Donald Trump (Trần Đình Trọng)
Jun 3, 2024 5:35:31 GMT -6
Post by sheen on Jun 3, 2024 5:35:31 GMT -6
Donald Trump – Hai quan điểm từ hai góc độ nhìn khác nhau
(Ảnh ANP)
Donald Trump là nhân vật đã và đang tạo cơn xung đột nhức nhối nhất trong lịch sử bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ giữa hai bên chống và ủng hộ ông. Không chỉ tại Mỹ, mà còn lây khắp nơi, khắp cộng đồng. Riêng trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và Canada – ngọn lửa ủng hộ và chống đối ông, nay bộc cháy như cháy rừng mùa hạn hán. Tất cả nguyên do không đi ra ngoài góc độ nhìn Trump khác nhau của mỗi bên.
Theo dõi mạng lưới tin tức, xin tạm khái quát hóa tỷ lệ chống đối Trump và ủng hộ Trump cho phần lạm bàn bên dưới:
1/ Tỷ lệ giữa chống Trump và ủng hộ Trump của dân Mỹ (nhấn mạnh dân gốc Mỹ, không phải gốc VN) suýt soát trên dưới 50%.
2/ Riêng trong cộng đồng Vietnam tại Mỹ và láng giềng Canada (có thể khắp thế giới chăng?), tạm chia ra:
a- Giới trí thức: Con số chống Trump trên dưới 65% - và trên dưới 35% ủng hộ Trump.
b- Giới trẻ sinh ra hoặc lớn lên tại Mỹ: Con số chống Trump trên dưới 70%
c- Giới bình dân: Con số ủng hộ Trump trên 85%.
d- Người Việt sống tại Việt Nam: Con số ủng hộ Trump cao ngất, ở ngưỡng cửa trên 90%.
Cần thêm 1 ghi chú ở đây:
- Trong 65% giới trí thức chống Trump có hơn 50% là thành phần trí thức ít mặn mà với thời cuộc. Điều này dễ hiểu – suy nghĩ của thành phần này thường không có sự thôi thúc mạnh đủ có thái độ chấp nhận thách thức. Họ chọn ôm “khuôn mẫu đạo đức” đời thường làm quan điểm “hợp đạo” vì… không sợ sai!
- Tỷ lệ chống Trump của giới trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ cao vì thành phần này không mang nặng yếu tố Việt Nam và yếu tố nguy-cơ-Tàu-cộng, hai yếu tố này rất mờ nhạt trong sự chọn lựa Tổng thống của họ, đó là chưa nói đến tâm lý cấp tiến của người trẻ. Giới trẻ phản ứng trực diện với tánh khí và cách ăn nói bất kể, lố lăng, đôi khi mang nặng màu sắc kỳ thị của Chủ Nghĩa Dân Tộc Bạch Chủng (white nationalism) của Trump, khiến họ bất bình.
- Ngược lại, tỷ lệ người Việt trong nước ủng hộ Trump cao đến 90% (không kể đảng viên cs) vì họ gắn liền với đất nước nơi đang trực tiếp đối đầu với mối nguy Tàu cộng.
Những con số ủng hộ và chống đối Trump của người Việt nêu trên cho thấy, không bên nào có cơ sở biện luận đánh giá bên kia sai. Chỉ mong rằng hai bên giữ sự “nổi đóa” cháy ngầm (rồi sẽ thành tro) hơn là cháy bùng để lại vết thẹo bỏng khó phai trên người.
Trọng điểm của bên chống => nhìn Trump.
Quá rõ ràng như một lời khẳng định – chủ điểm nhìn của bên chống Trump hướng về nhân cách, đạo đức, tánh khí của Trump làm lý do chống ông. Nghĩa là họ không thể chấp nhận một người như thế làm Tổng Thống của họ. Thế - đã quá đủ để chống đến cùng, không cần phải bàn thêm lý do hay quan tâm nào khác.
Tất nhiên theo lẽ đời thường, quan điểm đó là đúng đắn, hợp lý, hợp đạo.
Trọng điểm của bên ủng hộ => nhìn Trump.
Hẳn phải có một thôi thúc nào đó rất lớn họ mới phớt lờ cách nhìn của bên chống Trump, họ không chối bỏ lý do bên kia đưa ra nhưng không thỏa thuận chống, mà ngược lại. Chủ điểm của bên ủng hộ nhìn Trump qua chủ trương và hành động quyết liệt chống lại Tàu cộng của ông, nó đáp ứng âu lo chính đáng của họ.
Cái lõi của sự khác biệt gay gắt về quan điểm của người Mỹ gốc Việt trên đối với Trump, không phát sinh (hoặc nếu có không đáng kể) từ khuynh hướng Tả, Hữu, Dân Túy, Chủ Nghĩa Dân Tộc Bạch Chủng, Xã Nghĩa hay Tôn Giáo gì ráo (tuy các khuynh hướng này có tác động lên nhiều người gốc Mỹ), mà khác nhau bởi một bên không chịu nổi tánh khí của một người dị thường như Trump – và bên kia thì mang nặng mối lo âu nguy-cơ-Tàu-cộng mà họ tin tưởng Trump… “that’s a man”!
Thử đặt giả thuyết, ông Trump cũng sàng sàng, cũng ỡm ờ trong hành động chống nguy cơ Tàu cộng như ông Obama, George Bush thì liệu có xảy ra hiện tượng “cuồng ủng hộ Trump” trong cộng đồng Việt Nam? Câu trả lời là sẽ không xảy ra, vì chẳng mấy ai cảm thấy có lý do mạnh để ủng hộ con người dị chứng như Trump, chứ đừng nói đến cuồng nhiệt ủng hộ – và như vậy cũng không sinh hiện tượng “cuồng chống Trump” luôn, vì mất đối tượng!
Trump đã từ ngoài giới tinh hoa – chưa hề nằm trong guồng máy chính trị, chẳng hiểu biết gì nhiều về tình hình chính trị thế giới – nhưng ông đã qua mặt hàng tá chính khách tên tuổi lớn của đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ, bước vào làm chủ Tòa Bạch Ốc từ 2016 - 2020 một cách… ngang phè! Đó không phải là lý do khiến đảng Dân chủ, một số đảng viên Cộng Hòa và đa số giới trí thức nổi tự ái, không phục? Nhưng có lẽ sự chống đối ông mãnh liệt nhất đến từ tánh khí nóng nảy bất thường, cách ăn nói bất kể đúng sai, lố lăng, không cần biết ai, hành sử quyền hành như thể ta là Thượng đế, muốn đuổi ai thì đuổi… Rõ ràng không tương xứng với cung cách của một vị Tổng thống. Đó là việc đã qua – chắc chắn Trump sẽ học được những điều quí giá rút ra từ các khiếm khuyết về cung cách người lãnh đạo ở nhiệm kỳ trước – sẽ chuẩn mực hơn ở nhiệm kỳ 2, nếu ông đắc cử. Và hình như ngưới ta nhìn thấy trong những lần xuất hiện vận động bầu cử 2024, ông có vẻ đã cố gắng sửa đổi những khiếm khuyết này.
Có người cho rằng nhiệm kỳ 2016 - 2020 của Trump là “chó táp nhằm ruồi” và sẽ chẳng làm được gì! Từ đây lại sinh ra hai câu hỏi lớn:
1- Tại sao gần cả tá ra tranh cử ứng viên Tổng thống 2024 của đảng Cộng hòa, đua chưa tới nửa đường đã phải rút lui, nhường cho Trump?
2- Tại sao đảng Dân chủ do TT Joe Biden đại diện tranh với ông, đang trong nơm nớp lo sợ là có thể sẽ thua Trump (theo các thống kê, và nhận xét của các hệ thống media)?
Câu trả lời chính xác cho câu hỏi thứ 2 không thể đi ra ngoài sự so sánh những thành tựu của TT Trump trong 2016 - 2020 và TT Biden từ 2020 - 2024 mà dân Mỹ đánh giá. Chắc chắn là như vậy, không thể khác hơn.
Điểm qua các chính sách của TT Biden trong hơn 3 năm qua, không tìm thấy thành tựu nào đáng kể, chưa nói là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan diễn ra quá mức tồi tệ trong khi Mỹ và chính quyền Afghanistan bấy giờ đang kiểm soát và làm chủ tình hình đất nước này, khác với tình thế của VNCH năm 1975. Nói về chính sách mở ngỏ biên giới phía Nam Mỹ cho người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, lại càng thấy quái đản hơn, lắc đầu không hiểu nổi! Không ai lý giải được việc mở cửa biên giới có lý do cấp thiết ghê gớm nào cho quyền lợi nước Mỹ, đến nỗi ông không chịu thỏa mãn yêu sách về biên giới (hợp lý) của đảng Cộng Hòa để có được viện trợ cấp bách cho Ukraine? Điều này cho phép ta đặt ra câu hỏi: phải chăng TT Biden hành động vì “xung khắc cá nhân” với cựu TT Trump – người chủ trương đóng cửa biên giới đối với người nhập cư bất hợp pháp, chăng? Nói đi cũng phải nói lại, khó mà tránh lo ngại ông Trump nếu đắc cử, không “ăn miếng trả miếng” TT Biden và đảng Dân chủ, quên cả đặt quyền lợi nước Mỹ và sự đoàn kết lên trên? Về phương diện “ăn miếng trả miếng” giữa hai ông, có lẽ cả hai cùng một lứa cá mè!
Nền kinh tế dưới thời Biden không vững mạnh như dưới thời Trump, ông Biden không vực nổi nền kinh tế bị đình trệ sau Covid. Chính sách “kinh tế xanh” của ông có mặt tích cực (chính sách xe chạy pin không khí thải, thay xe chạy xăng) - nhưng ở một mặt khác, ông đã đẩy chính sách kinh tế này đi quá đà, quá vội vã ngay trong ngày đầu nhậm chức, làm cản trở lớn đến kỹ nghệ khai thác năng lượng hóa thạch, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế sản xuất của Mỹ và Canada. Hậu quả là Mỹ phải nhập xăng dầu giá cao khiến giá thực phẩm tăng lên vùn vụt. Và mới đây, ông ngăn cản Ukraine không tấn công phá hủy các nhà máy lọc dầu của Nga vì sợ Nga sẽ làm tăng giá dầu thế giới vì hao hụt do các vụ tấn công của Ukraine gây ra! Sao nghe lùng bùng quá!?
Chiến tranh nổi lên khắp nơi, do có thể các “yếu tố chiến tranh” đã đến thời điểm chín muồi hay do “các thế lực gây hấn” bắt mạch được ông!? Bọn Houthi làm loạn ở biển Đỏ, rồi việc TT Biden nương tay cho Israel vượt qua lằn ranh diệt chủng Palestine, đang bị LHQ và thế giới lên án làm xệ mặt uy tín của Mỹ.
Một phần lớn chính sách đối đầu Tàu cộng dưới thời TT Biden là tiếp tục chính sách của TT Trump để lại. Gần 4 năm qua, tình hình Biển Đông chẳng khá gì hơn, Tàu cộng ngày càng hung hãn, dùng sức mạnh, tự biên tự diễn mở rộng chủ quyền biển Đông bất kể luật pháp quốc tế – hiếp đáp và đe dọa chủ quyền Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan và toàn vùng Đông Á.
Việc gì sẽ xảy ra nếu Mỹ lại có thêm một Tổng Thống thiếu quyết đoán, thiếu cứng rắn – không lấy hành động mạnh, dứt khoát để thay thế “sách lược lên cơ bắp” hù dọa Tàu cộng như dưới thời TT George Bush, TT Obama và TT đương nhiệm? Chắc chắn sẽ khiến cho Tập Cận Bình thêm lờn mặt làm tới, đặt Mỹ trước sự đã rồi như đang thấy – và Biển Đông ngày càng vào chặt trong lòng tay của Tập.
Trump múa võ tự do kiểu riêng của ông, không thuộc môn phái nào. Ông sử dụng “vô chiêu“ khiến các đối thủ không biết đâu mà lường! Thật là như thế – các lãnh tụ cộm cán thế giới đều lắc đầu không đoán được ý nghĩ và hành động của Trump. Đó là ưu điểm nổi bật của ông trong vai trò lãnh đạo (ngày hôm nay ông có thể ôm bạn với những lời trìu mến yêu thương, nhưng ngày mai bạn sẽ không đoán được ông sẽ hành động bất thường như thế nào nếu bạn làm phật lòng nước Mỹ, hay quyền lực và ý muốn của ông) – vì thế chớ nghe ông khen ai hay thích ai, hay nổi hứng tuyên bố gì đó rồi vội kết luận là… bé cái lầm to! Không đoán được ý và đường đi nước bước của đối phương, coi như đang ở thế thủ rồi!
Điểm qua chính sách đối đầu toàn diện với Tàu cộng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 của TT Trump (xem tóm tắt cuối bài) đã đáp ứng quan tâm chính đáng của bên ủng hộ Trump. Đó là lý do khiến họ chịu đựng những cơn dị ứng với tánh khí và cách ăn nói lố lăng của con người dị thường Trump – chưa kể là phải chịu thêm cái gọi là thuyết-âm-mưu đồng bóng từ đám vất vưởng nào đó vẽ vời ra!
TT Ronald Reagan có sự dũng mãnh, quyết đoán, thì Donald Trump có cú vồ của con cọp, bất kể con mồi! Tình hình rối loạn ngày nay phải cần một mẫu người như Trump – nói là làm, không ngán ai, không cần theo thông lệ hay theo khuôn mẫu nào, không cần đường lối chính trị, ngoại giao uyển chuyển… ngoại trừ - để chiến thắng! Ông là loại người luôn bị thôi thúc bởi những ý tưởng mới – muốn và làm được những điều không ai (dám) làm vì cái khí chất “ông trời con” và cái bản-ngã quá lớn của ông.
Sự xuất hiện “ngang xương” của ông trong Tòa Bạch Ốc trước đây đã là nguyên do khiến nền chính trị và xã hội Mỹ thiếu đoàn kết, đảng Cộng Hòa chia rẽ – và trên hết, cái hố chia rẻ được đào sâu thêm một cách tồi tệ bởi chủ trương “khủng bố” ông của TT Biden và đảng Dân chủ.
Chịu ròng rã suốt một thời gian dài và đang tiếp tục chịu trận “lệnh truy sát” từ hệ thống quyền lực tối cao trong 3 ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp trong đảng Dân Chủ đã không làm Trump nao núng. Ông bất chấp, không khuất phục, không bỏ cuộc nhưng thách thức, và luôn ngẩng mặt cao tiến về phía trước.
Ở cương vị Tổng thống đầy quyền uy của một cường quốc như Mỹ – tánh khí và hành động bất chấp, bất tương nhượng của ông sẽ khiến đối phương phải nhường bước như họ đã chứng kiến trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Liệu đã đến lúc phải cần một loại người như thế để bứt phá thế trạng cũ chưa?
Thích hay không thích thì rồi đây trang lịch sử của các vị Tổng thống Mỹ, các nhà sử học sẽ viết thêm nhiều trang lý giải về “hiện tượng” Donald Trump, cùng nhiều trang viết về những huyền thoại thú vị của một Tổng Thống Mỹ.
Kết luận
Hai mắt nhìn vào hai trọng điểm khác nhau ắt phải thấy 2 ảnh-phản khác nhau, khó lay chuyển được quan điểm bê-tông của mỗi bên khi chủ điểm nhìn của đôi bên chưa thể xê dịch. Có điều cả hai cách nhìn khác nhau của đôi bên có một tụ điểm chung: đó là, cùng nhìn thấy cái “bướu độc Tàu cộng” đang mọc ngay trên lá phổi Việt Nam và trên cánh tay của Mỹ. Những người đặt nặng phương thức chữa trị, ngăn chận bướu độc di căn là ưu tiên và cấp bách, họ chịu đựng cơn dị ứng Trump, không cần quá đắn đo phương tiện – miễn đạt được cứu cánh. Đó là một cách lựa chọn của bên ủng hộ Trump.
Nói cho cùng, bốn năm nhiệm kỳ của một Tổng thống không đủ tạo ra sự xáo trộn xã hội hay phá vỡ truyền thống dân chủ được dù họ muốn, như có người đang lo âu! Nhưng chừng ấy thời gian, có thể đưa nước Mỹ vào vị thế hoặc suy yếu, hoặc hùng mạnh trong vài thập kỷ. Hậu quả của sự “yếu, mạnh” nói trên sẽ tác động trực tiếp lên vị thế Cường Quốc Số Một Thế Giới của Mỹ – đứng vững được thêm vài thập kỷ, hay sẽ bị thay thế? Hình ảnh đó đang hiện dần rõ nét, không còn xa.
Mượn phát biểu của cựu Thủ Tướng Anh Boris Johnson để chấm hết bài. Trong vai một thằng dân đen sau khi rời chức Thủ Tướng năm ngoái – gần đây ông diễn dịch… nôm na là tình hình thế giới nhiễu loạn ngày nay có thể phải cần một người như Trump. Không phải “thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhưng cách nhìn Trump của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể nói thay cho đa số cách nhìn của những người Việt ủng hộ Trump.
________
Ghi chú tóm tắt:
- Dưới thời George Bush và Obama đã ngăn cản nhiều vụ mua bán công ty viễn thông của Mỹ qua tay Huawei, mãi đến thời Trump mới mạnh tay dẹp Huawei 5G. Ông còn vận động Úc, Canada, Nhật và các nước Âu Châu cấm Huawei 5G hoạt động vì lý do an ninh.
- Dẹp Viện Khổng Tử lợi dụng làm ổ gián điệp, tuyên truyền tại các Đại học Mỹ.
- Mở cuộc chiến thương mại (Trade War) đánh thuế hàng hóa siêu nhập của Tàu cộng.
- Vụ dẹp TikTok vì lý do an ninh cũng khởi sự dưới thời Trump, đến nay mới được Biden dẹp vì thấy nguy cơ trước mắt.
- Cấm cản sinh viên từ Tàu cộng du học tại Mỹ, được học các ngành kỹ thuật cao và làm trong các phòng thí nghiệm liên quan vì muốn bảo toàn tài sản trí óc của Mỹ (ngăn chặn Tàu cộng ăn cắp kỹ thuật như đã làm lâu nay)
- Thành lập tổ chức Quad gồm Úc, Nhật, Ấn, Mỹ để đối đầu Tàu cộng tại Biển Đông.
- Tăng ngân sách quốc phòng Mỹ; Thành lập binh chủng Không Gian (Space Force) và gia tăng tuần tra ở Biển Đông…, v.v..
Trần Đình Trọng Canada 04/4/2024
Theo dõi mạng lưới tin tức, xin tạm khái quát hóa tỷ lệ chống đối Trump và ủng hộ Trump cho phần lạm bàn bên dưới:
1/ Tỷ lệ giữa chống Trump và ủng hộ Trump của dân Mỹ (nhấn mạnh dân gốc Mỹ, không phải gốc VN) suýt soát trên dưới 50%.
2/ Riêng trong cộng đồng Vietnam tại Mỹ và láng giềng Canada (có thể khắp thế giới chăng?), tạm chia ra:
a- Giới trí thức: Con số chống Trump trên dưới 65% - và trên dưới 35% ủng hộ Trump.
b- Giới trẻ sinh ra hoặc lớn lên tại Mỹ: Con số chống Trump trên dưới 70%
c- Giới bình dân: Con số ủng hộ Trump trên 85%.
d- Người Việt sống tại Việt Nam: Con số ủng hộ Trump cao ngất, ở ngưỡng cửa trên 90%.
Cần thêm 1 ghi chú ở đây:
- Trong 65% giới trí thức chống Trump có hơn 50% là thành phần trí thức ít mặn mà với thời cuộc. Điều này dễ hiểu – suy nghĩ của thành phần này thường không có sự thôi thúc mạnh đủ có thái độ chấp nhận thách thức. Họ chọn ôm “khuôn mẫu đạo đức” đời thường làm quan điểm “hợp đạo” vì… không sợ sai!
- Tỷ lệ chống Trump của giới trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ cao vì thành phần này không mang nặng yếu tố Việt Nam và yếu tố nguy-cơ-Tàu-cộng, hai yếu tố này rất mờ nhạt trong sự chọn lựa Tổng thống của họ, đó là chưa nói đến tâm lý cấp tiến của người trẻ. Giới trẻ phản ứng trực diện với tánh khí và cách ăn nói bất kể, lố lăng, đôi khi mang nặng màu sắc kỳ thị của Chủ Nghĩa Dân Tộc Bạch Chủng (white nationalism) của Trump, khiến họ bất bình.
- Ngược lại, tỷ lệ người Việt trong nước ủng hộ Trump cao đến 90% (không kể đảng viên cs) vì họ gắn liền với đất nước nơi đang trực tiếp đối đầu với mối nguy Tàu cộng.
Những con số ủng hộ và chống đối Trump của người Việt nêu trên cho thấy, không bên nào có cơ sở biện luận đánh giá bên kia sai. Chỉ mong rằng hai bên giữ sự “nổi đóa” cháy ngầm (rồi sẽ thành tro) hơn là cháy bùng để lại vết thẹo bỏng khó phai trên người.
Trọng điểm của bên chống => nhìn Trump.
Quá rõ ràng như một lời khẳng định – chủ điểm nhìn của bên chống Trump hướng về nhân cách, đạo đức, tánh khí của Trump làm lý do chống ông. Nghĩa là họ không thể chấp nhận một người như thế làm Tổng Thống của họ. Thế - đã quá đủ để chống đến cùng, không cần phải bàn thêm lý do hay quan tâm nào khác.
Tất nhiên theo lẽ đời thường, quan điểm đó là đúng đắn, hợp lý, hợp đạo.
Trọng điểm của bên ủng hộ => nhìn Trump.
Hẳn phải có một thôi thúc nào đó rất lớn họ mới phớt lờ cách nhìn của bên chống Trump, họ không chối bỏ lý do bên kia đưa ra nhưng không thỏa thuận chống, mà ngược lại. Chủ điểm của bên ủng hộ nhìn Trump qua chủ trương và hành động quyết liệt chống lại Tàu cộng của ông, nó đáp ứng âu lo chính đáng của họ.
Cái lõi của sự khác biệt gay gắt về quan điểm của người Mỹ gốc Việt trên đối với Trump, không phát sinh (hoặc nếu có không đáng kể) từ khuynh hướng Tả, Hữu, Dân Túy, Chủ Nghĩa Dân Tộc Bạch Chủng, Xã Nghĩa hay Tôn Giáo gì ráo (tuy các khuynh hướng này có tác động lên nhiều người gốc Mỹ), mà khác nhau bởi một bên không chịu nổi tánh khí của một người dị thường như Trump – và bên kia thì mang nặng mối lo âu nguy-cơ-Tàu-cộng mà họ tin tưởng Trump… “that’s a man”!
Thử đặt giả thuyết, ông Trump cũng sàng sàng, cũng ỡm ờ trong hành động chống nguy cơ Tàu cộng như ông Obama, George Bush thì liệu có xảy ra hiện tượng “cuồng ủng hộ Trump” trong cộng đồng Việt Nam? Câu trả lời là sẽ không xảy ra, vì chẳng mấy ai cảm thấy có lý do mạnh để ủng hộ con người dị chứng như Trump, chứ đừng nói đến cuồng nhiệt ủng hộ – và như vậy cũng không sinh hiện tượng “cuồng chống Trump” luôn, vì mất đối tượng!
Trump đã từ ngoài giới tinh hoa – chưa hề nằm trong guồng máy chính trị, chẳng hiểu biết gì nhiều về tình hình chính trị thế giới – nhưng ông đã qua mặt hàng tá chính khách tên tuổi lớn của đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ, bước vào làm chủ Tòa Bạch Ốc từ 2016 - 2020 một cách… ngang phè! Đó không phải là lý do khiến đảng Dân chủ, một số đảng viên Cộng Hòa và đa số giới trí thức nổi tự ái, không phục? Nhưng có lẽ sự chống đối ông mãnh liệt nhất đến từ tánh khí nóng nảy bất thường, cách ăn nói bất kể đúng sai, lố lăng, không cần biết ai, hành sử quyền hành như thể ta là Thượng đế, muốn đuổi ai thì đuổi… Rõ ràng không tương xứng với cung cách của một vị Tổng thống. Đó là việc đã qua – chắc chắn Trump sẽ học được những điều quí giá rút ra từ các khiếm khuyết về cung cách người lãnh đạo ở nhiệm kỳ trước – sẽ chuẩn mực hơn ở nhiệm kỳ 2, nếu ông đắc cử. Và hình như ngưới ta nhìn thấy trong những lần xuất hiện vận động bầu cử 2024, ông có vẻ đã cố gắng sửa đổi những khiếm khuyết này.
Có người cho rằng nhiệm kỳ 2016 - 2020 của Trump là “chó táp nhằm ruồi” và sẽ chẳng làm được gì! Từ đây lại sinh ra hai câu hỏi lớn:
1- Tại sao gần cả tá ra tranh cử ứng viên Tổng thống 2024 của đảng Cộng hòa, đua chưa tới nửa đường đã phải rút lui, nhường cho Trump?
2- Tại sao đảng Dân chủ do TT Joe Biden đại diện tranh với ông, đang trong nơm nớp lo sợ là có thể sẽ thua Trump (theo các thống kê, và nhận xét của các hệ thống media)?
Câu trả lời chính xác cho câu hỏi thứ 2 không thể đi ra ngoài sự so sánh những thành tựu của TT Trump trong 2016 - 2020 và TT Biden từ 2020 - 2024 mà dân Mỹ đánh giá. Chắc chắn là như vậy, không thể khác hơn.
Điểm qua các chính sách của TT Biden trong hơn 3 năm qua, không tìm thấy thành tựu nào đáng kể, chưa nói là kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan diễn ra quá mức tồi tệ trong khi Mỹ và chính quyền Afghanistan bấy giờ đang kiểm soát và làm chủ tình hình đất nước này, khác với tình thế của VNCH năm 1975. Nói về chính sách mở ngỏ biên giới phía Nam Mỹ cho người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, lại càng thấy quái đản hơn, lắc đầu không hiểu nổi! Không ai lý giải được việc mở cửa biên giới có lý do cấp thiết ghê gớm nào cho quyền lợi nước Mỹ, đến nỗi ông không chịu thỏa mãn yêu sách về biên giới (hợp lý) của đảng Cộng Hòa để có được viện trợ cấp bách cho Ukraine? Điều này cho phép ta đặt ra câu hỏi: phải chăng TT Biden hành động vì “xung khắc cá nhân” với cựu TT Trump – người chủ trương đóng cửa biên giới đối với người nhập cư bất hợp pháp, chăng? Nói đi cũng phải nói lại, khó mà tránh lo ngại ông Trump nếu đắc cử, không “ăn miếng trả miếng” TT Biden và đảng Dân chủ, quên cả đặt quyền lợi nước Mỹ và sự đoàn kết lên trên? Về phương diện “ăn miếng trả miếng” giữa hai ông, có lẽ cả hai cùng một lứa cá mè!
Nền kinh tế dưới thời Biden không vững mạnh như dưới thời Trump, ông Biden không vực nổi nền kinh tế bị đình trệ sau Covid. Chính sách “kinh tế xanh” của ông có mặt tích cực (chính sách xe chạy pin không khí thải, thay xe chạy xăng) - nhưng ở một mặt khác, ông đã đẩy chính sách kinh tế này đi quá đà, quá vội vã ngay trong ngày đầu nhậm chức, làm cản trở lớn đến kỹ nghệ khai thác năng lượng hóa thạch, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế sản xuất của Mỹ và Canada. Hậu quả là Mỹ phải nhập xăng dầu giá cao khiến giá thực phẩm tăng lên vùn vụt. Và mới đây, ông ngăn cản Ukraine không tấn công phá hủy các nhà máy lọc dầu của Nga vì sợ Nga sẽ làm tăng giá dầu thế giới vì hao hụt do các vụ tấn công của Ukraine gây ra! Sao nghe lùng bùng quá!?
Chiến tranh nổi lên khắp nơi, do có thể các “yếu tố chiến tranh” đã đến thời điểm chín muồi hay do “các thế lực gây hấn” bắt mạch được ông!? Bọn Houthi làm loạn ở biển Đỏ, rồi việc TT Biden nương tay cho Israel vượt qua lằn ranh diệt chủng Palestine, đang bị LHQ và thế giới lên án làm xệ mặt uy tín của Mỹ.
Một phần lớn chính sách đối đầu Tàu cộng dưới thời TT Biden là tiếp tục chính sách của TT Trump để lại. Gần 4 năm qua, tình hình Biển Đông chẳng khá gì hơn, Tàu cộng ngày càng hung hãn, dùng sức mạnh, tự biên tự diễn mở rộng chủ quyền biển Đông bất kể luật pháp quốc tế – hiếp đáp và đe dọa chủ quyền Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan và toàn vùng Đông Á.
Việc gì sẽ xảy ra nếu Mỹ lại có thêm một Tổng Thống thiếu quyết đoán, thiếu cứng rắn – không lấy hành động mạnh, dứt khoát để thay thế “sách lược lên cơ bắp” hù dọa Tàu cộng như dưới thời TT George Bush, TT Obama và TT đương nhiệm? Chắc chắn sẽ khiến cho Tập Cận Bình thêm lờn mặt làm tới, đặt Mỹ trước sự đã rồi như đang thấy – và Biển Đông ngày càng vào chặt trong lòng tay của Tập.
Trump múa võ tự do kiểu riêng của ông, không thuộc môn phái nào. Ông sử dụng “vô chiêu“ khiến các đối thủ không biết đâu mà lường! Thật là như thế – các lãnh tụ cộm cán thế giới đều lắc đầu không đoán được ý nghĩ và hành động của Trump. Đó là ưu điểm nổi bật của ông trong vai trò lãnh đạo (ngày hôm nay ông có thể ôm bạn với những lời trìu mến yêu thương, nhưng ngày mai bạn sẽ không đoán được ông sẽ hành động bất thường như thế nào nếu bạn làm phật lòng nước Mỹ, hay quyền lực và ý muốn của ông) – vì thế chớ nghe ông khen ai hay thích ai, hay nổi hứng tuyên bố gì đó rồi vội kết luận là… bé cái lầm to! Không đoán được ý và đường đi nước bước của đối phương, coi như đang ở thế thủ rồi!
Điểm qua chính sách đối đầu toàn diện với Tàu cộng trong nhiệm kỳ 2016 - 2020 của TT Trump (xem tóm tắt cuối bài) đã đáp ứng quan tâm chính đáng của bên ủng hộ Trump. Đó là lý do khiến họ chịu đựng những cơn dị ứng với tánh khí và cách ăn nói lố lăng của con người dị thường Trump – chưa kể là phải chịu thêm cái gọi là thuyết-âm-mưu đồng bóng từ đám vất vưởng nào đó vẽ vời ra!
TT Ronald Reagan có sự dũng mãnh, quyết đoán, thì Donald Trump có cú vồ của con cọp, bất kể con mồi! Tình hình rối loạn ngày nay phải cần một mẫu người như Trump – nói là làm, không ngán ai, không cần theo thông lệ hay theo khuôn mẫu nào, không cần đường lối chính trị, ngoại giao uyển chuyển… ngoại trừ - để chiến thắng! Ông là loại người luôn bị thôi thúc bởi những ý tưởng mới – muốn và làm được những điều không ai (dám) làm vì cái khí chất “ông trời con” và cái bản-ngã quá lớn của ông.
Sự xuất hiện “ngang xương” của ông trong Tòa Bạch Ốc trước đây đã là nguyên do khiến nền chính trị và xã hội Mỹ thiếu đoàn kết, đảng Cộng Hòa chia rẽ – và trên hết, cái hố chia rẻ được đào sâu thêm một cách tồi tệ bởi chủ trương “khủng bố” ông của TT Biden và đảng Dân chủ.
Chịu ròng rã suốt một thời gian dài và đang tiếp tục chịu trận “lệnh truy sát” từ hệ thống quyền lực tối cao trong 3 ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp trong đảng Dân Chủ đã không làm Trump nao núng. Ông bất chấp, không khuất phục, không bỏ cuộc nhưng thách thức, và luôn ngẩng mặt cao tiến về phía trước.
Ở cương vị Tổng thống đầy quyền uy của một cường quốc như Mỹ – tánh khí và hành động bất chấp, bất tương nhượng của ông sẽ khiến đối phương phải nhường bước như họ đã chứng kiến trong nhiệm kỳ đầu của ông.
Liệu đã đến lúc phải cần một loại người như thế để bứt phá thế trạng cũ chưa?
Thích hay không thích thì rồi đây trang lịch sử của các vị Tổng thống Mỹ, các nhà sử học sẽ viết thêm nhiều trang lý giải về “hiện tượng” Donald Trump, cùng nhiều trang viết về những huyền thoại thú vị của một Tổng Thống Mỹ.
Kết luận
Hai mắt nhìn vào hai trọng điểm khác nhau ắt phải thấy 2 ảnh-phản khác nhau, khó lay chuyển được quan điểm bê-tông của mỗi bên khi chủ điểm nhìn của đôi bên chưa thể xê dịch. Có điều cả hai cách nhìn khác nhau của đôi bên có một tụ điểm chung: đó là, cùng nhìn thấy cái “bướu độc Tàu cộng” đang mọc ngay trên lá phổi Việt Nam và trên cánh tay của Mỹ. Những người đặt nặng phương thức chữa trị, ngăn chận bướu độc di căn là ưu tiên và cấp bách, họ chịu đựng cơn dị ứng Trump, không cần quá đắn đo phương tiện – miễn đạt được cứu cánh. Đó là một cách lựa chọn của bên ủng hộ Trump.
Nói cho cùng, bốn năm nhiệm kỳ của một Tổng thống không đủ tạo ra sự xáo trộn xã hội hay phá vỡ truyền thống dân chủ được dù họ muốn, như có người đang lo âu! Nhưng chừng ấy thời gian, có thể đưa nước Mỹ vào vị thế hoặc suy yếu, hoặc hùng mạnh trong vài thập kỷ. Hậu quả của sự “yếu, mạnh” nói trên sẽ tác động trực tiếp lên vị thế Cường Quốc Số Một Thế Giới của Mỹ – đứng vững được thêm vài thập kỷ, hay sẽ bị thay thế? Hình ảnh đó đang hiện dần rõ nét, không còn xa.
Mượn phát biểu của cựu Thủ Tướng Anh Boris Johnson để chấm hết bài. Trong vai một thằng dân đen sau khi rời chức Thủ Tướng năm ngoái – gần đây ông diễn dịch… nôm na là tình hình thế giới nhiễu loạn ngày nay có thể phải cần một người như Trump. Không phải “thấy người sang bắt quàng làm họ”, nhưng cách nhìn Trump của cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể nói thay cho đa số cách nhìn của những người Việt ủng hộ Trump.
________
Ghi chú tóm tắt:
- Dưới thời George Bush và Obama đã ngăn cản nhiều vụ mua bán công ty viễn thông của Mỹ qua tay Huawei, mãi đến thời Trump mới mạnh tay dẹp Huawei 5G. Ông còn vận động Úc, Canada, Nhật và các nước Âu Châu cấm Huawei 5G hoạt động vì lý do an ninh.
- Dẹp Viện Khổng Tử lợi dụng làm ổ gián điệp, tuyên truyền tại các Đại học Mỹ.
- Mở cuộc chiến thương mại (Trade War) đánh thuế hàng hóa siêu nhập của Tàu cộng.
- Vụ dẹp TikTok vì lý do an ninh cũng khởi sự dưới thời Trump, đến nay mới được Biden dẹp vì thấy nguy cơ trước mắt.
- Cấm cản sinh viên từ Tàu cộng du học tại Mỹ, được học các ngành kỹ thuật cao và làm trong các phòng thí nghiệm liên quan vì muốn bảo toàn tài sản trí óc của Mỹ (ngăn chặn Tàu cộng ăn cắp kỹ thuật như đã làm lâu nay)
- Thành lập tổ chức Quad gồm Úc, Nhật, Ấn, Mỹ để đối đầu Tàu cộng tại Biển Đông.
- Tăng ngân sách quốc phòng Mỹ; Thành lập binh chủng Không Gian (Space Force) và gia tăng tuần tra ở Biển Đông…, v.v..
Trần Đình Trọng Canada 04/4/2024