Năng lượng và sức khỏe (BS Nguyễn Tối Thiện)
May 10, 2024 5:06:08 GMT -6
Post by sheen on May 10, 2024 5:06:08 GMT -6
Năng lượng và sức khỏe
Con người được cấu tạo bởi 2 thành phần vật thể và tinh thần. Muốn có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, chúng ta phải chăm sóc cả cơ thể lẫn tâm thần.
Tổ chức Y tế Quốc tế đã định nghĩa: “sức khỏe là một trạng thái an lạc (bien-être) toàn diện của thân, tâm và xã hội, nó không phải chi cốt ở sự vắng bóng của bịnh hoạn hay tật nguyền”.
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới sức khỏe con người là vấn đề ẩm thực. Chúng ta thử xem xét vấn đề này.
Con người có 4 loại thức ăn:
A/ Thức ăn cho cơ thể vật chất có những loại sau đây:
B/ Loại thức ăn thứ nhì là những thức ăn để nuôi dưỡng 5 giác quan: hình ảnh màu sắc cho mắt/ âm thanh, tiếng nói cho tai/ mùi hương cho mũi/ vị mặn, ngọt, đắng, cay, chua, béo cho lưỡi/ nóng lạnh, cứng mềm, đau sướng cho da. Các giác quan phải được kích thích thường xuyên, nếu không chúng sẽ bị tiêu hoại vì các tế bào thần kinh không còn nối kết với nhau nữa.
C/ Loại thức ăn thứ ba là kiến thức để cung cấp cho ý thức, nếu không óc não sẽ bị teo tóp khi về già và bị các bịnh thoái hóa thần kinh như bịnh Alzheimer, bịnh mất trí tuổi già,bịnh Parkinson, bịnh DMLA,... Như vậy cần phải đọc sách, học hỏi, nghiên cứu, nghe giảng,...
D/ Loại thức ăn thứ tư cho cả vật thể và tinh thần là năng lượng.
Năng lượng được định nghĩa là khả năng của một vật thể hay một hệ thống sản sinh ra được một công năng (travail) như gây ra được một chuyển động, một sức nóng hay một sóng điện từ (như ánh sáng)... Muốn có năng lượng đầy đủ ngoài thức ăn, cần phải luyện tập cơ thể như thể dục, thể thao, khí công, Tài chí, Yoga, Thiền...
Năng lượng được qui định bởi 2 nguyên lý quan trọng cần phải được kể tới:
1- Nguyên lý thứ nhất về sự bảo tồn năng lượng: Trong một hệ thống nhiệt-động kín (thermodynamique isolé), năng lượng luôn luôn được bảo tồn, nghĩa là nó có thể chuyển đổi từ dạng năng lượng nầy sang dạng khác trong diễn trình chuyển biến tự nhiên, nhưng tổng số năng lượng vẫn không thay đổi.
2- Nguyên lý thứ hai về sự chuyển đổi năng lượng: Sự chuyển đổi của một dạng năng lượng sang một dạng duy nhất khác không bao giờ toàn vẹn, sự hao tổn thường dưới dạng nhiệt lượng. Người ta cho sự mất mát nhiệt lượng này là “tai hại” vì nó không được sử dụng, nhưng cần thiết để minh chứng cho nguyên lý thứ nhất trên.
Những loại năng lượng vận chuyển trong cơ thể con người gồm có:
⦁ năng lượng biến dưỡng (énergie métabolique
⦁ năng lượng tiềm tàng (é. Potentielle)
⦁ năng lượng sinh-hóa (é. Biochimique)
⦁ năng lượng sinh-điện (é. Bioélectrique)
⦁ năng lượng sinh-từ (é. Biomagnétique)
⦁ năng lượng sinh-điện-từ (é. Biolectromagnétique)
⦁ năng lượng sinh-quang-tử (é. Biophotonique)
⦁ năng lượng sinh-động-học (é. Biocinétique)
⦁ năng lượng sinh-nhiệt-học (é. Biothermique)
⦁ năng lượng tinh thần (é. Mentale)
Sự biến dưỡng (métabolisme) trong cơ thể tương ứng với toàn thể những phản ứng hóa học của tất cả những tế bào của cơ thể và mức độ biến dưỡng thường được diễn tả dưới dạng nhiệt lượng phóng thích xảy ra trong những phản ứng hóa học. Nhiệt độ là mẫu số chung (dénominateur commun) của tất cả năng lượng được phóng thích trong cơ thể. Đơn vị được sử dụng để chỉ định năng lượng được phóng thích hoặc tiêu thụ là Kcalorie hay Calorie = 1000 calories (c không viết hoa). Nên nhớ là 1cal là nhiệt lượng cần thiết để đưa nhiệt độ của 1g nước lên 1 độ C. Hoặc một người nặng 70 kílô, cần mỗi ngày khoảng 2000 Cal. cho những nhu cầu bình thường. Trong cơ thể, năng lượng được dự trữ dưới dạng chất ATP (Adénosine triphosphate) hoặc chất Créatine phosphate. Chất này có thể biến thành chất kia và ngược lại.
Năng lượng trong cơ thể được sử dụng để:
⦁ Biến dưỡng trong tế bào (métabolisme cellulaire)
⦁ Phân chia tế bào (division cellulaire)
⦁ Vận động bắp thịt (contraction musculaire)
⦁ Chuyển vận thần kinh và sinh hoạt tâm não
⦁ Chuyển tải tích cực (transport actif)
⦁ Công việc thẩm thấu (travail osmotique) v.v...
Năng lượng vật chất đã được khoa học nghiên cứu rất tường tận, riêng năng lượng tinh thần ít được đề cập đến. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu sơ lược về Năng lượng tinh thần:
Ta biết là Tâm-Não làm việc rất nhiều, lúc thức cũng như trong lúc ngủ: như suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, sáng tạo, kiểm soát tư tưởng và cảm xúc, gìn giữ sự chú tâm trên một công việc chuyên biệt trong một thời gian dài, ghi nhớ vào ký ức, hoặc điều khiển những cử động tay chân... Năng lượng tinh thần cũng có giới hạn, nó có thể bị hao tổn nếu làm việc trí óc quá cật lực hay bị kích ứng (stress) liên tục lâu dài sinh ra kiệt sức (burn out) hay trầm cảm...
Năng lượng tinh thần làm cho Tâm sống và tồn tại. Tâm lý học Phật Giáo có nói đến yếu tố Tâm-Mạng-Quyền, không có nó tâm không thể nào tồn tại.
Năng lượng tinh thần chỉ hùng mạnh khi nó hội đủ 5 yếu tố:
⦁ Lòng tin tưởng nơi một mục đích hay một lý tưởng sống, nơi những giá trị, nơi chính mình.
⦁ Sự cố gắng tinh thần (effort mental).
⦁ Ý thức, hay biết (attention).
⦁ Sự định tâm trên mục tiêu (concentration).
⦁ Sự hiểu biết sáng suốt (connaissance éclairée).
Khoa học ngày nay chưa hiểu rõ lắm năng lượng tinh thần phi vật chất này, nhưng từ từ đã có những nhà khoa học tiến bộ không bằng lòng với bức tường ngăn cách giữa vật chất và tinh thần, vì họ thấy rằng những năng lượng vật lý thuần túy không giải thích được tất cả những hiện tượng trong cuộc sống con người, nhất là những hiện tượng tâm linh, phi vật chất, hoặc những hiện tượng mà giác quan con người không cảm nhận được (hiện tượng ngoại cảm giác (extrasensoriel), tâm thức ngoại thần kinh (conscience extraneuronale). Từ năm 1994, giáo sư thần-kinh sinh-học Jacobo Grinberg ở Mexique đã thí nghiệm trên 2 người đang thiền sau 20 phút, người này hướng tâm đến người kia, cả hai đều ngồi trong 2 cái lồng Faraday cách xa nhau (lồng Faraday làm bằng kim loại để ngăn chặn ảnh hưởng của các sóng điện từ [onde électromagnétique]). Ông kích thích não bộ của người thứ nhứt, sau đó ông đo những thay đổi trên điện-não đồ của người nầy. Đồng thời, người ta đo điện-não đồ của người thứ 2, thì thấy nó ghi nhận những thay đổi giống như ở người thứ nhứt. Hai người nầy chỉ liên lạc với nhau bằng tư tưởng và ở cách xa nhau có thể hằng trăm kilomét.
Thí nghiệm nầy được lập lại năm 1999 tại Luân-Đôn bởi bác sĩ Fenwick và năm 2004 tại Seattle bởi giáo sư Standish.
Bản chất của Năng lượng tinh thần phải chăng là sóng Vô-hướng (onde scalaire)?
Trong thập niên 1900, Nikola Tesla (1856-1943) là người đầu tiên đã khám phá và thử nghiệm sóng vô-hướng với những cuộn dây cảm điện của ông, ông đã thắp sáng những ngọn đèn không gắn liền với nguồn phát điện nào cả, làm kinh ngạc những nhà khoa học và chứng minh sự hiện hữu của một nguồn năng lực không biết phát xuất từ đâu, phát truyền dưới dạng những sóng hình xoắn ốc và theo chiều thẳng dọc và có thể dẫn truyền đi rất xa.
Ngày nay GS Konstantin Meyl (1952-), thuộc Đại học Stuttgart Đức, chuyên gia nghiên cứu về vật-lý-trường xoắn ốc (champs des Vortex) đã chế tạo được những máy phát sóng scalaire để điều trị được bịnh tật (SWD: scalar wave device) cùng với BS thú-y và sinh-học-gia Pháp Hervé Janececk đều công nhận: “các sóng tinh thần do não bộ phát ra hay thu nhận có đặc tính của các sóng scalaire”.
Đặc tính của những sóng Vô-hướng:
Nguồn gốc của sóng scalaire đến từ mặt trời và từ các sinh vật như con người, thú vật và cây cỏ. Những hạt Trung-hòa-tử (neutron) ở mặt trời bị phân hủy thành những hạt Neutrinos rồi bị bắn vào vũ trụ và rơi xuống trái đất với lượng khoảng 66 tỷ/1cm2/1 giây. Lúc đầu người ta nghĩ rằng những hạt này không có trọng lượng, không mang điện tính. Nhưng đến năm 2015, hai nhà vật-lý-học Nhật Bản và Gia Nã Đại đoạt giải Nobel về vật lý vì đã chứng minh được những hạt Neutrinos có khối lượng và có điện tính; như vậy chúng là một nguồn dự trữ năng lượng (E=mc2). Trong những tế bào của cơ thể chúng ta, chất ADN có hình dạng xoắn ốc là những ăng-ten có thể cộng hưởng với các sống scalaires đến từ bên ngoài và có thể hấp thụ hay ban phát năng lượng hoặc chuyển tải, trao đổi các thông tin bên trong tế bào và giữa các tế bào với nhau. Hình thức chuyển tải thông tin này được chứng minh là hiệu quả hơn sự chuyển tải qua sự biến dưỡng hóa học các chất hormone hay thần kinh chuyển hóa (neurotransmetteurs) (Médecine énergétique, Oshman).
Sự chuyển tải thông tin và năng lượng giữa các tế bào trong cơ thể kết hợp 2 hệ thống sóng điện-từ (trong đó yếu tố điện mạnh hơn) và sóng scalaire thì yếu tố từ, magnétique, chủ động (còn yếu tố điện gần như vô hiệu, gọi là cách điện = diélectrique). Hai hệ thống có thể chuyển đổi với nhau: cái này biến thành cái kia giống như hạt biến thành sóng và sóng biến thành hạt. Do đó ở mức độ năng lượng và thông tin của tế bào, ta có thể giải thích bằng lý thuyết lượng-tử, nhờ đó ta có thể hiểu tại sao tâm có thể ảnh hưởng trên não (như cấu trúc của não bộ các thiền sư lão luyện được thay đổi kiện toàn) và não có thể ảnh hưởng trên tâm (như não của người bịnh Alzheimer làm cho họ mất trí nhớ hoàn toàn.
Sau khi đã điểm qua một phần lý thuyết và bây giờ chúng ta đi vào thực tế, muốn cải thiện sức khỏe vật chất và tinh thần chúng ta nên làm những việc sau đây:
1/ Ăn uống lành mạnh, quân bình:
2/ Hoạt động cơ thể:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt động cơ thể có ảnh hưởng tốt, trực tiếp đến sức khỏe vật chất và tinh thần. Tổ chức Y Tế Thế Giới (OMS) khuyến cáo những người trên 60 tuổi mỗi ngày nên đi bộ 30 phút. Những môn thể dục tài chi, khí công, Yoga… đều tốt cả, hoặc thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, xe đạp... đều tốt, với điều kiện phải tập đều đặn và mỗi lần tập phải ra mồ hôi.
Sự vận động làm giảm nguy cơ mất trí của tuổi già xuống phân nửa, nguy cơ bệnh Alzheimer xuống 60%, có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm, bệnh lo âu và nhiều bệnh ung thư, bịnh tiểu đường. Sau 4 tháng luyện tập đều đặn, khả năng tinh thần người già được cải thiện mọi mặt.
3/ Ngủ nghỉ đầy đủ:
Giấc ngủ rất cần thiết cho cả con người và sinh vật, con người bỏ ra 1/3 cuộc đời để ngủ. Trong khi ngủ, bộ não ghi lại những điều đáng ghi nhớ, học hỏi lúc ban ngày và tẩy rửa những chất độc sinh ra từ những hoạt động của não. Nếu không ngủ, những sinh hoạt nhận thức bị xáo trộn: sự chú tâm, trí nhớ ngắn hạn suy giảm, tính khí trở nên gắt gỏng, hung hăng, lý luận không hợp lý, sự khéo tay chân và hoạt động cơ bắp cũng suy yếu (Les pouvoirs cachés de votre cerveau / John Medina). Nếu tối ngủ không đủ, sáng dậy còn mệt mỏi, các nhà khoa học khuyên nên ngủ trưa khoảng 30 phút để lấy lại sức.
Chẩn đoán và điều trị các bịnh làm mất ngủ như hội chứng ngừng thở lúc ngủ, h.c.chân không yên
4/ Luyện tập sự chú tâm tỉnh giác (pleine conscience): bằng cách ban đầu chú tâm trên hơi thở hay tư thế toàn thân, rồi từ từ biến sự chú tâm này thành sự quan sát một cách thư giản.
Sự chú tâm tỉnh giác là một hành động cố ý đặt các giác quan trong trạng thái ý thức, hay biết những gì xảy ra bên trong và bên ngoài ta, trong giây phút hiện tại, nó đòi hỏi:
5/ Phát triển sự buông xả (Lâcher-prise):
6/ Phải giữ lòng tin nơi chính mình, nơi thân bằng quyến thuộc, không mặc cảm cho dù có bịnh tật hay già yếu. Phải cố gắng gìn giữ sự giao tiếp xã hội, là loại thức ăn thứ nhì nói ở trên, một yếu tố hiệu quả nhất để kích thích bộ não chống lại sự cô đơn của tuổi già. Sự cô lập dễ gây ra trầm cảm, làm mất sự tự tin, làm giảm thể tích của cơ quan hải-mã và vỏ não tiền trán (hippocampe + cortex préfrontal) là những bộ phận của trí nhớ, của nhận thức và chú tâm. Sự giao tiếp xã hội sinh ra những tình cảm tốt đẹp, sự cảm thông, kích thích sự sản xuất chất ocytocine (là kích thích tố của tình thương, gắn bó) và những chất làm phục hồi thần kinh (neurotrophines) như chất BDNF đã nói ở trên.
Những người lớn tuổi, đa số vì cơ thể mệt mỏi, chân cẳng đau nhức, tai điếc mắt mờ, nên không muốn ra đường xuất hiện trước công chúng, sợ làm phiền người khác hoặc sợ hình ảnh tốt đẹp của mình trước kia bị mất đi. Nhưng càng ít ra ngoài, càng bị cô lập, thì cơ thể cũng như trí não không được kích hoạt một cách đúng mức.
BS Nguyễn Tối Thiện
Con người được cấu tạo bởi 2 thành phần vật thể và tinh thần. Muốn có một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể tráng kiện, chúng ta phải chăm sóc cả cơ thể lẫn tâm thần.
Tổ chức Y tế Quốc tế đã định nghĩa: “sức khỏe là một trạng thái an lạc (bien-être) toàn diện của thân, tâm và xã hội, nó không phải chi cốt ở sự vắng bóng của bịnh hoạn hay tật nguyền”.
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới sức khỏe con người là vấn đề ẩm thực. Chúng ta thử xem xét vấn đề này.
Con người có 4 loại thức ăn:
A/ Thức ăn cho cơ thể vật chất có những loại sau đây:
- Oxy và Nước uống (nước rất quan trọng vì cơ thể có từ 65-75% nước).
- Thức ăn có phân tử lớn: chất đường, chất prôtid và chất béo.
- Các sinh tố: loại tan trong mỡ như A, D, E, K/ loại tan trong nước như C, B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12.
- Các chất khoáng và kim loại: Calcium, Magnésium, Potassium, Sodium, Chlore, Chrome, Cuivre, Iode, Fer, Fluor, Phosphore, Silicium,Sélénium, Zinc.
- Các acides béo thiết yếu: Oméga 3 và Oméga 6. Thiết yếu vì cơ thể không tạo ra được.
- Tám loại acides aminés thiết yếu: Lysine, Tréonine, Isoleucine, Leucine, Méthionine, Phénylalanine, Tryptophane, Valine.
- Những thớ sợi (fibres) có trong rau cải, trái cây, ngũ cốc, rong biển...Những chất này vào cơ thể sẽ được chuyển hóa để nuôi dưỡng cơ thể và trở thành cơ cấu tạo nên cơ thể.
- Những chất chống-oxy-hoá thiên nhiên: trái bạch quả (Ginkgo biloba), các chất polyphénol như resvératrol có trong vỏ nho, trong các trái cây màu đỏ, Trà xanh, Curcumin (nghệ) vừa có chất chống oxy hóa mạnh, chống viêm, đồng thời tăng cường hiệu quả của chất BDNF (Brain Derived Neurotrophic Factor) là chất có nhiệm vụ trong sự phát triển và bảo tồn các tế bào não...
B/ Loại thức ăn thứ nhì là những thức ăn để nuôi dưỡng 5 giác quan: hình ảnh màu sắc cho mắt/ âm thanh, tiếng nói cho tai/ mùi hương cho mũi/ vị mặn, ngọt, đắng, cay, chua, béo cho lưỡi/ nóng lạnh, cứng mềm, đau sướng cho da. Các giác quan phải được kích thích thường xuyên, nếu không chúng sẽ bị tiêu hoại vì các tế bào thần kinh không còn nối kết với nhau nữa.
C/ Loại thức ăn thứ ba là kiến thức để cung cấp cho ý thức, nếu không óc não sẽ bị teo tóp khi về già và bị các bịnh thoái hóa thần kinh như bịnh Alzheimer, bịnh mất trí tuổi già,bịnh Parkinson, bịnh DMLA,... Như vậy cần phải đọc sách, học hỏi, nghiên cứu, nghe giảng,...
D/ Loại thức ăn thứ tư cho cả vật thể và tinh thần là năng lượng.
Năng lượng được định nghĩa là khả năng của một vật thể hay một hệ thống sản sinh ra được một công năng (travail) như gây ra được một chuyển động, một sức nóng hay một sóng điện từ (như ánh sáng)... Muốn có năng lượng đầy đủ ngoài thức ăn, cần phải luyện tập cơ thể như thể dục, thể thao, khí công, Tài chí, Yoga, Thiền...
Năng lượng được qui định bởi 2 nguyên lý quan trọng cần phải được kể tới:
1- Nguyên lý thứ nhất về sự bảo tồn năng lượng: Trong một hệ thống nhiệt-động kín (thermodynamique isolé), năng lượng luôn luôn được bảo tồn, nghĩa là nó có thể chuyển đổi từ dạng năng lượng nầy sang dạng khác trong diễn trình chuyển biến tự nhiên, nhưng tổng số năng lượng vẫn không thay đổi.
2- Nguyên lý thứ hai về sự chuyển đổi năng lượng: Sự chuyển đổi của một dạng năng lượng sang một dạng duy nhất khác không bao giờ toàn vẹn, sự hao tổn thường dưới dạng nhiệt lượng. Người ta cho sự mất mát nhiệt lượng này là “tai hại” vì nó không được sử dụng, nhưng cần thiết để minh chứng cho nguyên lý thứ nhất trên.
Những loại năng lượng vận chuyển trong cơ thể con người gồm có:
⦁ năng lượng biến dưỡng (énergie métabolique
⦁ năng lượng tiềm tàng (é. Potentielle)
⦁ năng lượng sinh-hóa (é. Biochimique)
⦁ năng lượng sinh-điện (é. Bioélectrique)
⦁ năng lượng sinh-từ (é. Biomagnétique)
⦁ năng lượng sinh-điện-từ (é. Biolectromagnétique)
⦁ năng lượng sinh-quang-tử (é. Biophotonique)
⦁ năng lượng sinh-động-học (é. Biocinétique)
⦁ năng lượng sinh-nhiệt-học (é. Biothermique)
⦁ năng lượng tinh thần (é. Mentale)
Sự biến dưỡng (métabolisme) trong cơ thể tương ứng với toàn thể những phản ứng hóa học của tất cả những tế bào của cơ thể và mức độ biến dưỡng thường được diễn tả dưới dạng nhiệt lượng phóng thích xảy ra trong những phản ứng hóa học. Nhiệt độ là mẫu số chung (dénominateur commun) của tất cả năng lượng được phóng thích trong cơ thể. Đơn vị được sử dụng để chỉ định năng lượng được phóng thích hoặc tiêu thụ là Kcalorie hay Calorie = 1000 calories (c không viết hoa). Nên nhớ là 1cal là nhiệt lượng cần thiết để đưa nhiệt độ của 1g nước lên 1 độ C. Hoặc một người nặng 70 kílô, cần mỗi ngày khoảng 2000 Cal. cho những nhu cầu bình thường. Trong cơ thể, năng lượng được dự trữ dưới dạng chất ATP (Adénosine triphosphate) hoặc chất Créatine phosphate. Chất này có thể biến thành chất kia và ngược lại.
Năng lượng trong cơ thể được sử dụng để:
⦁ Biến dưỡng trong tế bào (métabolisme cellulaire)
⦁ Phân chia tế bào (division cellulaire)
⦁ Vận động bắp thịt (contraction musculaire)
⦁ Chuyển vận thần kinh và sinh hoạt tâm não
⦁ Chuyển tải tích cực (transport actif)
⦁ Công việc thẩm thấu (travail osmotique) v.v...
Năng lượng vật chất đã được khoa học nghiên cứu rất tường tận, riêng năng lượng tinh thần ít được đề cập đến. Sau đây chúng ta thử tìm hiểu sơ lược về Năng lượng tinh thần:
Ta biết là Tâm-Não làm việc rất nhiều, lúc thức cũng như trong lúc ngủ: như suy nghĩ, giải quyết các vấn đề, sáng tạo, kiểm soát tư tưởng và cảm xúc, gìn giữ sự chú tâm trên một công việc chuyên biệt trong một thời gian dài, ghi nhớ vào ký ức, hoặc điều khiển những cử động tay chân... Năng lượng tinh thần cũng có giới hạn, nó có thể bị hao tổn nếu làm việc trí óc quá cật lực hay bị kích ứng (stress) liên tục lâu dài sinh ra kiệt sức (burn out) hay trầm cảm...
Năng lượng tinh thần làm cho Tâm sống và tồn tại. Tâm lý học Phật Giáo có nói đến yếu tố Tâm-Mạng-Quyền, không có nó tâm không thể nào tồn tại.
Năng lượng tinh thần chỉ hùng mạnh khi nó hội đủ 5 yếu tố:
⦁ Lòng tin tưởng nơi một mục đích hay một lý tưởng sống, nơi những giá trị, nơi chính mình.
⦁ Sự cố gắng tinh thần (effort mental).
⦁ Ý thức, hay biết (attention).
⦁ Sự định tâm trên mục tiêu (concentration).
⦁ Sự hiểu biết sáng suốt (connaissance éclairée).
Khoa học ngày nay chưa hiểu rõ lắm năng lượng tinh thần phi vật chất này, nhưng từ từ đã có những nhà khoa học tiến bộ không bằng lòng với bức tường ngăn cách giữa vật chất và tinh thần, vì họ thấy rằng những năng lượng vật lý thuần túy không giải thích được tất cả những hiện tượng trong cuộc sống con người, nhất là những hiện tượng tâm linh, phi vật chất, hoặc những hiện tượng mà giác quan con người không cảm nhận được (hiện tượng ngoại cảm giác (extrasensoriel), tâm thức ngoại thần kinh (conscience extraneuronale). Từ năm 1994, giáo sư thần-kinh sinh-học Jacobo Grinberg ở Mexique đã thí nghiệm trên 2 người đang thiền sau 20 phút, người này hướng tâm đến người kia, cả hai đều ngồi trong 2 cái lồng Faraday cách xa nhau (lồng Faraday làm bằng kim loại để ngăn chặn ảnh hưởng của các sóng điện từ [onde électromagnétique]). Ông kích thích não bộ của người thứ nhứt, sau đó ông đo những thay đổi trên điện-não đồ của người nầy. Đồng thời, người ta đo điện-não đồ của người thứ 2, thì thấy nó ghi nhận những thay đổi giống như ở người thứ nhứt. Hai người nầy chỉ liên lạc với nhau bằng tư tưởng và ở cách xa nhau có thể hằng trăm kilomét.
Thí nghiệm nầy được lập lại năm 1999 tại Luân-Đôn bởi bác sĩ Fenwick và năm 2004 tại Seattle bởi giáo sư Standish.
Bản chất của Năng lượng tinh thần phải chăng là sóng Vô-hướng (onde scalaire)?
Trong thập niên 1900, Nikola Tesla (1856-1943) là người đầu tiên đã khám phá và thử nghiệm sóng vô-hướng với những cuộn dây cảm điện của ông, ông đã thắp sáng những ngọn đèn không gắn liền với nguồn phát điện nào cả, làm kinh ngạc những nhà khoa học và chứng minh sự hiện hữu của một nguồn năng lực không biết phát xuất từ đâu, phát truyền dưới dạng những sóng hình xoắn ốc và theo chiều thẳng dọc và có thể dẫn truyền đi rất xa.
Ngày nay GS Konstantin Meyl (1952-), thuộc Đại học Stuttgart Đức, chuyên gia nghiên cứu về vật-lý-trường xoắn ốc (champs des Vortex) đã chế tạo được những máy phát sóng scalaire để điều trị được bịnh tật (SWD: scalar wave device) cùng với BS thú-y và sinh-học-gia Pháp Hervé Janececk đều công nhận: “các sóng tinh thần do não bộ phát ra hay thu nhận có đặc tính của các sóng scalaire”.
Đặc tính của những sóng Vô-hướng:
- Theo BS Janececk, mặc dầu gọi là Vô-hướng, nhưng khi cái nguồn xuất phát sóng có được sự cộng hưởng (cùng tần số) của một vật thể hoặc một bộ phận thu nhận thì liền tạo một luồn sóng ổn định giữa 2 bộ phận xuất phát và thu nhận một cách chặt chẽ, không phát tán ra chung quanh.
- Sóng Vô-hướng hình xoắn ốc, sức mạnh sóng tác động thẳng dọc cùng chiều với dạng sóng như cái lò xo; khác với các sóng điện-từ hình sin (sinusoïde)
- Sóng này có sức xuyên thấu rất mạnh, có thể vượt qua lồng Faraday làm bằng hợp-kim để ngăn chận ảnh hưởng của các sóng điện từ và chuyển vận rất xa.
- Vận tốc sóng thay đổi tùy theo môi trường, có thể chậm hơn vận tốc ánh sáng hoặc nhanh hơn 2-3 lần; không như sóng điện-từ có vận tốc nhất định c= 300.000 km/giây và bị giảm sức mạnh với khoảng cách, trong khi sóng Vô-hướng càng tăng sức mạnh khi đến gần bộ phận thu nhận. Nikola Tesla trong thập niên 1930 đã gọi bộ phận phát sóng của ông là “bộ phát sóng phóng đại” vì năng lượng khi đến bộ phận thu nhận cao hơn lúc được phát ra. Còn GS Meyl thì giải thích đây không phải là một phép mầu, mà là sự thu thập từ môi trường chung quanh hoặc từ xa toàn bộ những sóng Vô-hướng đồng bộ (harmonique) đến để kết hợp do sự cộng hưởng (résonance) với chùm sóng ban đầu đã được tạo ra một cách nhân tạo. Hiện tượng này làm tăng số năng lượng thu nhận so với số năng lượng phát xuất: đó chính là đặc tính của sóng Vô-hướng.
Nguồn gốc của sóng scalaire đến từ mặt trời và từ các sinh vật như con người, thú vật và cây cỏ. Những hạt Trung-hòa-tử (neutron) ở mặt trời bị phân hủy thành những hạt Neutrinos rồi bị bắn vào vũ trụ và rơi xuống trái đất với lượng khoảng 66 tỷ/1cm2/1 giây. Lúc đầu người ta nghĩ rằng những hạt này không có trọng lượng, không mang điện tính. Nhưng đến năm 2015, hai nhà vật-lý-học Nhật Bản và Gia Nã Đại đoạt giải Nobel về vật lý vì đã chứng minh được những hạt Neutrinos có khối lượng và có điện tính; như vậy chúng là một nguồn dự trữ năng lượng (E=mc2). Trong những tế bào của cơ thể chúng ta, chất ADN có hình dạng xoắn ốc là những ăng-ten có thể cộng hưởng với các sống scalaires đến từ bên ngoài và có thể hấp thụ hay ban phát năng lượng hoặc chuyển tải, trao đổi các thông tin bên trong tế bào và giữa các tế bào với nhau. Hình thức chuyển tải thông tin này được chứng minh là hiệu quả hơn sự chuyển tải qua sự biến dưỡng hóa học các chất hormone hay thần kinh chuyển hóa (neurotransmetteurs) (Médecine énergétique, Oshman).
Sự chuyển tải thông tin và năng lượng giữa các tế bào trong cơ thể kết hợp 2 hệ thống sóng điện-từ (trong đó yếu tố điện mạnh hơn) và sóng scalaire thì yếu tố từ, magnétique, chủ động (còn yếu tố điện gần như vô hiệu, gọi là cách điện = diélectrique). Hai hệ thống có thể chuyển đổi với nhau: cái này biến thành cái kia giống như hạt biến thành sóng và sóng biến thành hạt. Do đó ở mức độ năng lượng và thông tin của tế bào, ta có thể giải thích bằng lý thuyết lượng-tử, nhờ đó ta có thể hiểu tại sao tâm có thể ảnh hưởng trên não (như cấu trúc của não bộ các thiền sư lão luyện được thay đổi kiện toàn) và não có thể ảnh hưởng trên tâm (như não của người bịnh Alzheimer làm cho họ mất trí nhớ hoàn toàn.
Sau khi đã điểm qua một phần lý thuyết và bây giờ chúng ta đi vào thực tế, muốn cải thiện sức khỏe vật chất và tinh thần chúng ta nên làm những việc sau đây:
1/ Ăn uống lành mạnh, quân bình:
- Không ăn ngọt quá (30g đường mỗi ngày = 6-7 cục đường nâu)/ Không ăn mặn quá (5g muối = 1 muỗng càfé)/ Không ăn béo quá (1g-1,2g/kg sức nặng/ngày)/ Không ăn chất gây dị ứng, gây táo bón, gây không dung nạp lactose.
- Ăn nhiều rau cải và trái cây (5 loại vừa rau vừa trái cây/ ngày)
- Đừng quên những loại quả có vỏ cứng: hồ đào (noix), phỉ tử (noisette), Hạnh nhân (amande), quả đào lạc (pistache)... mang lại nhiều chất Oméga 3, Oméga 6...
- Không hút thuốc và uống rượu, nhất là đối với phụ nữ mang thai.
2/ Hoạt động cơ thể:
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt động cơ thể có ảnh hưởng tốt, trực tiếp đến sức khỏe vật chất và tinh thần. Tổ chức Y Tế Thế Giới (OMS) khuyến cáo những người trên 60 tuổi mỗi ngày nên đi bộ 30 phút. Những môn thể dục tài chi, khí công, Yoga… đều tốt cả, hoặc thể thao như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, xe đạp... đều tốt, với điều kiện phải tập đều đặn và mỗi lần tập phải ra mồ hôi.
Sự vận động làm giảm nguy cơ mất trí của tuổi già xuống phân nửa, nguy cơ bệnh Alzheimer xuống 60%, có thể ngăn ngừa bệnh trầm cảm, bệnh lo âu và nhiều bệnh ung thư, bịnh tiểu đường. Sau 4 tháng luyện tập đều đặn, khả năng tinh thần người già được cải thiện mọi mặt.
3/ Ngủ nghỉ đầy đủ:
Giấc ngủ rất cần thiết cho cả con người và sinh vật, con người bỏ ra 1/3 cuộc đời để ngủ. Trong khi ngủ, bộ não ghi lại những điều đáng ghi nhớ, học hỏi lúc ban ngày và tẩy rửa những chất độc sinh ra từ những hoạt động của não. Nếu không ngủ, những sinh hoạt nhận thức bị xáo trộn: sự chú tâm, trí nhớ ngắn hạn suy giảm, tính khí trở nên gắt gỏng, hung hăng, lý luận không hợp lý, sự khéo tay chân và hoạt động cơ bắp cũng suy yếu (Les pouvoirs cachés de votre cerveau / John Medina). Nếu tối ngủ không đủ, sáng dậy còn mệt mỏi, các nhà khoa học khuyên nên ngủ trưa khoảng 30 phút để lấy lại sức.
Chẩn đoán và điều trị các bịnh làm mất ngủ như hội chứng ngừng thở lúc ngủ, h.c.chân không yên
4/ Luyện tập sự chú tâm tỉnh giác (pleine conscience): bằng cách ban đầu chú tâm trên hơi thở hay tư thế toàn thân, rồi từ từ biến sự chú tâm này thành sự quan sát một cách thư giản.
Sự chú tâm tỉnh giác là một hành động cố ý đặt các giác quan trong trạng thái ý thức, hay biết những gì xảy ra bên trong và bên ngoài ta, trong giây phút hiện tại, nó đòi hỏi:
- một sự cố gắng tinh thần,
- một sự tỉnh thức sáng suốt,
- chấp nhận không phê phán, không phản ứng tức khắc với những thực tại bên trong con người như những cảm giác, những tình cảm và cảm xúc, hay những thực tại bên ngoài mưa nắng gió lạnh...
- trong mục đích tìm hiểu sự vận hành của thân, tâm và sự tương tác của chúng với ngoại cảnh.
5/ Phát triển sự buông xả (Lâcher-prise):
- Buông xả là một trạng thái của tâm không vui, không buồn/ không sướng, không khổ/ một cảm giác trung tính, chấp nhận sự việc xảy ra cho dù có xấu như thế nào.
- Buông xả là một thái độ, một hành động của tâm vô tư, không luyến ái cũng không ghét bỏ. Nhìn đối tượng qua nguyên nhân và hậu quả của nó với tâm trạng bình thàn và không đòi hỏi nó phải theo sở thích của mình.
- Buông xả là chấp nhận sự khác biệt giữa người khác và mình, mỗi người một quan điểm, một chọn lựa, một sở thích. Đừng bắt buộc người khác phải giống mình.
- Buông xả là không quan tâm tới những điều nhỏ nhặt cứ làm khổ mình, những điều không liên quan tới mình chút nào.
6/ Phải giữ lòng tin nơi chính mình, nơi thân bằng quyến thuộc, không mặc cảm cho dù có bịnh tật hay già yếu. Phải cố gắng gìn giữ sự giao tiếp xã hội, là loại thức ăn thứ nhì nói ở trên, một yếu tố hiệu quả nhất để kích thích bộ não chống lại sự cô đơn của tuổi già. Sự cô lập dễ gây ra trầm cảm, làm mất sự tự tin, làm giảm thể tích của cơ quan hải-mã và vỏ não tiền trán (hippocampe + cortex préfrontal) là những bộ phận của trí nhớ, của nhận thức và chú tâm. Sự giao tiếp xã hội sinh ra những tình cảm tốt đẹp, sự cảm thông, kích thích sự sản xuất chất ocytocine (là kích thích tố của tình thương, gắn bó) và những chất làm phục hồi thần kinh (neurotrophines) như chất BDNF đã nói ở trên.
Những người lớn tuổi, đa số vì cơ thể mệt mỏi, chân cẳng đau nhức, tai điếc mắt mờ, nên không muốn ra đường xuất hiện trước công chúng, sợ làm phiền người khác hoặc sợ hình ảnh tốt đẹp của mình trước kia bị mất đi. Nhưng càng ít ra ngoài, càng bị cô lập, thì cơ thể cũng như trí não không được kích hoạt một cách đúng mức.
7/ Sau cùng hãy kích hoạt thân và an định tâm: phải giữ quân bình giữa thân và tâm, quân bình giữa sự hướng tâm ra thế giới bên ngoài và vào thế giới bên trong.
***
Đời người thật ngắn ngủi nhưng rất quí, cái chết có thể đến với ta bất cứ lúc nào. Do đó phải tận dụng khoảng ngắn ngủi này để sống cho có ý nghĩa và để lưu truyền những giá trị cho các thế hệ mai sau. Các nhà khoa học đã công nhận “ở bề sâu của vật chất có năng lượng (E=mc2), ở bề sâu của năng lượng có hệ thống tín hiệu (information structuée), và ở bề sâu của tín hiệu có tâm thức” (BS Xavier Emanuelli). Ba yếu tố này cộng hưởng với nhau và là những yếu tố quan trọng, thiết yếu cho con người. Phải chuẩn bị cho các thế hệ mai sau tiếp nối mình, đừng để lại cho chúng những đổ vỡ hoang tàn, những ngu dốt, nghèo đói, bịnh tật và những cuộc sống không có ánh sáng tương lai.
BS Nguyễn Tối Thiện