, tiếp tục đến ngày nay. Hiện ông vẫn là trưởng cố vấn của du ca tại hải ngoại.
Văn Lan
Du Ca Nam California vừa tổ chức buổi tưởng niệm Tháng Tư Đen hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, với chủ đề “Đừng Quên.”
Du Ca Nam California mở đầu chương trình với ca khúc “Đừng Quên.” (Hình: Văn Lan)
Đừng Quên - Nhạc & hát Nguyễn Quyết Thắng
Những ký ức trở về với những mất mát đau thương của miền Nam Việt Nam trong Tháng Tư Đen, những câu chuyện kể bi tráng, những bài hát với tinh thần du ca, đã ca ngợi và hâm nóng tinh thần người tham dự.
Mở đầu chương trình là ba ca khúc của cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, gồm “Đoàn Ta Ra Đi,” “Đuốc Hồng Tuổi Trẻ,” và “Không Phải Là Lúc,” do Du Ca Nam California trình bày.
Đoàn Ta Ra Đi - Nhạc Nguyễn Đức Quang - Du Ca Phù Sa Hợp Ca 2020
Đuốc Hồng Tuổi Trẻ - Nhạc Nguyễn Đức Quang - Du Ca Lâm Đồng Trình Bày
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trưởng cố vấn Du Ca Nam California, chia sẻ: “Ngày hôm nay chúng ta đến đây cùng hướng về một tâm tình chung để tưởng niệm 49 năm mất nước. Có thể có những chuyện đã phai dần, cũng có những em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, hoặc các em ở Việt Nam được cả một hệ thống giáo dục của họ đào tạo, thành ra có những mảng lịch sử với những chi tiết, nếu chúng ta không nhắc nhở con cháu, nhắc nhở nhau, thì có thể không lâu nữa sự thật sẽ bị bóp méo và mai một.”
Đặc biệt của chương trình là mọi người cùng hát với nhau và cùng chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm, những câu chuyện về ngày 30 Tháng Tư, 1975, để cùng nhắc nhở nhau đừng quên biến cố đau buồn ấy.
Em Tori Đặng (giữa) và cha mẹ, cũng là thành viên Du Ca Nam California, đã dạy em nói và hát tiếng Việt. Tori hát bài “Sài Gòn Vĩnh Biệt” trong chương trình “Đừng Quên,” tưởng niệm Tháng Tư Đen. (Hình: Văn Lan)
Sài Gòn Vĩnh Biệt - Nhạc Nam Lộc - Ngọc Lan hát
Chuyện gì đã xảy ra cho người miền Nam, chuyện gì đã xảy ra cho từng người, từng gia đình, những dấu ấn trong cuộc đời không thể nào quên, hoặc những gì đã làm cho mỗi người mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để tiến bước tương lai đều được thể hiện qua các bài hát.
Ca khúc “Không Phải Là Lúc” nhắc nhở mọi người đừng quên những điều mọi người cần làm và phải làm.
Không Phải Là Lúc - Nhạc & hát Nguyễn Đức Quang
Những câu chuyện nhiều người kể trong ngày 30 Tháng Tư của 49 năm về trước cho tới nay vẫn không bao giờ nhạt phai theo năm tháng, lần lượt được kể lại trong nỗi buồn u uẩn nhưng cũng đầy bi tráng, của những người phải đánh đổi mạng sống để vượt biển ra đi tìm tự do, những câu chuyện kể của những người tù “cải tạo,” hoặc của những người trẻ theo gia đình, hoặc những người sinh ra và lớn lên ở Mỹ,…Mỗi câu chuyện là một vết thương không bao giờ lành, và cũng là những ý chí quyết tâm cho ngày mai tươi sáng hơn.
Du Ca Nam California cùng Nhóm Sóng Xanh trong ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” chấm dứt chương trình “Đừng Quên.” (Hình: Văn Lan)
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ - Nhạc Nguyễn Đức Quang - Hợp Ca
Ai ra đi cũng nhớ về Sài Gòn, dù phải bươn chải lo toan cho cuộc sống mới nhưng làm sao quên được nơi mình đã sinh ra và lớn lên trong tình thương gia đình với tuổi thơ, bạn bè với những mộng ước đầu đời, với những địa danh thân thương như Bến Bạch Đằng, Nhà Bè nước chảy chia đôi, với tàng cây xanh rợp mát Thảo Cầm Viên, với những hàng cây me đường Nguyễn Du, chợ Bến Thành, đường phố Sài Gòn dập dìu tài tử giai nhân chiều cuối tuần, nhất là tình nghĩa của người Sài Gòn,…Nói sao cho hết nỗi nhớ nhung về một “Hòn Ngọc Viễn Đông” năm xưa, đã một thời lưu dấu trên bản đồ thế giới.
Sài Gòn Đẹp Lắm - Nhạc Y Vân - Carol Kim hát
Ca khúc “Nhớ Sài Gòn,” sáng tác Ngọc Trần, song ca Minh Ngân và Thiên Nga, đã thể hiện trọn vẹn tình cảm ấy.
Nhóm Sóng Xanh, một làn gió mới nơi hải ngoại, gồm các em trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, tuy đã thành đạt và ổn định cuộc sống, nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi gia đình đã bỏ xứ ra đi. Các em vẫn nói và hát tiếng Việt thành thạo, với hai nhạc phẩm “Sài Gòn Đẹp Lắm” và “Đêm Đô Thị,” sáng tác Y Vân, làm người nghe ngạc nhiên, với những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Từ trái, Hồng Tước, Dương Phú Cường, và Minh Ngân, trong ca khúc “Chiều Biên Khu.” (Hình: Văn Lan)
Nhưng có lẽ đỉnh điểm, cao trào nhất là khi em Tori Đặng trình bày ca khúc “Sài Gòn Vĩnh Biệt,” sáng tác Nam Lộc, là bài hát đầu tiên viết về Sài Gòn sớm nhất, sau khi cuộc chiến chấm dứt năm 1975. Lời bài hát nhắc nhớ về Sài Gòn thân yêu của người miền Nam, trong đó có câu “Sài Gòn ơi, tôi hứa là tôi sẽ về…,” ông phải hứa để tạo niềm tin trong cuộc sống tị nạn lưu vong trong những ngày đầu tiên bơ vơ lạc lõng nơi xứ người.
Em Tori Đặng, học sinh lớp Sáu, thuộc lớp Ước Mơ Việt của Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương, trong chiếc áo dài vàng ba sọc đỏ đẹp uy nghi, hát bằng tiếng Việt lưu loát, nhận được tràng pháo tay cổ vũ nồng nhiệt.
Sau khi qua khỏi những hãi hùng của ngày 30 Tháng Tư, Bác Sĩ Thiên Hương đặt câu hỏi chuyện gì đã xảy ra cho người Việt tị nạn, cuộc sống của họ trong những năm tháng đầu tiên như thế nào, những tâm tình ấy được kể lại qua những nhân chứng sống trong buổi tưởng niệm.
Em Anthony Nguyễn trình bày ca khúc “Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ.” (Hình: Văn Lan)
Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ - Nhạc Lê Hựu Hà - Elvis Phương hát
Một nụ hoa trên mái tóc hững hờ
Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đang đợi ta
Đừng vùi tương lai kiếp sa hoa
Đừng dìm tin yêu trong e ngại với rụt rè
Hỡi những người con tuổi trẻ.
Đừng nhìn tương lai với những lo sợ
Đừng nhìn tha nhân trong nỗi nghi ngờ hay dèm pha
Đừng sợ chông gai vướng chân ta
Đừng ngại gian lao khuất tâm hồn cản chân người
Đang trên đường dựng đời mới.
[ĐK:]
Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên
Ca ngợi quê hương của chúng ta
Bằng niềm tin chứa chan trong tim
Người thanh niên.
Đừng sợ bạn ơi hãy đứng thẳng lên
Cuộc đời đang dang tay đón ta
Bằng yêu thương ta đi xoá tan mọi căm hờn.
Đừng ngồi yên nghe tiếng khóc quanh mình
Đừng ngồi yên trên nhung gấm vô tình hỡi bạn thân
Đừng vùi lương tri dưới gót chân
Đừng nhìn tha nhân đang kêu gào chống ngục tù
Xin công bằng đòi cơm áo.
Đừng đùa vui khi đói khát vẫn còn
Đừng đùa vui khi áp bức vẫn còn nhân loại ơi
Đừng làm quê hương thêm tả tơi
Đừng khoe khoang trên những xác người
Đã ngã gục chết cho đời được thêm vui.
Ông Trương Minh Cường, bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến, đi tù “cải tạo” mất 12 năm, cho rằng: “Tôi không phải là người mất nước, nước của tôi không bao giờ mất cả, mà tôi bị ‘cướp nước,’ mà kẻ cướp đã bị nhận dạng, sau này khi ra tòa phải trả lại tổ quốc cho tôi. Mất thì không lấy lại được, nhưng kẻ cướp khi bị nhận dạng, ra tòa phải trả lại đất nước của tôi lại cho tôi. Cho nên tôi tranh đấu không bao giờ ngưng nghỉ để lấy lại những gì đã bị cướp.”
Để vinh danh người lính VNCH, nối tiếp chương trình là nhạc phẩm “Chiều Biên Khu,” sáng tác Châu Ngân và Tuấn Khanh, chính là tâm sự của người lính chiến với tâm trạng lúc nào cũng canh cánh nhớ về hậu phương, nhớ mẹ già, nhớ vợ hiền con thơ, nhớ người yêu bé nhỏ luôn mong ngóng ngày các anh trở về.
Chiều Biên Khu - Nhạc Châu Ngân & Tuấn Khanh - Thanh Tuyền hát
Bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt” của Minh Đức Hoài Trinh, sáng tác từ 1962 tại Pháp, Phan Văn Hưng phổ nhạc, Thiên Hương trình bày, cho thấy sự dối trá của bên thắng cuộc, khi kêu gọi quân cán chính VNCH chuẩn bị đi “học tập cải tạo” trong 10 ngày hoặc một tháng rồi về, nhưng biến thành 10 năm hoặc hơn nữa trong lao động khổ sai, tàn phá cuộc đời hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH.
Ai Trở Về Xứ Việt - Thơ Minh đức Hoài Trinh - Nhạc & hát Phan Văn Hưng
Bác Sĩ Trương Minh Cường: “Tôi không bị mất nước, mà là bị cướp nước.” (Hình: Văn Lan)
Chương trình tiếp tục với ca khúc “Đừng Quên,” sáng tác của du ca Nguyễn Quyết Thắng, cùng với nhiều tiết mục văn nghệ sôi nổi, xen kẽ là những chia sẻ tâm tình của người Việt tị nạn, gợi nhớ lại những ký ức đau buồn của ngày 30 Tháng Tư, để từ đó vươn lên với cuộc sống mới nơi xứ người.
Ý nghĩa của buổi nhạc cho thấy một trang sử đen tối của Việt Nam không thể nào quên, mọi người cùng ôn chuyện cũ, khi xác định kẻ cướp nước Việt là ai, chúng ta phải làm gì. Ngay cộng đồng Việt ở đây, đừng quên phải giải thích cho con cái biết được sự khác biệt giữa hai lá cờ, cờ nguyên thủy chính thống của Việt Nam và ý nghĩa đẹp của lá cờ ấy là Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, và cờ phía bên kia.
Bác Sĩ Phạm Đỗ Thiên Hương cho hay đang hướng tới tương lai, mời gọi giới trẻ tại hải ngoại, từ 18 đến 50 tuổi, nếu yêu thích dòng nhạc du ca, hãy mạnh dạn đến với phong trào du ca để tham dự những chương trình du ca sắp tới.
Nhóm Du Ca Nữ trong ca khúc “Về Đây Nghe Em.” (Hình: Văn Lan)
Về Đây Nghe Em - Nhạc Trần Quang Lộc - Elvis Phương hát
Về đây nghe em, về đây nghe em!
Về đây mặc áo the, đi guốc mộc...
Kể chuyện tình bằng lời ca dao
Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai...
Và về đây nghe lại tiếng xưa
Để nhớ trong tiếng vỡ bờ.
Về đây nghe em, về đây nghe em!
Về đây thoả ước mơ đi hát dạo
Để chào đời bằng hạt sương mai
Để bằng lòng ngọt ngào hấp hối
Và hận thù người người lắng xuống
Và tìm nhau như tìm xót xa
Trong lúc lệ đã đầy vơi.
Này hồn ơi lên cao lên cao
Đem ánh sáng hân hoan trên trời
Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương
Này thịt xương ta chưa mang theo
Khi ngã xuống mê man tủi hờn
Này về đây nghe nhau thở dài trong đêm.
Về đây nghe em, về đây nghe em
Về đây cùng khóc trên sông nước buồn
Chở lòng người trở về quê hương
Chở hồn người vào dòng suối mát
Chở thật thà vào lòng dối trá
Và nhạc hoa xin tạ chút ơn
Hoang phế khi đã gặp nhau.
Trước khi chấm dứt chương trình, mọi người cùng đứng lên cầu nguyện cho đất nuớc Việt Nam sớm thoát khỏi ách cộng sản tham tàn, cho dân Việt Nam sống tự do no ấm và nhân quyền, cho người Việt khắp nơi trên thế giới biết đoàn kết, xây dựng những cộng đồng vững mạnh làm nền tảng cho con em, cho những người đang bền bỉ đấu tranh cho tự do nhân quyền ở Việt Nam, nhất là những người đang bị tù đày trong nhà tù cộng sản. Mọi người cũng cầu nguyện cho con cái và giới trẻ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại có được một trái tim Việt Nam, biết nhớ đến cội nguồn và tiếp tục bảo tồn văn hóa Việt.
Mọi người cũng cùng cầu nguyện cho sức khỏe ông Hoàng Ngọc Tuệ, vị chủ tịch đầu tiên của phong trào Du Ca Việt Nam thành lập năm 1966, tiếp tục đến ngày nay. Hiện ông vẫn là trưởng cố vấn của du ca tại hải ngoại.
Văn Lan